Hôm nay,  

Kim môn Kiều

29/05/201200:00:00(Xem: 9826)
Tưởng không bao giờ trở lại.

Năm 1962, có anh sĩ quan trẻ đi du học một mình. Học về môn chiến tranh sinh hóa tại Fort Mc.Clellan, tiểu bang Alabama. Từ Việt Nam phi cơ cánh quạt vượt Thái bình Dương phải ghé đảo Guam, đảo Wake rồi Hawaii. Trạm dừng chân đầu tiên là San Francisco. Tuy đi một mình với khóa học 3 tháng cô đơn nhưng trên đường bay vào Mỹ có các bạn học lớp đại đội trưởng ở Fort Benning. Chúng tôi cùng cư ngụ tại hotel nằm ngay cửa ngõ lối vào phố Tàu. Thời gian tạm trú chờ di chuyển anh em ta chuyên trị lội bộ. San Francisco ngày đó mở ra một thế giới xa lạ và huyền diệu trong giấc mơ Mỹ quốc. Đọc sử thế giới đã từng nghe nói đến các hội nghị quốc tế tại Cựu Kim Sơn. Vì vậy chương trình thăm viếng đầu tiên là phải đến Kim môn Kiều, Golden Gate Bridge.

Vào đầu thập niên 60, cây cầu vàng khánh thành năm 1937 vừa được 25 cái xuân xanh. Như vậy là mình còn hơn cô nàng mấy tuổi. Bốn anh em đi bộ đến bến xe điện du ngoạn cho hết con đường rồi lấy taxi thăm Kim Môn Kiều. Dưới ánh nắng chiều Golden Gate hiện ra rực rỡ. Từ phía thành phố ngó qua, hai ngọn tháp dường như chuyển động giữa trời xanh mây trắng. Nhìn từ phía dưới, ngọn tháp phía bắc còn cao hơn cả dẫy núi bên kia quận Marin. Kim Môn Kiều nằm dài như hình ảnh của người đẹp đợi chờ ta cả ngàn năm. Anh em hăng hái đi bộ suốt lộ trình qua bờ Bắc rồi quay trở lại. Niềm say mê cảnh đẹp giữa xứ lạ quê người làm ai nấy như đi trong mộng.

Cảnh thanh bình của nước văn minh làm động lòng các sỹ quan từ xứ chiến tranh đến Mỹ du học.

Sau khi đi học ở Albama trở về, tôi lại có dịp ghé lại Kim Môn Kiều chụp hình kỷ niệm.

Rồi chúng tôi chia tay, tưởng chừng đôi ngả cách biệt sẽ không bao giờ trở lại.

Nhưng thật không ngờ, suốt thời gian 21 năm quân vụ, tôi còn may mắn trở lại công tác tại Mỹ. Lúc thì du hành quan sát, lúc thì đi học về quản trị, mỗi lần ghé San Francsico là một lần thăm Golden Gate.

Cô nàng trải qua bao năm tháng vẫn giữ mãi vẻ đẹp huyền ảo. Hai cột trụ vươn cao như 2 cánh buồm có lúc chìm trong màn sương của vịnh Cựu Kim Sơn u tịch.

Dù gặp đi gặp lại đôi lần, nhưng cũng không bao giờ lại nghĩ rằng có dịp chúng tôi sẽ định cư ngay tại Bay Area như ngày nay.

Cho đến bây giờ, mùa lễ chiến sĩ trận vong năm nay, được tin San Francsico sẽ đốt pháo bông. Chưa bao giờ người ta vui mừng đốt pháo vào ngày lễ tưởng niệm như vậy.Nhưng thành phố Vịnh quả thực sẽ đốt pháo mừng vì đúng vào dịp cô Kiều sinh nhật 75 tuổi. Đó là ngày 27 tháng 5 năm 1937.

Lịch sử cây cầu vàng.
kim_mon_kieu_giao_chi_medium
May 24-1987 kỷ niệm 50 năm Golden Gate, 300 ngàn người đứng trên cầu. Giữa sàn cầu trùng xuống 7 feet. Tuy chưa nguy hiểm kỹ thuật nhưng vì sợ mọi người kinh hoàng nên phải giải tỏa. Còn gần một triệu người chờ đợi lên cầu nhưng không có cơ hội. Bên trái, kỷ niệm của tác giả năm 1963 trên tầu của USNavy trong vịnh San Francisco. Hình cũ do cố vấn in lại trên báo.
Vào đầu thế kỷ thứ 20, sự phồn thịnh của nước Mỹ phát triển nhờ chuyển vận. Đất nước mênh mông ráp danh 2 đại dương đã thành cường quốc kinh tế nhờ đường xe lửa và xa lộ. Trong hệ thống giao thông chằng chịt thì các cây cầu là nhu cầu then chốt. Cầu Golden Gate là bài toán khó nhất tại miền Tây.

Kỹ sư Joseph Strauss mà tượng đài của ông hiện đặt ở đầu cầu là người đã phác họa hình dáng cây cầu từ kỹ thuật cho đến mỹ thuật.

Tháng giêng năm 1933 công trường khởi sự và hoàn tất vào năm 1937. Ngày 27 tháng 5-1937 cho người đi bộ và ngày hôm sau bắt đầu cho xe hơi chạy qua.

Đây là cây cầu treo đầy sáng tạo và mỹ thuật của thế giới. Ý tưởng mới lạ và táo bạo của các nhà chuyên môn thực hiện cây cầu không có chân. Chỉ treo lên bằng dây thép được gắn vào 2 ngọn tháp. Những sợi dây cáp bằng thép dùng để treo thân cầu tính ra dài đến 80 ngàn dặm.

Thời kỳ miền tây Hoa Kỳ xây cầu Golden Gate là lúc cả nước Mỹ lâm vào cảnh đại suy thoái. Cả vùng Bay đều đói kém, thất nghiệp. Các đạo luật về xã hội được ban hành và các công trình công cộng được thực hiện để cứu Hoa kỳ thoát khỏi cơn khủng hoảng hết sức lớn lao.

Sau đó nước Mỹ dần dần hồi sinh và khi cô Kiều ra đời đã đóng góp vào sự hưng thịnh của cả miền duyên hải Bắc Caifonia.

Thành quả một cuộc đời.

Nếu ví Kim Môn Kiều là một phụ nữ thì cuộc đời nàng sẽ còn dài cả ngàn năm. Tuy nhiên chỉ riêng trong trong 75 năm qua Golden Gate đã sống trong lòng Cali với những thành tích hết sức tốt đẹp.

Khu quần cư đông đảo của dân chúng vùng Vịnh đã chiếm gần một nửa dân số Cali. Vì vậy sau cây cầu vàng và thêm một cây cầu Bay Bridge xây cất tiếp theo đã giải quyết vấn đề lưu thông cho cả triệu dân. Trước đây dân chúng khổ sở phải chờ đợi qua phà. Ngày nay riêng Golden Gate có 110 ngàn xe qua lại mỗi ngày. Người ta cũng ghi nhận vẻ đẹp quyến rũ của Kim Môn Kiều làm cho 1600 người tìm đến nhẩy cầu tự tử. Trong số đó hơn 30 năm trước có một cô gái Việt Nam ở San Jose đã tìm được cái chết tại đây. Từ trên thành cầu nhẩy xuống biển ở đoạn giữa sẽ có được cái chết chắc chắn vì khoảng cách xa mặt nước là 220 feet và biển vịnh San Francsico có đô lạnh hết sức nguy hiểm.

Trải qua 75 năm số người tự vẫn lên đến 1,600 xem ra quá nhiều. Trong số 10 triệu du khách đến thăm cô Kiều mỗi năm, người ta vẫn tự hỏi ai là người từ phương xa đến để xin nằm lại dưới đáy vịnh Cựu kim Sơn.

Vào buổi xế chiều, gió thổi mạnh, trời mù sương, bạn đi lại một mình. Đi tới rồi đi lui, vẻ mặt mang nỗi buồn u uẩn. Thế nào nhân viên an ninh cũng đến gần hỏi thăm. Đây cũng là chuyện dễ hiểu vì Kim môn Kiều đã nổi danh thế giới là nơi nhiều người muốn đến để tự kết liễu cuộc đời.

Hướng dẫn du lịch.

Sống ở San Jose hơn 30 năm. Năm nào cũng có hơn một lần phải làm anh chàng hướng dẫn du khách. Bạn bè từ các tiểu bang về chơi. Bà con bên vợ từ Canada đến. Ta lại làm 1 chuyến San Francsico. Đi vào buổi sáng cuối tuần rong ruổi trên xa lộ 280 vào mùa xuân, hoa nở 2 bên đường. Bà con ta ở vùng đồng khô cỏ cháy cứ suýt soa khen phong cảnh hữu tình. Từ 280 luôn luôn đi thẳng đường số 1 mà đến Golden Gate . Đậu xe vào bãi đầu cầu. Xe cộ tấp nập chở du khách 4 phương chụp hình quay phim. Rủ nhau đi bộ 1 đoạn rồi ta lại phóng qua cầu sau khi nộp tiền đường. Qua phía bên kia lại chụp những bức hình cả cây cầu lẫn thành phố. Sau khi chụp hình với nàng Kim, chúng tôi trở về phố Tàu. Nhưng trên đường đi lại phải ghé đến con đường dốc có 9 khúc quanh co. Đây cũng là 1 thắng cảnh lạ lùng của San Francsico.

Nếu phái đoàn thăm viếng không có nhiều thì giờ hay còn lưu luyến mua sắm tại khu thương xá nổi danh Union Square thì có thể bỏ qua nhiều nơi danh tiếng. Nhưng bao giờ cũng phải có tấm hình bên Kim Môn Kiều. Vậy cây cầu này đã được xây dựng ra sao.

Kỹ thuật và mỹ thuật.

Kim Môn Kiều nổi danh từ 1937 vì nhu cầu nối liền Marin County và thành phố San Francisco. Vì địa thế không thể làm các chân cầu nên ý kiến cầu treo hết sức đơn giản đã đưa ra. Nhưng đến khi thực hiện thì quả thực là trần ai.

Thoạt tiên phải xây 2 cây trụ thật cao ở 2 bên cách xa 4 ngàn 200 Feet. Chiều cao của trụ cầu là 746 Feet có thể so sánh với cao ốc 70 tầng. Tiếp theo là kéo 2 sợi dây thép khổng lồ chạy 2 bên cạnh trên đỉnh trụ cầu. Hoàn tất được công trình vĩ đại này mất 3 năm dài. Sàn cầu được làm từ 2 trụ cầu. Dùng các sợi dây cáp treo lên 2 sợi dây lớn. Từ phần giữa của sàn cầu xuống mặt nước là 220 Feet tương đương với cao ốc 20 tầng.

Ý tưởng làm cầu treo vào 75 năm trước đơn giản như chuyện trẻ con, nhưng khi hoàn tất đã trở thành một công trình kỹ thuật và mỹ thuật không thể tưởng tượng được vào năm 1937.

Năm 1964 tại Nữu Ước đã có thêm cây cầu treo dài hơn Golden Gate 60 Feet tức là 4,260 xa cách giữa 2 trụ cầu. Được coi là dài nhất nước Mỹ. Tuy nhiên Kim Môn Kiều vẫn còn vô địch về tất cả mọi mặt. Đến năm 1998 Nhật Bản hoàn tất cây cầu treo dài nhất thế giới với 6,532 Feet giữa 2 trụ cầu. Lại thêm một lần nữa Golden Gate vẫn mãi mãi là mối tình đầu bất diệt của nhân loại. Trị giá của cây cầu vàng tính theo tiền bạc của thế kỷ 21 là một tỷ 200 triệu mỹ kim. Nhưng giá trị của kỹ thuật và mỹ thuật thì không thể so sánh được. Đây là cây cầu của Thái bình Dương, của sự kết hợp Đông và Tây phương và là biểu hiệu của văn minh nhân loại qua kiến trúc. Đó chính là tiêu biểu của miền đất Hiệp chủng quốc, đất của cơ hội, đất của dân chủ. Từ phương xa dù mới đến hay trở về San Francisco, qua cầu Golden Gate sẽ được chào đón không phải trả tiền. Nếu đi khỏi San Francisco dù là giã từ vĩnh viễn hay chỉ rời xa chốc lát là phải trả tiền cầu.

Bây giờ thương mại địa ốc tạm thời đi xuống, chỉ có nghề bán cầu là may ra phát đạt. Ai mà mua được cây cầu Golden Gate, sáng sáng đem vợ con ra thu tiền. Mệt nghỉ.

Có anh lính Sài Gòn ngày xưa, gần 30 tuổi, năm 1962 lần đầu tiên gặp cô Kiều San Fran lúc nàng 25 tuổi. Đem lòng yêu thương, nhưng chỉ chụp được những tấm hình. Rồi duyên may trở lại đôi lần cho đến ngày Kim Môn Kiều sinh nhật 50 năm, vào tháng 5-1987. Bây giờ, 25 năm sau thật may mắn còn ngồi đây mà viết cho ngày sinh nhật 75 vào 27 tháng 5-2012 của nàng Kiều mãi mãi trẻ trung như cô gái 25 tuổi vào năm 1962, ta mới gặp nhau. Nhưng anh chàng sỹ quan 30 tuổi đứng trên du thuyền lộng gió chạy quanh vịnh Cựu Kim Sơn dưới chân cầu Golden Gate năm xưa bây giờ ở đâu.

Giao Chỉ, San Jose.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chuyện “Ngưng bắn…” kể cho độc giả Bloomington ngày ấy, đã là chuyện quá khứ. 30 tháng Tư năm sau, cuộc chiến trên đất Việt tàn. Chủ nghĩa Cộng sản, nguyên nhân của nạn binh đao, dìm quê hương tôi trong biển máu hàng thập kỷ, cuối cùng đã hưởng hết 70 năm tuổi thọ. Tưởng chuyện đau thương trong một ngày ngưng bắn của gia đình, vì sự an toàn, phúc lợi của loài người, phải trở thành cổ tích. Vậy mà hôm nay, trong thời đại này, chuyện buồn chiến tranh của tôi đang tái diễn...
Mười năm, 20 năm, và nhiều hơn nữa, khi lịch sử kể lại buổi chuyển giao quyền lực hứa hẹn một triều đại hỗn loạn của nước Mỹ, thì người ta sẽ nhớ ngay đến một người đã không xuất hiện, đó là cựu Đệ Nhất Phu Nhân Michelle Obama.
Chiến tranh là chết chóc, tàn phá và mất mát! Có những cuộc chiến tranh vệ quốc mang ý nghĩa sống còn của một dân tộc. Có những cuộc chiến tranh xâm lược để thỏa mãn mộng bá quyền của một chế độ hay một bạo chúa. Có những cuộc chiến tranh ủy nhiệm giữa hai chủ nghĩa, hai ý thức hệ chỉ biến cả dân tộc thành một lò lửa hận thù “nồi da xáo thịt.” Trường hợp sau cùng là bi kịch thống thiết mà dân tộc Việt Nam đã gánh chịu! Hệ lụy của bi kịch đó mãi đến nay, sau 50 năm vẫn chưa giải kết được. Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, một nữ chiến binh cộng sản miền Bắc có tên là Dương Thu Hương khi vào được Sài Gòn và chứng kiến cảnh nguy nga tráng lệ của Hòn Ngọc Viễn Đông thời bấy giờ đã ngồi bệch xuống đường phố Sài Gòn và khóc nức nở, “khóc như cha chết.” Bà khóc “…vì cảm thấy cuộc chiến tranh là trò đùa của lịch sử, toàn bộ năng lượng của một dân tộc dồn vào sự phi lý, và đội quân thắng trận thuộc về một thể chế man rợ. Tôi cảm thấy tuổi trẻ của tôi mất đi một cách oan uổng ...
Ngày 30 tháng 4 năm 2025 là một ngày có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong lịch sử Việt Nam đương đại, cũng là dịp để chúng ta cùng nhau hồi tưởng về ngày 30 tháng 4 năm 1975 và những gì mà dân tộc đã sống trong 50 năm qua. Ngày 30 tháng 4 năm 1975 đã kết thúc chiến tranh và đáng lẽ phải mở ra một vận hội mới huy hoàng cho đất nước: hoà bình, thống nhất và tái thiết hậu chiến với tinh thần hoà giải và hoà hợp dân tộc. Nhưng thực tế đã đánh tan bao ước vọng chân thành của những người dân muốn có một chỗ đứng trong lòng dân tộc.
Điều thú vị nhất của nghề làm báo là luôn có sự mới lạ. Ngày nào cũng có chuyện mới, không nhàm chán, nhưng đôi khi cũng kẹt, vì bí đề tài. Người viết, người vẽ, mỗi khi băn khoăn tìm đề tài, cách tiện nhất là hỏi đồng nghiệp. Ngày 26 tháng 3, 1975, hoạ sĩ Ngọc Dũng (Nguyễn Ngọc Dũng: 1931-2000), người dùng bút hiệu TUÝT, ký trên các biếm hoạ hàng ngày trên trang 3 Chính Luận, gặp người viết tại toà soạn, hỏi: “Bí quá ông ơi, vẽ cái gì bây giờ?”
Sau ngày nhậm chức, Tổng thống Donald Trump đã ban hành hàng loạt sắc lệnh hành pháp và bị một số tòa án tiểu bang chống đối và hiện nay có hơn 120 vụ tranh tụng đang được xúc tiến. Trump cũng đã phản ứng bằng những lời lẽ thoá mạ giới thẩm phán và không thực thi một số phán quyết của tòa án. Nghiêm trọng hơn, Trump ngày càng muốn mở rộng quyền kiểm soát hoạt động của các công ty luật và công tố viên nghiêm nhặt hơn. Trong khi các sáng kiến lập pháp của Quốc hội hầu như hoàn toàn bị tê liệt vì Trump khống chế toàn diện, thì các cuộc tranh quyền của Hành pháp với Tư pháp đã khởi đầu. Nhưng Trump còn liên tục mở rộng quyền lực đến mức độ nào và liệu cơ quan Tư pháp có thể đưa Trump trở lại vị trí hiến định không, nếu không, thì nền dân chủ Mỹ sẽ lâm nguy, đó là vấn đề.
Khi Bạch Ốc công bố công thức tính thuế lên các quốc gia với các thang thuế khác nhau, người ta nhận ra đó chỉ là một một phép tính toán học căn bản, chẳng liên quan đến kinh tế học hay mậu dịch lẫn các dữ liệu thực tế nào cả. Chúng chỉ là những số liệu vô nghĩa và phi lý. Việt Nam không đánh thuế hàng Mỹ đến 90% và đảo hoang của những chú chim cánh cụt có liên quan gì đến giao thương. Điều này thể hiện một đối sách vội vã, tự phụ và đầy cảm tính, cá nhân của Donald Trump nhằm tạo áp lực lên thế giới, buộc các nước tái cân bằng mậu dịch với Mỹ hơn là dựa trên nền tảng giao thương truyền thống qua các hiệp ước và định chế quốc tế. Hoặc nhỏ nhặt hơn, để trả thù những gì đã xảy ra trong quá khứ: Trump ra lệnh áp thuế cả những vật phẩm tâm linh từ Vatican đưa sang Mỹ như một thái độ với những gì đức Giáo Hoàng Francis từng bày tỏ.
Tổng thống Donald Trump vào hôm qua đã đột ngột đảo ngược kế hoạch áp thuế quan toàn diện bằng cách tạm dừng trong 90 ngày. Chỉ một ngày trước đó đại diện thương mại của Trump đã đến Quốc Hội ca ngợi những lợi ích của thuế quan. Tuần trước chính Trump đã khẳng định "CHÍNH SÁCH CỦA TÔI SẼ KHÔNG BAO GIỜ THAY ĐỔI". Nhưng Trump đã chịu nhiều áp lực từ những nhân vật Cộng Hòa khác, các giám đốc điều hành doanh nghiệp và thậm chí cả những người bạn thân thiết, đã phải tạm ngừng kế hoạch thuế quan, chỉ duy trì thuế căn bản (baseline tariff) 10% đối với tất cả những đối tác thương mại.
Trật tự thế giới là một vấn đề về mức độ: nó thay đổi theo thời gian, tùy thuộc vào các yếu tố công nghệ, chính trị, xã hội và ý thức hệ mà nó có thể ảnh hưởng đến sự phân phối quyền lực trong toàn cầu và ảnh hưởng đến các chuẩn mực. Nó có thể bị thay đổi một cách triệt để bởi các xu hướng lịch sử rộng lớn hơn và những sai lầm của một cường quốc. Sau khi Bức tường Berlin sụp đổ vào năm 1989, và gần một năm trước khi Liên Xô sụp đổ vào cuối năm 1991, Tổng thống Mỹ George H.W. Bush đã tuyên bố về một "trật tự thế giới mới". Hiện nay, chỉ hai tháng sau nhiệm kỳ tổng thống thứ hai của Donald Trump, Kaja Kallas, nhà ngoại giao hàng đầu của Liên minh châu Âu, đã tuyên bố rằng "trật tự quốc tế đang trải qua những thay đổi ở mức độ chưa từng thấy kể từ năm 1945". Nhưng "trật tự thế giới" là gì và nó được duy trì hoặc phá vỡ như thế nào?
Hãy bắt đầu niềm tin này với câu nói của John Kelly, tướng thủy quân lục chiến hồi hưu, cựu Bộ trưởng Nội an, cựu chánh văn phòng của Donald Trump (2018): “Người phát điên vì quyền lực là mối đe dọa chết người đối với nền dân chủ.” Ông phát biểu câu này tại một hội nghị chuyên đề về nền Dân chủ ở Mount Vernon vào tháng 11/2024, ngay tại ngôi nhà của George Washington, vị tổng thống đầu tiên, người mở ra con đường cho nền dân chủ và tự do của Hoa Kỳ. Không đùa đâu! Tướng Kelly muốn nói, những người phát điên vì quyền lực ấy có thể giữ các chức danh khác nhau, thậm chí là Tổng Thống, nhưng trong thâm tâm họ là bạo chúa, và tất cả các bạo chúa đều có cùng một đặc điểm: Họ không bao giờ tự nguyện nhượng quyền lực.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.