Hôm nay,  

Tản Mạn Về Chuyện “Hậu Sinh Khả Úy”

25/09/201200:00:00(Xem: 15098)
Từ xa xưa, cha ông chúng ta vẫn thường nói: “Hậu sinh khả úy”, “Con hơn Cha – Nhà có Phúc”. Đó là các cụ chủ ý muốn cổ võ khích lệ cho lớp con em trong gia đình phải cố gắng học tập, làm việc sao cho đạt được những thành tích vẻ vang hơn cả thế hệ cha bác của mình.

Trong bài ghi ngắn này, tôi xin trình bày một số trường hợp thành công của những nhân vật có thiện tâm đóng góp tận tình cho xã hội – mà rất xứng đáng được đề cao tán tụng.

1 – Trường hợp của cụ Lê Quý Đôn vào giữa thế kỷ XVIII.

Từ hồi niên thiếu, Lê Quý Đôn đã được nhiều người gán cho danh hiệu là một “thần đồng” (a genius) với trí thông minh mẫn tiệp. Điển hình như với bài thơ được ứng khẩu ngay trước mắt của người cha cũng là một vị Tiến sĩ, đó là cụ Lê Trọng Thứ cùng với một người bạn đến thăm mà cũng là một vị Tiến sĩ khác nữa. Và trong bài thơ thất ngôn bát cú bất hủ này, mỗi câu đều có chữ Rắn như:

Thẹn đèn, “hổ lửa” - đau lòng mẹ
Nay thét, “mai gầm” - rát cổ cha.

Sau này lớn lên, Lê Quý Đôn đã học hành đỗ đạt xuất sắc và khi tham gia việc nước dưới thời vua Lê chúa Trịnh, thì đã có thành tích nổi bật về nhiều phương diện nội trị cũng như ngọai giao. Ông còn để lại nhiều công trình trước tác đồ sộ mà lại rất có giá trị về nhiều lãnh vực học thuật tư tưởng, cũng như lịch sử và kiến thức có tính cách bách khoa (encyclopedic). Tầm vóc về tác phẩm nghiên cứu chuyên môn của Lê Quý Đôn có thể được coi như không thua kém gì so với các thức giả cùng thời ở bên Âu Mỹ vào giữa thế kỷ XVIII như Votaire, Jean-Jacques Rousseau, Benjamin Franklin v.v...

2 – John F Kennedy và Bill Clinton ở Mỹ.

Vào năm 1961, khi John F Kennedy lên nắm giữ chức vụ Tổng thống Hoa Kỳ, thì Bill Clinton mới có 15 tuổi còn đang theo học tại một trường Trung học ở miền quê trong tiểu bang Arkansas. Nhưng cậu thiếu niên này đã có dịp cùng với một phái đòan học sinh vào Tòa Bạch Ốc để diện kiến với vị Tổng thống trẻ tuổi, đẹp trai mà anh say mê coi như một thần tượng của mình.

Ba chục năm sau, thì chính Bill Clinton đã lại trở thành vị Tổng thống thứ 42 của Hoa Kỳ và còn được tái cử để tại vị đến 2 nhiệm kỳ kéo dài tổng cộng đến suốt 8 năm nữa. Bill Clinton được nhiều người khen ngợi vì tài hùng biện hiếm có, mỗi khi ông phải ra trình bày trước Lưỡng viện Quốc hội Mỹ, cũng như mới đây trong kỳ Đại hội của Đảng Dân chủ hồi cuối tháng 8 vừa qua được tổ chức tại tiểu bang North Carolina.

Nhưng kể từ ngày về nghỉ hưu từ năm 2001 đến nay, Bill Clinton đã họat động rất sôi nổi tích cực mà điển hình là công trình vận động các giới doanh nghiệp, giới họat động nhân đạo từ thiện, cũng như giới chức lãnh đạo chính trị cùng hợp tác với nhau để góp phần giải quyết những khó khăn bế tắc trên phạm vi tòan thế giới. Công trình này được gọi là “ Clinton Global Initiative – CGI “ (Sáng kiến Tòan Cầu Clinton) mà trong 8 năm đã thu hút được đến số ngân khỏan là 70 tỉ dollar. Riêng trong năm 2011 vừa qua, CGI đã kêu gọi được sự đóng góp lên đến trên 6 tỉ dollar. Và năm 2012 này, CGI sẽ tổ chức cuộc Hội Ngộ vào cuối tháng 9 tại New York với sự tham gia của nhiều nhân vật có tầm vóc lớn của thế giới.

3 – Nhà thơ Nguyên Sa và Ngô Tịnh Yên ở California.

Nhà thơ nổi tiếng ở miền Nam Việt nam từ hồi thập niên 1960, đặc biệt với bài “Áo lụa Hà đông” là Nguyên Sa vào cuối đời đã có sự cảm thông sâu sắc với những bài thơ lục bát của một đàn em, đó là nhà thơ nữ Ngô Tịnh Yên – mà nhiều người mến mộ qua bài thơ thật dễ thương nhan đề là “Nếu có yêu tôi” được nhạc sĩ Trần Duy Đức phổ nhạc. Vì thế mà Nguyên Sa dù đang đau bệnh nhiều, thì cũng đã nhận viết bài giới thiệu trong Tuyển tập Thơ Lục bát của Ngô Tịnh Yên và đó có thể coi như là bài viết giới thiệu cuối cùng của Nguyên Sa trước khi ông từ giã cõi đời cách nay đã đến cả chục năm rồi.

Nhưng điều đáng ghi nhận hơn cả về nhà thơ Ngô Tịnh Yên, đó là tấm lòng trắc ẩn của chị đối với những em bé gái còn rất nhỏ tuổi mà đã là nạn nhân của nạn Buôn người từ các tỉnh miền đồng bằng Cửu Long qua bên nước láng giềng Cambodia. Vào năm 2009, Ngô Tịnh Yên đã bỏ tiền túi ra để đích thân đến tận Cambodia điều tra tại chỗ về tệ nạn “nô lệ tình dục” ghê gớm này. Tập “Ký sự Cam Bốt” có nhan đề “Thiên thần trong Địa ngục” bằng Việt ngữ cùng với bản dịch sang tiếng Anh với nhan đề “Angels in Hell” đã được phổ biến rộng rãi từ mấy năm nay. Ngòai ra nhà thơ lại còn tổ chức các buổi trình diễn Thơ Nhạc và bán các tác phẩm để gây quỹ nhằm yểm trợ các tổ chức đang họat động để cứu giúp các nạn nhân khốn khổ này tại Cambodia.

Chuyện Buôn Người ở Việt nam từ nhiều năm nay đã trở thành một tệ nạn xã hội rất trầm trọng, nó đã và đang gây ra biết bao nhiêu đau khổ đày đọa cho nhiều gia đình từ các miền quê nghèo túng kiệt quệ đến độ cha mẹ phải đang tâm bán con gái đi làm cô dâu ở Trung quốc, Đài Loan, Đại Hàn - hay làm nô lệ tình dục trong các nhà chứa ở Cambodia, Thái Lan, Malaysia. Ký sự Cam Bốt của nhà thơ Ngô Tịnh Yên quả là một bản báo cáo rất chi tiết mà cũng thật là bi ai thống thiết nhằm kêu gọi những ai còn có lòng từ tâm thương xót đến những thân phận trẻ em vô tội hiện đang bị đày đọa trong cảnh địa ngục trần gian thật ác nghiệt này.

4 – Kỹ sư Bùi Đức Hợp, Nhà giáo Bùi Văn Phú & Luật sư Trịnh Hội.

Ba người này đều có chung một điểm, đó là hy sinh tự nguyện chăm sóc cho các boat people bị kẹt trong các trại tạm cư tại Đông Nam Á, đặc biệt là ở Phi Luật Tân.

A – Kỹ sư Bùi Đức Hợp nay đã ngòai 75 tuổi. Trước 1975, ông đã từng là Trưởng ty Công chánh tại các tỉnh Long An, Long Khánh. Sau khi vượt biên qua Mỹ vào cuối thập niên 1970, ông Hợp tiếp tục làm kỹ sư tại tiểu bang Louisiana cho đến lúc về hưu vào năm 1998.

Từ ngày về hưu, ông Hợp đã tình nguyện qua Phi luật tân để giúp bà con tỵ nạn bị kẹt trong làng tỵ nạn Palawan trong một thời gian dài. Ngòai ra, ông Hợp còn về giúp đỡ rất nhiều nơi tại Việt nam về y tế, xã hội và văn hóa, cụ thể như giúp việc mổ mắt cườm cho bà con ở vùng quê thuộc tỉnh Nam Định quê hương của ông – giúp xây cất hàng chục nhà thờ công giáo tại các tỉnh miền thượng du Bắc Việt v.v…Các việc này đều được ông Hợp ghi lại trong các tập Hồi ký dành riêng cho thân nhân và bằng hữu. Ông tự bỏ tiền riêng ra để làm các việc này, chứ không hề phải sử dụng đến ngân khỏan của một tổ chức từ thiện nhân đạo nào cả.

B – Nhà giáo Bùi Văn Phú năm nay mới ngòai 55 tuổi. Ông qua Mỹ từ năm 1975 lúc mới có 20 tuổi. Và sau khi tốt nghiệp tại Đại học Berkeley California, ông Phú đã tình nguyện đi làm thiện nguyện viên cho Đòan Hòa Bình Peace Corps và được gửi sang dậy môn khoa học tại xứ Togo ở Phi châu trong vài năm. Có thể nói Bùi Văn Phú là một trong những người Việt đầu tiên tham gia với Peace Corps. Sau đó, ông Phú lại tình nguyện qua giúp bà con tỵ nạn trong các trại tạm cư ở Á châu trong mấy năm nữa.

Hiện nay, nhà giáo Bùi Văn Phú ngòai việc dậy học tại khu vực vùng Vịnh gần San Francisco (Bay Area), lại còn tham gia viết báo bằng cả tiếng Việt và tiếng Anh. Những bài báo của ông Phú được bà con độc giả đánh giá cao vì sự trung thực, gọn gàng sáng sủa và chính xác.

C – Luật sư Trịnh Hội là người rất nổi tiếng trong vụ tranh đấu giúp cho nhiều gia đình bà con thuyền nhân bị kẹt lâu năm ở Phi Luật Tân được qua định cư ở Canada và ở Mỹ. Năm nay mới ngòai 40 tuổi, anh Hội đã đi rất nhiều nơi để tham gia các công tác từ thiện nhân đạo giúp người tỵ nạn, điển hình như ở Hongkong và tại các nước Phi châu, châu Mỹ La tinh…Với tính thích phiêu lưu mạo hiểm, Trịnh Hội đã đi thăm nhiều nơi trên thế giới, lại còn tham gia nhiều trong lãnh vực bảo vệ nhân quyền, cũng như làm MC cho các chương trình văn nghệ giải trí nữa.

Vào đầu năm 2012, Trịnh Hội đã cho ra mắt cuốn sách nhan đề “ Hội & Ngộ” gồm gần 90 bài ghi chép ngắn gọn trong blog về nhiều tiết mục du lịch, văn nghệ, xã hội chính trị rất sinh động hấp dẫn. Đặc biệt Trịnh Hội lại còn là một trong những sáng lập viên nòng cốt của tổ chức lấy tên là VOICE (Vietnamese Overseas Initiative for Conscience Empowerment = Sáng kiến Thể hiện Lương tâm Hải ngọai) nhằm phát triển việc vận động bênh vực cho người tỵ nạn còn bị kẹt tại nhiều nơi ở Thái Lan, Cambodia và nhất là cho các nạn nhân của nạn Buôn Người ở nhiều nơi nữa. (Ghi chú: chữ Initiative trong VOICE ở đây cũng y hệt như trong CGI của Bill Clinton đã trình bày ở trên)

Mục số 3 và 4 được ghi trên đây chỉ là mấy trường hợp điển hình về sự dấn thân tích cực trong lãnh vực nhân đạo xã hội hiện nay của một số người trẻ tiêu biểu trong cộng đồng người Việt ở hải ngọai.

Nói chung, nhờ tiếp cận được với dòng chính của xã hội tiến bộ trong các nước Âu Mỹ, lớp người trẻ của chúng ta đã có được cái viễn kiến sâu rộng (global vision) – mà họ cũng còn có quyết tâm ra tay hành động cụ thể tại từng địa phương nhỏ bé nữa (local action).

Nhưng điều đáng chú ý hơn cả, đó là các bạn trẻ này đều có một tấm lòng yêu thương trọn vẹn đối với nhân quần xã hội (total love).

Vì thế không những họ là những hậu sinh” khả úy”, mà cũng còn là những hậu sinh thật là “khả ái” nữa.

Và đó là điều khiến cho chúng ta có thể yên tâm và lạc quan về tương lai của dân tộc vậy./

Costa Mesa, California, Mùa Trung Thu Nhâm Thìn 2012

Đoàn Thanh Liêm

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
Cộng sản Việt Nam khoe có tự do tôn giáo ở Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ và Thế giới nói “rất hạn chế”, tùy nơi và từng trường hợp. Tình trạng này đã giữ nguyên như thế trong những báo cáo trước đây của cả đôi bên. Nhưng tại sao Hoa Kỳ vẫn liệt Việt Nam vào danh sách phải “theo dõi đặc biệt”...
Đến giữa tháng 3 năm nay, hầu hết chúng ta đều thấy rõ, Donald Trump sẽ là ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng Hòa và Joe Biden là ứng cử viên tổng thống của Democrat. Ngoại trừ vấn đề đột ngột về sức khỏe hoặc tử vong, có lẽ sẽ không có thay đổi ngôi vị của hai ứng cử viên này. Hai lão ông suýt soát tuổi đời, cả hai bộ não đang đà thối hóa, cả hai khả năng quyết định đều đáng nghi ngờ. Hoa Kỳ nổi tiếng là đất nước của những người trẻ, đang phải chọn lựa một trong hai lão ông làm người lãnh đạo, chẳng phải là điều thiếu phù hợp hay sao? Trong lẽ bình thường để bù đắp sức nặng của tuổi tác, con đường đua tranh vào Tòa Bạch Ốc, cần phải có hai vị ứng cử viên phó tổng thống trẻ tuổi, được đa số ủng hộ, vì cơ hội khá lớn phải thay thế tổng thống trong nhiệm kỳ có thể xảy ra. Hơn nữa, sẽ là ứng cử viên tổng thống sau khi lão ông hết thời hạn bốn năm. Vị trí và vai trò của nhân vật phó này sẽ vô cùng quan trọng trong lần tranh cử 2024.
Không phải “học” mà là bắt, là tóm đầu, là tống cổ vào nhà giam: khi cân bằng quyền lực ở Hà Nội xáo trộn với tiền chấn rung chuyển tận Amsterdam thì cái khẩu hiệu quen thuộc của Vladimir Lenin ngày nào cũng phải được cập nhật. Không còn “Học, học nữa, học mãi” mà, táo tợn hơn, hệ thống quyền lực đang giỡn mặt Lenin: “Bắt, bắt nữa, bắt mãi”.
Câu chuyện kể từ xa xưa, rất xa xưa, là từ thời đức Phật còn tại thế: Có một người Bà La Môn rất giầu có và rất quyền thế, ông thích đi săn bắn thú vật trong rừng hay chim muông trên trời. Một hôm đó, ông bắn được một con thiên nga to đẹp đang bay vi vút trong bầu trời cao xanh bát ngát thăm thẳm trên kia. Con thiên nga vô cùng đẹp bị trúng đạn, rơi xuống đất, đau đớn giẫy và chết. Ông liền chạy tới lượm thành quả của ông và xách xác con thiên nga lộng lẫy về cho gia nhân làm thịt, làm một bữa nhậu, có lẽ.
Dù đã từ trần từ lâu, Võ Văn Kiệt vẫn được người đời nhắc đến do một câu nói khá cận nhân tình: “Nhiều sự kiện khi nhắc lại, có hàng triệu người vui mà cũng có hàng triệu người buồn”. Tôi vốn tính hiếu chiến (và hiếu thắng) nên lại tâm đắc với ông T.T này bởi một câu nói khác: “Chúng tôi tự hào đã đánh thắng ba đế quốc to”. Dù chỉ ngắn gọn thế thôi nhưng cũng đủ cho người nghe hiểu rằng Việt Nam là một cường quốc, chứ “không phải dạng vừa” đâu đấy!
Lý do ông Thưởng, ngôi sao sáng mới 54 tuổi bị thanh trừng không được công khai. Tuy nhiên, theo báo cáo của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương và các cơ quan chức năng, thì ông Võ Văn Thưởng “đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm...
Cứ theo như lời của giáo sư Nguyễn Văn Lục thì T.T. Thích Trí Quang là tác giả của câu nói (“Cộng Sản nó giết mình hôm nay, mai nó mang vòng hoa đến phúng điếu!”) thượng dẫn. Tôi nghe mà bán tin bán nghi vì nếu sự thực đúng y như vậy thì hoa hòe ở Việt Nam phải trồng bao nhiêu mới đủ, hả Trời?
Đảng CSVN tự khoe là “ niềm tin hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc“của nhân dân, nhưng sau 94 năm có mặt trên đất nước, thực tế đã chứng minh đảng đã cướp mất tự do của dân tộc, và là lực cản của tiến bộ...
Khi Kim Dung gặp Ian Fleming cả hai đều hớn hở, tay bắt mặt mừng và hể hả mà rằng: “Chúng ta đã chia nhau độc giả của toàn thể thế giới”. Câu nói nghe tuy có hơi cường điệu (và hợm hĩnh) nhưng sự hỉ hả của họ không phải là không có lý do. Số lượng sách in và số tiền tác quyền hậu hĩ của hai ông, chắc chắn, vượt rất xa rất nhiều những cây viết lừng lẫy cùng thời. Ian Fleming đã qua đời vào năm 1964 nhưng James Bond vẫn sống mãi trong… sự nghiệp của giới làm phim và trong… lòng quần chúng. Tương tự, nhân vật trong chuyện kiếm hiệp của Kim Dung sẽ tiếp tục là những “chiếc bóng đậm màu” trong tâm tư của vô số con người, nhất là người Việt.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.