Hôm nay,  

Tư Bản Đỏ Xốn Xang Tìm Bãi Đáp

23/09/201200:00:00(Xem: 17052)
Với những tiềm năng phát triển lớn lao, ngày nay Trung Quốc đã trở thành một đất nước có nền kinh tế đứng hàng thứ nhì trên thế giới. Nhưng càng đến gần thời điểm đại hội lần thứ 18 của đảng vào tháng 10 năm nay, những người sắp ra đi và những người chuẩn bị tiếp nhận quyền lực đều nhận thức rằng họ đang đối diện với một vấn nạn ngày càng lớn. Đó là tính chính danh, tính hợp pháp chính trị của cả chế độ và của giới lãnh đạo ở thượng đỉnh. Nói một cách cụ thể hơn, trong mắt dân chúng, những gì mà họ đã từng được nghe suốt mấy thập niên qua về một chính phủ dựa trên lý tưởng công bằng xã hội cộng sản thì nay chỉ thấy từng tập đoàn quyền hành cùng với hệ thống tham nhũng sâu rộng, và một số đại gia tư bản cực kỳ giàu có rút từ nguồn tài sản quốc gia.

Trong tình trạng tham nhũng lan tràn trên toàn xã hội Trung Quốc như hiện nay, ước lượng mỗi năm có khoảng 50 tỷ đô la theo chân cán bộ quan chức và gia đình họ rời khỏi đất nước. Đó là một trong nhiều chi tiết được đưa ra trong một bài báo của Jonathan Manthorpe của tờ Vancouver Sun, Canada ngày 13/7/2012. Những nhà giàu mới ở Trung Quốc mệnh danh “tư bản đỏ” từng ngày từng giờ đang ráo riết tìm chỗ trú thân an toàn ở các nước Tây Phương. Làn sóng này đã bắt đầu trong mấy năm qua nhưng gia tăng càng lúc càng nhanh trước các biến động xã hội lẫn chính trị tại đây.

Theo Jonathan Manthorpe, một nghiên cứu gần đây cho thấy rằng 90% trong số hơn 300 thành viên của Ủy ban Trung ương đảng Cộng Sản Trung Quốc đã đưa một phần gia đình ra sống ở nước ngoài hoặc đã xin làm công dân nước ngoài. Đây là các đầu cầu để chuyển tài sản hiện nay và để làm "nơi tỵ nạn" trong tương lai khi có biến động chính trị tại Trung Quốc.

Còn giới giàu có nói chung, khoảng 60% cho biết đang trong tiến trình xin di dân hoặc đã có ý định làm việc này trong thời gian trước mặt. Biến cố Bạc Hy Lai (Bo Xilai), nguyên bí thư thành ủy Trùng Khánh (Chong Qing), bị bắt chờ ngày ra tòa càng khiến giới tư bản đỏ không còn cảm thấy an toàn dù ở bất kỳ vị trí nào, và càng gấp rút tìm đường đi ra nước ngoài cùng với số tài sản hiện có.

Vào cuối năm 2011, một nghiên cứu khác, có vẻ "hiền lành" hơn, được chính Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc thực hiện, cũng cho thấy từ giữa thập niên 1990, ít là khoảng 125 tỷ USD đã lẻn ra khỏi đất nước theo chân của hơn 16.000 cán bộ, công chức và những người thân của họ.

Từ một nguồn khác nữa, ký giả John Sudworth của BBC News từ Thượng Hải ngày 22/8/12 tường thuật hiện tượng "Tư bản đỏ Trung Quốc" lũ lượt ra đi. Ông viết: "có một thứ hàng xuất khẩu từ Trung Quốc mà dường như hiện nay không ai ngăn cản nổi – đó là các triệu phú". Điển hình như Louie Huang, một trong những người giàu nhất Thượng Hải (Shanghai) nhờ kinh doanh bất động sản. Ông Huang thừa nhận với nhiều người bạn giàu có khác rằng tình hình không còn an toàn cho những người như ông tại Trung Quốc nữa. Con đường duy nhất là tìm cách ra nước ngoài sinh sống.

Ông nói: "Hầu hết họ nghĩ rằng tôi có quá nhiều tiền ở đây. Rồi sẽ tới ngày chính phủ thay đổi chính sách và lấy lại hết". Đó cũng là điều lo lắng của nhiều người thuộc giới siêu giàu Trung Quốc nay đang tìm cách thoát đi. Nó cũng cho thấy mặt thật của đời sống chính trị, kinh tế của Trung Quốc, tức không hề có một xã hội ổn định như hình ảnh mà đảng muốn trưng ra trước thế giới. Nói cách khác, những tư bản đỏ ngày nay không còn tin vào cái gọi là kinh tế thị trường theo đặc tính XHCN Trung Quốc, với quá nhiều đe dọa bất an tiềm ẩn. Họ tìm cách ra đi không phải với hai bàn tay trắng, nhưng với số của cải tích góp được một cách bất thường trên lưng hơn một tỷ người nghèo khắp lục địa này.

So với năm 2006, chỉ có 63 visa EB-5 — tức loại visa đầu tư để định cư tại Hoa Kỳ — được cấp cho các công dân Trung Quốc; thì năm 2011, con số này nhảy vọt lên 2.408 visa; và trong năm 2012, chỉ trong 6 tháng đầu năm, con số này đã vượt quá 3.700 visa.

Giới giàu Trung Quốc không chỉ chạy sang Mỹ mà thôi. Hiện nay họ còn là một trong các luồng di dân lớn nhất vào Australia. Số liệu công bố năm 2011 cho thấy lần đầu tiên di dân Trung Quốc vào Australia đã vượt qua số người từ Anh Quốc. Tại Canada, con số các “nhà đầu tư” Trung Quốc được cấp quy chế thường trú tại Canada đã tăng gấp đôi trong vòng hai năm.

Theo hãng tin AFP, hiện tượng tài phiệt Trung Quốc đầu tư ồ ạt vào rượu Pháp cũng đang gia tăng. Sau khi "xâm nhập" vào lãnh địa rượu Bordeaux, các tay tài phiệt Trung Quốc "tấn công" vào rượu Bourgogne bằng những số vốn khổng lồ. Bên cạnh lý do thuần túy thương mại, đây còn là lý cớ để xin nhập cư vào Pháp.


Những kẻ nằm ở thượng tầng xã hội Trung Quốc thấy rõ là tương lai của chính họ rất bấp bênh. Nền kinh tế Trung Quốc không thể tăng trưởng bất tận. Tình trạng hụt hơi đã hiện rõ trong những năm gần đây. Không chỉ những người nghèo tại Trung Quốc có thể nổ tung bất kỳ lúc nào mà cả các đồng nghiệp của họ cũng có thể lôi cổ họ ra làm "dê tế thần" để xoa dịu dân chúng bất kỳ lúc nào. Hôm qua còn ngất ngưỡng trên đỉnh cao quyền lực, hôm nay đột nhiên tán gia bại sản là chuyện thường ngày ở quốc gia này. Sự kiện vợ chồng ông Bạc Hy Lai thực sự khiến họ run sợ đến tận xương tủy, vì không mấy ai trong số này có nhiều quyền lực như ông Bạc đã từng nắm giữ.

Cùng lúc với các diễn văn lên án các giá trị Tây Phương, hầu hết giới lãnh đạo Trung Quốc đều gửi con cái đi học ở cái trường Tây Phương và tìm cơ hội sống ở nước ngoài để làm đầu cầu chuyển tiền. điều này thoạt nghe có vẻ mâu thuẫn nhưng lại là sự thật đối với đại đa số lãnh đạo cao cấp của nhà nước và đảng Cộng Sản Trung Quốc.

Trong một bài báo của Washington Post ngày 18/5/2012, hai ký giả Andrew Higgin và Maureen Fan đã đưa ra một cái nhìn thật sâu sắc về sự thật không còn che giấu được ấy. Con cái của giới quý tộc đỏ được gọi là "Thái tử đảng" (princelings) đã có mặt ở hầu hết các trường đại học tư danh tiếng ở Mỹ. Tập Cận Bình, Phó Chủ tịch Trung Quốc và sắp lên ngôi tổng bí thư đảng, có người con gái Tập Minh Trạch (Xi Mingze) đang theo học trường đại học Harvard từ năm 2010. Hai trong số các tổng bí thư đảng là Giang Trạch Dân và Triệu Tử Dương cũng có cháu nội và cháu ngoại học ở trường này. Bốn quan chức cấp cao khác của Đảng như Hoàng Hoa (Huang Hua), Lý Triệu Tinh (Li Zhaoxing), Bạc Hy Lai (Bo Xilai và Trần Vân (Chen Yun) đều có con và cháu theo học tại Hoa Kỳ. Thái tử đảng đình đám nhất gần đây là Bạc Qua Qua (Bo Guagua), theo học tại Trường Quản lý Hành Chính Kennedy, thuộc Đại học Harvard. Cha của anh ta là cựu Bí thư Thành ủy Trùng Khánh Bạc Hy Lai hiện đang bị thất sủng và mẹ là Cốc Khai Lai bị án tử hình treo về tội giết người.

Tư bản đỏ Trung Quốc đang ráo riết tìm bãi đáp, còn tư bản đỏ Việt Nam thì sao?

Các áp suất tương tự như tại Trung Quốc cũng đã ló dạng tại Việt Nam. Hội nghị Trung ương 5 khóa XI bế mạc ngày 15/5/12 đã quyết định thành lập lại Ban Nội chính Trung ương và đặt Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Tổng Bí Thư. Điều này báo hiệu cho cùng loại lo âu của Louis Huang ở Thượng Hải, đó là: "Rồi sẽ tới ngày chính phủ thay đổi chính sách và lấy lại hết".

Kế đến, người ta đang chờ xem liệu ông Nguyễn Tấn Dũng có cũng sẽ là một Bạc Hy Lai của Việt Nam không, khi các hồ sơ kết tội ông đang được tích tụ theo từng vụ thất bại của các tập đoàn kinh tế và tổng công ty. Tuy nhiên, người ta tin phần lớn tài sản của ông thủ tướng nổi tiếng tinh ranh này đã nằm ở nước ngoài qua nhiều đường dây khác nhau. Do đó, dù có bị thất sủng thì ông Dũng cũng đã có bãi đáp êm ấm đang chờ.

Nhưng điều đó chẳng làm những nhà tư bản đỏ khác an tâm vì họ còn thua kém xa ông Dũng về quyền lực. Nghĩa là nếu quan lớn như ông Dũng còn có thể bị các "đồng nghiệp" kéo xuống thì còn ai dám tin chỗ của mình an toàn tuyệt đối. Chính vì thế mà đợt "phê và tự phê" lần này mang nét hăm dọa đặc biệt.

Trận dịch bắt bớ, kết án nhanh chóng, và tịch thu tài sản đã bắt đầu. Trước hết ụp xuống những quan chức trực tiếp liên hệ đến các vụ lỗ lã lớn dù hiện tượng này được làm ngơ suốt nhiều năm qua, như Phạm Thanh Bình, tổng giám đốc Vinashin, và Dương Chí Dũng, tổng giám đốc Vinalines, v.v...

Nay trận dịch đã lan sang vòng kế tiếp với những người cực giàu nhưng chưa rõ tội gì như các chủ ngân hàng Nguyễn Đức Kiên, Lý Xuân Hải, v.v... Vì một khi họ đã bị bắt và bịt miệng trong tù, thì những kẻ thù của họ có toàn quyền vẽ ra các tội trạng cần thiết để tịch thu toàn bộ tài sản và ngay cả lấy luôn sinh mạng của họ.

Nhiều người tin rằng sẽ còn phải mất thêm một vòng “dịch” nữa đối với những cựu quan chức lớn như ông Trần Xuân Giá, v.v... trước khi Ban Nội Chính và Ủy Ban Chỉ Đạo Phòng Chống Tham Nhũng dám đụng đến loại đại gia như Nguyễn Thanh Phượng, con gái thủ tưóng Nguyễn Tấn Dũng.

Nhưng trong khoảng thời gian chờ đợi đó, chẳng còn ai trong giới tư bản đỏ Việt Nam còn dám ngủ yên trong giấc mơ "Còn Đảng Còn Mình". Vì những kẻ đã và sắp tước đoạt tài sản của họ đều là "người của Đảng" cả. Rõ ràng trong tình hình hiện nay, tài sản càng cao kẻ thù càng nhiều.
- - -
Tham khảo:
http://www.vancouversun.com/
http://www.bbc.co.uk/
http://www.washingtonpost.com/

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chưa bao giờ Tết nhất ở Việt Nam lại có nhiều tham nhũng cùng vui Tết với người dân như măm Nhân Dần 2022 khiến Tổng Bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng phải than: “Vì sao chúng ta chống tham nhũng mạnh mẽ, quyết liệt như thế nhưng những người thực hiện hành vi tham nhũng, tiêu cực không thấy xấu hổ mà vẫn trơ ra đó?”
✱ AsiaWE Center: “6 nước họp vào tháng 2.2022 để thảo luận về tranh chấp ... Trung quốc là kẻ gây ra xáo trộn ở Biển Đông" ✱ Dept of State: “...nghiên cứu này là cơ sở rất quan trọng để từ đó bạn bè và đồng minh bác bỏ các yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông” ✱ Hãng tin Anh Reuters: Việc Trung Quốc tiếp quản vùng đất rộng 20 cây số vuông khiến nhiều người Lào đã lo lắng bị đuổi khỏi nơi cư ngụ. ✱ Báo Pháp Courrier International: chúng tôi đã có rất nhiều bạn bè (TQ) ở đó. Chúng tôi có thể kiếm tiền ở đó và giúp làm cho Lào giống Trung Quốc hơn. ✱ Radio Pháp RFI: Đã có hiện tượng Lào bị « mất » chủ quyền tại một số « nhượng địa » cho Trung Quốc khai thác.
"Không ai muốn thấy chiến tranh giữa Việt Nam và Trung Quốc, nhưng hoạt động của lực lượng dân quân biển đôi bên đang nhen nhúm ngòi thuốc nổ ở Biển Đông". Qua các nguồn thông tin từ nhiều phía khác nhau, tác giả Phạm Trần đưa ra nhận dịnh về một cuộc chiến có thể bùng nổ tại Biển Đông giữa Trung Quốc và Việt Nam. Việt Báo trân trọng giới thiệu. Chuyện này có vẻ khó tin vì lãnh đạo hai nước vẫn tiếp tục cam kết bảo vệ mối giao hảo truyền thống giữa hai dân tộc được phía Việt Nam đề cao “vừa là đồng chí, vừa là anh em”, sau 72 năm hai nước bang giao (18/01/1950 – 18/01/2022).
Với tình hình tại biên giới hai quốc gia Nga-Ukraine mỗi ngày mỗi khẩn trương, câu hỏi hiển nhiên nảy ra trong suy nghĩ mọi người là liệu thế chiến III sẽ xảy ra? Tác giả Đào Văn Bình đưa ra nhận định và bình luận trong bài viết súc tích sau. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
✻ Ủy hội MRC: Sinh kế của hàng triệu con người phụ thuộc vào sông Mê Kông. ✻ Stimson.Org (Mỹ): Giám sát các đập của Trung Quốc trên sông Mê Kông. ✻ Global Times, TQ: Các đập của Trung Quốc không phải là nguyên nhân gây ra mực nước sông Mekong xuống thấp. ✻ Hãng tin Qatar, Al Jazeera: Phóng viên đến hiện trường khảo sát đã chứng minh ngược lại với lý lẽ nêu trên của Trung Quốc. ✻ Al Jazeera: Thế hệ của tôi, biết bơi trước khi biết đi... trước đây đã kiếm ăn từ những con sông này, nhưng giờ sông chết, lúa teo tóp. ✻ Ủy Hội Mekong kêu gọi hợp tác quản lý nước tốt hơn khi hạn hán vẫn tiếp diễn.
20/1/2022 đánh dấu một năm kỷ niệm ngày Joe Biden nhậm chức Tổng thống Mỹ. Nhân dịp này, báo chí phương Tây đồng loạt nhìn lại thành quả chấp chính với các quan điểm chung, được tác giả Đỗ Kim Thêm tuyển dịch và tóm lược trong bài viết sau.
Thông tin từ Việt Nam thống nhất hai vấn đề đảng CSVN phải đối phó trong năm 2022, đó là: “Kinh tế sẽ lâm nguy nếu không kiểm soát được dịch bệnh” và “phải xây dựng, chỉnh đốn đảng mạnh hơn để tồn tại”. -- Tác giả Phạm Trần phân tích và bình luận về viễn ảnh kinh tế & chính trị quốc gia Việt Nam trong những ngày sắp tới. Việt Báo trân trọng iới thiệu.
✱ Reuters: Ngũ Nhãn trao đổi thông tin tuyệt mật về các hoạt động đối ngoại của Trung Quốc với các quốc gia đồng minh khác - xây dựng một liên minh rộng lớn hơn để phối hợp cùng đối phó với Trung Quốc. ✱ Hoa Nam SCMP-HK: Bắc Kinh cho rằng Mỹ đang dẫn đầu trong nỗ lực kiềm chế sự trỗi dậy của Trung quốc. ✱ SCMP:... cảnh báo 5 cường quốc phụ thuộc vào 831 mặt hàng chiến lược của Trung Quốc, liên quan đến các ngành như truyền thông, năng lượng, hệ thống giao thông và công nghệ thông tin ✱ Hội đồng RIAC nước Nga: Ngũ Nhãn đang phải đối phó với các mối đe dọa ngày càng tăng của Trung Quốc - TQ hiện là cường quốc kinh tế lớn nhất thế giới ✱ CNBC: Trung Quốc phải mất ít nhất 50 năm nữa mới theo kịp Mỹ
Karzakhstan là một đất nước còn non trẻ, gìành độc lập từ năm 1991, sau khi Liên Xô sụp đổ. Với diện tích 2 triệu 7 cây số vuông và hơn 19 triệu dân, Karzakhstan giàu tài nguyên khoáng sản như dầu hoả, khí đốt và đá hiếm và kinh tế phát triển với nhiều đầu tư của Mỹ, Thụy Sĩ, Hà Lan và nhiều nước khác của Liên Âu. -- Tác giả Đỗ Kim Thêm tổng hỡp những thông tin và bình luận về những biến động mới đây tại thủ đô quốc gia này, tường trình nơi đây cùng quý độc giả. Việt Báo trân trọng mời đọc.
Tác giả Đỗ Kim Thêm lược qua những biến cố trọng đại xảy ra trên thế giới trong năm 2021 và dự báo những diễn biến có tầm cỡ có tầm ảnh hưởng quốc tế trong năm 2022. Việt Báo mời đọc.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.