Hôm nay,  

Học Ăn, Học Nói...

17/11/201200:00:00(Xem: 9744)
Từ Tháng 11 dương lịch (Lễ Tạ Ơn) cho đến Tháng Giêng âm lịch (Tết Việt Nam), người Việt ở Mỹ thường nghĩ đến các dịp gặp gỡ, tề tựu, với các món ăn đặc biệt hoặc thức uống ưa thích, cùng với việc thi đua nói năng ở bàn ăn. Bởi vì khuynh hướng thông thường của mọi sinh vật là Tìm Vui qua Sự Hưởng Thụ hoặc Sự Khoái Lạc (Pleasure) về vật chất lẫn tinh thần. Nhưng cần biết rằng Khoái Lạc không phải là Chân Hạnh Phúc (True Happines). Khoái Lạc chỉ được thỏa thích tạm thời (temporary), nên mau chán, và người ta sẽ tìm kiếm một khoái lạc mới, cho tuần tới hoặc tháng tới, nghĩa là suốt đời mờ mịt chạy theo các ảo ảnh bên ngoài... cho đến chết. Còn Hạnh Phúc thực sự đạt được, do chính ta huân tập, thường ở lại, bền vững trong tâm hồn thanh tịnh của chúng ta.

Tổ Tiên Người Việt có câu: “Học ăn, học nói, học gói, học mở...” Ý nói hầu hết điều gì cũng phải học, ngay cả việc ăn, nói hằng ngày (tưởng là quá dễ!) hoặc gói và mở quà cho khéo và gọn (đâu có gì khó!). Xin đừng tự kiêu, “Tôi biết rồi mà!” Nhất là khi thấy một người khiêm tốn hỏi thăm việc gì “có vẻ tầm thường”, như nấu một món ăn, trồng một loại rau..., một số người Việt nóng nảy, lên giọng gắt gỏng người kia: “Có gì khó đâu mà hỏi!”, thay vì nhẹ nhàng hướng dẫn, với tâm từ ái. Vậy số người Không Biết Học Ăn, Học Nói nầy, đã vô tình làm nhục người kia trước đám đông và khiến người đó có thể trở thành tự kiêu như họ; từ đó, cái gì cũng “Tôi biết rồi!” và không học hỏi nữa. Bởi vì cùng trong đám thô lậu với những tâm hồn chật hẹp như nhau, ít tiếp xúc với xã hội bên ngoài, “ếch ngồi đáy giếng”, họ thấy nhau “đều hay”, cần gì mở rộng tâm hồn để học hỏi nơi người khác. Nếu có vài người nào thanh cao hơn, đến với họ; họ sẽ tìm mọi cách để hạ thủ, bằng số đông áp đảo. Số người Việt xấu tánh có thể tăng dần trong các phe nhóm đó và xã hội, và số người Việt tốt vơi đi... Lại có những người Việt không biết suy nghĩ trước khi nói, hoặc giành nói nhiều hơn nghe, và nói to tiếng, nói lấn át người kia. Chưa hết, họ còn chỉ tay vào mặt người đối diện trong khi “trổ tài ăn nói”, như “vua chúa” và “bà hoàng” đang quát nạt quan dân của họ. Thật buồn và cũng đáng thương cho những người Việt thiếu văn hóa nầy!!! Mới ra sống nơi xứ người vài năm cho tới vài chục năm, họ đã vội quên hết nguồn gốc và cung cách cư xử lịch sự, khiêm cung, biết điều và biết ơn nghĩa đồng bào với nhau, đã có từ hằng ngàn năm trước của dân tộc Việt.
hoc_an_hoc_noi_
Ngồi vào bàn ăn, nên nhớ tới câu “học ăn, học nói...”
Một em sinh viên đã hỏi tôi: “Thưa cô, em được học là người Châu Á, bao gồm người Việt, thì: thân thiện, ít nói, “trước khi nói phải uốn lưỡi 7 lần”, khi nói không nhìn thẳng vào mắt người kia, sợ vô phép; tuyệt đối không chỉ tay về phía người khác (a sign of aggressiveness), và nói nhỏ nhẹ... Mà sao ở đây, em thấy nhiều người Việt hung hăng quá. Họ lớn tiếng, chỉ tay, và trợn mắt trong khi nói, dù là việc nhỏ. Why do they make a molehill into a mountain? Em sợ quá, không dám đến gần họ nữa, dù cùng là người Việt... Xin cô cho biết tại sao...” Tôi đã mang bài giảng trong các lớp Psychology ra để tự cứu mình: “Chắc là em và cô phải làm vài cái surveys để tìm hiểu lý do trước khi kết luận. Còn theo Psychoanalysis thì có thể là thuở nhỏ, những người nầy không được chăm sóc đầy đủ về vật chất, hoặc thiếu tình thương, bị bỏ quên (neglected), bị lạm dụng (abused), thường xuyên bị đánh đập (physical abuse) và chửi rủa (verbal abuse)... Nếu không thể thoát khỏi nghịch cảnh nầy và tìm cách tự lập, để sống còn, họ đã phải nhập nhiễm và tập quen với các hành động thô lỗ, bạc ác, và tàn nhẫn kia; lâu dần, những cái xấu ác (bị nhìn thấy hằng ngày đó) trở thành một phần của con người họ, mà chính họ cũng không biết (unconsciousness). Tệ hơn là vì thiếu niềm vui trong đời, họ thường ghen ghét những ai vui hơn mình, nên sẵn sàng hạ nhục, làm hại, hoặc gây đau khổ cho người khác, cùng một cách mà họ đã từng bị hành hạ trước đây. Chu Kỳ Hận Thù, Báo Oán tiếp diễn...”

Có một cách để chặt đứt Oán Thù là Thức Tỉnh họ, nếu họ biết áp dụng Nội Quan (Self Awareness) của Tâm Lý Học: Tự chủ động quán sát những ý nghĩ, lời nói, và hành động của mình hằng ngày, với Chủ Tâm chặt đứt ngay lập tức, những điều thô xấu và bất công cho họ và người khác, ngay khi chúng phát khởi từ trong Ý Nghĩ, không cho cái thô ác có cơ hội bộc lộ ra Lời Nói (thô lỗ) và Hành Động (bạc nghĩa). Ít nhất phải thực hành liên tục khoảng 2 tháng, sẽ thấy kết quả; tâm hồn họ từ từ trở nên thanh thoát hơn, họ cư xử biết điều hơn, và người vui khỏe hơn. Phương pháp Thiền Định hoặc Niệm Phật (Nam Mô A Di Đà Phật) liên tục hằng ngày, chú ý nghe và tập trung vào tiếng Niệm Phật, để tâm hồn được yên tịnh, cũng là hai cách khác để Quán Sát Nội Tâm và mang lại Tâm Tĩnh Lặng (không vui không buồn), tức là Hạnh Phúc thanh tịnh.


Cũng về việc Ăn Nói, trong một đám cưới, thay vì quan tâm tới cô dâu chú rể, cầu mong cho họ được hạnh phúc, hay vui mừng cho gia đình hai bên đã khó nhọc Lo Xong Trách Nhiệm Dựng Vợ Gả Chồng Cho Con Cháu, thì có những người Việt chăm chú nhìn vào thức ăn và chê: “Tôi không ưa thứ thịt đó” hoặc “Món broccoli nầy thất bại rồi!”... Vậy Học Ăn, Học Nói rất quan trọng, nhất là đối với người lớn, để làm gương tốt (chứ không phải gương xấu) cho con cháu và người khác.

Một thí dụ nữa về Học Ăn, Học Nói, liên quan tới người ngoại quốc: Một người Tây Phương (a Western person) sau khi đi tới một chùa ở Thái Lan, nói rằng, tôi không thích chùa đó, vì các nhà sư ấy ghét nhau nên không nói chuyện với nhau trong bữa ăn. Lý do là vì người Tây Phương nầy không hiểu rằng các nhà sư Phật Giáo kia đã Thực Hành Thiền Định (Meditation Practice) ngay trong bữa ăn, không những với việc “ăn món gì”, mà với “cách ăn” nữa. Tức là khi ăn, cả Thể Xác và Tinh Thần phải được bồi bổ, bằng sự Tập Trung (concentration) và Tĩnh Lặng (serenity), kèm Sự Tri Ân (gratitude). Họ im lặng để nghĩ tới những ai đã cung cấp thức ăn đến chùa; ai đã trồng ra hạt gạo, đậu, rau quả; ai đã làm nên ly tách chén đũa cho họ dùng; ai đã nấu và dọn ra. Nếu có thịt cá tôm, họ tỏ lòng tri ân những sinh vật đã chết để mang lại thức ăn cho họ và nguyện cầu cho chúng được giải thoát... Nhất là vì theo Lý Thuyết Tái Sinh của nhà Phật, có thể những sinh vật kia là người thân quen của họ đời trước, do các nghiệp xấu ác đã tạo, nay bị đầu thai thành thú vật và vừa mới chết.

Chúng ta, đa số thích nói chuyện trong khi ăn, vì giao tế (socializing), hoặc vì quá lo lắng (worries), hoặc cãi cọ, buồn phiền... trong khi ăn vội vàng. Những điều nầy tạo ra một tâm hồn bất an, bất hòa, không an vui; cơ thể bị Căng Thẳng Liên Tục (Constant Stress), có thể đổi tính, sinh ra cộc cằn, hung dữ, hoặc bị các bệnh rối loạn tiêu hóa (indigestion), hoặc loét bao tử (ulcers). Dù rất bận rộn, nên dành thời gian sau bữa ăn để gia đình bàn chuyện không vui.

Cũng do thiếu sự dung thứ (tolerance) và lòng nhân từ (kindness), người ta có thể gây đau khổ cho người khác hoặc chính người thân, và đồng thời tạo ra khẩu nghiệp (karma of words) hoặc thân nghiệp (karma of bodily action) cho chính mình, qua bữa ăn. Thay vì nhăn mặt, to tiếng: “Cơm nhão quá, làm sao ăn?”; hãy tập dằn lòng và nói nhẹ nhàng: “Em ơi! Lần sau, em thêm gạo (hoặc bớt nước), thì cơm ngon hơn.” Thay vì hét lên: “Cái spaghetti sauce này chua quá! Tôi ăn không nổi”; hãy nói ngọt ngào: “Anh ơi! nếu anh bớt cà chua (hoặc thêm chút đường) thì món spaghetti nầy của anh tuyệt lắm đó!” Đã từng có một ông chồng giết vợ chỉ vì bà không làm món thịt bò chiên (beef steak) vừa ý ông. Sau khi qua cơn giận vì ham muốn, nghĩ lại, có thấy điên rồ, dại dột không?

Nên nhớ, miếng ngon chỉ ở nơi miệng, khi nó qua khỏi cổ họng, thì dù ngon, dở, vẫn được tiêu hóa như nhau, trong ruột và bao tử. Nỡ nào vì miếng ngon nhất thời, mà buông lời thô lỗ hoặc hành động bạc bẽo với người thân quen? Con người là một sinh vật biết suy nghĩ. Chính sự suy tư chân chính làm con người được xem là hơn loài vật. Hãy nhắc nhau cùng vận dụng trí tuệ của con người để tự kiểm soát từng ý nghĩ của chính mình, thay đổi cuộc sống, và mang lại Hạnh Phúc cho chính mình và người khác. Vạn Sự Do Tâm. Thiên đường hay địa ngục là do Tâm tạo, do mình tạo ra.

Trong các dịp ăn uống bình thường, chúng ta cần quan tâm đến Giá Trị Thực Sự của món ăn (the real values of food), tức là giữ gìn (sustain) và bồi bổ (nourish) cơ thể, tâm hồn, và đời sống của chúng ta. Không nên phung phí tiền bạc hoặc tranh cãi, hơn thua nhau, vì Giá Trị Giả Tạo của món ăn (the false values of food) như là mầu sắc, hương vị thơm ngon hơn (tastes), cách trình bầy hoa mỹ hơn, nhà hàng sang trọng hơn (presentation). Nếu liên tục tìm kiếm và bám víu vào các giá trị giả tạo kia, dần dần, Lòng Tham (greed) sẽ phát sinh trong tâm hồn và thể hiện qua lời nói cũng như hành động của chúng ta, và bad cholesterol cũng có thể sinh ra trong dòng máu ta, qua các bữa ăn thiếu lành mạnh.

Tóm lại, việc ăn của chúng ta không phải chỉ là việc cho thức ăn vào miệng, mà còn là một hành động thiết thực và hữu ích để phát triển thể xác, tâm hồn mình, và những người trong gia đình, cũng như xã hội xung quanh ta. Bởi vì thể xác, tâm hồn, trí tuệ của những cá nhân trong một gia đình, cộng đồng, xã hội liên quan lẫn nhau, và con người cần học hỏi và phát triển tương đồng về trình độ hiểu biết để dễ hài hòa với nhau hơn.

(Source: http://www.visalo.org/englishArticles/eating.htm).

Để Tưởng Nhớ Ngày Cựu Chiến Binh của Hoa Kỳ – Veterans Day, 11.11.2012.
GS Trần Thủy Tiên, M.A. in Psychology & Sociology

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tệ nạn “dưới đẩy lên, trên đùn xuống” và “vô trách nhiệm” không mới trong cán bộ, đảng viên CSVN, nhưng số người “sáng vác ô đi tối vác về” vẫn khơi khơi trong hệ thống cầm quyền mới là điều lạ. Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng từng nói:“Ai không làm thì đứng sang một bên cho người khác làm”, nhưng không ai muốn về vườn vì chứng bệnh nan y “tham quyền cố vị” đã có trong máu thịt Đảng...
Đảng CSVN đang bối rối về câu hỏi: Tại sao phải kiên định Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh để xây dựng đất nước? Lý do đơn giản, vì đảng sợ “dân chủ”, nhát “tự do” và lo phải đối phó với tình trạng “tự diễn biến, tự chuyển hóa” trong nội bộ đảng, đe dọa sự sống còn của chế độ...
BBC ái ngại loan tin: “Hôm 8/6, Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) đã phát một video (‘Thông tin xuyên tạc ẩn tu của ông Thích Minh Tuệ’) có độ dài 3 phút 40 giây … Sau khi phóng sự được đăng tải trên các trang báo, cũng như các trang mạng xã hội, có không ít người nghi ngờ về độ chân thực của video”.
Hội nghị thượng đỉnh về hoà bình cho Ukraine tại Bürgenstock, Thụy Sĩ vào ngày 15 và 16 tháng 6 năm 2024 được coi là một thành công khiêm nhường cho Ukraine. 80 nước đã lên tiếng ủng hộ mạnh mẽ cho chính nghĩa đấu tranh của Ukraine, nhưng tiếp tục phát huy thành quả này sẽ là không chắc chắn.
Cảnh người Mỹ tranh cãi và dọa dẫm kiện tụng liên quan đến “Thập giới” lại làm tôi nghĩ đến “Thập cửu giới” – tức “Mười chín điều đảng viên không được làm” trên đất Việt. Trên phương diện sử học thì “Thập giới”, hay “Mười điều răn”, chính là bộ luật hình sự đầu tiên của nhân loại. Theo Cựu ước thì bộ luật này được Thượng Đế ban cho Nhà tiên tri Moses trên đỉnh núi Sinai để thiết lập trật tự cho cộng đồng Do Thái. Cũng trên phương diện sử học thì Cựu ước chính là một “đại tự sự” – một “câu chuyện lớn” tương tự câu chuyện về Bốn ngàn năm văn hiến hay con Rồng cháu Tiên của chúng ta v.v.. – với ý hướng tạo một bản sắc chung để kết hợp các bộ lạc Do Thái lại với nhau.
Tôi quen Đinh Quang Anh Thái đã lâu, lâu tới cỡ không còn biết là mình đã gặp gỡ y vào cái thuở xa xưa nào nữa. Dù không mấy khi có dịp “giao lưu” (hay “tương tác”) nhưng tôi vẫn nghe thằng chả ra rả hàng ngày, về đủ thứ chuyện trên trời/biển – ròng rã suốt từ thế kỷ này, qua đến thế kỷ kia – và hoàn toàn chưa thấy có dấu hiệu gì là gã sẽ (hay sắp) tắt đài trong tương lai gần cả. Nghề của chàng mà. Tắt tiếng là (dám) treo niêu luôn, chớ đâu phải chuyện chơi. Chỉ có điều hơi bất ngờ là đương sự không chỉ nói nhiều mà viết cũng nhiều không kém. Hết xuất bản Ký 1, Ký 2, rồi tới Ký 3. Nay mai (không chừng) sẽ có Ký 4 và Ký 5 luôn nữa.
Đảng CSVN tiếp tục cãi chầy cãi cối về các quyền tự do tôn giáo, tự do tư tưởng, tự do báo chí, tự do lập hội và tự do biểu tình. Tất cả những quyền này đã được quy định trong Hiến pháp 2013, nhưng khi thi hành thì lại nại cớ “theo pháp luật quy định” với những điều kiện khe khắt để can thiệp thô bạo...
Việc tòa án New York sẽ công bố mức án của Donald Trump vào ngày 11 tháng 7 năm 2024 và kết quả của cuộc bầu cử tổng thống vào ngày 5 tháng 11 năm 2024 là hai diễn biến nội chính trọng đại của nước Mỹ, nhưng cũng sẽ là thách thức mới dành cho các nước khắp thế giới. Nhiều nước đang quan tâm, theo dõi và chuẩn bị tìm cách đối phó, trong đó có cả châu Âu.
Đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) có nhiều chứng bệnh nan y vì chúng là máu thịt của cán bộ, đảng viên. Chúng tồn tại và sinh sôi nẩy nở thường xuyên từ thời ông Hồ Chí Minh còn sống. Đứng đầu trong số này là chứng “chủ nghĩa cá nhân” đã đẻ ra tham nhũng, tiêu cực và “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”.
Tôi may mắn được bằng hữu gửi cho cuốn băng ghi âm buổi nói chuyện (“Định Hướng Tương Lai Với Thế Hệ Tăng Sĩ Trẻ Ngày Nay”) của Thích Tuệ Sỹ, tại chùa Từ Hiếu. Khi đề cập đến sự “căng thẳng” giữa quý vị sư tăng bên Viện Hóa Đạo và nhà đương cuộc Hà Nội, về quyết định khai sinh ra Giáo Hội Phật Giáo Quốc Doanh – vào năm 1981 – Hòa Thượng có nhắc lại lời phát ngôn (rất độc đáo và thú vị) của một vị tướng lãnh trong của lực lượng công an
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.