Hôm nay,  

Nam Hàn Được Mùa

01/02/201300:00:00(Xem: 6272)
...vị nữ lưu Phác Cận Huệ, pháp danh Thiện Đức Hoa, tuổi Nhâm Thìn, đắc cử Tổng thống cũng năm Nhâm Thìn.

Nữ Tổng Thống Phác Cận Huệ

Trên bán đảo Triều Tiên, người ta có miền Nam là nơi thịnh vượng và dân chủ và miền Bắc lầm than và gây bất ổn cho toàn khu vực Đông Bắc Á. Đó là Nam Hàn, hay Đại Hàn Dân Quốc ở miền Nam và Cộng Hoà Dân Chủ Nhân Dân Triều Tiên, tức là Bắc Hàn Cộng Sản tại miền Bắc. Ngay sau Tết, Nam Hàn sẽ có Tổng thống thứ 11, một nữ Tổng thống đầu tiên của họ. Chúng ta nên tìm hiểu về Park Geun-Hye, một nhân vật đặc biệt đang mơ ước thống nhất được hai miền Nam Bắc cho sự thịnh vượng chung.

Bán đảo Triều Tiên rất xứng đáng với nhiều cái nhất.

Miền Bắc Cộng sản có một lãnh tụ trẻ nhất, lên làm Đại tướng ở tuổi 27 khi chỉ biết xài khẩu súng nước vì chưa từng ở trong quân đội. Sau đó thì cậu bé Kim Jong Un, hay Kim Chính Ân, lên lãnh đạo đảng, quân đội và cả nước trong một hài kịch đen và còn dọa bắn hỏa tiễn vào nước Mỹ.

Nhưng bán đảo Triều Tiên còn có miền Nam, và từ mấy năm qua, đất này có vẻ được mùa.

Xin hãy tạm quên tổ hợp Samsung của Nam Hàn đã "chôn cất" tập đoàn Sony của Nhật và đang làm hãng Apple của Mỹ bị liểng xiểng mà nhìn vào con người, nhân vật. Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc hiện nay là một nhà ngoại giao Nam Hàn.

Là cựu Ngoại trưởng Nam Hàn dưới thời Tổng thống Roh Moo-Hyun (Lỗ Vũ Huyễn) thuộc cánh tả, ông Ban Ki-Moon (Phan Cơ Văn) đã hai lần đắc cử làm Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc kể từ đầu năm 2007. Ngoài tài năng của ông, đây cũng là một vinh dự cho dân tộc Đại Hàn.

Chủ tịch Ngân Hàng Thế Giới hiện nay cũng sinh tại Nam Hàn năm 1959. Lên năm tuổi thì ông ta cùng gia đình di cư qua Mỹ, trở thành bác sĩ, nhà nhân chủng học và Viện trưởng gốc Á đầu tiên của một Đại học uy tín và cổ kính của Hoa Kỳ. Đó là Jim Yong Kim (Kim Dong), người được đề cử làm chủ tịch định chế phát triển các nước nghèo kể từ Tháng Bảy 2012.

Cái nhất của Nam Hàn là cùng lúc có người lãnh đạo hai tổ chức ngoại giao và tài chính quan trọng nhất của quốc tế.

Người thứ ba vừa chiếm một cái nhất khác là nữ Tổng thống đầu tiên của Đại Hàn Dân Quốc. Đó là Park Geun-Hye, vị nữ lưu có tên khả ái là Phác Cận Huệ, pháp danh Thiện Đức Hoa, tuổi Nhâm Thìn và đắc cử Tổng thống cũng vào năm Nhâm Thìn.

Sinh năm 1952, Park Geun-Hye là trưởng nữ của nhà độc tài mà cũng là công trình sư của sự quật khởi và phép lạ kinh tế Nam Hàn là Tổng thống Park Chung-Hee (Phác Chính Hy), người sáng lập nền Đệ tam Cộng hoà của Đại Hàn Dân Quốc. Tốt nghiệp kỹ sư ở trong nước, Cận Huệ đang du học tại Pháp thì phải trở về. Ở nhà, ngay trong lễ độc lập vào năm 1974 thì bà mẹ bị điệp viên Bắc Hàn ám sát khi đứng bên Tổng thống. Cô sinh viên bỏ học trở về để xuất hiện bên thân phụ như Đệ nhất Phu nhân trong mọi nghi lễ, cho tới khi Tổng thống Phác Chính Hy cũng bị hạ sát vào năm 1979....

Từ đó, cuộc đời Phác Cận Huệ đi qua ngả khác.

Không lập gia đình, bà sinh hoạt chính trị trong đảng Quốc Đại theo khuynh hướng bảo thủ của thân phụ và liên tục thắng cử. Khi đảng này mất đa số và phải thoát xác trong 10 năm ở thế đối lập, bà vẫn đắc cử và trở thành chiến lược gia của sự phục hưng. Lên làm Chủ tịch đảng, bà vận động cho ngần ấy cuộc bầu cử để chiếm lại vị trí đa số. Với hỗn danh là "Nữ hoàng Bầu cử" Phác Cận Huệ có công đầu nhờ bản lãnh và sự kiên trì đến lạnh mình.

Tháng Năm năm 2006, trong một cuộc vận động bầu cử, Phác Cận Huệ bị một hung thủ chém dao cạo vào mặt, gây ra vết thương 11 phân, phải mấy giờ giải phẫu và 60 vết khâu. Vừa tỉnh thuốc mê, vị nữ lưu can trường này không hỏi về vết thương hay thủ phạm mà muốn biết ngay kết quả vận động tại thành phố Đại Điền (Daejon), một trung tâm kỹ nghệ và khoa học của Nam Hàn! Giai thoại về sự quả cảm đó của bà khiến ứng cử viên của đảng đang bị thua 20 điểm đã vọt lên và thắng chức thị trưởng Đại Điền.

Dân chúng Đại Hàn thấy bà giống cha như đúc. Năm 1974, khi ông Phác Chính Hy đang đọc diễn văn thì bị mưu sát, nhưng viên đạn đã giết chết bà vợ đứng bên cạnh. Lo xong cho Đệ nhất Phu nhân, ông đứng lại đọc cho hết bài diễn văn chứ không lánh nạn theo lời yêu cầu của cận vệ!

Bà Phác Cận Huệ khi vừa bị chém bằng dao cạo năm 2006

Chính là sự kiên trì và khôn khéo đó của Phác Cận Huệ đã giúp đảng của bà liên tục thắng trong 40 cuộc bầu cử lớn nhỏ.

Nhưng năm 2007, bà thua sát nút một đối thủ trong đảng là Lý Minh Bác (Lee Myung-Bak) để ra tranh cử Tổng thống. Đấy là lần đầu tiên mà đảng bảo thủ chiếm lại chính quyền từ cả chục năm, mà rồi Tổng thống Lý Minh Bác làm uy tín đảng sa sút vì chính quyền bất tài và mang tiếng tham nhũng. Cũng Phác Cận Huệ lại ra tay lần nữa.

Bà cải tổ lại đảng, đổi tên thành Tân Cương Đảng (Saenury-dang) và năm 2012 chiếm lại đa số trong Quốc hội khóa 19 - cho đến 2016. Mùa Thu năm ngoái, bản thân bà lại ra tranh cử Tổng thống và lần này thì thắng lớn, với gần 52% số phiếu, nhờ đà chiến thắng của cuộc bầu cử Quốc hội. Ngày 25 Tháng Hai tới, vào tiết Nguyên Tiêu năm Quý Tỵ, Phác Cận Huệ sẽ làm Tổng thống Đài Hàn Dân Quốc

Là con gái của một lãnh tụ khét tiếng độc tài nhưng đem lại sự cường thịnh cho quốc gia, Phác Cận Huệ thừa hưởng một di sản màu xám. Đó là lòng nể trọng đi cùng sự e ngại.

Về sự nể trọng, bà tiếp tục là một chính trị gia bảo thủ, tin tưởng vào kinh tế tự do nhưng không ưa thỏa hiệp như nhiều chính khách khác. Về sự e ngại của dư luận, nhất là từ đối lập thuộc cánh tả, Phác Cận Huệ có ưu thế là phụ nữ, lại rất quan tâm đến các vấn đề xã hội. Bà cũng xác nhận rằng chế độ độc tài của thân phụ là một điểm đen của lịch sử. Không lập gia đình, bà tuyên bố dân tộc Đại Hàn là gia đình của mình và chẳng mơ ước gì hơn là được phục vụ người dân....

Nhưng vấn đề đáng chú ý nhất cho Đại Hàn và thế giới chính là lập trường của tân Tổng thống với Bắc Hàn.

Phác Cận Huệ trên bìa báo Time, ấn bản Đại Hàn, số ra cuối năm 2012

Trong một bài tiểu luận đăng trên số Tháng 10-11 của tạp chí Foreign Affairs tại Hoa Kỳ bà trình bày quan điểm của mình và nhấn mạnh đến hai yếu tố tương phản của bán đảo Triều Tiên là sự thịnh vượng của Nam Hàn đi cùng rủi ro an ninh do thái độ của Bắc Hàn.

Vì cả hai chiều hướng hòa giải của phe tả lẫn cứng rắn của cánh hữu đều không đạt kết quả và Bắc Hàn còn trực tiếp gây hấn khi bắn chìm chiến hạm Thiên An và pháo kích vào đảo Diên Bình của Nam Hàn, Tổng thống tân cử của Nam Hàn đề nghị một khảo hướng khác. Đó là vừa cương vừa nhu mà xây dựng lại niềm tin giữa đôi bên, với sự yểm trợ của cộng đồng quốc tế, nhất là Hoa Kỳ và Trung Quốc.

Chiều hướng gọi là "trustpolitik" này có phần cương là phải vận động quốc tế tháo gỡ chương trình võ khí hạt nhân của Bắc Hàn nhưng phần nhu là cũng mở ra cho miền Bắc cộng sản cơ hội mới để phát triển hạ tầng, gia tăng sản xuất và trợ giúp nhân đạo. Mỗi bước hoà dịu của Bắc Hàn sẽ là một bước hợp tác và viện trợ của Nam Hàn, nhưng qua sự kiểm chứng thực tế hơn là những hứa hẹn viển vông.

Chúng ta chưa thể biết được tương lai nhưng từ 60 năm nay, cũng từ một năm Quý Tỵ 1953, Nam Hàn đã nhiều lần làm thế giới kinh ngạc.

Là một xứ nông nghiệp nghèo đói trước miền Bắc có nhiều khoáng sản và cơ sở kỹ nghệ, Nam Hàn đã vươn lên thành cường quốc kinh tế. Từ một chế độ quân phiệt xuất hiện trong thời chiến, Nam Hàn cũng tự thoát xác để trở thành một nước dân chủ tiên tiến. Ngày nay, Tổng thống Phác Cận Huệ muốn cùng thế giới giúp Bắc Hàn tiến theo ngả đường này....

Chúng ta rất nên theo dõi chuyện đó và không quên rằng năm 2002, bà đã qua Bắc Hàn và trực tiếp nói chuyện cả tiếng đồng hồ với Kim Chính Nhật, thân phụ của cậu bé lãnh tụ hiện nay, về việc xây dựng lại niềm tin giữa đôi bên. Và ngày nay, khi Phác Cận Huệ chưa nhậm chức, cậu bé Bắc Hàn đã đòi chơi bạo, để "ăn thua đủ với Hoa Kỳ!"

Hãy xem chuyện "mẹ dạy con", kiểu Đại Hàn, là như thế nào khi Phác Cận Huệ nói chuyện phải quấy với đứa con nuông của một chế độ mưu mô quỷ quái.

Ý kiến bạn đọc
03/02/201314:42:06
Khách
Đề nghị tác giả cho thêm một cái nhất khác của Nam Hàn: Xe hơi Hyundai Sonata 2.0T, và Kia Optima T-GDI có máy chỉ 2 lít mà tạo ra 274 mã lực, vượt qua các hãng xe kỳ cựu như VW, Audi, Cadilac về máy turbo.
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
“Tham nhũng chính trị, lệch lạc tư tưởng, băng hoại đạo đức và hủ bại về lối sống. Đây là những kẻ thù rất nguy hiểm của Đảng, cần phải loại bỏ.” Tạp chí Xây Dựng Đảng (XDĐ) đã báo động như thế trong bài viết ngày 26/11/2023...
Đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) nhìn nhận tình trạng “trẻ hóa” trong suy thoái “tư tưởng chính trị ” và “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” đang gây khó khăn cho công tác “xây dựng, chỉnh đốn đảng”...
Năm 2024 là năm bầu cử, một năm gay go thử thách, và đề tài yêu ghét dù muốn hay không muốn đã trở lại trên các trang báo, trong các buổi tranh luận trong gia đình, ngoài xã hội. Chúc bàn tiệc trong năm của quý vị rôm rả những câu chuyện, những cuộc đối thoại bổ ích hai chiều, những thay đổi tốt đẹp. Và xin cảm ơn quý thân hữu, thân chủ đã hỗ trợ, gắn bó cùng hành trình với Việt Báo trong hơn 31 năm qua. Sau cùng là lời tri ân đến các độc giả Việt Báo: chính quý vị, những người đọc khó tính là thành trì giúp Việt Báo trở thành một tờ báo uy tín, chuyên nghiệp.
Năm 2023 tiến vào những ngày cuối cùng, nó sẽ đi qua và không bao giờ trở lại. Lịch sử sẽ đi qua nhưng những việc làm của con người sẽ tồn tại với sự khôn ngoan và ngu ngốc của đa số. Cụm từ ‘con-người-đa-số’ chỉ định ý muốn chung của đa số người. Và ‘con-người-thiểu-số’ đành phải tuân theo. Trò sinh hoạt dân chủ luôn luôn là con dao hai lưỡi có hiệu quả tùy thuộc sở thích của con người đa số. Sở thích? Một thứ tạo ra tốt lành hoặc khổ nạn. Đúng ra là cả hai, nhưng có một trong hai sẽ lớn hơn, đôi khi, lớn gấp bội phần. Nếu khổ nạn quá lớn thì cuộc sống chung sẽ thay đổi, có khi lâm vào mức tồi tệ. Chẳng hạn như trường hợp nước Đức dưới thời Hitler. Ý muốn của con người đa số đam mê nồng nhiệt ý muốn của Hitler. Cho ông ta cơ hội dẫn đầu một quốc gia quyền lực, tạo ra hiệu quả cuộc chiến thế giới thứ hai. Hậu quả tàn khốc đó do ai? Hitler? Đúng một phần.
“Tự diễn biến, tự chuyển hóa” trong Lực lượng vũ trang nhân dân là mối lo hàng đầu của đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay. Bằng chứng này đã được Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đưa ra tại Hội nghị Đảng ủy Công an ngày 20/12/2023 tại Hà Nội, và trong nội dung các bài viết trên báo chí chính thống của nhà nước liên quan đến Quân đội...
Người ta nên áp dụng đạo đức vào tài chính trị của Henry Kissinger như thế nào? Làm thế nào để người ta quân bình những thành tựu với những hành vi sai trái của Kissinger? Tôi đã vật lộn với những vấn đề đó từ khi Kissinger là giáo sư của tôi, và sau này là đồng nghiệp tại Đại học Harvard. Vào tháng Tư năm 2012, tôi đã giúp phỏng vấn ông trước một số lượng lớn cử toạ tại Harvard và hỏi liệu ông có làm điều gì khác đi trong thời gian làm ngoại trưởng cho các Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon và Gerald Ford không. Lúc đầu, ông nói không. Suy nghĩ lại, ông nói rằng ước mình là đã hoạt động tích cực hơn ở Trung Đông. Nhưng ông không đề cập đến Campuchia, Chile, Pakistan hay Việt Nam. Một người phản đối ở phía sau hội trường hét lên: "Tội phạm chiến tranh!"
Việt Nam có còn “độc lập” với Trung Quốc hay không sau chuyến thăm Hà Nội của Tổng Bí thư, Chủ tịch nhà nước Tập Cận Bình là thắc mắc của người dân Việt Nam. Ông Tập có mặt ở Việt Nam từ 12 đến 13 tháng 12 năm 2023 và đạt được cam kết của Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng về “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung Quốc”.
Ngày nay, Chiến lược Phòng thủ Quốc gia của Hoa Kỳ – giống như chiến lược Chiến tranh Lạnh tạo chuẩn mực cho tư duy chiến lược trong những năm từ thập kỷ ‘50 đến ’80 – bị chi phối bởi một tác nhân đe dọa chính, đó là Trung Quốc. Điều này vừa cung cấp thông tin vừa tạo điều kiện cho tất cả các mối đe dọa lớn khác có thể xảy ra: Nga, Iran và Bắc Triều Tiên. Giống như thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Hoa Kỳ hiện đang lâm vào một cuộc cạnh tranh với đối thủ duy nhất của mình, một cuộc cạnh tranh có khả năng bỏ rơi các thành tựu chính trị, kinh tế và công nghệ. Hoa Kỳ cũng đang ở trong một cuộc chạy đua vũ trang hiện đại, và trong một số trường hợp, chơi trò đuổi bắt và tranh đua để giành tình hữu nghị, gây ảnh hưởng lên các quốc gia khác trên thế giới.
Rồi vào ngày 12/12/2023, tức chỉ sau ba tháng, Việt Nam lại long trọng tiếp đón Chủ Tịch Tập Cận Bình và nói rằng hợp tác và hữu nghị với Trung Quốc là lựa chọn chiến lược của Việt Nam...
Chỉ ba tháng sau khi Việt Nam nâng cấp quan hệ với Mỹ lên cấp cao nhất trong hệ thống phân cấp ngoại giao trong chuyến thăm của Tổng thống Biden, người ta thấy Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc đã trở thành nhà lãnh đạo thế giới mới nhất tăng cường quan hệ với Việt Nam với chuyến thăm Hà Nội trong tuần này...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.