Hôm nay,  

Rong Chơi Miệt Quê

8/21/201200:00:00(View: 15463)
Hôm rồi các bạn quen lại rủ nhau đi cắm trại. Lần này ở bờ bắc của hồ Camanche, cách San Francisco chừng 2 giờ lái xe vượt qua thị trấn Lodi. Từ hướng biển đi vào, theo các xa lộ 580, 205 rồi vào liên tỉnh lộ 88, 12 đi về hướng đông sẽ đến bờ hồ.

Tôi đi xa lộ 4, rẽ lên 160 về hướng Sacramento trước khi bắt qua 12. Đường hai bên thấp thoáng những cây sồi, có chỗ là hàng khuynh diệp xanh cao. Hồ Camanche nằm trong một làng nhỏ trên vùng đồi mùa này đầy những cỏ khô có tên Ione, nghe xa lạ với dân quen sống ở chốn thị thành.

Bỏ lại sau lưng vùng vịnh, qua vựa cây trái, rau tươi của thung lũng trung phần thì đất lại trở nên sa mạc với cát đá, những ngọn đồi lác đác bóng cây.
buivanphu_20120814_rongchoimietque_h01
Chơi nước xong, lên có chai bia và miếng gà nướng là tuyệt vời. (ảnh Bùi Văn Phú)
Càng xa thành phố thì tâm hồn cũng như tĩnh lại. Khung cảnh đồng quê California với không khí yên bình mà tôi thỉnh thoảng được xem các phóng viên truyền hình giới thiệu qua chương trình ti-vi cuối tuần Back Road Country để đưa nông thôn đến với người dân thành phố. Hôm nay lái xe qua những con đường bên cạnh sông rạch, trước mắt là cánh đồng bắp ngô xanh bát ngát mà cảm nhận được cảnh yên bình của miệt quê.

Có bao giờ bạn nghe đến tên những làng nhỏ như Clements, Victor chưa? Số dân làng Victor chưa đến 300 theo bảng chỉ bên đường. Clements cũng chỉ đông gấp ba làng Victor.

Thành phố lớn nhất trên đường đi là Lodi, dân số trên 60 nghìn. Trước khi qua thị trấn này có những vườn nho. Bên đường thấy dựng bảng sinh hoạt trăng rằm mỗi tháng trong suốt mùa hè. Đọc qua quảng cáo mới biết những đêm trăng sáng chắc có nhiều cư dân ở đây kéo nhau vào vườn nho, uống rượu ngắm trăng. Tôi nhớ đến lời thơ Tagore mời gọi: “Hãy vào vườn tôi chơi đi em…”

Xa chốn thị thành, những đêm rằm ở đây trăng sáng rực chắc đẹp lắm. Đi cắm trại tôi chỉ trông đợi đêm về nhìn ngắm bầu trời.
buivanphu_20120814_rongchoimietque_h02
Chiều tàn trên Lake Camanche. (ảnh Bùi Văn Phú)
Dựng lều xong, đám trẻ rủ nhau xuống tắm ngay. Nước xanh trong và ấm. Những bạn thích phóng thuyền thì lao ra vùng nước rộng xa bờ. Đứa con trai chở tôi, phóng nhanh trên nước, gặp sóng ngang hay thế nào đó khiến thuyền lật. Hai bố con ướt hết cả người. Lên ngồi phơi, uống chai bia, chốc lát khô ngay.

Chiều tối chúng tôi ăn, nhậu với nhau không khác gì ở quê nhà. Vịt lộn với muối tiêu, rau răm; cá tẩm bột chiên. Bia rượu không thiếu. Đám trẻ con, một nửa dân số của nhóm thích sườn bò, gà nướng, hot dog.

Người lớn có mấy chị cũng ngồi chồm hổm nấu nồi bún riêu cua, không thiếu tiá tô, kinh giới, rau muống chẻ và cả mắm tôm. Cứ như đang ngồi thưởng thức hương vị quê nhà ở quán chợ nào đó ở Hà Nội hay Cà Mau, Hậu Giang.

Lai rai nhậu cùng đàn hát bên nhau. Ai thuộc câu hát nào cứ xướng lên cho mọi người góp tiếng hát theo. Không bài bản soạn trước. Hát tới đâu, vui tới đó: Những ngày xưa thân ái, Giã từ vũ khí, Còn một chút gì, Nó và tôi, Tình cha…


Đang vui trời bỗng đổ cơn mưa rào. Chúng tôi vội vàng dọn dẹp ghế vào dưới lều thực phẩm. Hết mưa lại ra ngồi bên bếp sưởi.
buivanphu_20120814_rongchoimietque_h03
Lang thang trên đồi cỏ khô ven hồ. (ảnh Bùi Văn Phú)
Đoàn chúng tôi gồm 30 người, đến từ xa là San Diego, gần là Sacramento, còn lại loanh quanh San Jose, San Francisco nhưng ai cũng mang những món ăn Việt đóng góp. Không hiểu người mình khó Mỹ hoá trong ăn uống hay do bởi mua thực phẩm Việt ở đây dễ dàng nên bao nhiều lần đi picnic, cắm trại tôi thấy không thiếu món ăn Việt, mà không phải món đơn giản, dễ làm như bánh mì kẹp thịt, gỏi cuốn mà là những món ăn tốn công sức để nấu như bún riêu, cà-ri, cháo gà, phở, lẩu.

Tối nay trăng đã già, bị mây phủ nên chỉ toả mờ trên mặt hồ gợn sóng.

Ngồi kể chuyện đời, nghe qua biết được quá khứ của nhau. Người ở Cam Ranh, kẻ Sài Gòn, người gốc Nam, kẻ quê Quảng Ngãi. Qua đây mỗi người một nghề. Có các anh là cựu chiến sĩ hải quân Hoa Kỳ từng tham gia chiến tranh Iraq-Kuwait, có anh còn trong lực lượng trừ bị bộ binh đi trại với bộ quân phục, có người làm điện tử, kế toán, giáo dục. Khác nhau về nhiều mặt, nhưng khi cất lời ca lên, chúng tôi có chung một điểm là yêu thích nhạc Việt, nhất là những bài ca của miền Nam trước năm 1975.

Hết tình ca, nhạc quê hương là những bản du ca quen thuộc: Việt Nam quê hương ngạo nghễ, Việt Nam Việt Nam. Hai bài hát mới của Việt Khang được phổ biến ở hải ngoại gần đây mà trong nhóm cũng có anh đã thuộc, xướng lên cho mọi người hát theo.
buivanphu_20120814_rongchoimietque_h04
Miệt quê yên bình, thanh tịnh. (ảnh Bùi Văn Phú)
Một chị cất giọng: “Gửi về cho anh dăm bao thuốc lá… Gửi về cho em kẹo bánh thơm ngon. Em ăn cho ngọt vì đời nhiều cay đắng…”. Khi bài hát chấm dứt mọi người bùi ngùi công nhận rằng những lời ca do Việt Dzũng sáng tác vào đầu thập niên 1980 đã là dấu ấn cuộc đời người tị nạn Việt Nam và là hoàn cảnh của người thân ở quê nhà vào một giai đoạn lịch sử với nhiều đau thương của đất nước.

Nhìn bên kia hồ ánh đèn leo lắt, một bạn hỏi có gợi nhớ gì không? Căn me. Mua bãi. Câu mực. Tôi nhớ đến những ngày lênh đênh trên biển. Đêm tối đen như mực, bỗng thấy được ánh đèn xa xa mà lòng mừng, để rồi thất vọng khi biết đó không phải đất liền mà là ánh điện từ những giàn khoan.

Đến khuya vào lều ngủ lúc đã ngà ngà. Giữa đêm thêm một cơn mưa rào lác đác rớt trên mái lều làm tôi tỉnh giấc. Chờ mưa ngừng hẳn. Vén lều đi ra. Đêm miền quê California không tiếng dế, tiếng ếch nhái. Chỉ khò khè tiếng ngáy từ vài căn lều chung quanh.

Mây đã bay đi để lộ ánh trăng toả một mầu sáng bạc trên mặt hồ lăn tăn sóng. Ngó trăng tôi lẩm nhẩm thơ Nguyễn Chí Thiện:

Xưa Lý Bạch ngửng đầu nhìn trăng sáng
Rồi gục đầu thương nhớ quê hương…

Những con thuyền đỗ bến từ tối hiện lên những bóng đen trên nước. Tôi hít thở khí trời để biết rằng mình đang ở một nơi tự do. Rất tự do.

© 2012 Buivanphu.wordpress.com

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Tôi đọc truyện “Tình Nghĩa Gíao Khoa Thư” khi còn ở tuổi đôi mươi. Tuổi trẻ bao giờ cũng nhiều lý tưởng. Tôi và bè bạn vẫn tâm nguyện rằng, sau cuộc chiến, thế hệ của mình sẽ cố góp hết sức để dựng xây những phần đất quê hương (bị lãng quên) như vùng U Minh Hạ. Hòa bình, tiếc thay, đã không mang lại cuộc sống an bình như mọi người mong muốn. Không những thế, nó còn khiến cho hàng triệu kẻ đã phải liều mạng rời bỏ quê hương, để mưu cầu một cuộc sống khả kham hơn – nơi đất lạ quê người.
Người nào có bệnh hứa, hứa nhiều mà làm chẳng bao nhiêu thì suốt đời không thể khá được. Tiền đến rồi tiền đi, nhưng những người ở xung quanh ta vẫn nhớ những lời hứa lèo của ta thì kể như tiêu cuộc đời. Nếu người nào rủi bị bệnh hứa thì nên đến bác sĩ tâm lý, chữa trị thế nào cũng sẽ khỏi nhưng phải kiên trì. Có bệnh thì phải chữa, tự mình chữa không được thì phải nhờ đến bác sĩ tâm thần, bác sĩ có kinh nghiệm sẽ tìm mọi cách để chữa trị cho bệnh nhân. Có người có bệnh hứa lèo, nhưng họ nói một cách tự nhiên như thật, đã nói là bệnh mà, người bị bệnh không biết mình bệnh, tội nghiệp thật?
Có thể nói rằng đời sống của bà con đồng bào thiểu số Vân Kiều và Pa – Kô khổ cực không còn gì để nói. Đi dọc theo đường 9 Nam Lào từ thành phố Đông Hà lên cửa khẩu Lao Bảo, qua khỏi những dãy nhà ngói đỏ chói của thành phố chừng 10km, đến đoạn sông Dakrong chảy dọc đường 9 Nam Lào, nhìn sang bên kia sông là những mái nhà lụp xụp nằm lặng lẽ trên đồi, nhìn lại bên cánh rừng dọc đường 9 cũng nhiều mái nhà sàn lợp tranh nhỏ xíu, tuềnh toàng gió lộng nằm giữa các nương sắn hoặc giữa các ngọn đồi trọc. Cảnh nghèo đói hiện ra xác xơ, tiều tụy.
Đêm tân hôn. Yên lặng nhìn cô dâu, chú rể rưng rưng rồi bật khóc. Cô gái trẻ tưởng chồng mình xúc động vì quá hạnh phúc được sống gần người yêu, nhưng sự thật đau lòng hơn nhiều. Anh ta vừa nhận được kết quả dương tính HIV qua cuộc thử nghiệm mà bịnh viện vừa gởi tới. Anh cũng không ngờ số mệnh của mình lại kết cuộc như thế. Sau 3 năm lao động ở nước ngoài, với số tiền dành dụm được, anh vừa mới làm đám cưới với người yêu đã chờ đợi suốt thời gian anh ở nước ngoài. Thời gian thương nhớ 3 năm, cho nên khi chàng trai trở về, thì cô gái đã “cho” người yêu trước đêm tân hôn. Sáng ra, vợ chồng trẻ nhìn nhau, im lặng. Mỗi người miên man biết bao nhiêu ý nghĩ. Tương lai, hạnh phúc gia đình, thái độ phải đối diện với cuộc sống, về con cái, cha mẹ hai bên, về sức khoẻ và về cái chết.
Đàn ông là phải có râu «Nam tu nữ nhũ» như sách đã dạy. Khoa học lý giải râu là biểu hiện sức mạnh và từ đó phát xuất sự ham muốn chiếm đoạt nhưng không vì thế mà râu trở thành môt thứ vũ khí chết người. Râu của người Á châu khác với râu của người Âu châu, cả về cách để râu, chăm sóc râu. Theo kinh nghiệm, nhìn râu, người ta có thể xét đoán về người. Như người cương nghị, người vui tánh, người có máu … Riêng người cộng sản có râu hay không râu, râu tốt hay xấu, đều có liên hệ ít nhiều đến diễn tiến của phong trào cộng sản và số phận người lãnh đạo.
Tại sao photon di chuyển nhanh như ánh sáng? Tại sao từ đốm lửa diêm, ngọn đuốc, ngọn đèn, một tinh cầu phát nổ v.v… phóng ra, photon lập tức đạt tốc độ nhanh nhất trong Vũ Trụ? Câu trả lời có rồi, giản dị và không đòi hỏi những kiến thức vật lý cao siêu. Nhưng nói ngay thì bạn sẽ bỡ ngỡ, hoang mang, và rồi thắc mắc rất nhiều, mất vui. Vậy ta kiên nhẫn đi từng bước một. Chậm nhưng mà chắc. Đường trường lên thác xuống ghềnh, băng rừng lội suối, lạc tới lạc lui trong núi thẳm rừng sâu… kẻ dò đường này đã lãnh hết. Giờ sông sâu đã bắc cầu, đường xuyên rừng đã khai quang chờ đón bạn.
Cùng với số phận chung của Thế giới, nạn dịch Covid-19 đã phủ mây mù lên nền kinh tế của Việt Nam trong 7 tháng đầu năm 2021. Khoảng 80,000 Doanh nghiệp đóng cửa và hàng chục triệu công nhân mất việc làm. Việt Nam đã nhập siêu 2,7 Tỷ Dollars trong thời gian này, trong khi tình hình dịch Covid-19 vẫn còn nghiêm trọng.
Mười một năm trời ròng rã, mỗi lần nghĩ tới anh là tôi nghĩ tới Nelson Mandela, chỉ ra được khỏi tù sau 27 năm, vì những người khác đã tranh đấu thành công để có một cuộc thay đổi toàn diện trong xã hội. Ngay sau khi ra tù, Mandela đã được bầu làm lãnh đạo một cuộc thương nghị với nhà cầm quyền cho vấn đề hòa giải dân tộc.
‘Tổng thu nhập một tháng trên một khẩu của chúng tôi là 40.000 đồng …’ 40.000 đồng có giá trị như thế nào lúc này. Đó là giá của 2 bát phở, giá của 4 lít xăng, giá của hai xuất cơm trưa văn phòng, giá của một cuốc xe ôm trên đoạn đường 10km, giá của hơn một bao thuốc lá 555, giá của 3 ly cà phê… Tôi biết sẽ có rất nhiều người không thể tin rằng tổng thu nhập hàng tháng của một khẩu trong hầu hết những gia đình nông dân lại chỉ với một con số ‘kinh hoàng’ như thế.”
Các lãnh tụ của Đảng Cộng Hòa có thể tiếp tục than phiền về tình trạng kinh tế khó khăn và các chương trình của Biden có khuynh hướng xã hội, nhưng khi nhìn những thống kê về dư luận quần chúng thì rõ ràng quan điểm của Đảng Cộng Hòa không phản ảnh đúng với nhận thức của đa số dân Mỹ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.