Hôm nay,  

Thổ-Cẩm Việt-Nam

30/10/201200:00:00(Xem: 11981)
Diamond Bích-Ngọc
(sưu-tầm & biên soạn)

Theo số liệu ước tính của “The World Factbook” do CIA (Central Intelligence Agency) công bố: vào tháng 7 năm 2012, dân số Việt Nam là 91.519.289 người, đứng hàng thứ 13 trên thế giới.

Trẻ sơ-sinh đến 14 tuổi chiếm tỷ-lệ 24.9% (11.924.283 Nam và 10.824.773 Nữ)

Từ 15 đến 64 tuổi: 69.6% (31.824.777 Nam và 31.887.228 Nữ)

Trên 65 tuổi: 5.5% (1.940.755 Nam và 3.117.473 Nữ)

Việt Nam gồm 54 sắc tộc. Đông nhất là người Kinh, chiếm 85.7%, Tày (1.9%), Thái (1.8%), Mường (1.5%), Khmer (1.5%), Hmông (1.2%), Nùng (1.1%), còn lại 5.3% là người Dao, Giarai, Êđê , Chăm, Sán-Dìu, Raglay... Đa số các dân-tộc này sống ở miền núi trong những vùng sâu, vùng xa phía Bắc, Tây Nguyên, miền Trung và đồng-bằng sông Cửu-Long. Cuối cùng là các dân-tộc Brâu, Ơ-Đu và Rơ-Măm chỉ khoảng trên 300 người.

Link: https://www.cia.gov/library/publications/the-world-factbook/geos/vm.html

Người Hoa cũng được xem là 1 trong 54 sắc dân thiểu-số tại Việt-Nam. Theo “Từ-Điển Bách-Khoa-Toàn-Thư” họ là người có tổ-tiên đến từ Trung-Quốc. Phần lớn là người Hán, tuy nhiên cũng có những người không thuộc Hán tộc. Phần đông người Hoa ở Việt-Nam cũng như trên thế-giới đều đến từ hai tỉnh cực Nam của Trung Quốc là Quảng-Đông và Phúc-Kiến. Riêng một bộ phận nhỏ đến từ vùng duyên-hải Triều-San thì được gọi là người Triều-Châu. Hiện nay người Hoa ở Việt-Nam gồm hai thành-phần: nhóm thứ nhất đã vào nước ta sinh sống chủ yếu tại miền Nam từ khoảng 300 năm nay (thời Trần-Thượng-Xuyên, Dương-Ngạn-Địch, Mạc-Cửu), số còn lại mới vào Việt-Nam từ đầu thế-kỷ 20 khi nước ta còn là thuộc-địa của Pháp, nhóm này sống nhiều tại Chợ-Lớn. Giống như người Hoa tại các nước khác, ở Việt-Nam họ thường tập-trung trong lĩnh-vực thương-mại và được xem là rất thành-đạt.
nguoi_thuong_3
Các ca-nhạc-sĩ: Thanh-Hằng, Dr. David Bui, M.D, Thùy-Liêm, Lan-Anh, Châu-Hiệp, Quốc-Hùng, An-Khoa, Diamond Bích-Ngọc, Thái-Nguyên và Trung-Chánh trong trang-phục “Thổ-Cẩm” trình-diễn tại Garden Park Care Center (sinh-hoạt thiện-nguyện tháng 10 -2012).
Trong giới-hạn của bài viết này, chúng tôi chỉ xin nói đến những nét đặc-sắc của người thiểu-số vùng cao-nguyên Việt-Nam, tức người Thượng.

“UNHCR” (United Nations High Commissioner for Refugees) tức Cao-Uỷ-Tỵ-Nạn-Liên-Hiệp-Quốc thường nói tắt là "Cao-Ủy-Tỵ-Nạn". Tên gọi rất quen thuộc đối với tất-cả những người Việt-Nam phải rời bỏ đất nước sau biến-cố 30, tháng 4, 1975 - đây là một cơ-quan được thành-lập ngày 14 tháng 12 năm 1950, có trụ sở tại Genève (Thụy Sĩ). Tiền-thân là Tổ-Chức-Quốc-Tế về Người-Tỵ-Nạn (International Refugee Organization) và trước nữa là Cơ-Quan Liên-Hiệp-Quốc về Cứu-Tế và Phục-Hồi (United Nations Relief and Rehabilitation Administration). Mục-đích của Cao-Ủy là chỉ-huy và phối-hợp các hoạt-động quốc-tế nhằm bảo-vệ và giải-quyết nhiều vấn-đề cho người tỵ-nạn trên toàn thế-giới. “UNCHR” đã được tặng Giải Nobel Hòa-Bình hai lần: 1954 và 1981.

“UNHCR” đã ghi-nhận rằng: đồng bào vùng cao (Highland) miền Bắc Việt-Nam tức người Thượng (là một thuật-ngữ có từ thời Pháp thuộc), họ thường cư-trú ngoài vùng sông Hồng và có một nền văn-hóa rất gần-gũi với người Việt-Nam.

Người Thượng có thể được chia thành (ít nhất) trên 30 dân-tộc khác nhau; nói không cùng ngôn-ngữ nhưng chủ yếu là loại “Austronesian Languages” (Ngữ Hệ Nam Đảo) như người Gia Rai, Ê-đê, Rag Lai và Chăm. Nói tiếng “Mon-Khmer” là người: Ba Na, Bru-Vân Kiều, Giẻ Triêng, M'Nông, Xê Đăng và X Tieng. Hầu hết họ theo chế-độ Mẫu Hệ “Matrilineality” (là một hình-thái tổ-chức xã-hội trong đó người phụ-nữ, đặc biệt là người Mẹ, giữ vai trò lãnh-đạo, quyền-lực và tài-sản trong gia-đình được truyền từ Mẹ cho con gái). Người Êđê và Bahnar (Jarai, Rhade, Bahnar, Koho, M'nông, Stiêng) thường là tín-hữu Công-Giáo hay Tin-Lành.
nguoi_thuong_1
Các ca-nhạc-sĩ gia-đình “Chân-Quê” mang màu sắc “Thổ-Cẩm” tươi vui đến “Pacific Heaven Health Care Center”. Một Nursing-Home với 99% là người Mỹ trắng.
Người Thượng có nguồn gốc từ các nhóm khác nhau, người ta cho rằng họ đã đến định-cư ở những vùng phía nam Đông-Dương cách đây hơn 2.000 năm - trước khi có sự xuất-hiện của dân-tộc Kinh. Trong suốt thời kỳ tiền thuộc-địa, đồng bào dân-tộc thiểu-số này vẫn duy-trì sự tự-trị với nhà nước Việt-Nam. Từ khi Pháp chiếm Đông-Dương các khu-vực vùng cao là mục-tiêu của giáo-dục truyền giáo và các hoạt-động thương-mại. Người Pháp dùng chính sách “chia để trị” (devide and conquer) giữa người “Thượng” và “Kinh” (tương-tự như hình-thức chia dân-tộc ta làm ba phần: Bắc, Trung & Nam). Từ đó gây ra những mâu-thuẫn nên đã có những cuộc nổi dậy như của người Jarai kéo dài cho đến cuối những năm 1930.

Để dành được sự ủng-hộ từ các nhóm dân-tộc thiểu số ở các vùng cao-nguyên phía Bắc và Trung phần, chính-quyền thực-dân Pháp thành lập khu tự-trị dân-tộc Mường và Thái ở vùng núi Tây- Bắc và Tây-Nguyên Trung bộ như 'Pays Montagnard du Sud' – đặt dưới quyền giám sát trực-tiếp của vua Bảo-Đại lúc bấy giờ.

(Link: http://www.unhcr.org/refworld/topic,463af2212,469f2f9a2,49749c7e16,0.html)

Một số tài-liệu khác cũng ghi-nhận rằng: vào năm 1956, Tổng-Thống Ngô-Đình-Diệm của chính-quyền Đệ-Nhất-Cộng-Hòa Việt-Nam cho thành lập “Văn-Phòng-Cố-Vấn-Thượng-Vụ” để góp ý về những vấn-đề liên-quan đến cao-nguyên miền Thượng, rồi được nâng cấp lên thành “Nha-Công-Tác-Xã-Hội-Miền-Thượng” (nghị định số 302/NV ngày 3-7-1957) trực thuộc Phủ-Tổng-Thống, trụ sở đặt tại Huế.

Mặc dù chính-sách đề ra cố-gắng giúp người Thượng hội-nhập và đề cao khái-niệm quốc-gia nhưng cũng vướng vào hậu-quả gây thiệt-hại kinh-tế và tổn thương tự-ái của các sắc-tộc vùng cao-nguyên Trung phần. Phong trào BAJARAKA bộc phát (đây là chữ viết tắt tên bốn sắc tộc lớn trên Tây Nguyên : BAhnar, dJArai, RhAdé và KAho) kêu gọi vận động dân chúng Thượng chống lại chính quyền miền Nam.

Những người lãnh-đạo phong trào gồm có các ông Y Bham Ênuôl (người Rhadé, sáng lập viên), Siu Síp (nhân sĩ Djarai), Y Dhơn Adrong (hiệu trưởng trường tiểu học Lạc Thiện), Y Nuin Hmok (giáo viên trung học buôn Kram kiêm chính trị viên), Y Nam Êban (sĩ quan), Y Bhan Kpor, Y Chôn Mlô Duôn Du, Nay Luett, Paul Nưr (trí thức Bahnar) và nhiều nhân sĩ gốc Chăm, Mạ, Stiêng, Kor...) như một phản-ứng của người dân miền Thượng.

Cuộc chống đối đầu tiên xảy ra vào giữa tháng 9-1957, trong một buổi học chữ Việt dành cho người Thượng : ông Y Bham Ênuôl công-khai nói lên những bất đồng của người Thượng và đòi quyền "biệt lập" về hành-chánh và chính-trị.

Một năm sau, trong hai tháng 8 và 9-1958, phong trào Bajaraka tổ-chức nhiều cuộc xuống đường tại Kontum, Pleiku, Buôn-Ma-Thuột nhưng đều bị trấn áp, tất cả những lãnh tụ của phong trào đều bị bắt, những thành-phần có uy-tín như sĩ-quan và công-chức Thượng đang công-tác trên cao-nguyên đều bị thuyên-chuyển về đồng bằng. Cộng-đồng người Thượng như rắn mất đầu đã bị cán bộ Cộng-Sản nằm vùng tuyên-truyền và lôi kéo theo họ chống lại chính-quyền miền Nam; không những thế, một số thanh-niên Thượng ưu-tú còn được tuyển mộ ra Bắc học-tập rồi đưa vào Nam hoạt-động cho phe Cộng-Sản.

Trước đe dọa mới này, tháng 10-1958, chính-quyền Ngô Đình Diệm kêu gọi Kinh-Thượng hợp tác chống Cộng và hứa sẽ cải-tổ sâu rộng hơn về kinh-tế, xã-hội miền Thượng.Văn-Phòng Xã- Hội được thành-lập tại Tây-Nguyên, nhiều học-sinh Thượng được đưa về Huế và các thành-phố Qui-Nhơn, Nha-Trang, Đà-Lạt học trong những trường trung-học kỹ-thuật. Một số cán-bộ Thượng được đưa về Sài-Gòn tu-nghiệp tại “Học-Viện-Quốc-Gia-Hành-Chánh”.


Nhưng kết quả đã không như mong muốn, Văn-Phòng Xã-Hội không hoạt động gì cả, các học- sinh Thượng ra trường (khoảng 150 người mỗi năm) không tìm được việc làm vì thiếu trình độ; bằng cấp của học sinh Thượng thường do nâng đỡ.Đời sống của người Thượng không sáng sủa gì hơn… (trích từ tài-liệu của chuyên-gia dân-tộc tại Pháp: Nguyễn-Văn-Huy).

Khi nền Đệ Nhất Cộng-Hòa sụp đổ, năm 1964 “Nha-Công-Tác-Xã-Hội-Miền-Thượng” đổi thành “Nha-Ðặc-Trách-Thượng-Vụ” trực thuộc Bộ-Quốc-Phòng và sau đó được nâng cấp lên thành “Phủ-Ðặc-Ủy-Thượng-Vụ”.

Sang thời Đệ Nhị Cộng-Hòa: năm 1969, “Bộ-Phát-Triển-Sắc-Tộc” được thành lập ngay trong chính-phủ Việt-Nam-Cộng-Hòa do một người Thượng lãnh đạo, có chức-năng tương-đương các Bộ khác. Tổng-Trưởng Bộ-Sắc-Tộc lúc bấy giờ lần lượt là các ông Paul Nưr, Ya Ba, cuối cùng là ông Nay Luett (Nay Louette), một lãnh-tụ người GiaRai.

Cho đến ngày nay, dân-tộc Kinh chiếm khoảng hai phần ba dân-số người miền Thượng.

Chúng tôi vừa sơ-lược vắn-tắt về nguồn gốc và đời sống của người thiể-số Việt-Nam.

Hơn mười năm qua, trên những chặng đường chia xẻ tình-thương đến các đồng-bào khó nghèo vùng Thượng-Du; chúng tôi đã có cơ may gặp trực-tiếp nhiều sắc tộc như: Xinh-Mun, Mường, La-Ha, Chăm, Dao, Hre, Ba-Na, Lô-Lô, Tày, Thái, Cơ-Tu, Nùng… Họ sống hiền hòa như cây, như cỏ. Bình-dị, hoang-sơ trong những căn nhà sàn trên triền đồi hoặc ngay ở vách núi cheo-leo. Ấn-tượng sâu đậm nhất trong tôi là những bộ trang-phục rất đẹp mắt và đầy sức quyến rũ của các Sơn-Nữ núi rừng cao-nguyên huyền-bí– Đó chính là: “Thổ-Cẩm Việt-Nam”.

Mỗi một vùng đất, mỗi một tộc người có những nét rất riêng mà phải thật tinh-ý chúng ta mới nhận biết được qua chất liệu mềm mại, màu sắc và hoa-văn đầy ý-nghĩa trên mặt vải. Đặc biệt càng ở vùng núi cao, nơi quanh năm mây mù bao phủ, hoa-văn của họ càng thiên về màu nóng với nhiều đỏ, vàng. Ở cổ và nẹp áo phụ-nữ Mông-Hoa có xử-dụng chỉ màu đỏ, xanh lá cây thêu hình con ốc (lầu kưx), loại ốc này sống trên cạn, còn gọi là ốc rồng (Kưx rong), hoặc bố-cục theo lối băng ngang họa tiết hình con chim (lầu-mờ-nông) cách điệu, nổi rõ hai bên nẹp trên nền vải trắng.

Hoa-văn của mỗi dân-tộc đều mang những nét đặc-trưng riêng về bố-cục, màu sắc, lối trang-trí, tạo nên sự phong-phú đa-dạng, nhưng chúng lại thể-hiện một sự thống-nhất cao về tính hình-học và cách điệu hóa. Loại hoa-văn này phản-ánh một thế-giới-quan về vũ-trụ và thiên-nhiên như mặt trời, hoa lá, sóng nước, núi non, cây thông hoặc các loài động vật... Đôi khi mang hình chim thú, hoa lá được dệt trong từng ô vuông nhỏ, cân-đối, rất tỉ-mỉ; tạo nên cảm-giác hoang-sơ sắc-xảo, biểu-tượng của từng dân-tộc Thượng; hoa-văn nổi lên trên bề mặt vải như thêu, đem lại sự tương-phản nhưng rất hòa-hợp qua từng sắc độ của màu.

Nghề dệt Thổ-Cẩm có từ rất lâu đời ở nước ta, trước đây sản-phẩm này được tạo ra chủ-yếu nhằm phục-vụ nhu-cầu trong gia-đình các bộ-tộc, làm của hồi-môn khi con gái về nhà chồng và một phần để trao đổi hàng-hoá lấy lương-thực.Ngày nay, Thổ-Cẩm là những món quà lưu-niệm rất được ưa chuộng đối với khách du-lịch khi đi đến các vùng cao-nguyên Việt-Nam.

Nguyên-liệu chính được xử-dụng là bông vải; thu hoạch theo mùa được đánh tơi xốp rồi kéo thành sợi.Một số dân-tộc còn khai-thác chất liệu từ vỏ cây kéo thành sợi. Kỹ-thuật lấy sợi và mắc thành cuộn theo các quy trình sau:

Cho bông qua giá tách hạt - Cung bật bông - Xa quấn tơ - Xa bắt chỉ - Xa đánh ống - Giá mắc sợi - Khung xỏ go.

Quá trình nhuộm vải như sau:

Màu nhuộm dành cho Thổ-Cẩm có thể được tạo ra từ nhiều chất liệu thiên-nhiên và phương-pháp khác nhau:

- Màu đen: ngâm lá chùm bầu với bùn non từ ba đến bảy ngày đêm hoặc ngâm lá chàm.

- Màu nâu hoặc màu đỏ sẫm lấy từ các loại vỏ cây.

- Màu xanh: nung vỏ ốc suối thật khô, ngâm thành vôi rồi trộn với nước lá krum; hoặc ngâm lá chàm.

- Màu đỏ: giã vỏ cây krung già ra, nấu lên.

- Màu nâu đỏ: ngâm giấm vỏ cây sủi, đun sôi khoảng ba giờ và làm mát qua đêm, pha thêm phèn rồi ngâm sợi vải ở nhiệt độ 80 độ C.

- Màu vàng: nhuộm từ củ nghệ.

Sau khi nhuộm, sợi được phơi khô. Người thợ nhuộm xử-dụng một chiếc bàn chải (kruamrai), chải dọc theo cuộn sợi để gỡ sạch các vụn màu và vỏ cây.

Hàng Thổ-Cẩm cũng đã được nhà thiết-kế nổi tiếng Minh-Hạnh (Saigon) đem sang Pháp để tham-dự Festival ngành dệt may từ ngày 12 đến 16 tháng 9, 2012 vừa qua tại Clermont Ferrand. Thổ-Cẩm Việt-Nam đã được xếp vào mặt hàng mang tầm-vóc quốc-tế vì để lại rất nhiều ấn-tượng đẹp và được mọi người vô cùng yêu thích & hâm-mộ.

Trong những chương-trình sinh-hoạt âm-nhạc thiện-nguyện của gia-đình “Chân-Quê” hàng tháng tại các Trung-Tâm-Điều-Dưỡng (Nursing-Home) vùng quận Cam, California – Hoa-Kỳ không ngừng nghỉ suốt 12 năm qua. Diamond Bích-Ngọc luôn sưu-tầm và tự thiết-kế các trang-phục lạ, thật đẹp mắt – thay đổi theo từng mùa cho tất-cả các ca-nhạc-sĩ than-gia thiện-nguyện. Như tháng 10 (chủ-đề mừng lễ Halloween; thay vì là những bộ custumes ma-quái); chúng tôi đã dầy công đi về miền Thượng-Du Việt-Nam; sưu-tầm hàng Thổ-Cẩm đem đến trình-diễn cho khán-giả; đặc-biệt là những bệnh-nhân, y-tá, bác-sĩ người Mỹ trong Nursing-Home; giới-thiệu nét đặc thù, về nền văn-hóa độc đáo Việt-Nam.

Các thiện-nguyện-viên cũng luôn chuẩn bị chu-đáo cho chương-trình, như anh Quốc-Hùng (Black Caps) phải soạn hòa-âm, gửi MP3 qua Email cho từng thành-viên nghe trước, nhạc-sĩ kỳ-cựu Châu-Hiệp phối-khí bằng thanh-âm guitarist điêu-luyện, rất tuyệt-vời! Các ca-nhạc-sĩ: Trung-Chánh, Dr. David Bui, M.D, Thanh-Hằng, Thùy-Liêm, Lan-Anh tập dợt kỹ càng sao cho đúng nhịp, đúng âm-vực của từng nốt, từng cung bậc, giai-điệu nhạc trước ngày biểu-diễn. Riêng ca-nhạc-sĩ Thái-Nguyên và Diamond Bích-Ngọc, cuối tuần phải lái xe chở đầy nhạc-cụ đi và về mỗi lượt 5 tiếng đồng-hồ từ nhà đến các Nursing-Home không quản ngại đường xa đầy bất trắc (vì “Tejon Pass” hiểm-trở - mùa Đông tuyết rơi và mùa Hè thì dễ cháy rừng; đôi khi cảnh-sát chặn tất-cả xe cộ không cho vượt đèo để tránh hiểm-nguy!) Xem thêm chi-tiết qua “link”: http://www.vietbao.com/D_1-2_2-44_4-180440_5-15_6-1_17-1_14-2_15-2_10-5138_12-1/

Những cố-gắng về nội-dung lẫn hình-thức này không ngoài mục đích phục-vụ cho khán-giả - dù họ chỉ là những bệnh-nhân yếu đuối; không đủ sức trao tặng lại bằng những tràng pháo tay nồng nàn như trong các buổi đại-nhạc-hội ngoài đời. Nhưng qua cách tỏ bày sự cảm-kích, trân-quý bằng ánh mắt rạng ngời vui sướng hồn-nhiên, nét cười hay những giọt nước mắt cảm-động yêu-thương, những bắt tay xiết chặt không muốn xa rời của khán-giả đối với các thiện-nguyện-viên.Tất-cả biểu-hiện này phải chăng đã quá đủ bù đắp cho sự hy-sinh về thời-gian, công sức & vật-chất của gia-đình “Chân-Quê”;làm hành-trang tiếp tục cho chúng tôi trên bước đường phụng-sự tha-nhân.

Để đúc kết bài viết này, xin phép mượn những câu thơ rất “Thiền”, rất dễ-thương của thi-sĩ Du-Tử-Lê để tặng cho chính mình và tất-cả các thiện-nguyện-viên trên toàn thế-giới:

“Thế giới vì em sẽ dịu hiền
Biển đời phút chốc bỗng bình-yên
Cánh chim tịch tịch miền vô niệm
Vô chấp em ngồi như Quan-Âm”


(Trích từ thi-phẩm: Vì Em Tôi Đã Làm Sa-di)

Diamond Bích-Ngọc (sưu-tầm & biên soạn - www.diamondbichngoc.com)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Cận Tết năm Thìn, Marianne Brown (Guardian Weekly) có bài “Vietnam’s parents want a dragon son.” Trời! Tưởng gì, chớ cả Tầu lẫn Ta ai mà không muốn có con trai tuổi Rồng. Nhâm Thìn, tất nhiên, lại càng bảnh dữ nữa. Nam nhâm nữ quí thì sang mà lị. Theo tuviso.com: “Tuổi Nhâm Thìn có nhiều hy vọng tốt đẹp về vấn đề tình duyên và tương lai về cuộc sống, có phần tốt đẹp về tình cảm và tài lộc, vào trung vận và hậu vận thì được nhiều tốt đẹp về hạnh phúc, công danh có phần lên cao.”
Một quan điểm lạc quan đang dấy lên trong hàng ngũ Lãnh đạo đảng CSVN khi bước vào năm 2024, nhưng thực tế tiềm ẩn những khó khăn chưa lường trước được...
Nếu Donald Trump giành lại được Nhà Trắng vào tháng 11, năm nay có thể đánh dấu một bước ngoặt đối với quyền lực của Mỹ. Cuối cùng, nỗi sợ hãi về tình trạng suy tàn đã khiến cho người Mỹ bận tâm kể từ thời thuộc địa sẽ được biện minh. Hầu hết người Mỹ tin rằng, Hoa Kỳ trong tình trạng suy tàn, Donald Trump tuyên bố rằng ông có thể “Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại”. Nhưng tiền đề của Trump đơn giản là sai, và các biện pháp trị liệu được ông đề xuất đặt ra mối đe dọa lớn nhất đối với nước Mỹ.
Đảng CSVN hay nói “Trí thức là “nguyên khí của quốc gia”, làm hưng thịnh đất nước, rạng rỡ dân tộc*; “Trí thức là vốn liếng quý báu của Dân tộc”; hay “Thanh niên là rường cột của nước nhà” , nhưng tại sao nhiều người vẫn ngại đứng vào hàng ngũ đảng? Lý do vì đảng chỉ muốn gom Trí thức và Thanh niên “vào chung một rọ để nắm tóc”...
Tây Bắc hay Tây Nguyên thì cũng chừng đó vấn đề thôi: đất đai, tôn giáo, chủng tộc… Cả ba đều bị nhũng nhiễu, lũng đoạn tới cùng, và bị áp chế dã man tàn bạo. Ở đâu giới quan chức cũng đều được dung dưỡng, bao che để tiếp tục lộng quyền (thay vì xét sử) nên bi kịch của Tây Nguyên (nói riêng) và Cao Nguyên (nói chung) e sẽ còn dài, nếu chế độ toàn trị hiện hành vẫn còn tồn tại...
Bữa rồi, nhà thơ Inra Sara tâm sự: “Non 30 năm sống đất Sài Gòn, tôi gặp vô số người được cho là thành công, thuộc nhiều ngành nghề, đủ lứa tuổi, thành phần. Lạ, nhìn sâu vào mắt họ, cứ ẩn hiện sự bất an, lo âu.” “Bất an” có lẽ không chỉ là tâm trạng của người Sài Gòn mà dường như là tâm cảm chung của toàn dân Việt – không phân biệt chủng tộc, giới tính hay giai cấp nào ráo trọi – nhất là những kẻ sắp từ giã cõi trần. Di Cảo của Chế Lan Viên và di bút (Đi Tìm Cái Tôi Đã Mất) của Nguyễn Khải, theo nhận xét của nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn, chỉ là những tác phẩm “cốt để xếp hàng cả hai cửa. Cửa cũ, các ông chẳng bao giờ từ. Còn nếu tình hình khác đi, có sự đánh giá khác đi, các ông đã có sẵn cục gạch của mình ở bên cửa mới (bạn đọc có sống ở Hà Nội thời bao cấp hẳn nhớ tâm trạng mỗi lần đi xếp hàng và không sao quên được những cục gạch mà có lần nào đó mình đã sử dụng).”
Tập Cận Bình tin rằng lịch sử đang dịch chuyển theo hướng có lợi cho mình. Trong chuyến thăm Vladimir Putin tại Matxcơva vào tháng 3 năm ngoái, nhà lãnh đạo Trung Quốc nói với Tổng thống Nga rằng “Ngay lúc này, chúng ta đang chứng kiến một sự thay đổi chưa từng thấy trong 100 năm qua, và chúng ta đang cùng nhau thúc đẩy sự thay đổi ấy.”
Sau 20 năm chiêu dụ Kiều bào về giúp nước không thành công, đảng CSVN lại tung ta Dự án “Phát huy nguồn lực của người Việt Nam ở nước ngoài phục vụ phát triển đất nước trong tình hình mới” vào dịp Tết Nguyên Đán Giáp Thìn 2024. Đây là lần thứ tư, từ khi có Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 26 tháng 3 năm 2004, một Quyết định nhằm mưu tìm đầu tư, hợp tác khoa học, kỹ thuật và tổ chức các Hội, Đoàn người Việt ở nước ngoài, đặt dưới quyền lãnh đạo của đảng CSVN được tung ra...
Khi số lượng di dân vượt biên bất hợp pháp qua biên giới Hoa Kỳ-Mexico tăng cao kỷ lục, câu hỏi quan trọng được đặt ra là: Làm thế nào mà Hoa Kỳ lại rơi vào tình trạng này, và Hoa Kỳ có thể học hỏi những gì từ cách các quốc gia khác ứng phó với các vấn đề an ninh biên giới và nhập cư. Chào đón công dân nước ngoài đến với đất nước của mình là một việc khá quan trọng để giúp cải thiện tăng trưởng kinh tế, tiến bộ khoa học, nguồn cung ứng lao động và đa dạng văn hóa. Nhưng những di dân vào và ở lại Hoa Kỳ mà không có thị thực hoặc giấy tờ hợp lệ có thể gây ra nhiều vấn đề – cho chính bản thân họ và cho cả chính quyền địa phương bởi tình trạng quá tải không thể kịp thời giải quyết các trường hợp xin tị nạn tại tòa án nhập cư, hoặc cung cấp nơi ở tạm thời và các nhu cầu cơ bản khác. Mà tình trạng này hiện đang xảy ra ở rất nhiều nơi ở Hoa Kỳ.
Trên vai những pho tượng trắng trong vườn Lục Xâm Bảo, lá vàng đã bắt đầu rơi lất phất. Mùa Thu Paris thật lãng mạn. Henry Kissinger đi dạo quanh một hồ nhỏ ở ngoại ô gần Rambouillet. Nơi đây từng cặp tình nhân đang nắm tay nhau bên những cành cây la đà bóng hồ. Ông thấy lòng mình nao nao (melancholic) vì sắp tới phiên họp quan trọng nhất với ông Lê Đức Thọ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.