Hôm nay,  

Collaborators

1/30/201200:00:00(View: 9900)
Collaborators

cong_an_dap_mat_dan-large-contentCông an CSVN đạp mặt người biểu tình.

Quang Tường

Trong Thế Chiến Thứ Hai, Phát-xít Đức xâm chiếm các quốc gia Âu châu như Pháp, Bỉ, Hòa Lan, Đan Mạch, Tiệp Khắc, Ba Lan, Na-Uy, v.v.... Tại các quốc gia bị chiếm đóng, các chính phủ bù nhìn hợp tác với quân đội Phát-xít Đức ở nhiều mức độ khác nhau. Sử sách gọi chung các thành phần hợp tác này là Nazi collaborators.
Để thi hành những chính sách, luật lệ do quân xâm lược Phát-xít Đức đề ra, các chính phủ bù nhìn phải nhờ đến lực lượng cảnh sát, mật vụ bản xứ. Mức độ tuân hành của các lực lượng này có khác biệt nhau tùy theo quốc gia. Ở Na-Uy, lực lượng cảnh sát chọn thái độ thụ động, hững hờ, làm chiếu lệ. Nếu có lệnh của Phát-xít Đức bắt giữ những người tình nghi có liên hệ đến lực lượng kháng cự thì cảnh sát Na-Uy sẽ gọi điện thoại trước đến nhà những người này và thông báo là có lệnh bắt họ và yêu cầu họ có mặt ở nhà ngày mai để cảnh sát đến bắt. Dĩ nhiên là khi cảnh sát đến nhà họ thì các nhân sự liên hệ đã trốn vào rừng hay đã đi biệt tích!
Ở một thái cực hoàn toàn khác với cảnh sát Na-Uy là lực lượng cảnh sát (gendarme) và mật vụ Pháp của chính phủ bù nhìn Vichy dưới thời chiếm đóng của Phát-xít Đức từ 1940-1945. Sự tuân lệnh, tận tụy, cần mẫn của lực lượng cảnh sát và mật vụ Pháp vượt quá sự mong đợi của chính các viên chức Phát-xít Đức. Cảnh sát Pháp rất sốt sắng để lùng sục, lùa bắt dân Pháp gốc Do Thái và những người dân Âu châu gốc Do Thái đang tỵ nạn tại Pháp để đưa vào các trại tập trung trước khi chuyển giao cho Phát-xít Đức. Sau đó, số mệnh những người gốc Do Thái đáng thương này ra sao thì cả thế giới đã biết. Trong thời gian chiếm đóng nước Pháp của Phát-xít Đức, có gần 100 ngàn người gốc Do Thái bị lùa vào các trại diệt chủng. Cảnh sát Pháp hưởng hoàn toàn “công trạng” này.
Tệ hơn nữa, mật vụ Pháp cũng cần mẫn không kém trong việc lùng bắt quân kháng chiến Pháp. Họ ra tay tra tấn, khảo hạch các partisan (tên gọi các thành viên lực lượng kháng chiến Pháp chống xâm lược Đức) để tìm ra manh mối các ổ kháng cự để lập công với Phát-xít Đức. Có thể nói không ngoa là tại Pháp, lực lượng cảnh sát và mật vụ Pháp đã thay mặt Phát-xít Đức để làm công việc bình định và duy trì sự chiếm đóng của Đức Quốc Xã trên đất Pháp.
Cũng vì thế mà sau ngày giải phóng nước Pháp, chính người dân Pháp vì quá phẫn nộ đã ra tay trả thù thành phần collaborators này. Có gần 10 ngàn collaborators bị thủ tiêu trước khi chính phủ lâm thời của tướng De Gaulle ra lệnh chấm dứt tình trạng trả thù ngoài vòng pháp luật này.

Cho đến nay, đối với người Pháp nhắc đến chữ "collaborator" vẫn đánh thức một mối nhức nhối ở cấp quốc gia. Với truyền thống cách mạng và nền văn minh mà người Pháp luôn tự hào, lại sản sinh một thành phần "collaborator" với giặc như thế là một điều vô cùng nhục nhã.
Nhiều sử gia đánh giá rằng sự hợp tác thành khẩn của thành phần collaborators tại Pháp là một sự việc chưa từng thấy trong lịch sử....
... cho đến 70 năm sau có lẽ người ta mới thấy lại một tình trạng collaboration như thế tại Á châu.
Trước sự trỗi dậy của Trung Quốc với tham vọng bành trướng tại Á châu, các quốc gia lân cận từ Nam Hàn, Nhật Bản, Đài Loan xuống đến Phi-líp-pin, In-đô-nê-xi-a, Singapore, Mã Lai, Miến Điện, Thái Lan, Việt Nam đều phải e dè.
Chính sách, thái độ, và phản ứng của mỗi quốc gia cũng có khác biệt nhau về mức độ. Nhưng không đâu bằng phản ứng của nhà nước Việt Nam. Đối với sự xâm lấn biển đảo thuộc chủ quyền Việt Nam, đối với sự hiếp đáp ngư dân Việt Nam của hải quân Trung Quốc, nhà nước Việt Nam không có phản ứng cứng cỏi của một chính quyền độc lập như các quốc gia lân cận, mà ngược lại có thái độ nhu nhược và phản bội dân tộc của một chính phủ bù nhìn như chính phủ Vichy dưới thời chiếm đóng của Phát-xít Đức.
Tại Hồng Kông, nay đã thuộc chủ quyền của Trung Quốc, nhưng mỗi năm đến ngày kỷ niệm vụ thảm sát Thiên-An-Môn, dân chúng lại kéo xuống đường rất đông. Giới cầm quyền và cảnh sát Hồng Kông vẫn để yên cho dân biểu tình và chỉ đóng vai giữ trật tự. Trong khi đó tại Việt Nam, một quốc gia độc lập, những người biểu tình yêu nước chỉ muốn tuyên xưng chủ quyền đất nước cho Hoàng Sa, Trường Sa lại bị chính công an Việt Nam đàn áp thẳng tay ngay trên đường phố.
Sự tận tụy, cần mẫn của lực lượng công an, mật vụ Việt Nam ngày nay trong việc đàn áp những người yêu nước chống bá quyền Trung Quốc chắc hẳn vượt quá sự mong đợi của chính các lãnh đạo Bắc Kinh. Với đà nhu nhược và phản bội này của nhà cầm quyền Việt Nam — mà nhiều người gói gọn trong 6 chữ Hèn với giặc Ác với dân — để bóp nghẹt lòng yêu nước của dân tộc, thì khi đất nước rơi hoàn toàn vào tay bá quyền Trung Quốc, quân xâm lược Bắc Kinh đã có sẵn một thành phần cung cúc, tận tụy với chủ mới; đó chính là lực lượng công an, mật vụ Duỵn-Nàn (Việt Nam), hãnh diện đóng vai ngôi sao thứ sáu trên màu cờ đỏ rực của đế chế Trung Quốc.
Sử gia gọi thành phần hợp tác với Phát-xít Đức 70 năm về trước là Nazi collaborators. Ngày nay tên gọi thành phần collaborators với Trung Quốc ngay trên đất Việt là gì? Kính nhờ bạn đọc đặt tên tiếng Việt dùm thay cho tác giả.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Hiệp định về chấm dứt chiến tranh và lập lại hòa bình ở Việt Nam được ký kết ngày 27 tháng 1 năm 1973 tại Paris, gồm có 9 chương và 23 điều khoản. Nội dung mà Chính phủ Hoa Kỳ, Chính phủ VNDCCH, Chính phủ VNCH và Chính phủ CMLTMNVN đồng thuận không phải là thoả hiệp giữa hai phe thắng và thua, mà nhằm quy định việc ngưng mọi cuộc giao tranh, Hoa Kỳ rút quân trong vòng 60 ngày ra khỏi Việt Nam, QĐNDVN được ở lại miền Nam; bù lại, Hà Nội trao trả các tù binh Hoa Kỳ, VNCH và MTGPMN cùng hoạt động trên lãnh thổ của mình...
Tại sao rất ít người Việt đọc sách Việt? Tôi muốn nói đến sách văn chương, sách triết học, sách khoa học. Đây là ba nguồn kiến thức, tư tưởng lớn của nhân loại. Nếu lấy ra hết ba loại hiểu biết này, con người chỉ là đàn bò nhai lại và tranh cãi. Nếu một người không có hiểu biết nào từ ba nguồn cung cấp trên, người đó không thể khác hơn con bò. Tuy nhiên, việc này không bao giờ xảy ra.
Hôm thứ Sáu 13/1/2023 vừa qua, Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden tiếp Thủ tướng Kishida Fumio của Nhật Bản tại phòng Bầu Dục Tòa Bạch Ốc. Chương trình nghị sự của hai nguyên thủ quốc gia hẳn phải đề cập đến hiểm họa an ninh từ Trung quốc, mà cả hai quốc gia trong thời gian những năm gần đây đều đặt lên trọng tâm hàng đầu
Làm sao để giữ vững tư tưởng trong Quân đội và Công an là vấn đề sống còn năm 2023 của đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN). Lý do vì năm con Mèo (Quý Mão) có Hội nghị Trung ương giữa nhiệm kỳ Khóa đảng XIII, dự trù vào khoảng tháng Sáu, để bỏ phiếu tín nhiệm các cấp Lãnh đạo từ Trung ương xuống địa phương. Cuộc bỏ phiếu này sẽ là cơ hội cho các cấp tranh đua, chạy chức, chiếm quyền lãnh đạo. Và kết quả cuộc bỏ phiếu này sẽ đặt nền tảng cho Đại hội đảng khóa XIV để bầu lên Tổng Bí thư và Bộ Chính trị mới nhiệm kỳ 2026-2031...
Chứ chả lẽ cái chết thảm thiết của bà Cát Hanh Long và của hàng bao nhiêu triệu lương dân khác nữa (ở khắp ba miền đất nước, từ hơn nửa thế kỷ nay) thì đất/trời có thể dung tha được hay sao?
✱ Lê Đức Thọ: Bây giờ về phần thỏa thuận chúng tôi đã đồng ý, chúng ta sẽ tiến hành như thế nào? ✱ Kissinger: Để tránh nhầm lẫn, chúng tôi sẽ đánh máy lại từ tiếng Anh của chúng tôi và ông có một bản sao của bản văn. Chúng tôi sẽ nỗ lực tận tâm nhất để đảm bảo rằng mọi thứ chúng ta đã đồng ý đều được hợp nhất. ✱ TT Thiệu: Nếu chúng tôi không thể ký thỏa hiệp này trước cuộc bầu cử, thời liệu Hoa Kỳ có cần phải công bố cho người dân biết rằng họ vẫn có ý định ký kết thỏa hiệp này không? ✱ TT Nixon: Tôi phải có câu trả lời của ông (TT Thiệu) trước 1200 giờ Washington, ngày 21 tháng 1 năm 1973...
Sau 13 năm, cuối cùng thì Bác sĩ David Sinclair và các đồng nghiệp đã tìm được câu trả lời cho câu hỏi: Điều gì thúc đẩy quá trình lão hóa? Trong một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Cell vào ngày 12 tháng 1 năm 2023, Sinclair, giáo sư di truyền học và đồng giám đốc của Paul F. Glenn Center for Biology of Aging Research tại Trường Y Harvard (Harvard Medical School), đã phác họa ra một chiếc đồng hồ lão hóa, khi ta vặn chiều kim là có thể đẩy nhanh hoặc đảo ngược quá trình lão hóa của các tế bào.
Lời báo động muộn màng này cũng đã giúp tôi hiểu ra lý do mà sư Minh Trí – sau khi xuất gia, từ bỏ mọi hoạt động chính trị, đã hết lòng tận tụy chăm lo cho những lớp học Việt Ngữ, ở Kampuchea, cho đến… hơi thở cuối!
Trong bài viết sau đây, Henry Kissinger đã cảnh báo về một cuộc thế chiến mới có thể xảy ra và phương cách tốt nhất là tìm cách tạo cho Nga một cơ hội đàm phán trong danh dự. Ý kiến của Kissinger còn nhiều điểm chưa thuyết phục, cần được thảo luận sâu xa hơn...
Trong hơn ba năm - chính xác là 1,016 ngày - Trung Quốc đã đóng cửa với cả thế giới. Hầu hết sinh viên nước ngoài rời khỏi đất nước khi bắt đầu đại dịch. Khách du lịch đã ngừng đến tham quan. Các nhà khoa học Trung Quốc đã ngừng tham dự các hội nghị nước ngoài. Các giám đốc điều hành người nước ngoài bị cấm quay trở lại công việc kinh doanh của họ ở Trung Quốc. Vì vậy, khi Trung Quốc mở cửa biên giới vào ngày 8 tháng 1, từ bỏ những tàn tích cuối cùng của chính sách “không covid”, việc đổi mới tiếp xúc thương mại, trí tuệ và văn hóa sẽ có những hậu quả to lớn, mà phần nhiều là lành tính.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.