Hôm nay,  

Nước Nga Của Nhiều Ẩn Số

05/01/201200:00:00(Xem: 9975)
Nước Nga Của Nhiều Ẩn Số

Bùi Tín
(Viết riêng cho VOA Thứ Ba, 03 tháng 1-2012)
Tình hình nước Nga và thủ đô Moscow đang thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận thế giới.
Sau cuộc bầu cử Nghị viện Đuma, nhiều cuộc biểu tình lớn có 20 vạn người tham gia diễn ra ở Moscow, lan rộng lên thành phố St. Petersburg và Kaliningrad ở phía Bắc, sang hải cảng Vladivostock ở phía Đông, cùng một chục thị trấn khác.
Cuối tháng 1 năm 2011, cuộc biểu tình ở Moscow lên đến hơn 50 vạn người. 20 năm nay, từ khi Liên bang Xô viết bị giải thể, đảng CS Liên Xô tan vỡ, nay mới có những cuộc xuống đường đông đảo đến vậy. Năm ngàn, 10 ngàn, lên đến hơn 20, rồi 50 ngàn công dân thủ đô mang biểu ngữ, hô khẩu hiệu, tập trung và tuần hành, làm náo động khu trung tâm, tố cáo cuộc bỏ phiếu gian lận, đòi thủ tướng V. Putin ra đi, đòi những cải cách dân chủ, chế riễu cuộc “nhảy múa, trò đổi ngôi giữa Tổng thống và Thủ tướng” của Tổng thống Medvedev với Thủ tướng Putin. Hàng vài trăm công dân bị bắt giữ. Hàng ngàn cảnh sát vũ trang được huy động. Các tổ chức bảo vệ nhân quyền đưa ra con số hơn 1 ngàn công dân bị xét hỏi và giam giữ.
Dư luận nước Pháp xôn xao. Giới báo chí, các nhà bình luận chính trị đưa ra nhiều nhận định khác nhau. Các đài vô tuyến mở ra nhiều cuộc trao đổi, tranh luận về tình hình Liên bang Nga, phán đoán về ý nghĩa của các sự kiện, về triển vọng của tình hình.
Qua báo chí và truyền hình, có thể nói tình hình Liên bang Nga mang nhiều câu hỏi hơn là lời giải đáp, mang nhiều ẩn số hơn là các đáp số. Các đài vô tuyến Pháp TF2 và TF3…thu thập các câu hỏi của bạn xem truyền hình, liệt kê ra hàng trăm câu hỏi của công chúng cần được giải đáp. Nhiều nhà bình luận quốc tế, nhiều nhà Xô viết học lão luyện, thành danh, có uy tín thú nhận rằng 20 năm nay, sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, đã lơi lỏng trong việc theo dõi, thu lượm tin tức, trao đổi nhận định về tình hình mọi mặt của Liên bang Nga, để đến nay không sao nhận cho rõ được tình hình.
Các nhà am hiểu thời sự của các mạng truyền hình Pháp đều cho rằng tình hình liên bang Nga quá tù mù về chính trị, kinh tế, tài chính, văn hóa, khó đoán cả về hiện tại, tương lai gần và xa, rất cần những cuộc tìm hiểu sát sao và khoa học.
Dưới đây là những đề tài và câu hỏi công luận các nước đang đặt ra mong được sáng tỏ dần.
Trước hết là về chế độ chính trị. Hiện nay chế độ chính trị - kinh tế liên bang Nga là thuộc chế độ nào, mô hình nào. Chủ nghĩa xã hội kiểu Mác-xít đã chấm dứt chưa? Chủ nghĩa tư bản hình thành ra sao? Chế độ độc đoán kiểu Sa hoàng và thời cộng sản đã qua hẳn chưa?
Chế độ dân chủ đa nguyên đã được thiết lập ở mức nào? Nga đã gia nhập vào cộng đồng thế giới ở mức nào, hội nhập hoàn toàn hay chưa? Tại sao một số nhà dân chủ Nga lại gọi ông Putin là “Sa hoàng thời hiện đại”, hoặc là “một Brejnev tái sinh”; đây là một kiểu chụp mũ, đả kích hay hàm chứa ít nhiều sự thật? Sao ông Putin, một nhân vật cốt lõi của cơ quan tình báo cộng sản cũ KGB kinh khủng một thời, lại có uy quyền đến vậy?
Rồi đây tình hình chính trị có thể diễn biến ra sao? Cuộc bầu nghị viện vừa qua có còn giá trị vững vàng không? Đảng Nước Nga Đoàn kết của ông Putin chưa đạt 50% ghế sẽ ở vào thế ra sao? Nếu biểu tình lan rộng thêm, kéo dài thêm, hàng trăm ngàn như phe đối lập dự tính vào ngày 14/1/2012 tới, thì tình hình chính trị mất ổn định to, có thể xảy ra đàn áp ngày càng lớn, tình hình sẽ ra sao? Có thể trở thành như ở Tunisia, Ai Cập, Libya hay không? Ở Moscow đã có khẩu hiệu tiến tới Mùa Xuân Nga, như Mùa Xuân Ả-rập hiện nay. Khẩu hiệu trên biểu ngữ: “Putin hãy ra đi”, và bài hát đồng ca trên đường phố “nước Nga không có Putin” với cả tranh đả kích ông Putin, sẽ có ảnh hưởng ra sao đến cuộc bầu cử tổng thống liên bang Nga dự định vào tháng 3/2012 sắp đến?

Thanh niên Nga, sinh viên nam nữ rất năng động, đang dùng internet, điện thoại cầm tay, Facebook, tổ chúc “những ngày phẫn nộ” - les jours de Colère – theo kinh nghiệm Bắc Phi.
Nhân vật Putin sẽ có thể đối phó ra sao? Ông ta đã trải qua 2 khóa tổng thống dân cử, rồi xuống làm thủ tướng một khóa, - chỉ để tránh điều khoản trong hiến pháp không được làm tổng thống liên tiếp quá 2 khóa, - nay còn tỏ tham vọng làm tổng thống 2 khóa liền nữa, ông ta vẫn tỏ rõ quyết tâm và tự tin tiến tới, sẽ đưa tình hình đến đâu?
Nếu đàn áp nhân dân xuống đường nổ ra, xô xát kéo dài, đổ máu trên đường phố, một số nhân dân Nga kêu gọi thế giới can thiệp, Liên Hợp Quốc và các nước dân chủ sẽ có thể đáp ứng như thế nào? Xã hội dân sự ở Nga đã đủ mạnh hay chưa?
Thế lực dân chủ trong liên bang Nga ra sao? Mặt trận Công dân do danh thủ cờ vua Garry Karparov lãnh đạo chưa đủ mạnh, nhưng phát triển nhanh. Nhà tỷ phú Mikhail Prokhorov lại vừa tuyên bố ra ứng cử tổng thống. Các đảng Cộng sản, đảng dân chủ Cấp tiến, đảng Công lý Nga đều yếu ớt, chỉ dưới 15 % cử tri, sẽ có ví trí nào?
Xã hội Nga 20 năm nay chuyển biến ra sao? 15 nước thành viên của liên bang khác nhau ra sao? Chênh lệch giàu nghèo mở rộng khác thường như thế nào? Sau thời kỳ sùng bái vô sản là cơn sốt làm giàu, chạy đua kiếm tiền, tậu nhà, hưởng thụ vật chất, tạo nên tầng lớp tỷ phú mới, không từ cạnh tranh trong tự do kinh doanh, lại theo mánh mung phi pháp kiểu phe nhóm maphia hậu cộng sản, đã làm xã hội Nga phồn vinh về hình thức, nát ruỗng trong tim gan như thế nào?
Theo công bố của các nhà dân chủ, tài sản của Putin, Medvedev và các bộ trưởng Nga đều vào hàng triệu phú mới, có người là tỷ phú đô la. Họ dẫn chứng khá nhiều triệu phú Nga gửỉ tiền, tậu biệt thự, cho con đi học ở Thụy Sỹ, Thụy Điển, Canada, Hoa Kỳ, Pháp; theo tin từ Moscow 20 năm qua có đến hơn 3 triệu công dân Nga bỏ nước ra đi, trong đó không ít là trí thức, thanh niên, nhà kinh doanh ngay thẳng, lương thiện, không muốn gia đình sống trong môi trường bất bình thường đầy cạm bẫy về pháp luật và đạo đức, xã hội còn có mặt sa sút hơn cả thời đảng CS Liên Xô. Đâu là sự thật đích thực, hay là tin đồn, dư luận?
Biết bao điều công luận Pháp và thế giới mong mỏi muốn biết rõ về liên bang Nga hiện nay.
Câu hỏi mấy ngày nay là tại sao trước đây Liên bang Nga không dùng quyền phủ quyết khi Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc lên án và trừng phạt Ai Cập, Libya, - là những dấu hiệu tốt - nay lại ngăn cản việc trừng phạt Syria, khi ông al-Assad đã tàn sát đến 5 ngàn thường dân? Một câu hỏi nóng hổi nữa là quan hệ Nga-Hoa Kỳ sẽ ra sao, khi Hoa Kỳ mong muốn ở Nga có những cuộc bầu cử dân chủ công bằng và Moscow đáp lại là Hoa Kỳ muốn gây bất ổn ở Nga, rằng các cuộc biểu tình lớn là do Hoa Kỳ xúi giục.
Một câu hỏi nữa là ảnh hưởng của ông M. Gorbachov hiện ra sao khi ông lên tiếng yêu cầu ông Putin hãy xuống đài, 3 kỳ liền làm tổng thống và thủ tướng là đủ rồi.
Có thể nói hàng trăm câu hỏi về liên bang Nga cần làm rõ, giải đáp. Liên bang Nga rộng lớn, hơn một trăm triệu dân, vẫn là một cường quốc có vũ khí nguyên tử, có thế và lực rất đáng kể trên bàn cờ toàn thế giới. Liên bang Nga luôn có vị trí có ý nghĩa quyết định trong châu Âu.
Nhiều câu hỏi chứa đựng nhiều ẩn số về liên bang Nga gợi ý cho ta suy nghĩ về nước Nga, vì Liên Xô cũ vốn từng được coi là người anh Cả của nước Việt Nam XHCN; hàng loạt câu hỏi trên cũng làm cho ta chạnh lòng nghĩ về nước ta, một nước không ra xã hội, cũng chẳng ra tư bản, một đảng mang tên cộng sản mà không có gì là chất cộng sản, các quan chức đều giàu sang phú quý có tài sản riêng tư gấp trăm ngàn lần các đại địa chủ và đại cường hào bị coi là thù địch thời trước, một chế độ chính trị - kinh tế cũng khó lòng nhận diện và gọi tên cho chính xác. Những danh từ dân chủ, nhân quyền, pháp quyền, xã hội bình đẳng, văn minh… đều mơ hồ, tù mù, mỉa mai, như đánh đố mọi người vậy.
Bùi Tín

Ý kiến bạn đọc
05/01/201216:28:44
Khách
Việt Nam đã theo khuôn mẫu " Độc Tài Tập Thể " của Trung Hoa đại lục . Có lẽ sau nầy biến thể theo " Độc Tài Cá Nhân " tại Liêng Bang Nga chăng ?
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tôi nghe nhiều người tỏ ý bi quan về hiện cảnh cũng như tương lai (đen tối) của Việt Nam. Dân tộc nào, số phận đó. Một đất nước có những người viết sử và làm luật (cỡ) như ông Dương Trung Quốc thì… đen là phải!
Việt Nam bước vào năm Giáp Thìn 2024 với gánh nặng tham nhũng và một đội ngũ “không nhỏ” cán bộ, đảng viên suy thoái đạo đức lối sống. Đó là cảnh báo của người đứng đầu đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng, trong cuộc phỏng vấn đầu năm của Thông Tấn Xã Việt Nam...
Từ thế kỷ thứ ba trước Tây lịch, Triết gia Mạnh Tử (372-289 BC) của Trung Hoa đã nói rằng, “Dân là quý, thứ đến đất nước, rồi tới vua.” Điều đáng nói là Mạnh Tử là người đi theo học thuyết của Nho Gia vốn chủ trương vua là con ông Trời (Thiên tử) được sai xuống nhân gian để trị quốc an dân, vậy mà cũng không thể phủ nhận vai trò quan trọng, nếu không muốn nói là tối quan trọng của người dân. Thời hiện đại, công pháp quốc tế đã nêu ba yếu tố chính hình thành một quốc gia: người dân, lãnh thổ và chính quyền. Trong đó, thật ra người dân chính là yếu tố then chốt quyết định. Lãnh thổ nếu không có dân ở, không có người quản trị thì không phải là đất nước của một dân tộc. Chính quyền từ người dân mà ra, bởi vì trước khi một người ra nắm quyền cai trị đất nước thì người đó phải là một người dân của đất nước ấy. Hơn nữa, sự thịnh suy của một quốc gia nằm trong tay người dân.
“Phản động lực” mà người Đài Loan thể hiện trong cuộc bầu cử tổng thống vừa rồi khiến tôi, sau những suy nghĩ miên man về chuyện nước non, lại quay về với bài học yêu nước của thời tiểu học với câu hỏi khó, khiến nhiều học trò gác bút: “Em hãy tìm từ phản nghĩa với ‘tôn đại’.” Trung Quốc càng hung hăng đe dọa bao nhiêu, Đài Loan càng quật cường ngạo nghễ bấy nhiêu. Mà nếu Bắc Kinh ngu ngơ hay vờ vịt không biết gì đến định luật này thì, thầy nào tớ đó, Hà Nội cũng mù tịt hay giả bộ tương tự. Họặc mù tịt như thể đã hoàn toàn miễn dịch trước luật này; hoặc đóng kịch như thể không hề sống trong không gian ba chiều bình thường mà là một môi trường nào đó thiêu thiếu, cơ hồ chỉ… hai chiều rưỡi.
Tôi sinh trưởng ở Đà Lạt (Thành Phố Ngàn Hoa) nên sự hiểu biết về hoa lá cũng không đến nỗi tồi. Thế mà mãi tới bữa rồi, nhờ xem trang Trăm Hoa, mới được biết thêm về một loài hoa nữa – hoa ban: “Mùa hoa nở là lúc các cặp đôi nô nức đến thăm Tây Bắc. Hoa ban trắng tượng trưng cho tình yêu chung thủy và sự chân thành, dù tình yêu có gặp nhiều trắc trở, khó khăn thì cũng tự tin vượt qua và sẵn sàng đi đến bến bờ hạnh phúc. Các cặp đôi yêu nhau thường thề nguyện dưới gốc cây hoa ban như một minh chứng cho tình yêu thủy chung, bền chặt.”
Nhìn vào sự xuất hiện, sinh trưởng và tồn tại của chế độ cộng sản ở Việt Nam, chúng ta không thể phủ nhận đã có sự tương đồng với những thông tin tóm lược vừa nói về bệnh ung thư của con người...
Tôi tình cờ nhìn thấy hình Nguyễn Thúy Hạnh đang lơn tơn đẩy một cái xe cút kít đầy ắp bưởi (trên trang RFA) trong một cuộc phỏng vấn do Tuấn Khanh thực hiện, vào hôm 19 tháng Giêng năm 2021. Bên dưới tấm ảnh này không có lời ghi chú nào về thời điểm bấm máy nên tôi đoán có lẽ đây là lúc mà cô em đang hớn hở đến thăm vườn bưởi của họ Trịnh (ở Hòa Bình) vào “thuở trời đất (chưa) nổi cơn gió bụi”!
Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đang phải đối mặt với cuộc tranh chấp nội bộ trong kế hoạch tìm người kế nhiệm lãnh đạo khóa đảng XIV, nhiệm kỳ 2026-31. Những tranh chấp này được giữ kín để tránh hoang mang nội bộ. Chúng bộc phát ngay tại các Đại hội đảng địa phương và các ban đảng từ tháng 10 năm 2023...
Cuộc bầu cử tổng thống lần thứ 8 tại Đài Loan đã được tổ chức vào ngày 13/1 với kết quả là ông Lại Thành Đức Phó chủ tịch Đảng Dân tiến (Democratic Progressive Party, DPP) thắng cử...
Chúng ta đang làm nhân chứng cho một cuộc bầu cử kỳ quặc và đa sự chưa từng xảy ra trong lịch sử đầu phiếu ở Hoa Kỳ. Có thể nói, không chỉ lịch sử, mà rộng lớn hơn, chính là "sự cố" văn hóa chưa từng thấy. Bước vào năm 2024, sự tranh đua giữa hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ càng gay go, khốc liệt với âm mưu, độc kế, thủ đoạn, ám toán, bôi nhọ, mánh mung, để xem ai sẽ là chủ nhân của ngôi Nhà Trắng trong bốn năm tới. Tất cả những ý nghĩ, hành vi đó đều gôm vào chính sách, chiến lược và chiến thuật vận động bầu cử. Bạn đọc sẽ có dịp theo dõi các thầy bàn người Mỹ và thầy bàn người Việt (trong và ngoài nước) phong phú hóa, hư cấu hóa, ảo tưởng hóa về việc bầu cử, tạo ra câu chuyện nửa thực, nửa hư, thú vị, bất ngờ với giận dữ và thất vọng, sung sướng và buồn bã, rung đùi và cụng ly, nguyền rủa và chửi bới, vân vân. Thông thường những luận lý, âm mưu, phê phán, dự đoán đó… được mổ xẻ qua kiến thức và kinh nghiệm tây phương, nơi có hàng ngàn sách vở nghiên cứu chính trường, chính đạo,
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.