Hôm nay,  

Một Thoáng Úc Châu

29/12/201100:00:00(Xem: 8135)
Một Thoáng Úc Châu

Đoàn Thanh Liêm
Cuối năm 2011 vừa đây, tôi có dịp qua bên xứ Úc châu trong gần cả một tháng. Công việc chính yếu là để tham dự Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam năm 2011 cho Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ và Cô Đỗ Thị Minh Hạnh.
Buổi lễ năm nay được tổ chức tại thành phố Melbourne cũng vào đúng ngày 10 tháng 12 - như hàng năm Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam (MLNQ) vẫn lựa chọn - để kỷ niệm Ngày Liên Hiệp Quốc công bố Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền tại thành phố Paris – thủ đô nước Pháp - vào năm 1948, tức là cách nay đã 63 năm.
Nhưng riêng bản thân mình, thì nhờ ban tổ chức tại địa phương đã lo liệu chu đáo mọi chuyện rồi, nên tôi khỏi phải bận rộn gì lắm với công việc tổ chức buổi lễ này - ngòai việc phải làm đại diện của MLNQ để đứng ra trao Giải thưởng cho người đại diện của Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ lãnh nhận – người đại diện này cũng lại là một Luật sư có tên là Cao Đức Huy còn rất trẻ mới có ngòai 30 tuổi và đang hành nghề tại địa phương.
Thời gian còn lại khá nhiều, thì tôi dành trọn vẹn để đi thăm viếng bà con và bằng hữu rất đông cư ngụ tại hai thành phố lớn nhất tại Úc châu, đó là Melbourne và Sydney. Và cũng như những năm trước đây tại khắp nơi trên đất Mỹ, lần thăm viếng này vẫn gồm những cuộc vãng gia (home visit) của tôi đến cư ngụ, hàn huyên tâm sự và sinh họat với các gia đình của bà con trong thân tộc, cũng như của bạn bè thân thiết mà đã xa cách lâu ngày chúng tôi đã không được gặp nhau. Bà con, bạn hữu ai nấy đều chăm sóc cho khách đến thăm như tôi một cách rất chu đáo thân tình, cụ thể như ngòai việc lo lắng về nơi ăn chốn ở, bà con lại còn hướng dẫn tôi thăm viếng nhiều nơi có thắng cảnh ngọan mục và gặp gỡ những nhân vật họat động cho cộng đồng người Việt, kể cả một vài nhân vật người Úc chuyên môn họat động về nhân quyền nữa.
Tính ra trong suốt 4 tuần lễ tại xứ sở Kanguru này, tôi đã thâu lượm được rất nhiều thông tin và sự hiểu biết về phong cảnh thiên nhiên, về con người cũng như về sự việc tại vùng Nam Bán Cầu với khí hậu trái ngược hẳn với khu vực của xứ Bắc Mỹ là nơi tôi đã đến định cư từ trên 15 năm qua. Và sau một thời gian nghiền ngẫm, tiêu hóa và sắp xếp lại những điều đã được thâu nhập trong suốt chuyến đi này (input), tôi sẽ lần lượt tường trình với quý bạn đọc trong một lọat bài ký sự về chuyến thăm viếng đầu tiên của tôi tại Úc châu vào cuối năm 2011.
Để bắt đầu, tôi xin trình bày khái quát về chuyến đi bằng bài ghi có nhan đề : “Một thóang Úc châu” với một vài chi tiết đại để như dưới đây.
I - Từ “Úc châu thuần da trắng” đến “Úc châu đa chủng tộc – đa văn hóa”.
Theo số đông bà con người Việt ở đây cho biết, thì từ mấy chục năm gần đây nước Úc đã thay đổi rất nhiều trong chính sách di trú - để mà đón nhận nhiều sắc dân khác biệt nhau xuất phát từ nhiều quốc gia và lãnh thổ trên thế giới – điều này khác hẳn với chính sách có tính cách kỳ thị trước đây vốn chỉ đón nhận có một thứ sắc dân da trắng mà thôi, được gọi là chủ trương “Úc châu thuần da trắng” (White only Australia).
Rõ ràng là kể từ cuối thế kỷ XX cho đến nay, Úc châu đã tìm cách gỡ bỏ được sự lệ thuộc gắn bó với “đế quốc Anh” của cái thời cực thịnh dưới vương triều của Nữ hòang Victoria vào giữa thế kỷ XIX, để mà hội nhập vững vàng hơn với các dân tộc trong vùngÁ châu/Thái bình dương. Nhờ có sự thay đổi rõ rệt về đường lối chính sách như vậy, mà ngày nay chúng ta được chứng kiến một nước “Úc đa chủng tộc – đa văn hóa” (multi-ethnic – multi-cultural Australia).
Và cũng nhờ vậy, mà chỉ có trong vòng trên 30 năm, dân tỵ nạn người Việt chúng ta đã có cơ hội được đón nhận và được hội nhập khá dễ dàng vào trong xã hội Úc châu. Trong đó có nhiều người Việt mình, dù đứng tuổi mà vẫn có thể hội nhập sâu sắc vào trong dòng chính của đất nước này, điển hình như trường hợp của ông Lưu Tường Quang nguyên Tổng Giám Đốc Hệ thống Phát thanh SBS – người viết sẽ trình bày chi tiết hơn về các họat động của nhân vật danh tiếng này, cũng như một số nhân vật khác trong một bài sau.
Mặt khác, nhiều bà con còn cho tôi biết thêm về việc đối xử rất nhân đạo của chính phủ nước Úc, cụ thể như việc trợ cấp khá chu đáo cho các vị cao niên – ngòai các khỏan trợ cấp để sinh sống thường ngày hay về bảo hiểm y tế, lại còn có khỏan dành riêng để các cụ có thể đi du lịch xa nhà mỗi năm mấy lần nữa. Hoặc trợ cấp cho việc sinh con, mỗi trường hợp có thể lên tới 5,000$ Úc kim, mà không phân biệt gia đình đó có lợi tức cao, thấp là bao nhiêu.
Riêng các cựu quân nhân Việt nam, thì được hưởng quy chế rất bảo đảm như người cựu chiến binh của quân đội đồng minh với Úc, nếu họ phục vụ trong hàng ngũ quân đội Việt nam Cộng hòa trong thời kỳ từ 1965 đến 1973 - là thời gian quân đội Úc châu tham gia chiến đấu ở miền Nam Việt nam.
Nhưng chuyện gì trên cõi đời này thì cũng có cái mặt trái của nó, cụ thể là chính sách đa văn hóa dễ dãi này gần đây lại bị một số người lạm dụng, nên khiến cho bị khựng lại. Một số bạn cho biết rằng có một số dân mới nhập cư đến từ mấy nước ở Trung đông lại tỏ ra “vô trách nhiệm, quậy phá quá đáng”, nên đã gây ra một thứ phản ứng dè dặt từ giới họat động chính trị của Úc – mặc dầu, về phương diện công khai chính thức, thì chưa hề có một sự thay đổi nào trong chính sách di trú của nước này.

II - Những dấu hiệu lạc quan phấn khởi trong cộng đồng người Việt.
Nói chung, thì bà con người Việt chúng ta, đặc biệt là lớp người trẻ ở thế hệ thứ hai, thứ ba đã hội nhập khá thành công với xã hội Úc châu. Trong vòng 4 tuần lễ sinh sống trong nhiều gia đình bà con và bạn hữu tại đây, tôi được gặp gỡ với rất nhiều người già trẻ lớn bé, được chứng kiến và được nghe kể lại về nhiều trường hợp thành công rất đáng phấn khởi về học tập, cũng như về họat động chuyên môn của lớp con em các gia đình tỵ nạn tại xứ sở này. Xin ghi lại một vài trường hợp đáng chú ý như sau.
1 * Điển hình như trong gia đình của cô Oanh là em bà con của tôi ở Melbourne – tiểu bang Victoria thì chồng cô là chú Trần Minh Phước gốc ở Cần Giuộc – Long An cũng đã tốt nghiệp văn bằng luật sư và còn đang hành nghề với văn phòng riêng của mình. Rồi đến người con trai là cháu Trần Minh Tùng ở tuổi 30, thì cháu cũng đã tốt nghiệp văn bằng luật sư tại trường Đại học Monash rất danh tiếng tại Úc nữa. Cháu Tùng hiện làm cho một văn phòng luật sư người Úc ở trung tâm thành phố Melbourne.
*Tại thành phố Sydney – tiểu bang New South Wales thì tại cả hai gia đình anh Nguyễn Văn Thuất và Nguyễn Văn Hòa các cháu đều tốt nghiệp bác sĩ, dược sĩ hay chuyên viên tài chánh. Có cháu hiện đang làm việc mãi bên thành phố Luân Đôn, thủ phủ nước Anh nữa. Hai anh Thuất và Hòa trước năm 1975 đều làm việc thiện nguyện cho Trường Thanh niên Phụng sự Xã hội, đến khi qua Úc thì người thì làm việc tại ngân hàng, người thì làm cho sở Xã hội của chính phủ; nhưng nay thì tất cả đều nghỉ hưu và dành nhiều thời giờ cho công việc văn hóa xã hội của cộng đồng. Hai anh bạn này còn là thành viên nòng cốt của Nhóm 9 Gia Đình (Cửu Gia) sinh họat rất gắn bó thân thương với nhau – tôi sẽ có dịp viết chi tiết về Nhóm này trong một bài sau.
2 * Về phần sinh họat cộng đồng, thì các tổ chức đại diện - do cộng đồng tín nhiệm bàu ra từ cấp tiểu bang cũng như cấp liên bang - cũng đều họat động khá sôi nổi tích cực. Dân số tòan nước Úc chỉ có vào khỏang 21 triệu người, thì tổng số người Việt đã có đến 280,000 dân; như vậy là chiếm gần 1.4% dân số, tỷ lệ này gấp 3 lần so với số người Việt sinh sống tại nước Mỹ (1.7 triệu người gốc Việt trong số 330 triệu dân Mỹ, tức là tỷ lệ chỉ cỡ 0.5%). Xin ghi một vài sự việc đáng chú ý sau đây.
- Cao điểm là vào cuối năm 2003, các tổ chức cộng đồng này đã liên tục tổ chức nhiều cuộc biểu tình với hàng chục ngàn người tham gia - với khí thế cực kỳ sôi động tích cực - để đòi đài truyên hình SBS của chính phủ Úc phải bãi bỏ chương trình chiếu lọai phim tuyên truyền VTV4 của chính quyền cộng sản Hanoi. Chiến dịch biểu tình tranh đấu có quy mô lớn lao nay cũng tương tự như cuộc biểu tình 53 ngày đêm tại Nam California năm 1999 để đòi bỏ dẹp việc trưng bày tượng ảnh Hồ Chí Minh của Trần Trường tại khu phố Bolsa. Và kết quả là chính phủ Úc đã phải cho bãi bõ việc chiếu phim của VTV4 của Hanoi. Đây rõ rệt là một thắng lợi thật ngọan mục của cộng đồng người Việt tại Úc châu vậy.
- Còn gần đây nhất, thì vào tháng 8 năm 2011, Cộng Đồng Người Việt Tự Do Liên Bang Úc châu cũng đã đệ nạp một tài liệu về tình hình Vi phạm Nhân quyền ở Việt nam lên Liên Ủy Ban Ngọai Giao, Quốc Phòng và Thương Mại Úc châu, nhân dịp cơ quan này mở hồ sơ về công cuộc Đối thọai về Nhân quyền với chính phủ Việt nam và Trung Hoa. Tài liệu trình bày nhiều chi tiết mới nhất vệ sự đàn áp tàn bạo của chính quyền Hanoi trong năm 2010 và 2011 đối với những người tranh đấu cho Tự do, dân chủ và Nhân quyền ở Việt nam. Rõ rệt là cộng đồng NgườiViệt Tự Do tại Uc châu đã có tiếng nói mà được chính phủ sở tại chú ý lắng nghe.
Về Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam năm 2011 tại thành phố Melbourne, thì đã có nhiều cơ quan truyền thông báo chí tường thuật đày đủ rồi, nên ở đây tôi chỉ xin ghi thêm một chi tiết thật phấn khởi, đó là trong buổi lễ đã có nhiều bà con tự nguyện xung phong đóng góp cho Quỹ của Mạng Lưới Nhân Quyền (MLNQ) để mở rộng thêm các họat động nhằm yểm trợ công cuộc tranh đấu Nhân quyền ở quê nhà. Mặc dầu đây là lần đầu tiên tổ chức MLNQ ra mắt bà con tại Úc châu, nên chưa có công khai tổ chức việc quyên góp cho Quỹ sinh họat của Mạng Lưới (fund raising), nhưng bà con cũng đã hăng say góp phần ngay tại buổi Lễ Trao Giải Nhân Quyền này rồi.
- Tiến sĩ Nguyễn Bá Tùng là Trưởng Ban Phối Hợp của MLNQ cũng từ California bay qua để tham dự trong buổi Lễ Trao Giải NQ, thì cho biết : “ Về phương diện tài chánh, đây rõ rệt là một sự thành công ngòai sự mong đợi của MLNQ.” Một số thân hữu ở thành phố Sydney còn dự trù sẽ tổ chức thành một Nhóm tự nguyện chuyên trách kêu gọi bà con tham gia việc yểm trợ đặc biệt cho phong trào tranh đấu nhân quyền tại quê nhà nữa.
Nói vắn tắt lại, thì trong chuyến đi thăm Úc châu này, tôi có dịp gặp gỡ được với nhiều bà con trong thân tộc, cũng như với nhiều bạn hữu thân thiết khác. Và ở đâu, tôi cũng đều nhận được sự tiếp đãi ân cần và sự yểm trợ cụ thể thiết thực cho công cuộc tranh đấu nhân quyền mà mình đang theo đuổi. Nhờ vậy, mà tôi rất lạc quan phấn khởi sau chuyến viễn du này.
Tôi sẽ viết chi tiết hơn về các khía cạnh sinh họat của bà con tại Úc châu trong các bài kế tiếp. Xin mời bạn đọc đón coi./
California, cuối năm 2011
Đoàn Thanh Liêm

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Rồi vào ngày 12/12/2023, tức chỉ sau ba tháng, Việt Nam lại long trọng tiếp đón Chủ Tịch Tập Cận Bình và nói rằng hợp tác và hữu nghị với Trung Quốc là lựa chọn chiến lược của Việt Nam...
Chỉ ba tháng sau khi Việt Nam nâng cấp quan hệ với Mỹ lên cấp cao nhất trong hệ thống phân cấp ngoại giao trong chuyến thăm của Tổng thống Biden, người ta thấy Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc đã trở thành nhà lãnh đạo thế giới mới nhất tăng cường quan hệ với Việt Nam với chuyến thăm Hà Nội trong tuần này...
Chuyến thăm Việt Nam hai ngày của Tổng Bí thư Đảng, Chủ tịch nước Cộng sản Trung Quốc, Tập Cận Bình đã để lại nhiều hệ lụy cho nhân dân Việt Nam hơn bao giờ hết. Bằng chứng này được thể hiện trong Tuyên bố chung ngày 13/12/2023 theo đó họ Tập thay quan điểm “cộng đồng chung vận mệnh” bằng “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai” cho hai nước...
Sự ra đi của nhà tư tưởng và thực hành xuất sắc về chính sách đối ngoại của Mỹ đánh dấu một kỷ nguyên kết thúc. Trong suốt sự nghiệp lâu dài và có ảnh hưởng phi thường của mình, Henry Kissinger đã xây dựng một di sản mà người Mỹ sẽ khôn ngoan chú ý trong kỷ nguyên mới của nền chính trị cường quốc và sự xáo trộn trong toàn cầu. Thật khó để tưởng tượng rằng thế giới mà không có Henry Kissinger, không chỉ đơn giản vì ông sống đến 100 tuổi, mà vì ông chiếm một vị trí có ảnh hưởng và đôi khi chế ngự trong chính sách đối ngoại và quan hệ quốc tế của Mỹ trong hơn nửa thế kỷ.
“Tham nhũng kinh tế” ở Việt Nam đã trở thành “quốc nạn”, nhưng “tham nhũng quyền lực” do chính đảng viên gây ra để thu tóm quyền cai trị mới khiến Đảng lo sợ. Đó là nội dung đang được phổ biến học tập để đề phòng và bảo vệ chế độ do Ban Nội chính Trung ương công bố...
“Trong năm 2023 còn nhiều vấn đề đáng lo ngại, gây bất an cho xã hội. Các tội phạm trên các lĩnh vực tiếp tục gia tăng toàn quốc xảy ra 48.100 vụ phạm tội và trật tự xã hội tăng 18%.”
Việt Nam đang thương lượng mua chiến đấu cơ F-16 của Mỹ để tăng cường bảo vệ an ninh trước đe dọa ngày một lên cao của Trung Quốc ở Biển Đông. Tin này được truyền miệng ở Hoa Thịnh Đốn, tiếp theo sau chuyến thăm Việt Nam 2 ngày 10-11 tháng 9/2023 của Tổng thống Joe Biden. Tuy nhiên, các viên chức thẩm quyền của đôi bên không tiết lộ số lượng F-16 mà Việt Nam có thể mua với giá 30 triệu dollars một chiếc...
Số năm tháng tôi nằm trong tù chắc ít hơn thời gian mà nhà thơ Nguyễn Chí Thiện ngồi trong nhà mét (W.C) và có lẽ cũng chỉ bằng thời gian ngủ trưa của nhà văn Vũ Thư Hiên, ở trại Bất Bạt, Sơn Tây. Bởi vậy, sau khi đọc tác phẩm Hỏa Lò và Đêm Giữa Ban Ngày của hai ông (rồi đọc thêm Chuyện Kể Năm 2000 của Bùi Ngọc Tấn, Thung Lũng Tử Thần của Vũ Ánh, và Trại Kiên Giam của Nguyễn Chí Thiệp) thì tôi tự hứa là không bao giờ viết lách gì vể chuyện nhà tù, trại tù hay người tù nào cả.
Càng gần đến Đại hội đảng toàn quốc khóa XIV (2026-2031), đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) càng ra sức kiên định 4 nguyên tắc được coi là “có ý nghĩa sống còn đối với chế độ.”
Trời mưa thì buồn. Trời nắng thì vui. Mưa nhiều quá gây lụt lội, trở thành thảm cảnh. Nắng quá độ gây khô hạn, cháy mùa màng, gây đói khổ. Gọi là thiên tai. Có nghĩa thảm họa do trời gây ra. Hoặc chữ “thiên” đại diện cho thiên nhiên. Nhưng gần đây, vấn nạn khí hậu biến đổi, gây ra nhiều “thiên tai” có thể gọi lại là “thiên nhân tai,” vì con người góp phần lớn tạo ra khốn khổ cho nhau. “Thiên nhân tai,” nghe lạ mà có đúng không? Nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu là hiệu ứng nhà kính. Một số loại khí trong bầu khí quyển bao quanh trái đất hoạt động hơi giống như gương kính trong nhà kính, giữ nhiệt của mặt trời và ngăn nó trở lại không gian, gây ra hiện tượng nóng lên cho toàn cầu. Nhiều loại khí nhà kính này xuất hiện một cách tự nhiên, nhưng các hoạt động của con người đang làm tăng nồng độ của một số loại khí này trong khí quyển, cụ thể là: Cacbon dioxit (CO2), khí mê-tan, nitơ oxit, khí florua
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.