Hôm nay,  

Qua Vòng 1 Bầu TT Pháp: Cảm Nghĩ Của Một Người Việt

02/05/201200:00:00(Xem: 12736)
Cuộc bầu cử tổng thống Pháp vừa kết thúc vòng một lúc 20 giờ Chủ nhật 22-4-2012, khi công bố tên 2 ứng cử viên trong số 10 người ra ứng cử được lọt vào vòng 2.

Đó là ông François Hollande nguyên tổng bí thư đảng Xã hội PS được 28,63 phiếu bầu và ông Nicolas Sarkozy đương kim tổng thống, đảng Tập họp Dân chúng UMP, được 27,18 phiếu. Số cử tri đi bầu là hơn 80%, cao hơn cuộc bầu cử năm 2002, thấp hơn cuộc bầu cử năm 2007.

Cuộc bầu cử vòng 2 sẽ tiến hành vào ngày Chủ nhật 6-5-2012, hai tuần sau vòng 1. Đúng 20 giờ ngày 6-5 sẽ chính thức công bố tên của Tổng thống mới, với nhiệm kỳ 5 năm.

Lần đầu tiên một tổng thống đương nhiệm ra ứng cử bị xếp thứ 2 ngay từ vòng 1; khoảng cách với người thứ nhất tuy chỉ có 1,5 điểm, ông Sarkozy ở vào thế bất lợi vào vòng 2.

Một điểm mới là đảng Front National FN - Mặt trận Quốc gia, một đảng bị coi là cực hữu, có nhiều chủ trương cực đoan, như rút ra khỏi Cộng đồng châu Âu,khôi phục đồng tiền quốc gia (đồng Franc), nghiêm ngặt đối với người xin nhập cư, có hồi rất suy yếu, chỉ được từ 4% đến 10% số phiếu, năm nay tăng vọt lên đến 17,90%, vượt qua Mặt trận cánh Tả (Front de Gauche) và đảng Dân chủ Mới – Modem, nghiễm nhiên trở thành đảng thứ 3 của nước Pháp.

Năm 2002 đảng FN lúc đó do ông Jean Marie le Pen làm chủ tịch đã tạo nên bất ngờ khi lọt vào vòng 2, với 16,86% phiếu bầu, loại ông L. Jospin đảng PS đạt (16,20%) ra khỏi vòng 2.

Hồi đó không ai phỏng đoán khả năng này, kể cả 5 cơ quan chuyên thăm dò dư luận. Bất ngờ lớn trên đây được báo chí lúc ấy gọi là một cuộc động đất chính trị.

Năm nay, bà Marine le Pen, thay cha làm Chủ tịch đảng FN, tuy không được vào vòng 2, đã vượt tỷ lệ của năm 2002, với 17,90%, đạt hơn 6,5 triệu phiếu trong 36 triệu phiếu bầu.

Ở vòng 2 chỉ còn lại 2 đối thủ Hollande-Sarkozy, cho nên kết quả xét cho cùng là ở chỗ những người đã bầu cho 8 ứng viên bị loại sẽ chuyển lá phiếu của mình cho ai trong 2 người.

Tính theo toán học đơn thuần và theo phân chia hình thức 2 phe tả / hữu thì phe hữu thắng. Vì đảng UMP cộng với FN, cộng với đảng Modem tuy là đứng giữa nhưng do từ UMP tách ra, đã đạt 53,88%. Ông N. Sarkozy sẽ thắng.

Còn phe tả do đảng PS cầm đầu cộng với Mặt trận Tả của ông Jean Luc Mélenchon, cộng với đảng Xanh, đảng chống chủ nghĩa tư bản, cùng 3 nhóm tà khuynh khác, tất cả chỉ đạt 46%.

Nhưng sự đời không đơn giản như thế. Vì về phiá hữu, các đảng hữu và cực hữu rất đố kỵ nhau, gần như thù địch nhau, các chính sách cũng có nhiều phần đối kháng. Hơn nữa khi đảng FN phát triển, thắng thế, trong lúc UMP suy yếu, chia rẽ, có mầm mống tan vỡ, những người lãnh đạo FN càng muốn cô lập UMP đẻ UMP vỡ nhanh, FN sẽ nổi lên là đảng mạnh nhất, đại diện cho cánh hữu. Ý muốn của lãnh đạo FN là 6,5 triệu cử tri của mình ở vòng 2 sẽ không bỏ phiếu cho tổng thống N. Sarkozy, thà bỏ phiếu trắng, hoặc bỏ phiếu cho ông F. Hollande, qua đó trừng phạt đương kim tổng thống.

FN được thắng thế chính là do khai thác bất mãn của người lao động, của công nhân, nông dân, vùng ngoại ô, người thu nhập thấp, của tuổi trẻ thất nghiệp, chỉ rõ chính quyền Sarkozy là của kẻ giàu sang, đã thất hứa trong giải quyết nạn thất nghiệp và tăng sức mua của xã hội, là thủ phạm của cuộc sống gay go hiện nay, dứt khoát cần phế truất. Dân chúng vấn nhớ sau khi trúng cử tổng thống tháng 5-2007, ông Sarkozy chiêu đãi ngay bạn bè thân thiết ở nhà hàng Fouquets sang trọng nhất trên đại lộ Élysées, rồi đi nghỉ trên chiếc tàu biển đắt tiền nhất của một tỷ phú Pháp trên Địa Trung Hải, theo kiểu cách ăn chơi phóng túng. Hôm trúng cử ông giới thiệu đệ Nhất Phu nhân và con trai, vài tháng sau lại có một đệ nhất phu nhân mới.

Ý định của ông N. Sarkozy trong 2 tuần tới là dùng lời lẽ mỵ dân, ve vãn cử tri FN bằng những mỹ từ dân tộc, quốc gia, yêu nước, gia đình, lao động…nhưng sẽ có rất ít tác dụng.

Trong khi đó nội bộ UMP có nhiều dấu hiệu rạn nứt. Ngoại trưởng Alain Jupé, nguyên thủ tướng, hiện là ngoại trưởng, tỏ ra chê trách ông Sarkozy, yêu cầu chú ý củng cố đảng UMP trước nguy cơ tan vỡ, ông Sarkozy đáp lại là phải tập trung sức giành thắng lợi cho vòng 2 đã. Ông F. Fillon thủ tướng đương quyền, cùng đảng UMP, cũng tỏ ra không hài lòng về cung cách tranh cử của ông N. Sarkozy, có phần nóng nảy và chủ quan.

Báo chí Pháp cũng tỏ ra không hài lòng về thái độ cay cú của ông Sarkozy khi ông phàn nàn là «ở vòng 1, tôi đã phải một mình chống lại 9 người», rằng «tất cả báo chí truyền thông hùa nhau chống tôi», «tôi cũng là nạn nhân của các cơ quan thăm dò dư luận».

Báo chí nhân dịp này lại nhắc đến sơ hở của ông Sarkozy cách đây 2 tuần, sau khi thề thốt rằng cuộc tranh cử này là cuộc tranh cử của sự thật, chỉ có sự thật là có giá trị, ông nói sang vấn đề an ninh của các nhà máy điện nguyên tử; trong khi ứng khẩu ông buột miệng kể rằng «tôi đã sang Nhật Bản, đến nhà máy điện nguyên tử Fukushima, nhìn thấy những sóng thần cao 20 mét». Lập tức một phóng viên báo le Monde chỉ ra đây là một điều nói dối, vì sự kiện xảy ra ở Fukushima ngày 11-3-2011, ông sang Nhật Bản ngày 31-3, sau đó 3 tuần lễ, chỉ ở Tokyo vài giờ, cách nơi bị nạn đến hơn 300 km. Báo Nhật cũng lật tẩy lời nói dối của ông. Ngay sau lời dối trá này, độ tín nhiệm của ông tụt từ 2 đến 5 điểm, tùy theo hãng thăm dò.

Dịp này báo Le Canard Enchainé - Con vịt bị trói - nhắc lại lời nói dối của ngài tổng thống Sarko cuối năm 2009 nhân dịp 20 năm ngày bức tường Berlin sụp đổ 9-11-1989 – 9-11-2009, rằng ông đã có mặt tại chỗ, đích thân chứng kiến sự kiện lịch sử ấy, liền bị báo Libération lật tẩy là ông không hề rời khỏi Paris những ngày ấy. Ông chỉ sang Đức sau đó vài tuần lễ.

Báo chí Pháp, Anh, Đức, Hoa Kỳ chăm chú theo dõi cuộc bầu tổng thống ở Pháp. Họ đều ghi nhận những nét nổi bật trong cuộc tranh cử. Tổng thống Sarkozy gặp khó khăn ngay ở vòng 1 không chỉ do nguyên nhân khách quan là cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính toàn cầu, mà còn do yếu tố về nếp sống, về nhân cách, về tính trung thực từ lời hứa đến việc làm, về tạo nên niềm tin trong cử tri.

Ở các khu lao động ở ngoại ô Paris, cử tri rất chú ý lời hứa của ông F. Hollande cam kết sẽ cắt giảm ngay 30% tiền lương của tổng thống và mọi thành viên trong chính phủ, trong khi cách đây 5 năm, sau khi trúng cử ông Sarko đã ký quyết định tăng lương ngay cho bản thân mình, từ 22.700 Euro/tháng lên hơn 30.000Euro/ tháng, chưa kể nhiều khoản phụ cấp khác.

Trong 2 tuần lễ cuối cùng của vòng 2, hầu như ngày nào 2 ứng cử viên cũng gặp gỡ cử tri, họp báo, trả lời phỏng vấn báo chí, truyền hình. Mỗi ứng cử viên có cả một đoàn tham mưu, cố vấn, người phát ngôn, người giữ quỹ tranh cử. Vài ngày các hãng thăm dò lại công bố kết quả, ai lên, ai xuống, theo tỷ lệ nào, sau khi lấy ý kiến của 1 ngàn cử tri mẫu, thuộc đủ lứa tuổi, nghề nghiệp, địa phương. Các cuộc thăm dò trong vòng 1 được tỏ ra khá chính xác. Độ sai ước chừng +2 hay -2. Các cử tri theo dõi cuộc tranh cử, có dịp so sánh chương trình tranh cử, chính sách sẽ thi hành, những việc cấp bách sẽ thực hiện, tư cách cá nhân, độ tin cậy. Đến phút chót vẫn có người thay đổi ý kiến. Trong gia đình, sau khi trao đổi ý kiến, có khi vợ chọn không giống chồng, con chọn không giống bố hay mẹ. Mỗi người thực sự làm chủ lá phiếu của mình. Cũng có một tỷ lệ gần 20% cử tri, chừng 8 triệu người không đi bỏ phiếu, cho rằng qua bầu cử chính quyền nào cũng vậy, không có thay đổi gì đáng kể. Đây là quyền tự do được ghi trong hiến pháp.

Trong 10 ứng cử viên của vòng 1, dư luận vẫn chú ý đến 2 vị đèn đỏ. Đó là cô Nathalie Arthnaud, 42 tuổi, ứng viên trẻ nhất, tự nhận là đảng viên cộng sản, phái trotskýt, giáo sư kinh tế, đại diện cho công đoàn LO - Lutte Ouvrière, Đấu tranh của Công nhân. Cô chỉ được 0,56 %, chừng 20 vạn trên 36 triệu phiếu, do chủ trương quá cực đoan, không thực tế.

Đèn đỏ là ông Jacques Cheminade, 71 tuổi, cao tuổi nhất, nhà chính trị - viết báo, đại diện cho tổ chức Đoàn Kết và Tiến Bộ - Solidarité et Progrès, cũng theo đường lối quá khích cực đoan, tuyên chiến với thế lực tài phiệt – ngân hàng quốc tế, còn chủ trương viển vông là đầu tư lớn trong chinh phục vũ trụ đi đến khai thác một số thiên thể ngoài quả đất nhằm di dân, khai thác tài nguyên. Ông chỉ đạt 0,25 % phiếu, chưa đến 10 vạn trong tổng số 36 triệu phiếu.

Tuần lễ tranh cử cuối cùng sẽ có ngày Quốc Tế Lao động 1 tháng 5, 2 ứng cử viên sẽ tổ chức những cuộc tập trung quần chúng đông đảo nhất đúng vào ngày nghỉ lề thứ ba 1-5-2012, đều ở thủ đô Paris, có hàng trăm ngàn người tham dự ở mỗi bên. Để gây thanh thế mỗi bên đều nỗ lực tranh thủ quần chúng ở mức cao nhất, còn cử các nhóm đến gõ cửa từng nhà để tuyên truyền, đưa tài liệu, truyền đơn, rỉ tai nhau.
Các cuộc họp lớn đều kết thúc bằng bài hát quốc ca La Marseillaise, khẩu hiệu «Nước Pháp muôn năm!», «Nền Cộng hòa muôn năm!» và cuối cùng là khẩu hiệu «Chúng ta sẽ thắng!» - On va gagner!, lắp đi lắp lại kéo dài trong khi giải tán, giữa biển người hò hét và giữa rừng cờ rung động.

Các vấn đề sôi nổi nhất được đông đảo cử tri quan tâm theo thứ tự là: đời sống, tiền lương thấp, sức mua giảm, lạm phát tăng, thất nghiệp, an ninh xã hội, tai nạn giao thông,chất lượng chữa bệnh, chất lượng giáo dục, hội nhập châu Âu, tự do tôn giáo, tư pháp công bằng, thuế khóa hợp lý, ủng hộ hòa bình thế giới, quyền dân chủ và tôn trọng nhân quyền ở mọi nơi.

Mỗi cuộc bầu cử là một dịp toàn xã hội tự giáo dục lẫn nhau về trách nhiệm và quyền hạn công dân, là dịp các nhà lãnh đạo, đảng viên mọi chính đảng được giáo dục lại về tư cách người cầm quyền, phải tận tụy, trong sạch, phải có tâm huyết và tầm trí tuệ, tôn trọng sự thật ra sao. Người lãnh đạo phải luôn luôn tự nhủ đang được xã hội theo dõi quan sát, và cử tri sắp tới sẽ khen ngợi, tiếp tục tín nhiệm mình, nếu không sẽ bị cử tri loại bỏ, trừng phạt, cho nghỉ.

Thay thế nhau cầm quyền, theo quy luật ganh đua để giữ và giành chính quyền, các đảng chính trị cạnh tranh chính đáng công khai với nhau là một chân lý, một hạnh phúc, niềm vui tuyệt vời của một xã hội dân chủ, hài hòa, cân bằng, một xã hội lành mạnh, công bằng, phát triển, mang lại hạnh phúc cho toàn dân.

Càng thấy vô lý, bất nhân, tệ hại một xã hội chỉ có duy nhất một đảng, một nước bị độc quyền đảng trị, bầu cử theo kiểu áp đặt, đảng chọn dân bầu một cách hình thức, dù đảng cầm quyền đã suy thoái và tha hóa vẫn lỳ lợm bám quyền để vơ vét, hành dân, đầy ải người ngay thật có công tâm. Sống giữa không khí tranh cử sôi động ở Pháp, tôi càng thương dân mình, xót xa về thảm cảnh chính trị của đồng bào ta, và tin rằng nhất định bà con thân yêu sẽ cùng nhau tìm ra lối thoát, để đi cùng thời đại.

Tôi muốn nhân dịp này, cũng nhân ngày 30-4, đánh dấu hòa bình đã trở lại 37 năm, để nhắn đến đảng viên và nhất là ban lãnh đạo của đảng - bộ chính trị, ban chấp hành trung ương, rằng: đảng CS không thể quá ư kiêu ngạo, tự phụ, tự cao tự đại, vỗ ngực là đỉnh cao trí tuệ của loài người, mình là duy nhất đúng, không gì thể thay thế được, mặt khác lại tỏ ra tự ty, hèn kém, bạc nhược, không dám ganh đua trong phục vụ nhân dân với một vài tổ chức chính trị khác, lấy gần 60 triệu cử tri làm trọng tài. Sao lại có 2 điều trái nhau đến thế?

Tại sao họ lại rắp tâm thủ tiêu quyền hợp hiến và hợp pháp của toàn dân là quyền lập hội, quyền tự do tư tưởng và tự do báo chí, những quyền công dân mà chính những người cộng sản đã đòi dưới thời phong kiến và thực dân.

Tôi mong các nhà chính trị, các nhà lý luận, các nhà tuyên truyền, truyền thông, các đảng viên cộng sản trả lời rõ ràng minh bạch câu hỏi trên đây cho toàn xã hội được sáng tỏ.

Bùi Tín

Ý kiến bạn đọc
02/05/201215:27:52
Khách
Theo thiểu kiến của kẻ nầy thì bà Marine Le Pen và những người Đảng Cực Hữu ( National Front ) ghét cay ghét đắng ông Nikolas Sakozy cũng bởi ông nầy không phải là người Pháp thuần tuý , lại muốn đè đầu cỡi cổ thiên hạ thêm một nhiệm kỳ nữa thì bà nầy đâu có chịu được . Thà bầu cho ông Holland cánh tả thấy thoải mái hơn , dẫu sao ông cũng rặt giòng dõi Gaullois vậy !
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Rồi vào ngày 12/12/2023, tức chỉ sau ba tháng, Việt Nam lại long trọng tiếp đón Chủ Tịch Tập Cận Bình và nói rằng hợp tác và hữu nghị với Trung Quốc là lựa chọn chiến lược của Việt Nam...
Chỉ ba tháng sau khi Việt Nam nâng cấp quan hệ với Mỹ lên cấp cao nhất trong hệ thống phân cấp ngoại giao trong chuyến thăm của Tổng thống Biden, người ta thấy Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc đã trở thành nhà lãnh đạo thế giới mới nhất tăng cường quan hệ với Việt Nam với chuyến thăm Hà Nội trong tuần này...
Chuyến thăm Việt Nam hai ngày của Tổng Bí thư Đảng, Chủ tịch nước Cộng sản Trung Quốc, Tập Cận Bình đã để lại nhiều hệ lụy cho nhân dân Việt Nam hơn bao giờ hết. Bằng chứng này được thể hiện trong Tuyên bố chung ngày 13/12/2023 theo đó họ Tập thay quan điểm “cộng đồng chung vận mệnh” bằng “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai” cho hai nước...
Sự ra đi của nhà tư tưởng và thực hành xuất sắc về chính sách đối ngoại của Mỹ đánh dấu một kỷ nguyên kết thúc. Trong suốt sự nghiệp lâu dài và có ảnh hưởng phi thường của mình, Henry Kissinger đã xây dựng một di sản mà người Mỹ sẽ khôn ngoan chú ý trong kỷ nguyên mới của nền chính trị cường quốc và sự xáo trộn trong toàn cầu. Thật khó để tưởng tượng rằng thế giới mà không có Henry Kissinger, không chỉ đơn giản vì ông sống đến 100 tuổi, mà vì ông chiếm một vị trí có ảnh hưởng và đôi khi chế ngự trong chính sách đối ngoại và quan hệ quốc tế của Mỹ trong hơn nửa thế kỷ.
“Tham nhũng kinh tế” ở Việt Nam đã trở thành “quốc nạn”, nhưng “tham nhũng quyền lực” do chính đảng viên gây ra để thu tóm quyền cai trị mới khiến Đảng lo sợ. Đó là nội dung đang được phổ biến học tập để đề phòng và bảo vệ chế độ do Ban Nội chính Trung ương công bố...
“Trong năm 2023 còn nhiều vấn đề đáng lo ngại, gây bất an cho xã hội. Các tội phạm trên các lĩnh vực tiếp tục gia tăng toàn quốc xảy ra 48.100 vụ phạm tội và trật tự xã hội tăng 18%.”
Việt Nam đang thương lượng mua chiến đấu cơ F-16 của Mỹ để tăng cường bảo vệ an ninh trước đe dọa ngày một lên cao của Trung Quốc ở Biển Đông. Tin này được truyền miệng ở Hoa Thịnh Đốn, tiếp theo sau chuyến thăm Việt Nam 2 ngày 10-11 tháng 9/2023 của Tổng thống Joe Biden. Tuy nhiên, các viên chức thẩm quyền của đôi bên không tiết lộ số lượng F-16 mà Việt Nam có thể mua với giá 30 triệu dollars một chiếc...
Số năm tháng tôi nằm trong tù chắc ít hơn thời gian mà nhà thơ Nguyễn Chí Thiện ngồi trong nhà mét (W.C) và có lẽ cũng chỉ bằng thời gian ngủ trưa của nhà văn Vũ Thư Hiên, ở trại Bất Bạt, Sơn Tây. Bởi vậy, sau khi đọc tác phẩm Hỏa Lò và Đêm Giữa Ban Ngày của hai ông (rồi đọc thêm Chuyện Kể Năm 2000 của Bùi Ngọc Tấn, Thung Lũng Tử Thần của Vũ Ánh, và Trại Kiên Giam của Nguyễn Chí Thiệp) thì tôi tự hứa là không bao giờ viết lách gì vể chuyện nhà tù, trại tù hay người tù nào cả.
Càng gần đến Đại hội đảng toàn quốc khóa XIV (2026-2031), đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) càng ra sức kiên định 4 nguyên tắc được coi là “có ý nghĩa sống còn đối với chế độ.”
Trời mưa thì buồn. Trời nắng thì vui. Mưa nhiều quá gây lụt lội, trở thành thảm cảnh. Nắng quá độ gây khô hạn, cháy mùa màng, gây đói khổ. Gọi là thiên tai. Có nghĩa thảm họa do trời gây ra. Hoặc chữ “thiên” đại diện cho thiên nhiên. Nhưng gần đây, vấn nạn khí hậu biến đổi, gây ra nhiều “thiên tai” có thể gọi lại là “thiên nhân tai,” vì con người góp phần lớn tạo ra khốn khổ cho nhau. “Thiên nhân tai,” nghe lạ mà có đúng không? Nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu là hiệu ứng nhà kính. Một số loại khí trong bầu khí quyển bao quanh trái đất hoạt động hơi giống như gương kính trong nhà kính, giữ nhiệt của mặt trời và ngăn nó trở lại không gian, gây ra hiện tượng nóng lên cho toàn cầu. Nhiều loại khí nhà kính này xuất hiện một cách tự nhiên, nhưng các hoạt động của con người đang làm tăng nồng độ của một số loại khí này trong khí quyển, cụ thể là: Cacbon dioxit (CO2), khí mê-tan, nitơ oxit, khí florua
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.