Hôm nay,  

Tranh Luận Hiệp 1: Đại Họa Cho TT Obama

09/10/201200:00:00(Xem: 12157)
Tối thứ tư 3 tháng 10, cuộc tranh luận đầu đã diễn ra giữa TT Obama và TĐ Romney. Cuộc tranh luận sẽ được tiếp nối bằng hai cuộc tranh luận cấp tổng thống (16 và 22 tháng 10), và một cuộc tranh luận cấp phó tổng thống (11 tháng 10).

Đi vào cuộc tranh luận đầu này, cả hai ứng viên đã bỏ ra ba ngày để tập dợt. TT Obama tập với thượng nghị sĩ John Kerry đóng vai TĐ Romney, vì TNS Kerry đã có kinh nghiệm tranh luận với TT Bush, và là dân Massachusetts, hiểu rõ quá trình của TĐ Romney. TĐ Romney thì tập cùng thượng nghị sĩ Rob Portman của Ohio, một chuyên gia về các vấn đề thuế và ngân sách.

Cuộc tranh luận này cực kỳ quan trọng cho cả hai bên. Vì là cuộc tranh luận đầu nên sẽ có nhiều người theo dõi, để ý nhất, và sẽ để lại ấn tượng quan trọng nhất. Đây là dịp TT Obama bênh vực cho thành quả bốn năm qua và trình bày những gì ông sẽ làm bốn năm tới nếu đắc cử lại. Và là dịp TĐ Romney tự giới thiệu mình và sách lược của mình với dân Mỹ một cách rõ rệt nhất.

Trong những ngày trước tranh luận, các chuyên gia chính trị và truyền thông đều nghĩ TT Obama, với tài hùng biện hơn người, lại là người được nhiều cảm tình cá nhân, sẽ dễ dàng hạ TĐ Romney là người có vẻ cứng ngắc, lại là triệu phú mà các ông bà phó thường dân không mấy có cảm tình. Thiên hạ nghĩ chỉ cần đừng sơ xuất hay nói bậy chuyện gì là coi như thành công rồi.

Bù lại, người ta cũng nhận thấy TT Obama có một vai trò khó khăn hơn là phải bênh vực những thành quả rất yếu kém cũng như giải thích không biết bao lời hứa mà ông đã không giữ, mà TĐ Romney bảo đảm sẽ khai thác tối đa.

Trong cuộc tranh luận đầu tiên này, chủ đề chính là các vấn đề đối nội: kinh tế, công ăn việc làm, thuế, y tế, thâm thủng ngân sách, công nợ, và vai trò của Nhà Nước. Dĩ nhiên đây là những vấn đề sinh tử của dân Mỹ. Ở đây, ta không có nhu cầu lập lại những quan điểm chi tiết của hai bên vì chẳng có gì mới lạ. Chỉ cần nhìn một cách tổng quát về cuộc tranh luận.

TĐ Romney đã chú tâm nhiều vào các chi tiết và dữ kiện cụ thể liên quan đến những thành quả thực của TT Obama trong bốn năm qua. Ông chứng minh ông nắm vững vấn đề vì có chuẩn bị rất chu đáo, nhớ vanh vách rất nhiều con số thống kê. Ông cũng kể lại những câu nói hay câu hỏi của cử tri mà ông đã nghe được khi đi vận động. Trong khi đó, TT Obama có khuynh hướng nói chuyện trừu tượng hơn. TT Obama nhấn mạnh điều quan trọng không phải là chúng ta đã làm gì mà là chúng ta đang đi về đâu. Đây là cách bào chữa thật yếu đuối cho những thành quả yếu kém của ông. Thái độ này dễ hiểu vì không có bao nhiêu thành công để khoe, cho nên cần hướng dư luận về chuyện tương lai, “đi về đâu”, để lại có thể hứa hẹn tiếp tục. Vẫn những hứa hẹn và hẹn hứa. Nhưng TT Obama đã làm tổng thống bốn năm, làm sao không thảo luận chuyện ông đã làm được gì? Làm sao tin vào những hứa hẹn mới của ông nếu không nhìn vào những gì ông đã làm được?

Cả hai bên đều tránh đả kích nhau về những chuyện vụn vặt, có tính bóp méo. TĐ Romney không nhắc đến chuyện TT Obama phủ nhận công sức của các doanh gia khi họ xây dựng cơ nghiệp bằng hai bàn tay của họ mà cho rằng họ thành công là do Nhà Nước giúp đỡ. TT Obama không nhắc đến chuyện TĐ Romney bị tố là chuyên viên sa thải nhân công khi còn làm cho Bain Capital, cũng không nhắc đến câu tuyên bố của TĐ Romney là có 47% dân Mỹ không đóng thuế sống lệ thuộc vào trợ cấp của Nhà Nước. Cả hai ông đều muốn tỏ ra cao thượng, để chuyện chửi bới vụn vặt cho đàn em.

Ngay từ những phút đầu, TT Obama áp dụng chiến thuật nhà binh Mỹ, bắn đại bác ào ào ngay từ đầu, lập đi lập lại ba lần liên tiếp “TĐ Romney muốn cắt 5.000 tỷ thuế cho nhà giàu, sau khi duy trì việc cắt 2.000 tỷ của TT Bush”. Bị đài CNN cho rằng đây không đúng sự thật. Trước hết con số 5.000 tỷ chỉ là ước lượng của vài kinh tế gia cấp tiến “phe ta”, không có gì bảo đảm là đúng. TĐ Romney khẳng định không có chuyện cắt 5.000 tỷ thuế cho nhà giàu. TĐ Romney muốn cắt 20% thuế toàn diện cho tất cả mọi người, cũng như giảm thuế công ty từ 35% xuống 25%. Con số 5.000 tỷ thuế nếu đúng thì cũng là tổng số giảm thuế cho tất cả các công ty và cá nhân, chứ không phải riêng cho nhà giàu như TT Obama đã tố. Những cắt giảm đó sẽ không gây thất thu tới 5.000 tỷ cho Nhà Nước vì TĐ Romney sẽ cắt giảm các khấu trừ, khép lại các lỗ hổng trốn thuế, đồng thời khi cắt thuế cho các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ, sẽ giúp họ phát triển kinh doanh, vừa tăng doanh thu tức là tăng thu nhập thuế công ty cho Nhà Nước, vừa tạo công ăn việc làm cho thiên hạ, tức là tăng thu nhập thuế cá nhân luôn.

Nói tóm lại, lời tố giác TĐ Romney sẽ gây thất thu 5.000 tỷ thuế là không đúng sự thật, chỉ là con số giả tưởng. Ba phát đại bác đầu trở thành ba quả pháo xì.

TT Obama cũng khẳng định con số việc làm trong khu vực sản xuất tư, tức là không kể các công chức, đã tăng 5 triệu trong bốn năm của ông. Theo CNN, dưới thời Obama, đã có 4,5 triệu việc làm được tạo ra, nhưng lại có tới 4,4 triệu người mất việc, do đó, sự thật là TT Obama chỉ tạo được có hơn 100.000 việc làm mới. Theo một tài liệu CNN công bố cách đây ít lâu, nếu kể luôn cả các công chức cấp liên bang và tiểu bang, thì trong bốn năm Obama, kết số thuần là nước Mỹ vẫn mất khoảng 400.000 việc làm.

TT Obama khẳng định ông sẽ chấm dứt việc miễn thuế cho các công ty mang jobs ra ngoài nước, khiến TĐ Romney trả lời ngay “tôi đã là doanh gia trong 25 năm và chẳng hiểu ông đang nói chuyện gì”, ý nói chưa bao giờ nghe nói đến chuyện miễn thuế cho các công ty di chuyển ra ngoài nước. Sự thật là chẳng hề có cái luật đó để TT Obama dọa chấm dứt.

Đó là vài dữ kiện sai sự thật quan trọng nhất của TT Obama. Đều do đài phe ta CNN lật tẩy.

Về phần TĐ Romney, ông nhắc lại con số người thất nghiệp là 23 triệu. Theo CNN, chỉ có 13 triệu người thất nghiệp hoàn toàn, 8 triệu người thất nghiệp bán thời, và 2 triệu người bị loại ra khỏi thống kê lao động vì thất nghiệp quá lâu, không còn được lãnh tiền thất nghiệp, hay đã không còn ghi tên tìm việc nữa. Con số của TĐ Romney là con số tổng kết, có hơi phóng đại, nhưng không phải sai hoàn toàn. Những con số đó vẫn là kỷ lục chưa từng thấy.

Dĩ nhiên, trên đây chỉ là vài ví dụ “nói quá” của hai ứng viên. Sự thật các báo bàn về cả chục chuyện khác mà khuôn khổ bài báo này không cho phép.

Nói chung, TĐ Romney tấn công tối đa trong khi TT Obama chống đỡ nửa vời.

TĐ Romney từ đầu đến cuối luôn luôn nhấn mạnh vấn đề jobs, jobs và jobs. Ông tố TT Obama đã lãng phí hai năm đầu không giải quyết nạn thất nghiệp để lo chuyện Obamacare đến khi quá muộn. Ngay cả lo Obamacare cũng không xong. Ông Romney tố TT Obama hứa sẽ cắt giảm chi phí y tế khoảng 2.500 đô một gia đình trong năm đầu, nhưng thực tế chi phí đó tăng 2.500 chứ không phải giảm 2.500. TT Obama chống đỡ một cách yếu đuối là đúng, chi phí tăng thật, nhưng tăng chậm hơn những năm trước. Ông không đả động đến lời hứa giảm chi phí y tế. TĐ Romney nhắc lại lời hứa cắt giảm một nửa thâm thủng ngân sách trong nhiệm kỳ đầu, nhưng thực tế thâm thủng tăng trung bình 1.000 tỷ một năm trong bốn năm Obama. TT Obama không trả lời. TĐ Romney nhắc đi nhắc lại chuyện TT Obama cắt 716 tỷ Medicare cho người già để chuyển qua cho những người nghèo để tài trợ Obamacare. TT Obama cũng không cải chính.


Ngay sau khi tranh luận chấm dứt, các đài truyền hình đã có phần bình luận sơ khởi. Ng ?c nhiên lớn là mặc dù CNN là đài “phe ta”, luôn luôn có thiện cảm với TT Obama, nhưng ngay trong phần bình luận này, đã không phủ nhận được cuộc tranh luận đã là một thất bại khó bao che cho TT Obama. Theo CNN, chưa bao giờ trong lịch sử tranh luận chính trị lại có một kết quả thắng bại rõ ràng như cuộc tranh luận này. TĐ Romney hiển nhiên đã khống chế không khí cuộc tranh luận, nói năng mạnh mẽ, bình tĩnh, nhìn thẳng vào mặt TT Obama. Trong khi đó thì TT Obama mặt mày ủ rũ, nói năng không trôi chảy. Ông không nhìn TĐ Romney mà lúc thì cúi gầm mặt như đang đọc bài viết trên giấy, lúc thì nhìn người điều hành chương trình, nhưng vì người này ngồi thấp trong khi máy quay phim lại quay từ trên cao, nên thiên hạ thấy TT Obama có vẻ như cúi đầu nhìn sàn nhà khi nói chuyện. Cách nói chuyện này, trước những lời buộc tội mạnh mẽ của TĐ Romney tạo cảm tưởng như một bị cáo có tội đang biện minh trước tòa.

Ông vua hùng biện chuyên nói chuyện đội đá vá trời đã biến đâu mất, chỉ còn một ứng viên tài tử, lúng túng trong thế bị động phải bào chữa cho mình. Phải chờ đến khoảng một tiếng đồng hồ sau, trong nửa giờ cuối của cuộc tranh luận, người ta mới thấy TT Obama lấy lại bình tĩnh, sống động hơn. Nhưng ngay cả trong phần kết luận của ông, những điều ông nói chẳng có gì mới lạ hay có tính thuyết phục, mà chỉ là một lời hứa ển ển xìu xìu, “tôi không hoàn hảo, nhưng xin hứa sẽ tranh đấu mạnh hơn nữa”.

Theo ý kiến cá nhân của kẻ viết này, đoạn tranh luận về vai trò của Nhà Nước có lẽ quan trọng nhất vì thể hiện rõ nhất khác biệt giữa hai hướng đi của nước Mỹ, cũng là lúc TĐ Romney lý luận hùng hồn nhất. TT Obama cho rằng vai trò của Nhà Nước là lo cho dân, một quan điểm phản ánh tư tưởng Nhà Nước vú em rõ rệt. TĐ Romney chỉ vào phóng ảnh Hiến Pháp Mỹ sau lưng ông và nói Hiến Pháp ghi rõ công dân Mỹ có quyền thiêng liêng của Thượng Đế ban cho là đi tìm hạnh phúc và tự do, vai trò của Nhà Nước là giúp họ thực hiện giấc mộng đó chứ không phải trói tay họ trong luật lệ và trợ cấp.

Trên CNN, hai người bênh Dân Chủ là James Carville, cựu cố vấn chiến lược tranh cử của TT Clinton, và Van Jones, trước đây là cố vấn đặc biệt về nhiên liệu sạch của TT Obama, từng phải từ chức vì đã là đảng viên Đảng Cộng Sản Mỹ. Ông Carville nhận định TT Obama cho người ta cái cảm tưởng ông không muốn tham dự cuộc tranh luận này chút nào, có vẻ bực bội, chán nản. Ông Jones thì nhìn nhận TĐ Romney đã nói năng và hành xử theo cách của Obama nhưng giỏi hơn (Romney was able to out-obama Obama).

Trên các đài truyền hình khác, các “gà nhà” từng hồ hởi tung hô TT Obama cũng phải lên tiếng kêu trời.

Chris Matthews của MSNBC, người đã coi TT Obama như Thượng Đế giáng trần cứu nhân độ thế, đã lắc đầu “không biết tổng thống đang làm gì đây”. Ông đề nghị TT Obama nên coi các chương trình của MSNBC để học cách biện minh cho mình.

Nhà báo cấp tiến Andrew Sullivan cho cuộc tranh luận đã là một thảm hoạ -disaster- cho TT Obama, và “tổng thống có thể đã mất hy vọng tái đắc cử tối hôm nay”. Trả lời một câu hỏi về hợp tác lưỡng đảng, TT Obama nhấn mạnh “nhiều khi cần phải nói không”, chỉ khiến ông Sullivan bực mình viết TT Obama đã biến đảng Dân Chủ thành “đảng của KHÔNG” (the party of NO), là cách phe cấp tiến mô tả đảng Cộng Hòa từ trước đến giờ. Dana Milbank của Washington Post cũng phải nhìn nhận “Hoàng Đế mất hết quần áo rồi”.

Chả mấy khi mà mấy anh nhà báo cấp tiến lại không tìm ra được lý do để tung hô thần tượng Obama như lần này, phải nhìn nhận thần tượng của họ đang xụp đổ mạnh.

Thăm dò dư luận khán thính giả của các đài truyền hình cho thấy đa số cử tri đồng ý với nhận định của các đài. Đài CNN cho biết 67% khán thính giả của họ, bình thường là ủng hộ TT Obama, đã cho là TĐ Romney thắng lớn, 25% nghĩ TT Obama thắng.

Nhiều chuyên gia cho rằng cách TT Obama tranh luận phản ánh kinh nghiệm tranh cử và làm việc những năm qua của ông: chỉ nghe những tiếng “gọi dạ bảo vâng”, đọc báo và coi đài truyền hình cấp tiến quá nhiều, cũng như tham dự quá nhiều các mít-ting với cả ngàn người tung hô một cách mù quáng. Bây giờ ông gặp phải một người công khai đả kích ông từng điểm một trước cả trăm triệu dân Mỹ (thật ra có 67 triệu người coi truyền hình), với dữ kiện cụ thể, khiến ông ngỡ ngàng, bối rối, không biết phải chống đỡ như thế nào. Một nhà báo nhận định nửa đùa nửa thật TT Obama là người vào tiệm ăn gọi món ăn cũng cần máy nhắc teleprompters, bây giờ ra tranh luận, không có máy nhắc nên nói ngọng là khó tránh được.

Dĩ nhiên là trước đó, ông đã tập dợt kỹ lưỡng. Nhưng nhận định về khả năng tranh luận của TT Obama, đạo diễn cấp tiến cực đoan Michael Moore cay đắng cho rằng đó là kết quả của việc lựa TNS John Kerry làm đối tác để tập dợt. Ông Kerry nổi tiếng với khuôn mặt đưa đám ma, và cách nói chuyện khiến ai cũng phải ngủ gật, tranh luận thua cả TT Bush, là người chưa bao giờ nổi tiếng về tài ăn nói.

Trong mấy ngày sau, TT Obama phản công để gỡ điểm lại, tố cáo TĐ Romney chỉ toàn là nói láo. Vấn đề là nếu vậy, tại sao ông không phản biện ngay trong cuộc tranh luận?

Phải thẳng thắn nhìn nhận các cuộc tranh luận kiểu này không có ý nghiã nhiều lắm. Nó giúp thiên hạ có cái nhìn rõ hơn về con người của các ứng viên, cách ứng xử và khả năng tự kiểm soát mình, chứ không thực sự giúp cho mọi người hiểu thêm về sách lược kinh bang tế thế của họ. Những chuyện này, cả nước đều đã biết qua suốt quá trình cả hai năm tranh cử rồi.

Nhưng không phải vì vậy mà các cuộc tranh luận không quan trọng. Nó không giúp ứng viên nhiều nếu không có sơ xót gì xẩy ra, nhưng ngược lại, nó có thể giết ứng viên tại trận nếu họ phạm phải một sai lầm quan trọng nào đó, hay thổi phồng khả năng của một ứng viên nếu ghi được một điểm thắng lợi đáng nhớ.

Từ giờ đến ngày bầu cử, sẽ còn hai cuộc tranh luận giữa TT Obama và TĐ Romney. Ký giả Chris Matthews nhận định TT Obama tiếp tục tranh luận kiểu này thì… quên đi cho rồi (forget about it), ông sẽ không còn hy vọng gì nữa. Chắc chắn là TT Obama sẽ phải coi lại cuộc tranh luận vừa qua và rút ra những bài học cần thiết để thay đổi và tranh thắng lại.

Năm 2000, PTT Al Gore lần đầu tranh luận với TĐ Texas George Bush, tỏ ra bực bội, thở dài, lắc đầu, bị chê. Lần sau, ông điều chỉnh lại, trở nên hăng say, hồ hởi đả kích ông Bush quá mạnh, lại bị chê nữa. Lần thứ ba, ông lại đổi cách, nghiêm chỉnh và lịch sự hơn. Kết quả, thiên hạ không biết con người thật của ông Gore như thế nào, trong khi ông Bush đúng là cao bồi trực tính, đáng tin hơn. Ông Bush thắng tại 30 tiểu bang và trở thành tổng thống.

Trong hai lần tranh luận tới, TT Obama sẽ phải thay đổi, nhưng thay đổi theo kiểu PTT Al Gore thì ... cũng vỡ nợ.

Con đường của TĐ Romney vẫn còn thật dài và khó khăn. Không thiếu gì người vẫn sống trong hy vọng được ăn bánh vẽ ngon hơn là cái bánh thật ta thấy TT Obama đưa ra tối thứ tư vừa qua. (7-10-12)

Vũ Linh

Quý độc giả có thể liên lạc với tác giả để góp ý qua email: Vulinh11@gmail.com. Bài của tác giả được đăng trên Việt Báo mỗi thứ Ba.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Rồi vào ngày 12/12/2023, tức chỉ sau ba tháng, Việt Nam lại long trọng tiếp đón Chủ Tịch Tập Cận Bình và nói rằng hợp tác và hữu nghị với Trung Quốc là lựa chọn chiến lược của Việt Nam...
Chỉ ba tháng sau khi Việt Nam nâng cấp quan hệ với Mỹ lên cấp cao nhất trong hệ thống phân cấp ngoại giao trong chuyến thăm của Tổng thống Biden, người ta thấy Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc đã trở thành nhà lãnh đạo thế giới mới nhất tăng cường quan hệ với Việt Nam với chuyến thăm Hà Nội trong tuần này...
Chuyến thăm Việt Nam hai ngày của Tổng Bí thư Đảng, Chủ tịch nước Cộng sản Trung Quốc, Tập Cận Bình đã để lại nhiều hệ lụy cho nhân dân Việt Nam hơn bao giờ hết. Bằng chứng này được thể hiện trong Tuyên bố chung ngày 13/12/2023 theo đó họ Tập thay quan điểm “cộng đồng chung vận mệnh” bằng “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai” cho hai nước...
Sự ra đi của nhà tư tưởng và thực hành xuất sắc về chính sách đối ngoại của Mỹ đánh dấu một kỷ nguyên kết thúc. Trong suốt sự nghiệp lâu dài và có ảnh hưởng phi thường của mình, Henry Kissinger đã xây dựng một di sản mà người Mỹ sẽ khôn ngoan chú ý trong kỷ nguyên mới của nền chính trị cường quốc và sự xáo trộn trong toàn cầu. Thật khó để tưởng tượng rằng thế giới mà không có Henry Kissinger, không chỉ đơn giản vì ông sống đến 100 tuổi, mà vì ông chiếm một vị trí có ảnh hưởng và đôi khi chế ngự trong chính sách đối ngoại và quan hệ quốc tế của Mỹ trong hơn nửa thế kỷ.
“Tham nhũng kinh tế” ở Việt Nam đã trở thành “quốc nạn”, nhưng “tham nhũng quyền lực” do chính đảng viên gây ra để thu tóm quyền cai trị mới khiến Đảng lo sợ. Đó là nội dung đang được phổ biến học tập để đề phòng và bảo vệ chế độ do Ban Nội chính Trung ương công bố...
“Trong năm 2023 còn nhiều vấn đề đáng lo ngại, gây bất an cho xã hội. Các tội phạm trên các lĩnh vực tiếp tục gia tăng toàn quốc xảy ra 48.100 vụ phạm tội và trật tự xã hội tăng 18%.”
Việt Nam đang thương lượng mua chiến đấu cơ F-16 của Mỹ để tăng cường bảo vệ an ninh trước đe dọa ngày một lên cao của Trung Quốc ở Biển Đông. Tin này được truyền miệng ở Hoa Thịnh Đốn, tiếp theo sau chuyến thăm Việt Nam 2 ngày 10-11 tháng 9/2023 của Tổng thống Joe Biden. Tuy nhiên, các viên chức thẩm quyền của đôi bên không tiết lộ số lượng F-16 mà Việt Nam có thể mua với giá 30 triệu dollars một chiếc...
Số năm tháng tôi nằm trong tù chắc ít hơn thời gian mà nhà thơ Nguyễn Chí Thiện ngồi trong nhà mét (W.C) và có lẽ cũng chỉ bằng thời gian ngủ trưa của nhà văn Vũ Thư Hiên, ở trại Bất Bạt, Sơn Tây. Bởi vậy, sau khi đọc tác phẩm Hỏa Lò và Đêm Giữa Ban Ngày của hai ông (rồi đọc thêm Chuyện Kể Năm 2000 của Bùi Ngọc Tấn, Thung Lũng Tử Thần của Vũ Ánh, và Trại Kiên Giam của Nguyễn Chí Thiệp) thì tôi tự hứa là không bao giờ viết lách gì vể chuyện nhà tù, trại tù hay người tù nào cả.
Càng gần đến Đại hội đảng toàn quốc khóa XIV (2026-2031), đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) càng ra sức kiên định 4 nguyên tắc được coi là “có ý nghĩa sống còn đối với chế độ.”
Trời mưa thì buồn. Trời nắng thì vui. Mưa nhiều quá gây lụt lội, trở thành thảm cảnh. Nắng quá độ gây khô hạn, cháy mùa màng, gây đói khổ. Gọi là thiên tai. Có nghĩa thảm họa do trời gây ra. Hoặc chữ “thiên” đại diện cho thiên nhiên. Nhưng gần đây, vấn nạn khí hậu biến đổi, gây ra nhiều “thiên tai” có thể gọi lại là “thiên nhân tai,” vì con người góp phần lớn tạo ra khốn khổ cho nhau. “Thiên nhân tai,” nghe lạ mà có đúng không? Nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu là hiệu ứng nhà kính. Một số loại khí trong bầu khí quyển bao quanh trái đất hoạt động hơi giống như gương kính trong nhà kính, giữ nhiệt của mặt trời và ngăn nó trở lại không gian, gây ra hiện tượng nóng lên cho toàn cầu. Nhiều loại khí nhà kính này xuất hiện một cách tự nhiên, nhưng các hoạt động của con người đang làm tăng nồng độ của một số loại khí này trong khí quyển, cụ thể là: Cacbon dioxit (CO2), khí mê-tan, nitơ oxit, khí florua
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.