Hôm nay,  

Trang Sử Việt: Thời Bắc Thuộc

29/01/201300:00:00(Xem: 3973)
(Lời tâm tình: “Sử Việt” chỉ khái quát các Nhân vật lịch sử, không đi sâu từng chi tiết của Nhân vật. Cuối mỗi bài viết, phần “Thiết nghĩ” nếu có là góp ý của tác giả, không ngoài mục đích làm sáng tỏ thêm về nội dung của đề tài đã biên soạn. Xin độc giả đừng xem đấy là chính sử, vì “Thiết nghĩ” chỉ là ý kiến riêng rẽ của tác giả. “Sử Việt” đăng vào ngày thứ Ba (Tuesday) mỗi tuần - NLY).

THỜI BẮC THUỘC
(Khoảng 1000 năm)

Nước Việt Nam bị Bắc thuộc (Tàu đô hộ), căn cứ vào lịch sử Việt Nam và của Tàu, thì có tất cả 4 lần bị Bắc thuộc (nếu tính họ Triệu là Bắc thuộc thì 5 lần), các thời kỳ ấy theo thứ tự như sau:

I - Lần thứ nhất (Bắc thuộc hay không?!): Thời gian từ khi Triệu Đà đánh chiếm Âu lạc năm 207 (TCN) đến năm 111 (TCN) cộng 96 năm. Trong thời kỳ này Triệu Đà có sửa sang đất nước và có mấy lần chống lại nhà Hán. Nên các sử gia, không thống nhất là thời kỳ này có bị Bắc thuộc hay không?!.

II - Lần thứ hai: Là thời gian, từ năm 111 (TCN) đến năm 41 (SCN) cộng 150 năm. Thời gian này, nhà Tây Hán đặt nền đô hộ Giao Chỉ. Các Thái thú Tàu ác độc hành hạ dân ta rất khổ sở. Hai Bà Trưng cùng quân dân đánh đuổi ngoại xâm, giành lại nền độc lập, Bà Trưng lên ngôi năm 41(SCN). Đáng tiếc chỉ được một thời gian ngắn ngủi, đến năm 43 (SCN), thì bị chúng đô hộ trở lại.

III - Lần thứ ba: Là thời gian từ năm 43 (SCN) đến năm 544 (SCN) cộng 501năm. Năm 544, là mốc thời gian Lý Bôn xưng Hoàng đế, tên nước là Vạn Xuân. Trong thời kỳ này nước ta bị đô hộ bởi các triều đại của Tàu: Nhà Đông Hán, nhà Lương. Trong thời kỳ này có Lý Nam Đế và Triệu Việt Vương giành lại nền độc lập một thời gian, nhưng sau đó Lý Phật Tử hèn yếu đầu hàng ngoại bang, nên đất nước bị ngoại xâm cai trị như cũ.

IV - Lần thứ tư: Là thời kỳ từ năm 602 (SCN) đến năm 938 cộng 336 năm, nước ta bị nhà Tùy, nhà Đường đô hộ. Trong thời gian này, có các vị anh hùng, đã phất cờ khởi nghĩa, can trường đánh đuổi ngoại xâm: Khúc Thừa Dụ, Dương Diên Nghệ và kết thúc thời Bắc thuộc, bằng chiến công hiển hách nơi Bạch Đằng giang của Ngô Quyền tiêu diệt hoàn toàn quân Nam Hán.

V - Lần thứ năm: Là thời gian từ 1407 đến 1427, cộng 20 năm. Thời gian này nhà Minh, nhân Hồ Quí Ly cướp ngôi nhà Trần, lấy cớ “Phù Trần diệt Hồ”, quân Minh qua xâm lăng nước ta. Chúng bị anh hùng Lê Lợi và nhân dân Đại Việt đánh đuổi tan tác.

Tổng Cộng thời gian 5 lần Bắc thuộc: 1103 năm. Nếu không tính nhà Triệu (96 năm), còn 4 lần Bắc thuộc là: 1007 năm.

Hoàn cảnh nước Âu Lạc và Trung Hoa Thời xưa:

Sau khi nhà Tần thống nhất nước Tàu. Tần Thủy Hoàng cai trị khắc nghiệt, đốt sách, chôn sống học trò để dân chúng bị đần độn mà dễ cai trị. Xây Vạn Lý Trường thành, tốn không biết bao xương máu của dân, dựng cung A Phòng nuôi ba ngàn gái đẹp để dâm dật và đem quân xâm lược phương Nam, gây nên tang tóc khắp nơi. Các quan lại biên thùy không phục. Triệu Đà và Nhâm Ngao cát cứ ở Nam Hải, khi nhà Tần có loạn, thì muốn tách ra khỏi vương triều Tần để tự trị. Triệu Đà muốn thôn tính Âu Lạc, có thêm đất, thêm dân, củng cố thế lực. Nhâm Ngao trước khi lâm chung khuyên Triệu Đà: “Lợi dụng thời cơ, lập nền tự chủ ở phương Nam”. Sau đó Triệu Đà đổi quận Nam Hải và Quế Lâm thành Nam Việt, truyền hịch đến các ải quan Hoàng Hác, Hoàng Phố, Dương Sơn, cần phải tự chủ để đối phó với tình hình đang loạn lạc. Triệu Đà cho giết hết quan lại nhà Tần, đang ở trong cương thổ của mình, rồi tự xưng vương.


Sau khi Lưu Bang tiêu diệt nhà Tần, nhà Hán và Nam Việt bang giao bình thường. Đến năm 185 (TCN), Hán Cao Tổ mất Lã Hậu tiếm ngôi, ra lệnh cấm buôn bán với Nam Việt. Triệu Đà tức giận tự xưng là Nam Việt Hoàng đế, đem quân đánh quận Trường Sa (thuộc tỉnh Hồ Nam) là nơi giáp giới Nam Việt (năm thứ 25 nhà Triệu, năm thứ 5 của Hán Cao Hậu). Hai năm sau, Cao Hậu phái Long Lân hầu Chu Táo đem quân qua Nam Việt đánh báo thù cho Trường Sa. Cuộc chiến kéo dài không phân thắng bại.

Đến năm 180 (TCN) Cao Hậu mất. Hán Văn Đế nối ngôi; thấy việc chinh chiến kéo dài dân tình tang tóc, nên cho rút quân về, và cũng từ đấy việc giao thương giữa hai nước được hàn gắn. Dù vậy người Tàu vẫn tự cho là “Thiên triều Trung quốc”, miệt thị các dân tộc láng giềng. Gọi dân tộc phương Nam là Nam man, người phía bắc Vạn Lý Trường thành là Rợ Hồ. Nhưng Tàu lại bị Mãn Thanh và Nguyên Mông đánh bại và cai trị, phương Nam thì có Lý Thường Kiệt phạt Tống. Tống bị tổn thất nặng nề.

*- Thiết nghĩ: Trong khoảng thời gian một nghìn năm Bắc thuộc, có những sự kiện xảy ra cần lưu ý: Năm 264, đất Giao Châu bị nhà Ngô chia lại địa giới, đã tách 3 quận: Nam Hải, Thương Ngô và Uất Lâm, sáp nhập vào Quảng Châu, thành nội địa của Trung Quốc.

Tầng lớp hào trưởng người Việt ở đất Giao Châu, càng ngày càng phát triển; nhưng họ lại bị quan lại đô hộ chèn ép và phân biệt đối xử cả kinh tế lẫn chính trị. Do đấy, sự mâu thuẫn mỗi ngày thêm gay gắt. Khiến họ sau này lại trở thành những thủ lĩnh của các lực lượng đấu tranh chống lại chính quyền đô hộ, vì chúng đã đàn áp nhân dân.

Về phong tục, mặc dù người Lạc Việt bị chính sách đồng hoá khốc liệt và lối cai trị tàn bạo của quan quân đô hộ, nhưng vẫn bền bỉ giữ được các tín ngưỡng dân gian của cộng đồng cư dân nông nghiệp trồng lúa nước. Giữ được hình thức xóm làng cổ truyền, bảo tồn tục thờ cúng tổ tiên, tục xâm mình, tục nhuộm răng đen, xuyên suốt thời kỳ bị Bắc thuộc.

Về văn hoá, người Lạc Việt đã tiếp thu ngôn ngữ Hán một cách dè dặt, rồi gạn lọc và sáng tạo độc đáo. Bằng cách Việt hóa những từ ngữ Hán theo cách dùng, cách đọc của ta, tạo thành từ mới gọi là từ Hán-Việt. Vì vậy tiếng Việt không bị mất đi, mà lại còn giàu thêm và hoàn chỉnh về mặt âm điệu. Chữ Hán, cũng được Tiền nhân của ta biến đổi thành chữ Nôm, là thứ chữ đã dựa trên hình thức chữ Hán để ghi âm tiếng Việt. Như vậy, thành tựu quan trọng của người Lạc Việt, là đã bảo tồn được tiếng nói của dân tộc, chính sách đồng hoá khốc liệt của bọn đô hộ rõ ràng bị thất bại. Dân ta đã khéo léo tiếp thu Nho học (Khổng giáo) là văn hoá Hán và Phật học (Phật giáo) là văn hóa Ấn Độ; rồi đem lựa lọc kỹ càng, mới “Việt hóa” trước khi thành văn hoá dân tộc.

Tiền nhân ta đã phát huy mạnh mẽ tình tự quốc gia dân tộc với tinh thần tự chủ, độc lập. Nên luôn củng cố và xây dựng cộng đồng và làng xóm. Từ nơi làng xóm, tổ chức lực lượng khởi nghĩa chống xâm lăng. Khởi nghĩa chống Bắc thuộc, đã diễn ra liên tục, bọn đô hộ lắm khi bị đảo điên. Và cuối cùng với chiến thắng của Ngô Quyền nơi Bạch Đằng giang, là chiến thắng chấm dứt thời Bắc thuộc, vô cùng vĩ đại và vẻ vang.

Cảm hận: Bắc Thuộc

Bắc thuộc, dân ta khốn khổ kinh
Quân Tàu đánh đập chẳng lưu tình
Đoạ đày dân tộc, muôn điều nhục
Độc lập nước nhà, mới sống vinh

Nguyễn Lộc Yên

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.