Hôm nay,  

Nhớ Ơn Kẻ Xâm Lược

8/3/201200:00:00(View: 21477)
Không nước nào trên thế giới có chuyện nhân dân một nước bị xâm lăng lại có lãnh đạo kêu gọi nhớ ơn kẻ xâm lược như ở Việt Nam vào thời Trung Cộng sắp dậy cho Việt Nam một bài học nữa.

Chuyện thứ nhất xẩy ra vào ngày 10-07-2012 tại “Đại hội đại biểu tòan quốc Hội hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc nhiệm kỳ V (2012-2017)”.

Tại đây, Nguyễn Thiện Nhân, Phó thủ tướng, Chủ tịch Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt-Trung nói rằng: “Tình hữu nghị truyền thống lâu đời giữa nhân dân hai nước Việt Nam và Trung Quốc là tài sản quý báu của nhân dân hai nước”.

Nhân còn khẳng định “hai nước đã xây dựng quan hệ hợp tác đối tác chiến lược toàn diện theo phương châm 16 chữ và tinh thần 4 tốt”, và “mong muốn, trong nhiệm kỳ tới, Hội hữu nghị Việt Nam – Trung Quốc sẽ quán triệt phương châm quan trọng này trong các hoạt động cụ thể của mình để góp phần củng cố và thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị giữa nhân dân hai nước.”

Cái mà Việt Nam gọi là “16 chữ vàng” là do phía Trung Cộng “tự đặt ra” cho lãnh đạo Việt Nam “phải nói theo” sau khi hai bên nối lại bang giao năm 1990, theo đó thì Việt-Trung lúc nào cũng “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai”, và luôn luôn coi nhau là “ láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”.

Nhưng lời nói không mất tiền mua nên Trung Cộng đã không giữ lời như đã nói. Ngược lại, đám đệ tử của Đặng Tiểu Bình, lãnh đạo Trung Hoa đã xua quân đánh 6 Tỉnh cực bắc của Việt Nam ngày 117/02/1979 để gọi là “dậy cho Việt Nam một bài học” rồi rút quân ngày 18/03/1979, đã mau chóng thực hiện chủ trương bá quyền và bành trướng lãnh thổ lấn chiếm Việt Nam trên đất liền và ở Biển Đông.

Hành động nhượng đất ở biên giới cho Tầu của “triều đại” Tổng Bí thư đảng CSVN, Lê Khả Phiêu khóa đảng VIII, dù Việt Nam đã cải chính nhiều lần, bằng “Hiệp ước biên giới trên đất liền”, được hai bên ký ngày 30 tháng 12 năm 1999.

Bằng chứng cụ thể Việt Nam đã mất đất như thế nào thì nên đọc những lởi kể của Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, nguyên Đại sứ của CSVN tại Bắc Kinh từ 1974 đến 1989 như sau :

“Đánh ta năm 1979 một mặt gạt bỏ sự hàm ơn của ta đối với những giúp đỡ trước đây của nhân dân Trung Quốc, mặt khác tự phơi bày ý đồ vụ lợi trong sự viện trợ cho ta. Khi không đạt được thì trở mặt…. Năm 1984, Trung Quốc huy động một Trung đoàn với hỏa lực mạnh liên tục tấn công bắn giết phân đội quân ta đóng giữ cao điểm 1.502 ở huyện Vị Xuyên, cuối cùng chiếm lấy cao điểm ấy làm điểm quan sát từ xa, nhòm vào nội địa ta. Ở biên giới phía Bắc nước ta từ trước đến nay, dân hai bên đã có những việc xâm canh, xâm cư, dân ta cũng có một số điểm xâm canh sang đất Trung Quốc, diện tích không đáng kể, dân Trung Quốc xâm canh, xâm cư sang nước ta tại rất nhiều điểm, tổng diện tích khá lớn. Trong đàm phán phân định biên giới, Trung Quốc luôn nêu lên “phân định theo hiện trạng”, tranh luận qua lại, Trung Quốc luôn nêu “nhân nhượng lẫn nhau vì đại cục(?), cuối cùng Trung Quốc vẫn ăn hơn thì mới chịu. Thác Bản Giốc vốn của ta nay họ chiếm đứt được một nửa. Xưa Nguyễn Trãi tiễn cha đến tận ải Nam Quan, trước nay ta vẫn nói đất nước ta từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mau, sau đàm phán, biên giới nước ta tụt lùi xuống mãi đến chợ Tân Thanh, đối diện đã là trụ sở hải quan của Trung Quốc….”

(17-03-2010, Bauxite Viet Nam)

Một năm sau, ngày 25 tháng 12 năm 2000, cũng vẫn dưới “triều đại Lê Khả Phiêu”, đảng Công sản Việt Nam lại tự quyền ký với Trung Cộng “Hiệp định về phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của hai nước trong vịnh Bắc Bộ” và “Hiệp định hợp tác nghề cá ở Vịnh Bắc Bộ” .

Cả 3 văn kiện lịch sử liên quan đến đất liền, lãnh hải và hợp tác nghề cá đều không được thảo luận và điều tra lợi, hại cho dân cho nước bởi các Đại biểu Quốc Hội, nhưng cơ quan này vẫn phải bỏ phiếu chấp thuận vì là công cụ của đảng !

Tướng Vĩnh viết: “Trước đây, đã có hiệp định Pháp – Thanh phân chia vịnh Bắc Bộ. Trung Quốc không chịu chấp nhận việc do lịch sử để lại, đòi phân chia lại, kỳ chiếm cho được phần hẩu về mình.

Về hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, từ xa xưa đã có văn bản lịch sử là do ta quản lý, ngay trong bản đồ do tướng Đặng Chung, Phó Tổng binh trấn thủ đảo Quỳnh Nhai (đảo Hải Nam ngày nay) vẽ cũng ghi các đảo đó thuộc về An Nam (tức Việt Nam); về mặt pháp lý thì cũng nằm trong hải phận và vùng đặc quyền kinh tế của nước ta theo luật biển mà Liên Hợp Quốc ban hành. Thư tịch Trung Quốc không hề có tí gì làm chứng cứ, họ chỉ to mồm nhận xí hai quần đảo là của họ, thậm chí trên bản đồ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, họ đơn phương vẽ một “cái lưỡi bò to tướng” bao gồm cả một vùng biển quốc tế và phần lãnh hải, vùng kinh tế đặc quyền của Việt Nam trong đó có Hoàng Sa và Trường Sa.” (17-03-2010) Bauxite Viet Nam )

ÂM MƯU CỦA TẦU

Ai cũng biết Tầu đã xua quân đánh chiếm Quần đảo Hòang Sa dưới thời Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa ở miền Nam Việt Nam (VNCH) tháng 01 năm 1974. Có 74 lính hải quân của VNCH hy sinh trong trận này, nhưng số thương vong của Tầu bị giữ kín.

Sau đó vào ngày 14 tháng 3 năm 1988, quân Tầu đã tấn công và chiếm 8 đảo đá ngầm trong Quần đảo Trường Sa, quan trọng nhất là các bãi Colin, Len Đao và Gạc Ma, khi ấy trong tay Quân đội CSVN.

Trong trận chiến Trường Sa phía Việt Nam mất 64 binh sỹ và phiá Tầu thiệt mạng 24 người.

Từ sau cuộc chiến Trường Sa, phía quân đội CSVN đã không có bất cứ nỗ lực nào để chiếm lại các đảo bị chiếm. Ngược lại phiá Tầu đã củng cố phòng thủ xây dựng vững chắc khu vực chiếm đóng và thường xuyên đe dọa an ninh của các binh lính Việt Nam đóng ở các đảo khác của Trường Sa.

Cho đến tháng 08/2012, Bắc Kinh không ngừng gia tăng áp lực quân sự từ Hòang Sa xuống Trường Sa trong kế họach chiếm đóng tòan vùng Biển Đông, bất chấp chống đối của các nước có tranh chấp chủ quyền trong khu vực gồm có Việt Nam, Phi Luật Tân, Mã Lai Á, Brunei và Đài Loan.

Trong khi chuẩn bị các hành động quân sự thì Tầu đã công khai gọi đấu thầu 9 lô dầu khí trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam nằm giữa Trường Sa và đất liền của Việt Nam; thành lập Thành phố Tam Sa, lấy đảo Phú Lâm ở Hòang Sa làm Tòa Thị chính. Tam Sa, theo lối tự nhận của Bắc Kinh gồm có Trung Sa (hay bãi đá ngầm Macclesfield—khu vực tranh chấp với Phi Luật Tân và Đài Loan), Hòang Sa và Trường Sa.

Về họat động ngư nghiệp, Bắc Kinh đã ngang nhiên đưa 30 thuyền đánh cá xuống đánh bắt ở vùng biển Việt Nam ở Trường Sa trong 3 tuần từ ngày 12/07/2012, sau khi Việt Nam thông qua Luật biển ngày 21/06/2012 xác nhận Hòang Sa và Trường Sa của Việt Nam.

Sau đó, Bắc Kinh lại ra lệnh cho 8.994 tàu cá họat động ở tỉnh Hải Nam trở lại đánh bắt ở Biển Đông sau hơn hai tháng tạm dừng vì lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Cộng đưa ra hàng năm từ ngày 16/5 đến 01/08/2012.

Trong thời gian có lệnh cấm của Trung Cộng, nhiều ngư dân Việt Nam đã bất chấp nguy hiểm tiếp tục ra khơi đánh bắt, nhưng trong một số trường hợp đã bị xua đuổi hoặc bị tấn công.

THÁI ĐỘ CỦA VIỆT NAM

Trước các hoạt động phi pháp này của Trung Cộng, phiá Việt Nam chỉ biết phản đối suông bằng miệng hay bằng giấy mà không có bất cứ biện pháp Quân sự nào để bảo vệ lãnh thổ và ngư trường cho dân.

Ngay cả khi người dân tự nguyện tổ chức biểu tình chống Tầu xâm lược thì nhà nước lại cho Công An đến tận nhà ngăn cản, khủng bố và đàn áp trên đường phố.

Luận cứ khiếp nhược của đảng đã đầu độc nhân dân để biến họ thành “liệt não” vô cảm vì tin vào lời tuyên truyền “đã có Đảng, Nhà nước lo” để tránh bị các “thế lực thù địch” lợi dụng biểu tình chống đảng, phá họai đòan kết và làm phương hại đến mối giao hảo nhậy cảm với nước láng giềng Trung Quốc !

Trong khi thực tế thì đảng đã bảo nhau tiếp tục ngủ vùi trong tấm chăn “16 chữ vàng” và “tinh thần 4 tốt” để mặc cho Tầu hung hãn xâm lăng từ kinh tế sang chính trị và quân sự. Thái độ bất động đáng khinh này còn bao phủ cả Quốc hội, nơi có 500 con ngưởi chỉ biết tháng tháng ngửa tay nhận tiền của dân tuy có đầu nhưng óc đã chết không dám phát lên một báo động “sơn hà nguy biến” cho mát lòng Tổ tiên !

Vậy tướng Nguyễn Trọng Vĩnh nay đã ở tuổi 96 (năm 2012) và là người nhiều năm “đi guốc trong bụng lãnh đạo Tầu” đã nói gì về anh hàng xóm phương Bắc có mồm nói “4 tốt” mà bụng lại chứa đầy dao găm ?

Ông bảo: “Làm Đại sứ nước ta tại Cộng hòa nhân dân Trung Hoa 13 năm, tôi thể hội được mấy điều sau đây:

- Tư tưởng bành trướng, bá quyền, ích kỷ nước lớn của những người cầm quyền ở Trung Quốc 1.000 năm nữa vẫn không hề thay đổi.

- Chớ vội tin lời của những người nắm quyền ở Trung Quốc nói, hãy xem những việc họ làm.

- Nhiều khi ở cấp cao của họ nói với cấp cao của ta lời lẽ rất ôn hòa có vẻ vô tư, biết điều, nhưng lại ngầm chỉ đạo cho cấp dưới cứ lấn tới, giọng lưỡi bề trên, đe dọa, để đạt yêu cầu của họ, thiệt hại cho ta.”

NHỚ ƠN KẺ THÙ ?

Ấy thế mà Ban Lãnh đạo Hội hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc đã công khai loan báo quyết định phản nghịch là phải “nhớ ơn Trung Quốc” trước con mắt và lỗ tai của Nguyễn Thiện Nhân, Phó thủ tướng, Chủ tịch Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt-Trung.

Một đọan trong bài tường thuật buổi lễ ngày 10/07/2012 trên báo Quân đội Nhân dân đã viết: “Trong thời gian tới, Hội sẽ tập trung vào việc tăng cường công tác tuyên truyền về tình hữu nghị truyền thống Việt-Trung bằng các hình thức đa dạng, phong phú, tổ chức các hoạt động tri ân các cá nhân, tổ chức, địa phương Trung Quốc từng giúp đỡ Việt Nam.”

Nguy hiểm chưa ?

Các âm mưu xâm lược Việt Nam hiện nay trên Biển Đông của Trung Cộng đã rành rành ra đấy mà Nguyễn Thiện Nhân không biết hay sao mà còn mê muội đến vậy?

Nhưng chưa hết. Trong đảng còn có những “lãnh đạo” đã ăn phải bùa “vịt quay Bắc Kinh” cực kỳ nguy hiểm hơn Nhân đang mai phục trong hàng ngũ Quân đội Nhân dân (QĐND) đã tự lộ ra như trường hợp của Trung tướng Mai Quang Phấn, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị QĐND và Phùng Quang Thanh, Đại tướng, Bộ trưởng Quốc phòng.

Theo báo QĐND, Phấn nói tại buổi lễ “kỷ niệm 85 năm Ngày thành lập Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc (1-8-1927/1-8-2012)” tại Hà Nội hôm 28/07/2012: “Đây là dịp để chúng ta ôn lại những kỷ niệm sâu sắc, ghi nhớ những tình cảm quý báu, cao đẹp, sự giúp đỡ to lớn, chí nghĩa, chí tình có hiệu quả, mà Đảng, Nhà nước, nhân dân và Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc đã dành cho Đảng, Nhà nước, nhân dân và QĐND Việt Nam trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc trước đây cũng như trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN ngày nay. Trong đó có sự giúp đỡ to lớn, hiệu quả trong việc đào tạo cán bộ cho QĐND Việt Nam.”

Ô hay, ngày “thành lập Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc” thì co ăn nhằm gì với Quân đội Nhân dân của Việt Nam mà phải họp mặt để ca tụng nhớ ơn ?

Có phải chính “Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc” là lực lượng đã tàn sát trên 40 ngàn quân-dân của 6 Tỉnh cực bắc dọc biên giới Việt-Tầu trong chiến dịch “dậy cho Việt Nam một bài học” của Đặng Tiểu Bình năm 1979 ?Cũng quân đội này còn đang chiếm đóng điểm cao 1.502 (Tầu gọi là núi Lão Sơn) ở xã Thanh Thủy,huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang (tên cũ là Hà Tuyên), sau cuộc chiến biên giới lần 2 giữa hai nước năm 1984. Tại vị trí chiến lược quan trọng này quân Tầu có thể quan sát thấy mọi động tĩnh của tòan vùng lãnh thổ của Việt Nam ở biên giới. Và nếu chiến tranh xẩy ra thì những họng súng đại bác và hỏa tiễn của Tầu có thể tiêu diệt dễ dàng các mục tiêu Việt Nam dưới chân núi.

Và cũng chính quân đội Trung Cộng này đang chuẩn bị tiến chiếm hết vùng biển và các hòn đảo ở Biển Đông của Việt Nam, sau khi đã chiếm Quần đảo Hòang Sa năm 1974 và 8 đảo đá ngầm ở Trường Sa năm 1988 ?

Như thế thì hà cớ gì mà Mai Quang Phấn lại không biết mà còn ăn nói nhố nhăng rằng: “Cuộc gặp mặt không chỉ là dịp để bày tỏ lòng biết ơn sự giúp đỡ quý báu của Đảng, Nhà nước, nhân dân và Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc trong việc đào tại cán bộ cho Quân đội nhân dân Việt Nam, đây còn là hoạt động thiết thực góp phần tăng cường hơn nữa mối quan hệ hữu nghị hợp tác, đối tác chiến lược toàn diện giữa hai Đảng, Nhà nước, Quân đội và nhân dân hai nước ngày càng bền chặt”.

Tại sao lại “hữu nghị hợp tác” với giặc ? Hay là “giặc” đã mai phục sẵn, hoặc đã “cấy được tay trong” trên đất nước Việt Nam để sẵn sàng trở cờ phản phé ?

AI GÂY CHIA RẼ VIỆT-TRUNG ?

Năng nổ không kém Phấn, Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam, Phùng Quang Thanh, Đại tướng cũng hân hoan nói: “QĐND Việt Nam luôn luôn mong muốn đất nước Trung Quốc anh em phát triển hòa bình, thịnh vượng và có vai trò quan trọng trong việc giữ gìn hòa bình, ổn định ở khu vực và trên thế giới”.

Liệu lời nịnh hót này của Thanh có làm cho các Tướng lãnh Tầu mát lòng mát dạ xoa đầu cho ăn kẹo không? Và với câu nói khúm núm: “Chúng tôi luôn trân trọng, ghi nhớ và mãi biết ơn sự giúp đỡ chí tình, chí nghĩa, to lớn có hiệu quả mà Đảng, Chính phủ, nhân dân và Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc đã dành cho Việt Nam” có làm cho Trung Cộng tha dậy cho Việt Nam một bài học nữa chăng ?

Những người như các tướng Võ Nguyên Giáp và Nguyễn Trọng Vĩnh hẳn sẽ có câu trả lời cho Thanh, nhưng liệu cách ăn nói hồ đồ tự vuốt đuôi cọp của Thanh khi cố tình đánh lạc hướng có lợi cho địch đã lộ ra mặt trái chiến lược khi Thanh bảo: “Trong những năm tới, hòa bình, hữu nghị hợp tác trong khu vực và trên thế giới vẫn là xu thế lớn. Nhưng, các thế lực thù địch vẫn tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động diễn biến hòa bình; lợi dụng các hoạt động dân chủ, nhân quyền, tôn giáo nhằm xóa bỏ chế độ XHCN, chia rẽ quan hệ hữu nghị Việt – Trung, đang đặt ra những khó khăn, phức tạp mới cho Đảng, Chính phủ, nhân dân và quân đội hai nước.”

Đây không phải là lần đầu mà Thanh đã nói đến âm mưu gây chia rẽ Việt-Trung của các “thế lực thù địch” mà từ tháng 06 năm 2010, Thanh đã tuyên bố với Báo chí tại Hà Nội rằng: "Tranh chấp trên Biển Đông (giữa Tầu với Việt Nam và một số nước trong khu vực) có thể coi là tranh chấp giữa 5 nước, 6 bên. Nhưng nếu để xảy ra xung đột quân sự thì nó ảnh hưởng đến các quốc gia, không chỉ khu vực Đông Nam Á mà cả khu vực châu Á - Thái Bình Dương và thậm chí là cả thế giới. Nếu xảy ra, nó còn là thảm họa đối với các nước ở khu vực này, do đó, đảm bảo môi trường hòa bình, ổn định, hợp tác và cùng nhau phát triển là lợi ích quốc gia của các nước. Cho nên, các nước phải hết sức bình tĩnh, hết sức kiềm chế, phải xử lý nó ở tầm cao chiến lược vì lợi ích không phải chỉ của quốc gia, của khu vực mà còn của thế giới."

Và theo Thanh thì : "Để giải quyết vấn đề này thì phải bằng đàm phán hòa bình, phải bằng Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC, Declaration of Conduct), bằng luật pháp quốc tế, bằng Công ước luật biển năm 1982 của Liên Hợp quốc. Chúng ta phải hết sức sáng suốt, tỉnh táo để không bị các lực lượng chia rẽ quan hệ Việt Nam - Trung Quốc, chia rẽ giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân về vấn đề Biển Đông."

Kẻ thù địch nào đang muốn “chia rẽ quan hệ hữu nghị Việt-Trung” hay chính những cấp Sỹ quan của Tổng Cục Chính trị QĐND và tầng lớp cán bộ, đảng viên trong Ban Tuyên giáo của đảng là những người có trách nhiệm nắm bắt và giữ vững tư tưởng cho cán bộ, đảng viên và quân đội, lại là những người đã chán đảng đến tận cổ, nay muốn xoay chiều đổi gió để “tự diễn biến” và “tự chuyển hoá” vì họ đã hết chịu đựng nổi thái độ yếu kém của lãnh đạo trước các hành động lấn chiếm biển đảo Việt Nam của Trung Cộng ?

Hay là Thanh, một lần nữa muốn nói với người Tầu rằng “chúng tôi không bao giờ dám chống các đồng chí mà chỉ có những kẻ chống chúng tôi và chống Chủ nghĩa Mác-Le-nin của chúng ta có ý đồ chống các đồng chí mà thôi”?

Chuyện “thù địch” và “gây chia rẽ Việt-Trung” mơ hồ do Thanh đưa ra trùng hợp với sự xuất hiện của bài viết “Ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái về tư tưởng chính trị” của Thiếu tướng Phó Giáo sư, Tiến sỹ Trần Minh Thư trên báo Quân đội Nhân dân ngày 29/07/2012.

Thư viết: “Hiện tượng “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” đang diễn ra trong nội bộ một số cơ quan Đảng, Nhà nước hiện nay do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân quan trọng là do sự suy thoái về tư tưởng chính trị của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên. Vì vậy, muốn phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” có hiệu quả chúng ta phải tập trung ngăn chặn đẩy lùi suy thoái về tư tưởng chính trị (TTCT).”

Nhưng những phần tử này là ai và ở đâu ra ?

Trần Minh Thư cho biết họ là: “Một số cán bộ, đảng viên biến chất về chính trị, công khai phê phán bác bỏ chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; đòi đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập, ca ngợi CNTB. Số cán bộ, đảng viên này thường lợi dụng các diễn đàn, các cuộc tọa đàm, hội thảo khoa học, các phương tiện truyền thông, internet, lợi dụng việc góp ý với Đảng, phản biện xã hội để bày tỏ quan điểm sai trái của mình. Đáng chú ý, những biểu hiện suy thoái này không chỉ ở một bộ phận cán bộ, đảng viên đương chức mà còn diễn ra ở những cán bộ, đảng viên trước đây đã có quá trình đi theo Đảng, có cống hiến cho cách mạng nay đã nghỉ hưu nhưng do bất mãn cá nhân, thiếu bản lĩnh chính trị, thiếu thông tin nên ngộ nhận, phụ họa theo các quan điểm sai trái; có người viết hồi ký cho rằng trước đây bản thân mắc sai lầm trong thực hiện nhiệm vụ nay “sám hối”, “phản tỉnh”. Đây là loại rất nguy hiểm, vì họ là người có trình độ, có vị thế xã hội và quá trình cống hiến cho cách mạng nên tư tưởng, hành động của họ tác động rất lớn đối với cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân.”

Thậm chí những người bị Thư chỉ trích, vạch mặt còn là: “Những cán bộ đảng viên biến chất về chính trị có các hoạt động móc nối với các thế lực thù địch, bọn phản động người Việt lưu vong để chống lại Đảng, dân tộc và chế độ XHCN ở nước ta. Số này ngoài việc công khai biểu hiện quan điểm chống lại Đảng, Nhà nước, còn viết bài, cung cấp tài liệu về tình hình trong nước để các thế lực thù địch chống Việt Nam. Một số đối tượng đã móc nối hoặc tham gia các tổ chức phản động người Việt ở nước ngoài.”

Nếu số người “biến chất” mà đã không chỉ dám công khai “biểu hiện quan điểm chống lại Đảng, Nhà nước” mà “còn viết bài, cung cấp tài liệu về tình hình trong nước để các thế lực thù địch chống Việt Nam” thì không phải là chuyện nhỏ.

Bởi vì khi đã “công khai” là không còn sợ đảng nữa, hoặc còn dám “móc nối” và “tham gia các tổ chức phản động người Việt ở nước ngoài” thì đúng là tình trạng “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa” , muốn xa đảng để đi đường khác đang là một nguy cơ cho chế độ.

Vì vậy, tướng Trần Minh Thư đã yêu cầu: “Các cấp ủy cần tập trung làm tốt công tác giáo dục nâng cao nhận thức về chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kết hợp với giáo dục tinh thần yêu nước, lòng tự tôn dân tộc, góp phần tích cực vào việc bồi dưỡng thế giới quan khoa học và nhân sinh quan cách mạng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân, đặc biệt là lớp trẻ, củng cố niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ XHCN ở nước ta” và phải “làm tốt công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, công tác bảo vệ chính trị nội bộ, bảo vệ chế độ XHCN.”

Nhưng đảng đã cố gắng “làm tốt” từ Nghị quyết 6 (lần 2) của Trung ương đảng VIII tháng 02/1999 dưới thời Lê Khả Phiêu giữ chức Tổng Bí thư, nói về “một số vấn đề cơ bản và cấp bách trong công tác xây dựng Đảng hiện nay.”

Sau 13 năm, đảng chỉ “chỉnh” và “xây” được một ít khiến cho Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) phải đưa ra Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 của ngày 31/12/2011, lập lại những việc phải làm của “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”.

Tại sao lại thoái trào như thế? Bởi vì, theo lời Nguyễn Phú Trọng, Tông Bí thư khoá đảng XI vì: “Thực tế đã có bộ phận suy thoái nghiêm trọng về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống. Có người công khai bày tỏ ý kiến trái với Cương lĩnh, Điều lệ Đảng, làm trái nguyên tắc tổ chức, sinh hoạt đảng, thậm chí có người "sám hối", "trở cờ"; tình trạng tham nhũng, quan liêu, xa dân, tổ chức không chặt chẽ, nhiều nguyên tắc của Đảng bị vi phạm. Đây là điều đáng lo ngại nhất và cũng là nguy cơ lớn nhất đối với một đảng cầm quyền, như Lê-nin và Bác Hồ đã từng cảnh báo.”

Vì vậy, theo lời Nghị quyết 4: “Nếu không được sửa chữa sẽ là thách thức đối với vai trò lãnh đạo của Đảng và sự tồn vong của chế độ.”

Từ khi có Nghị quyết 4 đến khi có bài viết của tướng Trần Minh Thư trên báo Quân đội Nhân dân đã là 7 tháng mà Thư vẫn phải khẩn trương kêu gọi: “Công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật Đảng phải được tăng cường, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm những cán bộ, đảng viên thoái hóa, biến chất, vi phạm nguyên tắc, kỷ luật Đảng. Đồng thời, kiên quyết đấu tranh làm thất bại chiến lược DBHB (diễn biến hòa bình) của các thế lực thù địch trên lĩnh vực Tư tưởng-Văn hoá” thì phải hiểu vần đề “tự diễn biến” và “tự chuyển hoá” trong đảng khó mà chận đứng mau được.

Như vậy thì nếu trong đảng và quân đội đã có những mầm mống phân hoá thì liệu vấn đề “các thế lực thù địch” đang gây chia rẽ Việt-Trung là do từ ngòai đưa vào Việt Nam hay chính những kẻ nội gían trong đảng đã biết lợi dụng thời cơ lấy “gậy ông đập lưng ông” để đền ơn, đáp nghĩa kẻ xâm lược ? -/-

Phạm Trần
(08/012)

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Chỉ vài ngày sau nghị hội đưa ra quyết định gây sự chú ý và tranh cãi của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ (USCCB), được cho là dường như để cấm Tống Thống Joe Biden và các chính khách Công Giáo cấp tiến không được phép rước lễ, Hội Đồng đã lập tức đưa ra lời đính chính về điều này, trong đó bản công bố mới ghi rõ là "không mang tính chất kỷ luật cũng như nhắm vào bất cứ một cá nhân hay giới nào". (*)
ECONOMICS Khủng hoảng kinh tế có 2 hình thức: khủng hoảng cung cầu và khủng hoảng tài chánh. Khủng hoảng cung cầu do chiến tranh hoặc thiên tai (hạn hán, động đất, dịch bệnh,v.v…) khiến hãng xưởng bị tàn phá, mùa màng bị thất thu. Hàng hóa không cung cấp đủ cho nhu cầu nên cơ bắp của nền kinh tế trở nên yếu đuối bại hoại. Khủng hoảng tài chánh do nơi tiền và bao gồm bong bóng, lạm phát, nợ trong nước, nợ ngoài nước và khủng hoảng ngân hàng. Tiền như máu huyết trong cơ thể nên khi nghẽn mạch máu - tức là dòng tiền bị đứt lưu thông - thì nền kinh tế sẽ bị tê liệt. Tiền một khi được cởi trói (financial liberalization) sẽ tự do chảy tìm ngõ ngách kiếm lời. Nguồn tiền nếu dồi dào (tiền đầu tư từ nước ngoài, hoặc một mối đầu tư mới hấp dẫn thu hút tiền vào) sẽ thôi thúc giới kinh doanh hám lợi mà trở nên liều lĩnh, cẩu thả rồi dẫn đến thất thoát, đầu tư kém hiệu quả và bong bóng. Trường hợp các ngân hàng hay công ty tài chánh cho vay nhiều nợ xấu đến lúc phải ngừng cho vay,
Tại sao trong “toa tàu” vũ trụ đông chật cứng, đám hành khách phân tử, vi phân tử vẫn được tự do chạy tới chạy lui nhanh như chớp? Tìm tòi, suy nghĩ mãi mới thấy lời giải đáp. Nó nằm trong cái hình thể tuyệt hảo của các vi phân tử, phân tử. Hình thể chứa đựng “bí mật” của Tạo Hóa ấy không bị giấu ở chỗ kín đáo, khó tìm. Nó được rải khắp một phòng triển lãm lớn rộng bằng cả bầu trời. Nó là hình dạng của hầu hết các vì sao: Hình cầu.
Báo chí tự phong “cách mạng” của Cộng sản ở Việt Nam đã hiện nguyên hình là cái loa tuyên truyền cho đảng để phủ nhận quyền tự do ngôn luận và tự do báo chí của dân. Việc này đã, một lần nữa, được chứng minh vào dịp kỷ niệm 96 năm của điều gọi là “ngày báo chí cách mạng Việt Nam” (21/6/-1925 – 21/6/2021). Ngày 21/6 được chọn để đánh dấu việc ông Hồ Chí Minh đã một mình thành lập và biên tập Báo Thanh niên - cơ quan của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh Niên - tại Quảng Châu (Trung Quốc) để truyền bá chủ nghĩa Mác - Lê-nin vào Việt Nam.
Sartre là con người hoài nghi muôn thuở nổi trôi giữa hai cực Hiên Hữu và Hư Vô- L'Être et Le Néant. Chủ thuyết Existentialisme của Jean Paul Sartre là hiện thân của nước Pháp và Châu Âu ở hậu bán thế kỷ thứ XX. Charles De Gaule có lý khi ông bảo Sartre là nước Pháp- "Sartre, c'est la France"./.
Chúng ta nên công nhận rằng "cuộc tranh luận về lạm phát" hiện nay như là những gì mà nó đang là: một dấu vết sai lầm được đặt ra bởi những người tìm cách cản trở những nỗ lực của chính quyền Biden để giải quyết một số vấn đề cơ bản nhất của Mỹ. Thành công đòi hỏi nhiều công chi. Cuối cùng, Hoa Kỳ cũng may mắn có được giới lãnh đạo kinh tế mà họ sẽ không chịu khuất phục trước nỗi sợ hãi.
Trước khi hạ cánh an toàn, Bộ Trưởng Quốc Phòng Phùng Quang Thanh đã không quên bầy tỏ sự quan ngại sâu sắc về cái mối tình hữu nghị (rất) mong manh giữa nước ta và nước bạn: “Tôi thấy lo lắng lắm, không biết tuyên truyền thế nào, chứ từ trẻ con đến người già có xu thế ghét Trung Quốc.”
Hôm nay tôi và quý vị là người được đón nhận ngày lễ quốc gia đầu tiên để ghi nhớ ngày Juneteenth. Chúng ta hãy cùng nhau đi vào lịch sử để ôn và tìm hiểu thêm về ngày này và hi vọng từ đó chúng ta sẽ có những bài học sẽ làm cho cuộc sống ta thêm phần ý nghĩa về tình người cũng như đạo đức.
Cuộc họp thượng đỉnh giữa hai tổng thống Biden và Putin được báo chí quốc tế quan tâm và tin tức về cuộc họp này được loan tải rộng rãi. Phần tóm lược sau dựa vào các bản tin và bình luận của các cơ quan truyên thông Anh, Pháp, Nga và Trung Quốc về cuộc họp này.
Một tiểu tiết khá thú vị được ghi nhận trong cuộc gặp gỡ này là TT Biden đã đến biệt thự Villa La Grande, nơi tổ chức cuộc họp sau Putin. Theo bản tin của VOA Anh ngữ, dù Putin đã đến khá đúng giờ, nhưng đây là sắp xếp chu đáo của các nhân viên Bạch Ốc nhằm ngừa sự tái diễn như TT Donald Trump đã bị Putin cho đợi đến 30 phút trong cuộc họp thượng đỉnh tại Helsinki vào năm 2018, dù trước đó Trump đã đến muộn khi đến họp với NATO hay yết kiến Nữ Hoàng Anh.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.