Hôm nay,  

Lý Kiến Trúc: Tính Nhân Văn, Tính Chiến Đấu Và Tư Tưởng Nhiếp Anh

08/01/201300:00:00(Xem: 5550)
Sau đây là lời phát biểu của nhà báo Lý Kiến Trúc trong buổi ra mắt sách ảnh và triển lãm ảnh của hội VIỆT ẢNH tại Hội trường Văn Lang sáng Thứ Bẩy 05/1/2013.

Tính nhân văn, tính chiến đấu và tư tưởng nhiếp ảnh
Kính thưa quí vị;

Đây là lần thứ năm tôi được Hội VIỆT ẢNH gởi tặng tập SÁCH ẢNH. Lật từng trang sách, cảm nhận đầu tiên mà tôi nhìn thấy là từng giọt mồ hôi và tình yêu của người nghệ sĩ trong từng bức ảnh. Xin cám ơn Hội VIỆT ẢNH và những người bạn trong làng ảnh Việt Nam hải ngoại.

Tôi cũng xin cám ơn ban tổ chức, hiện nay là bà Anne Phạm, Chủ tịch hội, hoan hỉ dành cho tôi mấy phút nói chuyện.

Đặc biệt, tôi cám ơn Nhiếp ảnh Gia Phí Văn Trung, tác giả của bức ảnh nổi tiếng lần đầu tiên tung ra hải ngoại, đó là bức cảnh THÁC BẢN GIỐC. Bức ảnh này đã in trong Tạp chí Văn Hóa cách đây 5, 6 năm với chủ đề Thác Bản Giốc và Ải Nam Quan.

1*
Thưa quí vị, thay vì thuyết trình về thông số kỹ thuật, góc độ nghệ thuật ảnh; -
Tôi xin phép được nói về tính cơ hoạt của con mắt thứ ba của nhiếp ảnh gia.
Con mắt thứ ba này có HAI đặc tính và MỘT tư duy : Đó là TÍNH NHÂN VĂN, TÍNH CHIẾN ĐẤU và TƯ TƯỞNG NHIẾP ẢNH.

Qua các tính chất như vậy, tôi muốn chia sẻ cùng quí vị vài câu chuyện nhỏ mà tôi cầm máy ảnh cách đây 14 năm. Câu chuyện có vẻ hơi đi lạc đề với cuộc triển lãm hôm nay, nhưng tôi nghĩ rằng, nó cũng chia sẻ chút ít vào kinh nghiệm cầm máy.

Câu chuyện thứ nhất: Hôm nay là ngày mùng 5 tháng Giêng năm 2013, còn đúng 12 ngày nữa trước đây 14 năm, Little Sàigon bắt đầu diễn ra một cảnh tượng hùng vĩ chưa từng có.

… Đó là vào mùa đông năm 1999, ngày 17 tháng Giêng năm Mậu Dần. Tôi đang ngồi uống cà phê ở quán Crossand Dore cùng với vài anh em làm báo, bỗng anh Phạm Đình Cung (hỗn danh Cung Củ Đậu) ở đâu chạy tới, bảo: "Ê Lý Kiến Trúc, bọn nó treo cờ đỏ sao vàng và ảnh Hồ Chí Minh trong tiệm Hitek Trần Trường trong khu chợ Bolsa, cậu chạy lại coi.)
_viet_anh__trung_cong___c_chi_m_bi_n___ng
Hình ảnh Bolsa, do Lý Kiến Trúc chụp.
A! "Hot news"! Ngay lập tức, máy ảnh trên vai, tôi phóng đến hiện trường.

Khi chạy đến Hitek, hình ảnh đầu tiên đập vào "con mắt thứ ba" của tôi là một người VN, duy nhất chỉ có một người VN, cầm lá cờ vàng ngồi đối diện trước của tiệm Hitek. Tôi chụp cảnh một người Việt Nam ngồi trầm ngâm vào lúc mặt trời trưa soi chính diện vào sau lá cờ. Người cầm cờ thì tối, nhưng lá cờ vàng phất phới tia sáng của mặt trời.

Chụp pose đầu tiên, tôi đến gần người đàn ông trạc tuổi gần 60, hỏi:

- Tại sao anh lại ngồi đây?

- Tại sao hả! Nhà báo hỏi lãng nhách. Tại vì tôi sợ cộng sản quá cho nên tôi chạy tới đây, tôi ngồi ở đây chớ sao!

- Anh ngồi ở đây làm gì? Hất hàm qua phía bên kia, ảnh trả lời:

- Trong tiệm kia treo cờ cộng sản và ảnh Hồ Chí Minh.

- !!!; ???

- Anh có thể cho tôi biết tên không?

- Tên tôi là phó thường dân nam bộ!

Câu chuyện bắt đầu từ cái máy ảnh, từ con mắt thứ ba. Con mắt này có nhiệm vụ "ngửi" được vấn đề, "nhìn" được vấn đề, và "chụp" được cái may mắn.

Kể từ hôm đó, khăn gói bị gạo, ngày và đêm, tôi đóng đô thường trực trước cửa tiệm Hitek của Trần Trường.

Nhưng không phải chỉ riêng tôi, vài ngày sau, dập diù các loại xe news van của các đài truyền hình Mỹ số 2, 3, 4, 5, 7, 9 mò đến. Họ "ngửi" thính hơn tôi nhiều, cột ăng ten cao ngất đóng trụ ngay trước cửa Hitek, nằm dọc theo Busard, dọc theo Brookhust. Nhìn thấy "quân đoàn truyền thông " này dàn trận, cái lỗ mũi tôi dài thêm ra, thay vì một "khẩu súng ảnh", tôi tăng cường thêm hai ba bốn "khẩu súng ảnh", đạn phim bọc quanh người. Chờ đợi.

"Súng ảnh" của tôi lúc đó có một Canon F1 đen sì với ống kính 35-80; một Canon F1 với ống kính téle 100-300, một Canon EOS, một Nikon F3 với ống kính 2.-35, và một Nikon F1 với ống kính 35-150, một túi nhỏ chứa 10 cuộn phim 24 pose, 36 pose, 8 cục pin AA; áo jacket, mũ đi rừng; nói tóm lại, trang bị đến tận răng, cứ như là đi hành quân.

"Mặt trận Hitek Trần Trường" diễn ra theo tin tức cộng đồng cho là 53 ngày và đêm, nhưng theo tài liệu của đại học UCI và báo Mỹ, nó diễn ra từ 17 tháng Giêng cho đến ngày cuối cùng là ngày 11 tháng Ba năm 1999 tức là gần 60 ngày đêm bao gồm ở các địa điểm khác nhau nhưng cũng dính tới vụ Trần Trường, chẳng hạn như ở tòa Thượng Thẩm Santa Ana trong phiên xử vụ Trần Trường, tòa phán quyết về quyền phát biểu liên quan tới Tu Chính Án Số 1, và các vụ biểu tình khác diễn ra ở vài parking trên đường Bolsa.

Trong suốt thời gian nổ ra vụ Trần Trường, từ ngày đầu đến ngày cuối, tôi chụp hơn 3000 tấm ảnh.

Giữa thời gian đang diễn ra cuộc biểu tình, tôi có tổ chức một buổi triển lãm đầu tiên ngay trước của Hitek vào khoảng tháng 2 năm 1999; khoảng 30 bức ảnh lớn size 30x40 ghi lại cuộc biểu tình. Buổi triển lãm đuợc Dân biểu Ken Maddox, Thượng Nghị Sĩ Joe Dunn và ông Chánh Biện Lý Tony Raccauskas cắt băng khai mạc và xem. Tôi để ý thấy các quí vị chức sắc Mỹ hơi khựng lại trước một số bức ảnh. 

Đó là khoảng 20 bức tôi không có ý rửa để triển lãm, chỉ là để minh họa thêm tinh thần phản kháng của đồng bào. NHỮNG BỨC ẢNH NÀY CHỤP VÀO LÚC 9 GIỜ ĐẾN 9 GIỜ 30 SÁNG NGÀY 22 THÁNG 2 NĂM 1999 … Cho đến nay, sau 14 năm nó vẫn nằm kín trong hồ sơ của báo Văn Hóa MÀ KHÔNG CÔNG KHAI TRIỂN LÃM.

Thời đó, theo tôi nghĩ, những bức ảnh này nếu in ra để triển lãm nó sẽ phản tác dụng chính trị. Bây giờ thì khác rồi.

Trong hàng ngàn bức ảnh, có những bức chụp ba thế hệ người Việt Nam tị nạn. Xin trình quí vị xem ba bức ảnh về ba thế hệ.

Nhân đây, tôi xin cam đoan với quí vị, ba ngàn bức ảnh tôi chụp và hàng trăm bức ảnh lớn triển lãm đều đo tiền túi của tôi bỏ ra, không hề xin ai.

Đó là câu chuyện thứ nhất.

2**
Câu chuyện thứ hai vào năm 2003, bà Ann Frank, Quản thủ Thư viện kiêm Giám đốc Thư khố Đông Dương trường Đại học UIC có xin BỘ ẢNH để lưu trữ trong thư khố; Đại học Long Beach cũng xin sử dụng BỘ ẢNH làm tài liệu giảng dậy cho sinh viên, hình như đại học UCLA cũng vậy, Ts Michael Matsuda và Ts Đông Xuyến cũng xin bộ ảnh; thuộc lâu quá tôi không nhớ rõ.

(Xem thêm: UC Irvine Online, Special Collections and Archives Ly Kien Truc. http://special.lib.uci.edu).

Trong câu chuyện trao đổi về những bức ảnh này, Anne Frank, bà Anne có nói: "Các quí vị đang viết lịch sử của quí vị lên trang sử Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ."

3***
Câu chuyện thứ ba vào ngày Thứ Năm 12 tháng 8, năm 2004, trong một buổi tiệc gây quĩ của Tổng Thống Goerge W. Bush tại Santa Monica, ông Frank Jao, nguyên Chủ tịch VEF có mời tôi tham dự, ngồi chung bàn có nữ tài tử Kiều Chinh, bàn kế bên tôi thấy có Nghị viên Kemist Mark, Dân biểu Ed Royce, (tôi nhớ bàn tiệc gây quĩ ngồi chính diện san khấu chỗ TT nói khoảng 50,000 đô la.)

Sau khi Tổng Thống George Bush dự tiệc và nói chuyện xong, trước khi ra về, ông có dành thời gian để mọi người đến bắt tay, ngay lúc đó, tôi nhờ nữ tài tử Kiều Chinh mang MỘT BỨC ẢNH CHỤP CẢNH HÀNG NGÀN NGƯỜI BIỂU TÌNH size 11x14, cô Kiềnu Chinh cố chen vào rừng người đang bao vây để bắt tay TT, và cô đã trao tận tay Tổng Thống bức ảnh biểu tình; còn tôi cũng cố chen vào để chụp scein này; Tổng Thống cầm bức ảnh nhìn một hồi, ông tỏ ra ngạc nhiên và hỏi: "Đây là ảnh gì?" Cô Kiều Chinh trả lời đây là bức ảnh chụp cảnh hàng ngàn người VN biểu tình chống dấu hiệu cộng sản tại Westminster, nam California vào tháng Giêng năm 1999.

Tổng Thống tiếp tục chăm chú nhìn bức ảnh, sau đó ông quay lại một người Mỹ đứng bên cạnh nói nhỏ câu gì đó không ai nghe rõ. Một tháng sau, rất bất ngờ, tôi nhận được bức chân dung size 8x11 của Tổng Thống Bush với lời chúc và chữ ký của Tổng Thống gởi về tòa soạn báo Văn Hóa riêng tặng tôi.

4****
Câu chuyện thứ tư; Khoảng trung tuần tháng 8 năm 2004, một phái đoàn hai người từ Viện Bảo Tàng Okland Musium of Califnornia là ông Richard Griffoul Giám đốc Giao tế & Truyền thông và bà Barbara Henry Trưởng ban Giáo dục đến toàn soạn báo Văn Hóa gặp tôi ngỏ ý muốn mua một số ảnh tôi chụp trong BỘ ẢNH 53 NGÀY & ĐÊM để sưu tập trong cuộc triển lãm của Viện Bảo Tàng Okland Musium với chủ đề "What's Going On".

Tôi từ chối và nói rằng: "Đây là tài sản của cộng đồng Việt Nam, tôi không có ý chụp để bán hay làm thương mại, nếu quí vị muốn, xin quí vị chọn và tôi sẽ tặng Viện Bảo Tàng với điều kiện xin quí vị TREO VĨNH VIỄN trong bảo tàng." Sau khi xem qua bộ ảnh, họ chấp thuận đề nghị của tôi.

Bốn trong 6 bức duy nhất tôi chụp trong đêm mùng 5 Tết 1999 diễn ra cảnh 40, 000 đồng bào xuống đường được treo vĩnh viễn trong Viện Bảo Tàng Okland Musium of California.

Trong lúc trò chuyện tôi có hỏi những bức ảnh này nó mang tính thời sự, không nặng về nghệ thuật, lại toàn người biểu tình, nó có xứng đáng để trong Viện Bảo Tàng không? Một người nói: Biểu tình là gì? Là quyền phát biểu của những người đồng tình! Biểu tình mang tính nhân văn đặc trưng của cộng đồng Việt Mỹ mà các cộng đồng sắc tộc khác ít thấy."

KẾT LUẬN:

Thưa quí vị, theo tôi, con mắt thứ ba của Nhiếp ảnh Gia là CON MẮT MANG TÍNH NHÂN VĂN TÍNH CHIẾN ĐẤU THỂ HIỆN ĐỜI SỐNG MUÔN MẦU MUÔN VẺ CỦA CỘNG ĐỒNG VIỆT NAM TỊ NẠN HẢI NGOẠI.

Và đây là bức ảnh BIỂU TÌNH CHỐNG TRUNG CỘNG ĐỘC CHIẾM BIỂN ĐÔNG trình quí vị xem để xin chấm dứt câu chuyện vui của tôi hôm nay.

Xin cám ơn toàn thể quí vị./ Lý Kiến Trúc.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Câu nói của cố thủ tướng Việt Cộng là Võ Văn Kiệt rằng ngày 30-4 có một triệu người vui và một triệu người buồn...
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.