Hôm nay,  

Ai Lo Sợ?!

8/3/201200:00:00(View: 18225)
Năm 34 (SCN), Tô Định được vua Hán cử qua Giao Chỉ, thay Thái thú Tích Duyên. Tô Định cai trị nhân dân hà khắc và bóc lột. Nên thời ấy nhân nhân rất lo sợ chính quyền. Tô Định thấy vậy càng đàn áp, càng giết hại nhân dân trắng trợn hơn.

Năm Kỷ hợi (39-SCN), Bát Nạn là người tài sắc, nên hào mục họ Trần tìm người mai mối, nhưng bà lại thành hôn với Phạm Danh Hương là người nho nhã, ghét ác tế bần. Hào mục họ Trần hầm rập với Thái thú Tô Định, đem quân đến giết gia đình Bát Nạn. Bà vung đao phá được trùng vây, nhưng chồng của bà bị chúng bắt giết. Cũng năm này, ông Hùng Sát là vị thủ lãnh châu Đại Man, vì bất đồng chính kiến, thái thú Tô Định đem quân giết chết; Xuân Nương là con gái của ông trốn thoát.

Và những trường hợp khác, bà Lê Chân quê huyện Đông Triều, phủ Kinh Môn (nay Quảng Ninh). Bà nổi tiếng xinh đẹp, giỏi võ nghệ; Thái thú Tô Định nghe danh, muốn lấy làm thiếp. Bị bà từ chối, nên Tô Định hãm hại cha bà. Thân phụ ông Cao Doãn làm huyện lệnh, tính tình khẳng khái, trung hậu, thương dân, nên thái thú nhà Hán không ưa, tìm cách giết chết...! Nhân dân càng nhẫn nhục, giặc càng kiêu căng và giết hại dân chúng càng dã man.

Thấy vậy, ông Đặng Thi Sách (phu quân của bà Trưng Trắc), là con Lạc tướng ở huyện Chu Diên, viết thư cảnh cáo Tô Định: “Mảnh đất phương Nam hàng vạn bá tánh, dưới sự cai trị của triều đình, nhà ngươi đi tuyên hóa phải lấy dân làm trọng. Chính sách của ngươi hành tội kẻ có ý tốt vì nói thẳng, nghe theo ý kiến kẻ luồn cúi, để bọn tì thiếp ngang ngược, bọn nịnh nọt lộng quyền. Ngươi nói thương dân luôn miệng, nhưng đày đọa dân cơ cực, rỉa rói của dân làm giàu, bòn rút sức dân làm thích. Cậy mình mạnh như gươm Thái a sắc bén, không nghĩ đến lúc nguy ngập như sương mai sẽ tan khi có nắng. Nếu không biết dung khoan, hung hiểm sẽ đến”. Tô Định không nghe lời nói thẳng, sai người bất ngờ bắt Thi Sách giết chết vào năm 39 (SCN).

Tức nước vỡ bờ, bà Bát Nạn, bà Xuân Nương, bà Lê Chân, ông Cao Doãn... và nhân dân khắp nơi đồng loạt khởi nghĩa, sau đấy cùng qui tụ dưới cờ nghĩa dũng của Bà Trưng cùng báo thù nhà, nợ nước; tạo được những chiến thắng lẫy lừng. Sử Hậu Hán Thư của Tàu, Phạm Việp viết: “Ở quận Giao Chỉ có người đàn bà tên Trưng Trắc, cùng em gái là Trưng Nhị, khởi binh đánh lấy quận Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố, dân chúng đều hưởng ứng, chiếm trên 60 thành vùng Lũng Ngoại. (Nguyên văn: Hựu Giao Chỉ tử nữ Trưng Trắc, cập nữ muội Trưng Nhị, phản công đầu kỳ quận Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố, man di giai ứng chi, khẩu lược Lũng Ngoại lục thập dư thành).

Khi nhân dân đồng lòng chống lại quân (chính quyền) tàn bạo, thì sự lo sợ đảo ngược lại, là chính quyền lo sợ dân, chứ dân không còn lo sợ chính quyền nữa. Tô Định vì lo sợ, chạy trốn về Tàu vào năm Canh tý (năm 40-SCN).

Luận cổ suy kim, ngày nay chính quyền tại Việt Nam, có lẽ không cai trị giống như Tô Định, vì chính quyền Việt Cộng (VC: Việt Nam Cộng sản) thì khôn khéo hơn, biết “hèn với giặc, ác với dân” mà người Việt ai cũng biết?!. Sau đây xin dẫn chứng một vài việc đau lòng do VC đã gây ra:

Trung tá công an Việt cộng tại Hà Nội là Nguyễn Văn Ninh đánh chết ông Trịnh Xuân Tùng, chỉ vì không đội mũ bảo hiểm. Ông Trần Văn Dữ bị thượng sĩ công an tên là Nhãn ở thị trấn Ngã Năm, Sóc Trăng đánh chết, chỉ vì uống rượu say. Thiếu úy công an Nguyễn Thế Nghiệp là công an huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang, đã hại chết anh Nguyễn Văn Khương, chỉ vì không đội mũ bảo hiểm và mới đây, ngày 30-7-2012, bà Đặng Thị Kim Liêng (thân mẫu nhà văn bất đồng chính kiến Tạ Phong Tần) đã tự thiêu (có thể bà bị công an giết chết, rồi nguỵ tạo là tự thiêu, để khỏi bị kiện tụng) phía sau khu hành chính thành phố Bạc Liêu để phản đối chính quyền VC bức bách phi lý đối với gia đình của bà...

Song song việc giết hại lương dân, chính quyền VC còn đàn áp dân oan và những nhà đấu tranh dân chủ hay tạo ra những kỳ công thật lớn lao cho Đại Hán: Cho Tàu cộng khai thác Bô xít Tây nguyên là tạo điều kiện cho chúng, chiếm vị trí chiến lược quân sự của VN. Hiến dâng ải Nam Quan, thác Bản Giốc là cắt da thịt của non nước ta, cho quân xâm lược. Và Phố Tàu đã mọc lên nhiều nơi ở Việt Nam: ở thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương, ở huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh...

Về biển Đông với Công Hàm cống nạp biển đảo, do Thủ tướng Bắc Việt là Phạm Văn Đồng ký năm 1958, với sự đồng loã của ông Hồ Chí Minh! Là sự sai lầm “giao trứng cho ác”, nên Tàu cộng đã dựa vào đấy lấn chiếm biển đảo của chúng ta. Nhưng cả VC Phạm Văn Đồng và Tàu cộng Chu Ân Lai thời ấy và Tàu cộng ngày nay đều lầm, lầm rất lớn! Vì vào thời gian ấy (năm 1958), vùng biển đảo Hoàng Sa, Trường Sa thuộc về VNCH. Nên Tàu cộng dựa vào Công hàm của Phạm Văn Đồng, thì thiếu yếu tố pháp lý.

Riêng người viết thấy rất lo ngại cho chính quyền VC, vì sao?. Vì lò xo càng đè nén, thì sức bật càng mạnh, nên đồng bào VN càng bị đàn áp, càng quật khởi đấu tranh quyết liệt. Do đâu? Do VC đã tạo ra quá nhiều lỗi lầm với nhân dân và đất nước VN. VC luôn luôn đàn áp các cuộc biểu tình yêu nước của đồng bào chống Tàu xâm lược. Vì sao VC làm như vậy?! Vì Tàu cộng là quan thầy che chở cho VC và lỡ ra cuộc biểu tình lan rộng hơn, rầm rộ hơn thì chính quyền VC lấy gì để chống đỡ?! Kể từ hôm nay, chính quyền VC nơm nớp lo sợ dân, chứ dân không còn lo sợ chính quyền VC nữa. Vì sao nói như vậy? Vì công an VC là đại diện chính quyền, mà “ném đá giấu tay” như việc công an đã đồng loã với côn đồ bạo hành với các tôn giáo hoặc các nhà đấu tranh dân chủ.

Tự do và độc lập thật sự sẽ đến với dân tộc VN, khi đấy quí ngài lãnh đạo chính quyền VC sẽ đi đâu?! Trốn chạy theo Tàu như Tô Định ư?! Không, không, ngay bây giờ quí ngài đừng “buôn dân bán nước” nữa, vứt bỏ “16 chữ oan và 4 chết”, hãy trở về với dân tộc; đồng bào mình luôn khoan dung, không có máu lạnh và không nỡ tương tàn như quí ngài đã giam cầm dài đằng đẵng, những người mà quí ngài gán ghép là “nguỵ quân, nguỵ quyền”?! Xin quí ngài suy nghĩ, tên tuổi của quí ngài muốn lưu vào sử sách muôn đời, là kẻ bán nước hay kẻ giữ nước?!

Tàu cộng thấy quí ngài càng yếu hèn, chúng càng hống hách, càng xâm lấn biển đảo của ta, như vô cớ bắt ngư dân VN đánh cá trên lãnh hải của VN. Tàu hải giám của Trung cộng cắt cáp tàu Bình Minh 02 của VN, đang hoạt động sâu trong vùng đặc quyền kinh tế của nước ta. Gần đây, ngày 21-6-2012, Quốc vụ viện Trung cộng lại quyết định thành lập cái gọi là “Thành phố Tam Sa”, với phạm vi quản lý bao gồm 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.

Ngày 23-6-2012, Tổng công ty Dầu khí Hải Dương của Tàu cộng, ngang nhiên thông báo mời các hãng thầu quốc tế, để thầu 9 lô dầu khí nằm sâu trong thềm lục địa của Việt Nam. Ngày 12-7-2012, Tàu cộng đưa một đội tàu 30 chiếc, gồm một tàu hậu cần 3000 tấn và 29 tàu đánh cá, tiến vào khu vực đảo đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Hành động ngang ngược của Tàu cộng, có thể làm cho chính quyền VC lo sợ hay khuất phục; nhưng nhân dân VN bất khuất, chống đối quyết liệt hơn. Chúng (Tàu cộng) thiển cận, chỉ nhìn lợi lộc trước mắt, nên chúng đã lộ nguyên hình bản chất bành trướng ngạo ngược, nên chúng sẽ bị thất bại to lớn. Trong nước của chúng đang lủng củng: Tây Tạng (Tibet) đang tranh đấu, Pháp Luân Công và các nhà dân chủ đang chống đối chính quyền Tàu cộng khắp nơi, gần đây ngày 02-7-2012, tại Quốc hội nước Tàu, Thủ tướng Ôn Gia Bảo phải thốt rằng: “Nếu không cải cách chính trị kịp thời, thì những thành tựu đạt được về kinh tế có thể bị biến mất”... Bên ngoài, chúng đã bị các nước trên thế giới (Hoa Kỳ, Ấn Độ, Nhật Bản...) bao vây; do đấy chúng đang gặp nhiều khó khăn.

Do đó, cho phép chúng ta khẳng định rằng: “Tàu cộng không bao giờ dám gây đại chiến trên biển Đông hay trên đất nước VN, nhưng ta phải đề phòng chúng gặm nhấm cương thổ của ta. Và Bộ mặt thật của chúng, bề ngoài thì hung hãn, hống hách; nhưng trong tâm của chúng thì đang bối rối và hồi hộp lo sợ”.

Nguyễn Lộc Yên (August 2-2012)

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Sau hơn một năm vất vả phòng chống Covid và kể từ khi có thuốc tiêm ngừa, nước Mỹ đang trở lại bình thường trong những điều kiện mới. Việc đeo khẩu trang và giãn cách xã hội sẽ trở thành những nét sinh hoạt trong đời sống. Bắt buộc cũng có mà tự nguyện cũng có. Từ mùa xuân năm nay nhiều tiểu bang đã bỏ những giới hạn sinh hoạt vì Covid. Riêng California, nơi có nhiều hạn chế gắt gao nhất trong công tác phòng chống, giới hạn được bỏ từ ngày 15/6 vừa qua.
Dan Rather là nhà bình luận kỳ cựu trên hệ thống CBS và là một ký giả tên tuổi của làng truyền thông Hoa Kỳ trong nhiều thập niên. Cùng với Peter Jennings của ABC và Tom Brokaw của NBC, ông thuộc về nhóm "Big Three" đầy ảnh hưởng này của nước Mỹ. Ở tuổi 89 hiện nay, ông vẫn tiếp tục dự phần vào các hoạt động truyền thông một cách thông tuệ, luôn gởi ra những thông điệp đáng suy nghĩ và lan truyền cảm hứng đến hàng triệu khán-thính-độc giả đang luôn theo dõi các bài viết, những cuộc nói chuyện cùng các cuộc phỏng vấn, trò chuyện của ông với một vài nhân vật nổi tiếng.
Trong chiến lược “Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở” của Hoa Kỳ, Việt Nam là môt cưc tuy nhỏ nhưng quan trong trọng cô gắng tạo thế đa phương quyền lực (multipolarity) để phá thế đơn cưc (unipolarity) mà Trung Quốc muốn thực hiện đặt khu vực này dưới “luật chơi của Trung Quốc.” Cả đại sứ chỉ định của Hoa Kỳ Marc Evans Knapper, Bộ trưởng Quốc Phòng Lloyd J. Austin, và có lẽ Phó Tổng Thống Kamala Harris, cũng đề cập đến triển vọng nâng tầm quan hệ Việt-Mỹ từ mức “đối tác toàn diện” lên mức “đối tác chiến lược.”
Đặc biệt, Singapore và Việt Nam có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế Hoa Kỳ. Singapore là một trung tâm tài chính khu vực, nơi đặt trụ sở châu Á của các doanh nghiệp của Hoa Kỳ bao gồm Microsoft và Google. Việt Nam đang trở nên chủ yếu hơn đối với chuỗi cung ứng toàn cầu, bao gồm cả chuỗi cung ứng chất bán dẫn, khi ngày càng có nhiều doanh nghiệp chuyển cơ sở sản xuất ra khỏi Trung Quốc.
Xem lại “nguyên tắc thứ ba” của chúng ta, thấy ngay một cái định nghĩa bảnh hơn nhiều: “Di động là liên tục tiến về vùng chân không hoặc có áp lực thấp hơn áp lực hiện tại đang bao quanh mình”. Rõ ràng, đầy đủ, hàm chứa tất cả những yếu tố vật lý gây ra chuyển động. Vậy thì, khỏi cần trông cậy vào ai. Trong vườn chiều nay, ta vừa nhâm nhi cà phê vừa làm một vài thí nghiệm giản dị, dễ như trò chơi con trẻ, để khám phá thêm một huyền bí của đất trời.
Lực lượng Hồi giáo Taliban lên nắm quyền tại Afghanistan không chỉ làm thay đổi triệt để hệ thống chính trị quốc nội mà còn tình hình an ninh khu vực và quốc tế.
Một gian thương trộn 10% đồng vào vàng rồi rao bán vàng nguyên chất sẽ bị bỏ tù về tội lừa đảo. Nhà nước in tờ giấy bạc 100 đồng nhưng giá trị chỉ còn lại 90 đồng nhưng lại gọi là 10% lạm phát (inflation, tức là tiền mất giá.) Nếu bạn đọc thay vì mua tivi 32 inch năm nay chờ thêm 2 năm mua tivi 50 inch lớn hơn, đẹp hơn mà giá lại rẻ hơn thì gọi là giảm phát (deflation, tức là hàng hóa mất giá.)
Cơn mưa phùn đêm qua còn đọng nước trên đường. Gió thu đã về. Lá vàng theo gió lác đác vài chiếc cuốn vào tận thềm hiên. Cây phong đầu ngõ lại chuẩn bị trổ sắc đỏ ối như mọi năm. Người đi xa từ những mùa thu trước, sẽ không trở về. Những người bạn lâu không gặp, thư gửi đi bị trả lại, nhắn tin điện thoại không thấy trả lời. Có lẽ cũng đã ra đi, không lời từ biệt. Đã có những cuộc ra đi rất lặng lẽ từ gần hai năm qua, không chỉ ở nơi đây, mà ở khắp toàn cầu. Ra đi bất ngờ, ra đi nhanh chóng. Không hoa tang. Không lễ nghi tôn giáo. Không lời ai điếu. Những túi bọc thi thể chất vội vào những thùng xe đông lạnh. Những thi hài quấn vải hoặc cuộn trong manh chiếu được chất trên những giàn củi, hỏa thiêu. Những chiếc quan tài được chôn lấp vội vàng trên đất công, với bia mộ đơn giản, không hình ảnh, ghi tên tuổi của một người già bệnh hay một người trẻ cường tráng, một người quyền quý hay một người bần cùng vô danh… Tất cả những người ra đi ấy, từ những nơi chốn khác nhau, thành thị hay
Hoá ra không phải chùm khế nào cũng ngọt. Quê hương, đôi khi, cũng thế. Cũng chua chát và đắng nghét đối với rất nhiều người mà tôi (chả may) là một. Cùng cả triệu dân Việt khác, tôi cũng đã có lúc hốt hoảng đâm sầm ra biển (dù không biết bơi) khi tóc hãy còn xanh. May mắn, tôi thoát chết. Lên lại được bờ, tôi đi lang thang tứ xứ cho mãi đến khi tóc đã đổi mầu nhưng vẫn chưa bao giờ trở về cố lý. Có kẻ tưởng là tôi chảnh, có mới nới cũ, có trăng quên đèn, quên cả cố hương. Không dám chảnh đâu. Tôi bị chúng “cấm cửa” mà!
Dù vậy, tôi vẫn cũng còn có đôi chút suy nghĩ lăn tăn. Hay nói theo ngôn ngữ của thi ca là vẫn (nghe) “sao có tiếng sóng ở trong lòng.” Chúng ta có nhất thiết phải đốt cả dẫy Trường Sơn, phải hy sinh đến cái lai quần, và hàng chục triệu mạng người – thuộc mấy thế hệ kế tiếp nhau – chỉ để tạo nên một đống bùn bẩn thỉu nhầy nhụa như hiện tại không?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.