Hôm nay,  

Viết về tác giả SÀI GÒN EM Ở ĐÓ

17/03/201200:00:00(Xem: 14738)
(LTS- Nhạc sĩ Trần Chí Phúc cũng là nhà báo Trần Củng Sơn. Kính mời độc giả xem bài của nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn viết về người bạn văn nghệ năm cũ. Bài này trích trong cuốn sách Một Thoáng 26 Năm vừa xuất bản.)

Tôi chưa có dịp nào nói với nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng là tôi rất thích cái tựa đề cuốn truyện dài “ Người Đi Trên Mây” của ông. Bởi vì mỗi lần nhắc dến nó, tôi đều liên tưởng tới người bạn trẻ gặp gỡ trên đường tị nạn: Trần Chí Phúc. Dưới mắt tôi , Phúc chính là một người đi trên mây, hiểu theo nghĩa riêng của tôi.

Đời người ai cũng có kỷ niệm. Có những kỷ niệm mà mình muốn giữ lại trong lòng, thì hình như chúng cứ phai nhạt dần. Tuổi mới lớn, lần đầu tiên cầm tay một người con gái đã là một kỷ niệm lớn lao trong đời. Cái giây phút rung động kỳ lạ, gai ốc nổi cùng người và trái tim run lên phừng phực. Đó là mới chỉ cầm tay thôi, chưa cầm bất cứ thứ gì khác. Rồi thời gian qua đi, tuổi đời chồng chất mãi, những rung động ấy tan dần và dường như biến mất. Muốn níu kéo tìm lại cảm giác ban đầu cũng chẳng còn thấy nữa. Sau mỗi lần yêu, hình như trái tim lại mòn đi một chút.

Ngược lại, có nhiều kỷ niệm muốn xóa bỏ cho đỡ bận tâm thì chúng lại bám lấy ta. Buổi đầu đặt chân đến đất tị nạn là một trong những kỷ niệm mà tôi muốn quên, nhưng có lẽ khó có thể quên nổi. Giữa năm 1979, tôi từ Mã Lai sang Vancouver, thành phố ấm áp nhất của Canada, nơi có phố Tàu nổi tiếng thứ nhì thế giới sau San Francisco. Trần Chí Phúc điện thoại ngỏ ý muốn về chung sống với tôi. Phúc đang ở Winnipeg, thành phố lớn thứ tư của Canada, được người ta biết đến vì khí hậu nơi đây khắc nghiệt nhất nước. Mùa đông biến thành sa mạc tuyết mênh mông, có hôm hàn thử biểu xuống 40 độ âm. Nó là nguồn cảm hứng để Phúc viết bản nhạc “Chiều Winnipeg” diễn tả tâm trạng của người viễn xứ trước cảnh quạnh hiu trên mảnh đất xa lạ. Với tôi tứ hải giai huynh đệ, huống chi Phúc là người quen cũ từ trại tị nạn, tôi mời Phúc sang ở với tôi. Ba hôm sau, tôi ra đón Phúc ở hành lang, giật mình tưởng một vị Đại Đức trẻ tuổi nào đó đến thuyết pháp. Đầu Phúc trọc lóc, không một sợi tóc. Anh hận đời đen bạc gì đó ở Winnipeg nên đã xuống tóc và giã từ. Hành trang mang theo chỉ vỏn vẹn chiếc va li nhỏ và cây Guitar năm chục đồng đeo lủng lẳng trên vai. Tấm thân lau sậy bước đi những bước đi vội vã, bất ổn. Cái aparment hai phòng ngủ của tôi vốn đã chật vì đang chứa đến bốn người rồi, hôm nay có thêm người bạn mới trải mền ngủ dưới sàn mà vẫn yêu đời. líu lo kể chuyện thành phố cũ.

nguyen_ngoc_ngan_phuc_medium

Nguyễn Ngọc Ngạn và Trần Chí Phúc (Trần Củng Sơn) ở Prince Rupert, Canada 1981
Ở với Phúc vài hôm, tôi nhận ra ngay một điều là Phúc và tôi khác nhau về mọi mặt. Từ tâm tình, lối nói chuyện, cách suy nghĩ và thói quen thường nhật. Phúc quê ở Tuy Hòa. Tôi sinh ở Sơn Tây, đất Bắc xa xôi. Tõi đã 33 tuổi trong khi Phúc còn rất trẻ. Phúc có đặc tính của một người miền Trung là luôn luôn bênh vực chủ nghĩa dân tộc quá khích, chống đối bất cứ thứ gì ngoại nhập. Trong chiến tranh, những người này thường tự làm khổ mình vì đòi hỏi một thế đứng trung lập tuyệt đối đến độ không tưởng. Ở thế kỷ này, khi mà thế giới đã trở thành một màng lưới ràng buộc lẫn nhau, làm gì còn có thể có một thế đứng trung lập đúng nghĩa nữa. Dù ta trốn lên hoang đảo, chui vào rừng sâu, tiếng máy bay vẫn có thể chạy ngang đầu, trái bom nguyên tử nổ ở một nơi xa xôi nào đó vẫn đưa phóng xạ tới với ta, dù muốn hay không. Tôi thường tranh luận với Phúc về những quan điểm chính trị mà cả hai đều hết sức bế tắc. Phúc không khéo nói, dễ gây ngộ nhận với người chung quanh. Nhưng tôi luôn luôn thông cảm Phúc, bởi tôi tin vào định mệnh.

Tuy vậy, Phúc và tôi cũng có điểm hợp nhau là cả hai cùng yêu văn nghệ. Nhạc và Văn là hai thứ mà chúng tôi thường bàn cãi suốt ngày. Tôi mang tập bản thảo “Những Người Đàn Bà Còn Ở Lại” viết vội vã trong vòng một tháng ở trại tị nạn, đánh máy lại để tìm cách xuất bản. Ngày đó, Phúc có đọc qua vài chương, không khen không chê nhưng tận tình khuyến khích. Bây giờ Phúc có dịp xem lại, mổ xẻ kỹ lưỡng và đóng góp với tôi nhiều tư kiến. Đêm đêm nói chuyện với Phúc, tôi mới nhận ra những khuyết điểm của mình, là tôi chỉ có cảm xúc mà nghèo lý luận, có con tim mà thiếu bộ óc. Nhiều nhà văn lão thành, khi nhìn lại quá trình sáng tác của mình, đều phát biểu một ý giống nhau: Là không phải cứ đọc nhiều mà viết được. Muốn viết được phải sống nhiều. Nguyễn Công Hoan, nhà văn miền Bắc ở tuổi xế bóng, cẩn trọng ghi lại câu này. Nhà văn lừng danh của Trung Quốc, Ba Kim, cũng nói như thế. Mới đây Hồ Trường An cũng nhắc lại ý đó. Điều này cũng dễ hiểu, ta không đủ khả năng lập thuyết để thành triết gia, thì tiểu thuyết thực sự chỉ là mô phỏng đời sống. Không sống thì lấy chất liệu ở đâu để mô phỏng. Ở tuổi trên ba mươi, qua thời kỳ chinh chiến và lao tù, tôi cũng đã sống nhiều nhưng sống một cách hời hợt, thiếu quan sát và thẩm định. Bên tôi, Phúc trẻ tuổi nhưng có nhiều lý luận khá sâu. Chỉ tiếc rằng Phúc chưa có khả năng sắp xếp, và diễn tả mạch lạc.

Cùng với tôi Phúc đã thử viết, nhưng khó khăn hơn tôi, bởi vì Phúc mắc phải cái tật chung của nhiều người là quá đắn đo chọn lựa từng câu văn. Viết ra câu nào cũng cảm thấy không hài lòng vì cho rằng câu đó tầm thường quá. Ngược lại, tôi nghĩ cái gì, tôi cứ viết bừa đi, như mình nói chuyện thường nhật.
Phúc cũng làm thơ. Nhưng Phúc vẫn khổ tâm vì hình như câu nào viết ra đều thấy đã cũ, thiên hạ nghĩ ra trước mình. Phúc bỏ thơ sang nhạc. Tôi thường gọi Phúc là “người đi tìm chính mình”, cố vạch cho mình một con đường để đi theo mà loay hoay tốn bao nhiêu ngày tháng.

Theo tôi, Phúc chọn con đường viết nhạc là đúng hơn cả. Phúc đã học nhạc một thời gian khá lâu trong nước. Anh chuyên về Guitar Classic. Bài bản Phúc chưa nhiều, nhưng tiếng đàn anh ngọt ngào hiếm có và khoảng thời gian Phúc ở với tôi, tiếng đàn ấy đã được sử dụng trong nhiều dịp hữu ích. Ngày đó, giáo hội Công giáo British Columbia (B.C Catholic) và Hồng Thập Tự Canada thường đưa tôi đi nói chuyện ở những trường học trại Hè và các giáo xứ để giải thích về vấn đề người vượt biển, nhân dịp phong trào “Boat People” lên cao. Tôi luôn rủ Phúc ôm đàn Guitar đi theo. Cùng với vài người bạn trẻ khác, như Vũ Mạnh Hải, Trần Quốc Vũ và Đinh Thiết Cương, chúng tôi trình diễn văn nghệ Việt Nam, thuyết trình về cuộc chiến Việt Nam và trại cải tạo Cộng sản. Rồi nhân đó quyên tiền gởi sang trại tị nạn. Tiếng đàn của Phúc được thiên hạ nồng nhiệt tán thưởng trong những buổi nói chuyện tương đối nặng nề của tôi. Dân Canada vốn sống yên bình, lơ là với cuộc chiến Việt Nam, bấy giờ tò mò đặt ra hàng trăm câu hỏi để chúng tôi trả lời. Không thể giải thích trọn vẹn trong khoảng thời gian giới hạn, huống hồ Anh văn mình nói khó khăn, tôi bàn với Phúc nên viết hẳn một cuốn sách. Đó là khởi đầu cho tập bút ký “The Will Of Heaven” của tôi in năm 1982.


Trần Chí Phúc là người mơ mộng, lúc nào cũng bận tâm, đôi khi trở thành thiếu thực tế. Tôi nhớ lúc Phúc vào làm ở một nhà hàng Hy Lạp cùng với tôi, tay cầm dao thái dưa leo và cà rốt, nhưng đầu vẫn nghĩ vẫn vơ những chuyện tưởng tượng xa vời. Chủ nhà hàng thấy Phúc thường xuyên lơ đãng, không chú tâm vào công việc, đến bên cạnh hối thúc:
- Hurry up!
Phúc làm được mấy phút rồi lại ngẫn ngơ suy nghĩ tìm vần thơ. Chủ nhân chạy lại, gay gắt hơn:

- Customer are waiting! Hurry up!

Phúc nổi giận, quăng con dao, rồi bỏ ngang việc, ra về! Anh chẳng buồn vì mất việc, chúng tôi sống nghèo đã quen, nhu cầu rất đơn giản. Tiền nhà tiền ăn chẳng bao nhiêu. Di chuyển bằng xe bus, nếu cần thì mượn chiếc Comet hai cửa cũ mèm của Cương, một trong năm đứa sống chung. Thất nghiệp, Phúc dùng thời gian sáng tác. Anh viết “Mai Em Đi” mô tả tâm tình chia ly ở trại tị nạn. Đồng thời, sáng tác “Sài Gòn Em Ở Đó”, ý nhạc và lời ca mà anh đã ấp ủ đã lâu lắm.

Cuối năm 1980, chúng tôi chia tay. Phúc sang Calgary học Đại Học một thời gian rồi lưu lạc sang Cali để thực hiện băng nhạc. Thỉnh thoảng điện thoại và viết thư cho tôi, Phúc vẫn để lộ sự lưu luyến những kỷ niệm cũ. Anh tự làm khổ lấy mình vì muốn níu kéo thời gian. Bạn bè mỗi người một nơi, lấy vợ, lập nghiệp, hòa nhập vào đời sống mới. Chỉ riêng Phúc lúc nào cũng ngậm ngùi đưa tâm hồn trở lại quãng thời gian “hàn vi” năm sáu đứa độc thân chung sống tại Vancouver, suốt ngày đàn hát, bàn chuyện văn chương, âm nhạc và tối ngủ la liệt trên thảm mốc. Phúc thường nhắc với tôi một kỷ niệm mà chính tôi đôi lúc quên đi. Giữa năm 80 có người bạn gái tôi mới quen sơ, từ Paris theo gia đình sang Canada nghỉ hè. Tôi liên lạc đón cô bạn về nhà chơi, Phúc lăng xăng dọn dẹp. Cương lau chùi lại chiếc xe cũ hai cửa mà một cánh cửa bên mặt không còn mở được nữa, phải dán cứng vào xe, vì hễ đụng mạnh thì nó rụng xuống. Chúng tôi ra phi trường đón người đẹp, rồi rủ sang Victoria ngoạn cảnh. Victoria là thành phố lừng danh của Canada về vườn hồng vĩ đại, thu hút hàng trăm ngàn du khách mỗi năm. Từ Vancouver sang đó phải đi phà hơn hai tiếng. Ba đứa chúng tôi đưa cô bạn sang thăm vườn hồng vào ngày chúa nhật. Nhưng đến cổng, ba thằng moi túi, mới khám phá ra không có đứa nào có tiền. Vào cửa bốn người chỉ có hai chục bạc mà không đủ. Cô bạn thì chỉ mang tiền Pháp, không xài được. Cả bọn lên xe quay về, đãi người đẹp ăn trưa chỉ có gói Corn chip! Khách từ Paris sang thăm mà gặp ba đứa đạm bạc như thế này, chắc chắn trở lại nước Pháp sẽ khó quên cảnh nghèo của Canada!

cô bạn ấy bây giờ là bạn đường của tôi. Mỗi lần nhớ đến kỷ niệm xưa, tôi hơi ngượng nhưng Phúc lại khoái chí cho rằng cuộc đời cần có những giây phút như thế mới đáng nhớ.

Năm nay, 7 năm sau ngày chia tay Trần Chí Phúc, tôi nhận được cuốn băng nhạc “Sài Gòn Em Ở Đó” anh vừa thực hiện xong tại Cali. Những bản nhạc tôi đã nghe, đã hát và một số nhạc mới anh viết sau này. Nói chung, nhạc của Phúc thuộc loại đơn giản, không cầu kỳ, ít biến khúc. Ai đã làm quen với những chuyển cung bất ngờ như “Nguyệt Cầm” của Cung Tiến hay

“Đừng Bỏ Em Một Mình” của Phạm Duy thì sẽ khó tìm thấy nét tương tự nơi Trần Chí Phúc.

Nhạc Trần Chí Phúc thuộc loại dễ nghe, không làm khó thính giả. Nhưng nó gây được ấn tượng mạnh trong lòng người nhờ lời ca chứa đầy cảm xúc, thứ cảm xúc của người luôn nuôi dưỡng kỷ niệm và cuộn mình trong thứ cô đơn, cho nên lời nhạc lúc nào cũng như thơ:

Sài Gòn ta từ ngày chia xa
Bao năm rồi mộng ước phôi pha
Hoặc:
Người đi từ thuở buông tay súng
Có biết cho người chốn lao lung
Hai bài thơ Phúc chọn để phổ nhạc, có cùng một chủ đề: thảm cảnh trên biển, tôi cho là đặc sắc nhất, có thể nhìn thấy trước sẽ được nồng nhiêt đón nhận “ Leamsing Chiều Tị Nạn” của Thế Trân và “ Xác Em Nay Ở Phương Nào” từ bài thơ Biển Buồn của Ngọc Khôi, có những câu rất cảm động:
Leamsing chiều gió lộng
Người thiếu phụ ngó mong
Nhìn biển đông xa tít
Nơi mất con mất chồng

Hoặc:

Chiều ra biển đứng ê chề
Tìm trên ngọn sóng có về xác em
Vớt rong rêu ngỡ tóc mềm
Quay về hướng gió tưởng em thở dài

Văn và Nhạc là hai sinh hoạt sôi động nhất ở hải ngoại. Nhưng hai sinh hoạt ấy có một điểm nhất thời khác hẳn nhau. Văn tiến nhanh hơn nhạc. Cái buổi ban đầu in lại tác phẩm cũ bây giờ hình như “đầy” quá rồi, độc giả cần những cuốn sách mới. Nhạc thì vẫn dậm chân tại chỗ. Những sáng tác mới được cố gắng tung ra, bắt gặp con mất dửng dưng của thị trường. Ở thời điểm năm nay, sách ra hàng tháng, băng nhạc ra hàng tuần. Nhưng sách thì mới mà nhạc vẫn cũ, xào đi nấu lại, chỉ đổi thể điệu, nâng cao kỹ thuật mà thôi. Xa hơn một bước, người ta lấy nhạc ngoại quốc phổ lời Việt, hoặc lấy nhạc Việt cũ chuyển ngữ sang Anh, Pháp. Người viết nhạc mới chẳng nhận được một chút khuyến khích nào khả dĩ làm hành trang tiến tới.

Trần Chí Phúc cũng biết điều ấy. Nhưng những tâm sự của anh không thể không viết ra, không thể không phổ biến, và vì muốn phổ biến một cách trang trọng, anh mời được những giọng ca uy tín nhất để gửi gấm : Mai Hương, Khánh Ly, Duy Quang, Thái Hiền, Jo Marcel, Ngọc Trọng, Thảo My... Và một lần nữa tôi lại được nghe tiếng đàn Guitar ngọt ngào của Phúc đã 7 năm nay thiếu vắng.

Nguyễn Ngọc Ngạn, 7/ 1987

Buổi ra mắt sách Trần Củng Sơn- Một Thoáng 26 Năm được tổ chức vào Chủ Nhật 18/3/2012 lúc 2 giờ đến 5 giờ chiều tại trường Yerba Buena High School 1855 Lucretia Ave, San Jose, CA 95122; với phần trình diễn ca nhạc và tâm tình của các nhà báo Thung lũng hoa vàng.

Quí vị ở xa muốn mua sách xin liên lạc nhả xuất bản Hương Quê (408) 573-1988, email: huongque@sbcglobal.net; hoặc liên lạc tác giả: trancungson@yahoo.com; hoặc đến tiệm sách nhạc Hương Giang
Music trong khu Lion Plaza, (408) 274-8007.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
Cộng sản Việt Nam khoe có tự do tôn giáo ở Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ và Thế giới nói “rất hạn chế”, tùy nơi và từng trường hợp. Tình trạng này đã giữ nguyên như thế trong những báo cáo trước đây của cả đôi bên. Nhưng tại sao Hoa Kỳ vẫn liệt Việt Nam vào danh sách phải “theo dõi đặc biệt”...
Đến giữa tháng 3 năm nay, hầu hết chúng ta đều thấy rõ, Donald Trump sẽ là ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng Hòa và Joe Biden là ứng cử viên tổng thống của Democrat. Ngoại trừ vấn đề đột ngột về sức khỏe hoặc tử vong, có lẽ sẽ không có thay đổi ngôi vị của hai ứng cử viên này. Hai lão ông suýt soát tuổi đời, cả hai bộ não đang đà thối hóa, cả hai khả năng quyết định đều đáng nghi ngờ. Hoa Kỳ nổi tiếng là đất nước của những người trẻ, đang phải chọn lựa một trong hai lão ông làm người lãnh đạo, chẳng phải là điều thiếu phù hợp hay sao? Trong lẽ bình thường để bù đắp sức nặng của tuổi tác, con đường đua tranh vào Tòa Bạch Ốc, cần phải có hai vị ứng cử viên phó tổng thống trẻ tuổi, được đa số ủng hộ, vì cơ hội khá lớn phải thay thế tổng thống trong nhiệm kỳ có thể xảy ra. Hơn nữa, sẽ là ứng cử viên tổng thống sau khi lão ông hết thời hạn bốn năm. Vị trí và vai trò của nhân vật phó này sẽ vô cùng quan trọng trong lần tranh cử 2024.
Không phải “học” mà là bắt, là tóm đầu, là tống cổ vào nhà giam: khi cân bằng quyền lực ở Hà Nội xáo trộn với tiền chấn rung chuyển tận Amsterdam thì cái khẩu hiệu quen thuộc của Vladimir Lenin ngày nào cũng phải được cập nhật. Không còn “Học, học nữa, học mãi” mà, táo tợn hơn, hệ thống quyền lực đang giỡn mặt Lenin: “Bắt, bắt nữa, bắt mãi”.
Câu chuyện kể từ xa xưa, rất xa xưa, là từ thời đức Phật còn tại thế: Có một người Bà La Môn rất giầu có và rất quyền thế, ông thích đi săn bắn thú vật trong rừng hay chim muông trên trời. Một hôm đó, ông bắn được một con thiên nga to đẹp đang bay vi vút trong bầu trời cao xanh bát ngát thăm thẳm trên kia. Con thiên nga vô cùng đẹp bị trúng đạn, rơi xuống đất, đau đớn giẫy và chết. Ông liền chạy tới lượm thành quả của ông và xách xác con thiên nga lộng lẫy về cho gia nhân làm thịt, làm một bữa nhậu, có lẽ.
Dù đã từ trần từ lâu, Võ Văn Kiệt vẫn được người đời nhắc đến do một câu nói khá cận nhân tình: “Nhiều sự kiện khi nhắc lại, có hàng triệu người vui mà cũng có hàng triệu người buồn”. Tôi vốn tính hiếu chiến (và hiếu thắng) nên lại tâm đắc với ông T.T này bởi một câu nói khác: “Chúng tôi tự hào đã đánh thắng ba đế quốc to”. Dù chỉ ngắn gọn thế thôi nhưng cũng đủ cho người nghe hiểu rằng Việt Nam là một cường quốc, chứ “không phải dạng vừa” đâu đấy!
Lý do ông Thưởng, ngôi sao sáng mới 54 tuổi bị thanh trừng không được công khai. Tuy nhiên, theo báo cáo của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương và các cơ quan chức năng, thì ông Võ Văn Thưởng “đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm...
Cứ theo như lời của giáo sư Nguyễn Văn Lục thì T.T. Thích Trí Quang là tác giả của câu nói (“Cộng Sản nó giết mình hôm nay, mai nó mang vòng hoa đến phúng điếu!”) thượng dẫn. Tôi nghe mà bán tin bán nghi vì nếu sự thực đúng y như vậy thì hoa hòe ở Việt Nam phải trồng bao nhiêu mới đủ, hả Trời?
Đảng CSVN tự khoe là “ niềm tin hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc“của nhân dân, nhưng sau 94 năm có mặt trên đất nước, thực tế đã chứng minh đảng đã cướp mất tự do của dân tộc, và là lực cản của tiến bộ...
Khi Kim Dung gặp Ian Fleming cả hai đều hớn hở, tay bắt mặt mừng và hể hả mà rằng: “Chúng ta đã chia nhau độc giả của toàn thể thế giới”. Câu nói nghe tuy có hơi cường điệu (và hợm hĩnh) nhưng sự hỉ hả của họ không phải là không có lý do. Số lượng sách in và số tiền tác quyền hậu hĩ của hai ông, chắc chắn, vượt rất xa rất nhiều những cây viết lừng lẫy cùng thời. Ian Fleming đã qua đời vào năm 1964 nhưng James Bond vẫn sống mãi trong… sự nghiệp của giới làm phim và trong… lòng quần chúng. Tương tự, nhân vật trong chuyện kiếm hiệp của Kim Dung sẽ tiếp tục là những “chiếc bóng đậm màu” trong tâm tư của vô số con người, nhất là người Việt.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.