Hôm nay,  

Những Dòng Sông Tranh Đấu

13/10/201200:00:00(Xem: 8043)
(Cảm nghĩ sau khi xem: http://www.youtube.com/watch?v=NhH6yxFlg8Q)

Hôm nay, tôi nhận được You-tube thơ từ một người bạn, với giọng đọc tràn đầy tâm cảm, chất chứa tình yêu quê hương, và một giọng ngâm gửi gấm trọn vẹn ý tác giả. Hình ảnh trong video clip đã chạm mạnh mẽ vào trái tim.

Nhớ ngày còn nhỏ, từ những năm đầu tiên bậc trung học, tôi mê mẫn với những câu ca dao tục ngữ từng miền đơn sơ. Thời đó, cô giáo dạy Việt văn của tôi là một người miền Bắc có giọng nói trong trẻo, rõ ràng từng câu, từng chữ.Khi cô giảng bài, thỉnh thoảng gặp những đoạn ca dao hay, cô ngâm nga lên, làm cả đám nữ sinh ngẩn ngơ...

It năm sau, lớn hơn một chút, chúng tôi hầu như tắm đẩm ca dao tục ngữ, từ những câu lục bát giản dị qua tới Chinh Phụ ngâm khúc của Đặng Trần Côn (tiếng Hán) được bà Đoàn Thị Điểm diễn dịch bằng chữ nôm qua thể thơ thất ngôn bát cú.

Thuở đất trời nổi cơn gió bụi
Khách má hồng nhiều nỗi truân chuyên*...

Cho đến 1975, khi đất nước thật sự …tan hoang, bầy con Việt bị nổi trôi đủ bốn phương trời...

Nhớ ngày đó, dù chỉ là đọc và cảm nhận.tôi vẫn thường bị cô giáo văn rầy vì hay thả lòng mình qua những vần thơ kiểu ca dao, tục ngữ. Bây giờ, đầu hai màu tóc, tôi mới biết thưởng thức những bài thơ vượt ngoài khuôn sáo cũ, thể thơ tự do nhưng mồi khi tiếng thơ ngâm lên, nghe như tiếng lòng, mạnh mẽ, cuốn hút.

Hôm nay, được nghe một bài thơ qua giọng ngâm đầy cảm động của chị Trúc Minh, giọng ngâm của dân Bắc kỳ Saigon Chín nút (54), có gì loáng thoáng trong tôi hình ảnh, giọng ngâm của cô giáo dạy văn ngày xưa. Quả thật vô cùng xúc động.

Mời các bạn cùng tôi nghe chị Trúc Minh ngâm bài thơ "NHỮNG DÒNG SÔNG TRANH ĐẤU" để thấu hiểu tâm sự của một kẻ sĩ thời nay, anh Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, một Blogger tôi ngưỡng mộ qua bài thơ viết từ 1 trái tim thôi thúc về Tự- Do, Dân- Chủ cho đồng bào trong nước dù trong hoàn cảnh tù đày, bài thơ nói lên tâm sự của tiếng lòng thao thức nhưng chất chứa đầy dẫy những hình ảnh xuống đường đấu tranh. Phải chăng ngoài những lý do anh phanh phui chuyện lãnh đạo bán đất, bán biển, một tâm hồn thơ tràn đầy tình yêu nước với những tác động "sẽ có ngày biến thành cơn lũ..." cũng là lý do để bọn tham những, bất tài vc. quá hãi sợ nên phải xử, cô lập anh bằng bản án 12 năm tù?

Trương Ngọc Anh
Link nghe ngâm thơ: http://www.youtube.com/watch?v=NhH6yxFlg8Q

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
- Mình lúc này không muốn theo dõi tin tức nữa. Mệt lắm. - Mình cũng vậy, không đọc báo, chỉ xem phim hoặc nghe thuyết pháp, tránh nhức đầu. - Đời người ngắn ngủi, sao phải tốn thì giờ… - Ở tuổi này, chuyện gì không vui xin miễn, tội gì phải đọc tin tức rồi tự mình làm khổ mình. Trong những năm gần đây, những phát biểu đại loại như trên từ bạn bè khiến những người trong ngành chúng tôi đôi lúc không khỏi ngán ngẫm về công việc báo chí của mình, một việc làm nếu đã không được tưởng thưởng tài chánh tương xứng, thì phần thưởng tinh thần từ ý nghĩa tự nó cũng không đủ bù đắp. Đọc báo hay không đọc báo?
Hồi đầu thế kỷ, có bữa, tôi nhận được thư của Vũ Thư Hiên. Ông hớn hở cho hay “Anh Tấn sắp sang Pháp chơi với anh vài tuần”. Thuở ấy, hai ông còn khá trẻ trung (và còn sung lắm) nên chắc chắn là đôi bạn già sẽ đi lung tung khắp Âu Châu, chứ dễ gì mà chịu quanh quẩn ở Paris. Mãi cả chục năm sau, sau khi nhà văn Bùi Ngọc Tấn lâm trọng bệnh, tôi mới nghe ông nhắc đến chuyến du hành thú vị này (với ít nhiều tiếc nuối) trong một cuộc phỏng vấn dành cho BBC – vào hôm 14 tháng 11 năm 2014: “Sang châu Âu, tôi quan sát dáng người đi, nét mặt của họ khác dân mình lắm… Đi thì mới biết mình bị mất những gì.”
Chủ tịch nước Tô Lâm được bầu làm Tổng Bí thư đảng CSVN, thay ông Nguyễn Phú Trọng từ trần ngày 19/07/2024, nhưng ông Tô Lâm chỉ dám hứa sẽ tiếp tục đi theo con đường ông Trọng đã đề ra...
Lúc trẻ, tôi thích Võ Hồng. Khi già, tôi ưa Võ Phiến. Ông viết không nhiều (lắm) nên tác phẩm nào tôi cũng đọc đi/đọc lại đôi lần. Xem xong là quên ngay cái tựa nhưng tên tuổi các nhân vật trong chuyện của Võ Phiến thì cứ nhớ hoài. Họ để lại những ấn tượng rất sâu trong lòng độc giả
Dali_-_The_Sacrament_of_the_Last_Supper_-_lowres Tấm tranh Bí Tích Tiệc Ly vẽ các phụ nữ bên trên là một trong những tác phẩm giá trị nhất của Dali, cũng như tại bảo tàng nghệ thuật quốc gia của Mỹ tại Washington D.C. Bao năm qua người thưởng ngoạn lẫn người Ky-tô hữu vẫn lũ lượt ghé thưởng ngoạn tấm tranh của người họa sĩ cận đại nổi tiếng người Tây Ban Nha Salvador Dali này mỗi khi có dịp đến bảo tàng. Nó như một tác phẩm nghệ thuật của nhân loại, tương tự bức tranh Bữa Tiệc Ly tưởng tượng của Leonardo da Vinci, không thuộc sở hữu hay thẩm quyền của riêng tôn giáo nào. Vậy tại sao ban tổ chức Olympic tại Paris bị chỉ trích, lên án nặng nề khi ý tưởng của họ bị diễn giải là nhại theo bức tranh Bữa Tiệc Ly và màn trình diễn là báng bổ Ky-tô giáo?
Sau khi ông Nguyễn Phú Trọng qua đời, Chủ tịch nước Tô Lâm nổi lên là ứng viên hàng đầu thay ông Trọng. Nhưng Việt Nam dưới thời Tổng Bí thư Tô Lâm sẽ như thế nào? Thắc mắc này không khó trả lời vì tập quán của CSVN là “tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách”.
Mùa Hè năm ngoái, cũng vào khoảng này đây, gần như mọi cơ quan truyền thông (trên toàn thế giới) đều hớn hở loan tin: đã tìm thấy bốn em bé biệt tăm, sau khi khiến chiếc phi cơ Cessna 206 bất ngờ bị hỏng máy và rơi xuống rừng sâu núi sâu.
Thời đại Nguyễn Phú Trọng đã khép lại sau 57 năm chuyên chính vô sản và tiếp tục độc tài Cộng sản. Ông Trong qua đời ngày 19/07/2024, thọ 80 tuổi, đã để lại một gia sản dở dang “chống tham nhũng” và “xây dựng, chỉnh đốn Đảng”...
Làm thế nào để ngăn chặn Trung Quốc tiến hành một cuộc xâm lược quân sự toàn diện nhằm chiếm Đài Loan bằng vũ lực? Sau đây là một số suy nghĩ cá nhân về vấn đề quan trọng này, tôi trình bày với tư cách là một học giả về Trung Quốc và không phải là đại diện chính thức của chính phủ Úc...
Tôi không thân thiết, và cũng chả quen biết chi nhiều với Trương Văn Dũng (TVD). Thản hoặc, mới có chút chuyện cần – cần phải trao đổi đôi ba câu ngăn ngắn – thế thôi. Tuy thế, tôi hoàn toàn không ngạc nhiên khi nghe ông bị “túm”, và bị kết án tù. Dù rất ngại làm mất lòng thiên hạ (và cũng rất sợ gạch đá tán loạn, từ khắp bốn phương) nhưng tôi vẫn phải khách quan mà nhìn nhận rằng ông Tô Lâm chưa hề bắt “lộn” một nhân vật bất đồng chính kiến nào (ráo trọi) nhất là trường hợp của TVD!
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.