Hôm nay,  

Nhân Bầu Cử 2012, Nói Về Bầu Tổng Thống Qua Cử Tri Đoàn

30/10/201200:00:00(Xem: 6565)
Khoản II, điều 1 (Article II, section1) Hiến pháp Hoa Kỳ xác định cách bầu tổng thống. Không phải theo lối phổ thông đầu phiếu, ai được nhiều phiếu nhất của những cử tri đi bầu thì đắc cử mà theo phiếu của Cử Tri Đoàn (CTĐ - electoral college). Ai được nhiều phiếu CTĐ nhất thì đắc cử. Nếu không ai có đa số thì Hạ nghị viện, mỗi tiểu bang một phiếu sẽ bầu chọn tổng thống. Nếu lại đồng phiếu thì một Ủy ban Bầu cử đặc biệt do Hạ nghị viện thành lập sẽ quyết định ai đắc cử.

CTĐ gọi là Đoàn nhưng chỉ là một người đại diện cho nhiều cử tri, được chọn theo một tiêu chuẩn nào đó theo luật từng tiểu bang. Nhưng Hiến pháp quy định Dân biểu, Thượng nghị sĩ và viên chức chính quyền liên bang không được chọn làm CTĐ. Hiến pháp cũng ấn định số CTĐ cho mỗi tiểu bang bằng tổng số dân biểu và thượng nghị sĩ của tiểu bang đó và thủ đô Washington D.C có 3. Theo tiêu chuấn hiến định đó hiện nay tiểu bang California có 55 CTĐ, Alsaka có 3 CTĐ v.v… Tổng số CTĐ toàn quốc là 538 (435 DB, 100 TNS, cọng 3 của Quận Thủ đô). Với chế độ lưỡng đảng hiện nay ứng cử viên nào đạt được qúa bán con số 538 tức 270 CTĐ thì đắc cử tổng thống. Cách phân chia số CTĐ cho các ứng cử viên dựa vào kết qủa phiếu của dân trong từng tiểu bang.

Theo bản Hiến pháp viết năm 1787 do 13 tiểu bang đầu tiên họp tại Philadelphia soạn thảo, được phê chuẩn và trở nên có hiệu lực năm 1788 cách bầu tổng thống theo lối CTĐ khá phức tạp vì có nhiều đảng. Năm 1824 có 3 ứng cử viên tổng thống. Ông Andrew Jackson được nhiều phiếu của dân nhưng không có đa số CTĐ. Hạ nghị viện bầu ông John Quincy Adams làm tổng thống. Nhiệm kỳ sau ông Jackson đánh bại ông Adams và trở thành tổng thống thứ 7 của Hoa Kỳ. Vì vụ “chướng mắt” do Hiến pháp mà ra là được dân bầu với đa số phiếu mà không đắc cử tổng thống nên Hoa Kỳ dần dần tiến đến chế độ lưỡng đảng, đảng Cộng Hòa và đảng Dân Chủ cho đến hôm nay.

Để bảo đảm (hy vọng thì đúng hơn) rằng trong chế độ lưỡng đảng ứng cử viên nào được nhiều phiếu của dân cũng sẽ có đa số phiếu CTĐ, một số tiểu bang thông qua luật buộc tất cả CTĐ của tiểu bang phải bỏ phiếu cho ứng cử viên chiếm được đa số phiếu của dân trong tiểu bang (gọi là “winner takes all”). Hiện có 26 tiểu bang (thêm D.C.) theo chế độ “winner takes all”. Các CTĐ trong 24 bang còn lại trên nguyên tắc hoàn toàn tự do. Tuy nhiên các CTĐ này theo truyền thống chìu ý dân họ đều bỏ phiếu cho ứng cử viên thắng trong tiểu bang. Ngày 17 tháng 12 trong năm bầu tổng thống tức sau khi dân đã đi bầu trong ngày Thứ Ba tiếp ngay sau ngày Thứ Hai đầu tiên trong tháng 11 các CTĐ họp nhau tại thủ đô mỗi tiểu bang bỏ phiếu rồi gởi báo cáo kết quả về Thượng nghị viện. Ngày 6 tháng 1 năm sau trước lưỡng viện quốc hội kết quả được tổng kết và lưỡng viện công bố ai đắc cử tổng thống.

Tuy nhiên, những điều này được làm theo văn bản của Hiến pháp và để lưu trữ hồ sơ thôi. Trên thực tế, cuối ngày bầu cử (năm nay nhằm ngày 6 tháng 11) khi có kết quả từng tiểu bang, và nhất là khi phiếu CTĐ chênh lệch trông thấy và lượng định rằng dù có vài bất thường đâu đó kết quả phiếu CTĐ cũng sẽ không thay đổi bao nhiều thì ứng cử viên không đủ phiếu CTĐ chấp nhận thua cuộc và chúc mừng người chiến thắng. Kể từ giờ phút đó dân chúng Hoa Kỳ đã biết ai là tổng thống đắc cử (president-elect).

Trong lịch sự bầu tổng thống Hoa Kỳ kể từ khi có chế độ lưỡng đảng (1824) đến nay có 3 lần ứng cử viên thua phiếu dân nhưng đắc cử tổng thống. Năm 1876 ứng cử viên Cộng Hòa Rutherford B. Hayes thua phiếu ứng cử viên Samuel Tildon, nhưng kiện phiếu CTĐ tại 4 tiểu bang và đắc cử tổng thống thứ 19 của Hoa Kỳ. Năm 1888 ứng cử viên Benjamin Harisson thua phiếu dân nhưng thắng phiếu CTĐ đánh bại tổng thống đương nhiệm Grover Cleveland và đắc cử tổng thống thứ 23. Gần đây nhất, năm 2000 tổng thống George W. Bush thua ứng cử viên Dân Chủ Al Gore 500.000 phiếu nhưng đắc cử tổng thống do chiếm đa số phiếu CTĐ sau khi lấy được 29 phiếu CTĐ của tiểu bang Florida.


Tại sao cách thức bầu tổng thống Hoa Kỳ phức tạp như vậy? Nguyên do phát xuất từ hoàn cảnh xã hội Hoa Kỳ vào thời lập quốc. Khi đại diện 13 tiểu bang trong Ủy ban soạn thảo Hiến pháp họp Philadelphia thì diện địa quá rộng và thực tế vật chất cho thấy không thể tổ chức phổ thông đầu phiếu được. Ngoài ra nếu phổ thông đầu phiếu các tiểu bang nhiều dân sẽ chiếm ưu thế và nắm quyền lãnh đạo. Phải có một thể thức bầu tổng thống thế nào cho các tiểu bang nhỏ ít dân có thể có tiếng nói. Thoạt tiên các đại biểu nghĩ đến phương pháp để quốc hội bầu tổng thống. Nhưng nếu vậy thì quốc hội đẻ ra hành pháp và vi phạm nguyên tắc lập pháp, hành pháp, tư pháp kiểm soát lẫn nhau (checks and balances). Do đó nảy ra sáng kiến phổ thông đầu phiếu kết hợp với hệ thống CTĐ. Qua hệ thống CTĐ một ứng cử viên từ một tiểu bang ít dân vẫn có thể đắc cử tổng thống.

Từ vụ tổng thống George W. Bush thắng Al Gore, vấn đề bầu theo CTĐ bị nhiều nhà nghiên cứu hiến pháp công kích, cho là không dân chủ vì được đa số dân bầu mà không đắc cử. Nhưng những người bênh vực hệ thống CTĐ cho rằng tổng thống Hoa Kỳ không phải là người đại diện cho đa số dân mà là người đại diện cho quyền lợi các tiểu bang, lớn cũng như nhỏ, đại diện cho các khuynh hướng chính trị, đại diện cho các nhóm thế lực và các nhóm quyền lợi và đại diện cho thành phần thiểu số. Trong tình trạng hiện nay số người thiểu số gia tăng và bắt đầu chiếm đa số dân thì hệ thống CTĐ trở nên ăn khách hơn vì nó giúp người Mỹ gốc da trắng bảo vệ quyền lợi chính đáng của họ. Trước đây bà Hillary Clinton chủ trương tu chính Hiến pháp đổi cách bầu tổng thống, nhưng có thể nghĩ lại bà sẽ không bao giờ nhắc đến việc này nữa.

Năm nay cuộc chạy đua giữa ông Mitt Romney và ông Barack Obama vào tòa Bạch Ốc sẽ diễn tiến như thế nào? Ai sẽ chiếm được 270 CTĐ trở lên để đắc cử?

Đến lúc này ông Romney và ông Obama sẽ thắng ở tiểu bang nào thì đã rõ. Ông Obama nắm chắc 201 và ông Romney nắm chắc 191 CTĐ. Còn lại 146 phiếu CTĐ trong 11 tiểu bang chưa biết chắc bao nhiêu lọt về tay ai. Gồm theo thứ tự quan trọng: Florida (29 phiếu), Pennsylvania (20 phiếu), Ohio (18 phiếu), Michigan (16 phiếu),North Carolina (15 phiếu), Virginia (13 phiếu), Wisconsin (10 phiếu), Colorado (9 phiếu), Nevada (6 phiếu), Iowa (6 phiếu) và New Hampshire (4 phiếu). Trong 11 tiểu bang đó hai tiểu bang nặng cân thì Florida nghiêng Cộng Hòa, Ohio nghiêng Dân Chủ. Còn lại ngang ngữa.

Bảng CTĐ ở trên cho thấy cuộc bầu cử sẽ được quyết định bởi 11 tiểu bang nói trên, trong đó Florida tối quan trọng cho Cộng Hòa và Ohio tối quan trọng cho Dân Chủ. Nếu Cộng Hòa mất Florida thì cơ may đắc cử của ông Romney trở nên mong manh. Ngược lại nếu Dân Chủ mất Ohio thì ông Obama có thể là tổng thống một nhiệm kỳ. Tuy nhiên sự thắng bại các tiểu bang nặng ký như Pennsylvania, Michigan, North Carolina, Virginia cũng đóng phần quan trọng không kém.

Vào những ngày cuối cùng của cuộc tranh cử, thăm dò dư luận cho thấy phiếu dân của hai ứng cử viên mấp mé 49-49 nên rất khó đoán ai thắng ai thua tại 11 tiểu bang quyết định.

Vào khuya ngày 6/11 tới có hai việc có thể xẩy ra. Thứ nhất, kết quả phiếu CTĐ chênh lệch trông thấy, và một trong hai ông Romney hay Obama gọi điện thoại chúc mừng ông kia theo truyền thống dân chủ của Hoa Kỳ và hứa hợp tác xây dựng đất nước. Thứ hai là phiếu CTĐ của hai ông quá sít sao, và một trong hai ông sẽ kiện xin đếm phiếu lại tại một hay tại nhiều tiểu bang có trục trặc kỹ thuật trong tiến trình bầu cử để giành phiếu CTĐ cho đủ con số 270.

Chỉ còn 10 ngày nữa. Hãy cầu nguyện và ráng chờ!
Trần Bình Nam
Oct. 27, 2012
binhnam@sbcglobal.net
www.tranbinhnam.com
Tài liệu tham khảo:
1. Founderschoice: Electoral college by Joshua Spivak – Los Angeles Times 25 Oct. 2012
2. Time Almanac 2010
3. Google

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Một quan điểm lạc quan đang dấy lên trong hàng ngũ Lãnh đạo đảng CSVN khi bước vào năm 2024, nhưng thực tế tiềm ẩn những khó khăn chưa lường trước được...
Nếu Donald Trump giành lại được Nhà Trắng vào tháng 11, năm nay có thể đánh dấu một bước ngoặt đối với quyền lực của Mỹ. Cuối cùng, nỗi sợ hãi về tình trạng suy tàn đã khiến cho người Mỹ bận tâm kể từ thời thuộc địa sẽ được biện minh. Hầu hết người Mỹ tin rằng, Hoa Kỳ trong tình trạng suy tàn, Donald Trump tuyên bố rằng ông có thể “Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại”. Nhưng tiền đề của Trump đơn giản là sai, và các biện pháp trị liệu được ông đề xuất đặt ra mối đe dọa lớn nhất đối với nước Mỹ.
Đảng CSVN hay nói “Trí thức là “nguyên khí của quốc gia”, làm hưng thịnh đất nước, rạng rỡ dân tộc*; “Trí thức là vốn liếng quý báu của Dân tộc”; hay “Thanh niên là rường cột của nước nhà” , nhưng tại sao nhiều người vẫn ngại đứng vào hàng ngũ đảng? Lý do vì đảng chỉ muốn gom Trí thức và Thanh niên “vào chung một rọ để nắm tóc”...
Tây Bắc hay Tây Nguyên thì cũng chừng đó vấn đề thôi: đất đai, tôn giáo, chủng tộc… Cả ba đều bị nhũng nhiễu, lũng đoạn tới cùng, và bị áp chế dã man tàn bạo. Ở đâu giới quan chức cũng đều được dung dưỡng, bao che để tiếp tục lộng quyền (thay vì xét sử) nên bi kịch của Tây Nguyên (nói riêng) và Cao Nguyên (nói chung) e sẽ còn dài, nếu chế độ toàn trị hiện hành vẫn còn tồn tại...
Bữa rồi, nhà thơ Inra Sara tâm sự: “Non 30 năm sống đất Sài Gòn, tôi gặp vô số người được cho là thành công, thuộc nhiều ngành nghề, đủ lứa tuổi, thành phần. Lạ, nhìn sâu vào mắt họ, cứ ẩn hiện sự bất an, lo âu.” “Bất an” có lẽ không chỉ là tâm trạng của người Sài Gòn mà dường như là tâm cảm chung của toàn dân Việt – không phân biệt chủng tộc, giới tính hay giai cấp nào ráo trọi – nhất là những kẻ sắp từ giã cõi trần. Di Cảo của Chế Lan Viên và di bút (Đi Tìm Cái Tôi Đã Mất) của Nguyễn Khải, theo nhận xét của nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn, chỉ là những tác phẩm “cốt để xếp hàng cả hai cửa. Cửa cũ, các ông chẳng bao giờ từ. Còn nếu tình hình khác đi, có sự đánh giá khác đi, các ông đã có sẵn cục gạch của mình ở bên cửa mới (bạn đọc có sống ở Hà Nội thời bao cấp hẳn nhớ tâm trạng mỗi lần đi xếp hàng và không sao quên được những cục gạch mà có lần nào đó mình đã sử dụng).”
Tập Cận Bình tin rằng lịch sử đang dịch chuyển theo hướng có lợi cho mình. Trong chuyến thăm Vladimir Putin tại Matxcơva vào tháng 3 năm ngoái, nhà lãnh đạo Trung Quốc nói với Tổng thống Nga rằng “Ngay lúc này, chúng ta đang chứng kiến một sự thay đổi chưa từng thấy trong 100 năm qua, và chúng ta đang cùng nhau thúc đẩy sự thay đổi ấy.”
Sau 20 năm chiêu dụ Kiều bào về giúp nước không thành công, đảng CSVN lại tung ta Dự án “Phát huy nguồn lực của người Việt Nam ở nước ngoài phục vụ phát triển đất nước trong tình hình mới” vào dịp Tết Nguyên Đán Giáp Thìn 2024. Đây là lần thứ tư, từ khi có Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 26 tháng 3 năm 2004, một Quyết định nhằm mưu tìm đầu tư, hợp tác khoa học, kỹ thuật và tổ chức các Hội, Đoàn người Việt ở nước ngoài, đặt dưới quyền lãnh đạo của đảng CSVN được tung ra...
Khi số lượng di dân vượt biên bất hợp pháp qua biên giới Hoa Kỳ-Mexico tăng cao kỷ lục, câu hỏi quan trọng được đặt ra là: Làm thế nào mà Hoa Kỳ lại rơi vào tình trạng này, và Hoa Kỳ có thể học hỏi những gì từ cách các quốc gia khác ứng phó với các vấn đề an ninh biên giới và nhập cư. Chào đón công dân nước ngoài đến với đất nước của mình là một việc khá quan trọng để giúp cải thiện tăng trưởng kinh tế, tiến bộ khoa học, nguồn cung ứng lao động và đa dạng văn hóa. Nhưng những di dân vào và ở lại Hoa Kỳ mà không có thị thực hoặc giấy tờ hợp lệ có thể gây ra nhiều vấn đề – cho chính bản thân họ và cho cả chính quyền địa phương bởi tình trạng quá tải không thể kịp thời giải quyết các trường hợp xin tị nạn tại tòa án nhập cư, hoặc cung cấp nơi ở tạm thời và các nhu cầu cơ bản khác. Mà tình trạng này hiện đang xảy ra ở rất nhiều nơi ở Hoa Kỳ.
Trên vai những pho tượng trắng trong vườn Lục Xâm Bảo, lá vàng đã bắt đầu rơi lất phất. Mùa Thu Paris thật lãng mạn. Henry Kissinger đi dạo quanh một hồ nhỏ ở ngoại ô gần Rambouillet. Nơi đây từng cặp tình nhân đang nắm tay nhau bên những cành cây la đà bóng hồ. Ông thấy lòng mình nao nao (melancholic) vì sắp tới phiên họp quan trọng nhất với ông Lê Đức Thọ.
Tôi nghe nhiều người tỏ ý bi quan về hiện cảnh cũng như tương lai (đen tối) của Việt Nam. Dân tộc nào, số phận đó. Một đất nước có những người viết sử và làm luật (cỡ) như ông Dương Trung Quốc thì… đen là phải!
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.