Hôm nay,  

Suy Nghĩ Về Sức Mạnh Mềm Của VN Trước Nạn Xâm Lăng Của TQ

12/23/201100:00:00(View: 10642)
Suy Nghĩ Về Sức Mạnh Mềm Của VN Trước Nạn Xâm Lăng Của TQ

Đoàn Thanh Liêm
Từ xa xưa, cha ông chúng ta vẫn thường hay nhắc nhủ : “ Mạnh thì dùng Sức – Yếu thì dùng Chước “ , “ Lấy Nhu để thắng Cương “. Ngày nay, trước hiểm họa xâm lăng của Trung quốc là một kẻ chuyên ỷ thế “mạnh để hiếp yếu” - với cái mộng bành trướng bá quyền xưa nay của dòng giống Đại Hán – người Việt chúng ta trong thế kỷ XXI này cần phải biết khôn ngoan tận dụng khai thác cái tài nguyên sở trường của mình – đó là Sức Mạnh Mềm của Lòng Yêu Nước, của Ý chí Quật cường, của Tinh thần Năng động Sáng tạo, của Chính nghĩa Dân tộc của mình – để mà đối phó với mối đe dọa cực kỳ hiểm nguy này.
Về đại cương, với cái tư thế là quần chúng nhân dân - mà không cần phải trông mong chờ đợi gì nơi chính quyền cộng sản là thứ chính quyền mà đa số người dân Việt nam không còn có thể tin cậy được nữa – ta vẫn có thể phát động một lọat các lọai công việc đại khái như sau đây :
1 – Liên kết chặt chẽ hơn với các dân tộc từng là nạn nhân của cuộc xâm lăng bành trướng xưa nay của Trung quốc, điển hình như người Tây Tạng, Uighur (theo đạo Hồi ở Tân Cương), Mãn châu, Mông cổ - mà từ xưa đó là 4 sắc dân thiểu số bị Trung quốc xâm lấn và đồng hóa, có tên vắn tắt là : Mãn – Mông – Hồi – Tạng. Cụ thể như người Tây Tạng - nhờ có được vị lãnh đạo tinh thần có uy tín rất lớn trên khắp thế giới là đức Dalai Lama – thì họ được sự ủng hộ rất mạnh mẽ của nhiều quốc gia. Vì tất cả đều cùng là nạn nhân của Trung quốc, nên các dân tộc này càng dễ thông cảm và liên đới với Việt nam trong công cuộc bảo vệ nền độc lập và vẹn tòan lãnh thổ của chúng ta.
2 – Lập một thế liên hòan với các dân tộc thuộc các quốc gia ở khu vực phía Đông và Nam Á châu – mà hiện đang bị Trung quốc áp đảo đe dọa – cụ thể như Nhật bản, Đại hàn, Phi luật tân, Mã lai, Indonesia, Lào, Cambodia, Thái lan, Miến điện, Ấn độ v.v… Trong số các quốc gia này, ta cần đặc biệt chú trọng đến các cường quốc như Nhật bản, Ấn độ là hai nước có tiềm năng rất lớn để kiềm chế được sự khuynh đảo của Trung quốc ở Á châu và đặc biệt đối với sự khai thác tài nguyên ở thềm lục địa và sự giao thông trên trục lộ hàng hải quốc tế trong khu vực. Cái thế liên hòan này chắc chắn sẽ được quốc tế ủng hộ, đặc biệt là Hoa kỳ, Úc châu và Cộng đồng Âu châu.
3 – Chúng ta cũng sẽ tích cực vận động khối người Hoa rất đông đảo ở hải ngọai – mà tổng số có thể lên tới hàng mấy chục triệu người - và cả khối người Hoa ở Đài loan, Hongkong, Macao, Singapore nữa. Vì khối người đông đảo này có tinh thần dân chủ và nhân bản tự do rất cao, nên họ không thể mù quáng nhắm mắt đi theo chính sách bá quyền bành trướng đế quốc của giới lãnh đạo cộng sản ngoan cố quân phiệt ở Bắc kinh được. Và ngay cả đối với giới trí thức tiến bộ trong lục địa Trung quốc, chúng ta vẫn có thể tìm cách trao đổi thảo luận với họ về cái chính nghĩa của dân tộc Việt nam chúng ta là phải bảo vệ nền độc lập, quyền dân tộc tự quyết và nhất là giữ vững được sự vẹn tòan lãnh thổ của mình.
Muốn tiến hành được việc này, thì việc đầu tiên ta phải thực hiện, đó là : Hồ sơ về Hòang Sa, Trường Sa cũng như về biên giới phía Bắc của Việt nam phải được trình bày gọn gàng sáng sủa - với đày đủ chứng cứ vũng chắc cả về pháp lý, cũng như về thực tế địa lý lịch sử - để có đủ giá trị thuyết phục được trước công luận quốc tế, cũng như trong giới trí thức hàn lâm khắp thế giới.
4 – Ta cũng cần đặc biệt quan tâm đến những nạn nhân của sự đàn áp của chính quyền Bắc kinh đối với hàng triệu đòan viên của Pháp Luân Công, các sinh viên tranh đấu hồi năm 1989 tại Thiên An Môn, các nhân vật bất đồng chính kiến mà bị tù đày như Lưu Hiểu Ba v.v… Họ là những phần tử tiến bộ mà được cả thế giới mến phục vì đã tranh đấu bất bạo động cho Tự do, Dân chủ, cho Công lý và Nhân quyền của người dân Trung quốc. Lý tưởng mà họ theo đuổi thì rất gần gũi với lý tưởng của người Việt nam tỵ nạn chính trị chúng ta. Do đó mà chúng ta dễ có sự thông cảm và hợp tác thỏai mái với họ trong công cuộc xây dựng nền hòa bình và tình huynh đệ láng giềng bền vững tốt đẹp giữa hai dân tộc Việt Nam và Trung Hoa.

Ngày nay với Internet, ta có mọi điều kiện thuận lợi để mở rộng sự tiếp súc và liên kết giữa các khối quần chúng nhân dân tiến bộ của cả hai nước Việt và Hoa. Cũng như phát triển được cả một mạng lưới tòan cầu nhằm hậu thuẫn cho những đòi hỏi chính đáng của dân tộc chúng ta trước sự chèn ép lấn chiếm tàn bạo và hết sức phi lý, phi đạo đức của giới lãnh đạo cộng sản mù quáng và hiếu chiến ở Bắc kinh.
5 - Đặc biệt đối với các cường quốc ở Âu châu và Bắc Mỹ, thì ta cần phải thật khôn khéo và kiên trì vận động qua truyền thông báo chí, qua các sự tiếp súc trực tiếp với chính giới trong Quốc hội, Bộ Ngọai giao…, và nhất là nơi các Viện Đại học, Viện Nghiên cứu - nhằm kêu gọi sự ủng hộ tinh thần cho công cuộc tranh đấu hòan tòan chính nghĩa của dân tộc Việt nam chúng ta để tự bảo vệ được cho mình trước nạn chèn ép xâm lăng tàn bạo và thâm độc của nước láng giềng Trung quốc với mộng bành trướng bá quyền luôn luôn đe dọa nền Hòa bình và Ổn định trong khu vực Á châu / Thái bình dương.
Với gần 3 triệu người hiện định cư tại các nước Âu châu và Bắc Mỹ mà lại có một đội ngũ chuyên viên trí thức lên đến quá nửa triệu người – đặc biệt trong lớp người trẻ thuộc thế hệ thứ hai thứ ba - thì khối người Việt hải ngọai chúng ta có đày đủ khả năng và phương tiện tài chánh kỹ thuật để duy trì một thứ “lobby có quy mô rộng lớn” – có thể không thua kém bao nhiêu so với cái thứ lobby rất ư mạnh mẽ và hiệu quả của khối người Do Thái tại các cường quốc này.
***
Trên đây là mấy nét hết sức đại cương về một số công việc mà người Việt ở hải ngọai có thể thực hiện được trong ý hướng nhằm góp phần cụ thể và tích cực cùng với đại khối 90 triệu người dân hiện đang sinh sống trên mảnh đất quê hương - mà là nạn nhân trực tiếp và khốn khổ của đại họa xâm lăng thâm độc và tàn bạo của bè lũ bành trướng bá quyền phương Bắc.
Người viết có niềm xác tín rằng : Trên thế giới ngày nay, vai trò của quần chúng nhân dân càng ngày càng thêm quan trọng trong việc giải quyết những tranh chấp bất đồng giữa các quốc gia. Chứ đó không phải là thứ công việc chỉ dành riêng biệt cho các chính phủ như trong các thế kỷ trước đây nữa - mà người công dân bình thường không được quyền tham dự vào. Trong lãnh vực bang giao quốc tế ngày nay, các tổ chức tự nguyện của quần chúng hợp thành Xã hội Dân sự (the Civil Society) – thì chính đó là những “ Tác nhân không phải là chính quyền Nhà nước” (the Non – State Actors) – các tác nhân này hiện đang mỗi ngày một thêm lớn mạnh trong công cuộc thực hiện “ Quyền Tự chủ và Tự quyết của mình” để bảo vệ vị thế của mỗi quốc gia, cũng như của mỗi người công dân trong một thế giới tiến bộ, thịnh vượng và liên đới hòa bình ở thế kỷ XXI ngày nay. Và đó cũng chính là cơ sở của “ Nền Ngọai giao Nhân dân “ (the People’s Diplomacy) như đang được phát triển gần đây tại những quốc gia tiền tiến nữa.
Trước quốc nạn “ Thù trong Giặc ngòai “ hiện nay tại quê nhà Việt nam, nơi mà giới lãnh đạo cộng sản ở Hanoi đã tỏ ra hèn yếu khiếp nhược trước kẻ xâm lăng – chủ ý để mà bảo vệ sự tồn tại cho phe nhóm bè đảng của riêng họ, hơn là bảo vệ sự tòan vẹn lãnh thổ của dân tộc – thì người dân chúng ta, không phân biệt là ở trong hay ở ngòai nước, cũng đều có nghĩa vụ và có thẩm quyền để mà đứng lên góp phần cứu lấy giang sơn đất nước yêu quý của mình - do cha ông chúng ta đã hy sinh bao nhiêu xương máu để mà truyền lại cho thế hệ chúng ta ngày nay vậy./
California, những ngày cuối năm Tân Mão 2011
Đoàn Thanh Liêm

Reader's Comment
12/23/201110:15:30
Guest
tôi đọc bài này rất hay bây giờ mình phải có ai đó dứng ra ko thi chảng bao nâu bọn TQ nó lấy hét VN
Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Nhà báo Thái Hạo xem chừng rất buồn lòng vì một câu nói của giáo sư Hoàng Ngọc Hiến (“cái nước mình nó thế”) nên lớn tiếng than phiền: “Sự trì trệ, hỏng hóc ... của một quốc gia, một tổ chức hay một cá nhân, tất thảy đều có nguyên nhân của nó. Vấn đề là phải tìm ra, chỉ ra, phân tích ra, dám nhìn thẳng vào sự thật và khuyết điểm mà sửa chữa hoặc làm lại, chứ không phải buông một câu ‘cái nước mình nó thế’ rồi xong
Chênh lệch vẫn còn khít khao, nhưng chiều hướng có lợi cho Derek Trần vì sau mỗi ngày kiểm phiếu, Derek Trần lại bỏ xa Michelle Steel thêm vài chục phiếu từ ngày 16/11/2024 đến nay. Còn lại khoảng hơn 6,000 phiếu chưa kiểm.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ra người thiên cổ từ ngày 19/07/2024, thọ 80 tuổi. Người thay thế là Đại tướng Công an Tô Lâm, 67 tuổi, quê Hưng Yên. Ông Trọng đã để lại hai gánh nặng “chống tham nhũng” và “xây dựng, chỉnh đốn Đảng” cho ông Tô Lâm.
Trump có thể đạt được một thỏa thuận với Putin, nhưng liệu Putin có tuân thủ thỏa thuận đó hay không vẫn còn là điều đáng ngờ. Putin có nhiều khả năng chỉ đơn giản chơi với cả hai phe với hy vọng rằng Nga có thể theo cách này trở thành quốc gia thứ ba cùng với Trung Quốc và Hoa Kỳ trong một trật tự quốc tế mới đang thành hình.
Robert F. Kennedy Jr. (RFK Jr) cựu đảng viên Dân chủ và là hậu duệ của dòng họ chính trị Kennedy giàu có, danh giá – cháu trai của cựu Tổng thống Mỹ, John F. Kennedy Jr – vừa được Donald Trump đề cử làm Bộ trưởng Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh. Lewis Grossman, giáo sư luật của American University và là tác giả của “Choose Your Medicine", một cuốn sách về lịch sử sức khỏe cộng đồng của Hoa Kỳ, nói với tờ Alternet: “Chưa bao giờ có ai như RFK Jr., có thể đạt đến vị trí (Bộ trưởng HHS) nơi mà ông ta có thể thực sự hoạch định chính sách.” Kennedy Jr. không có và chưa bao giờ có kinh nghiệm chuyên môn về y tế cộng đồng, y học, hoặc quản lý chăm sóc sức khỏe, là những yếu tố cơ bản phải có của một bộ trưởng Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh.
Nhân bầu cử Tổng thống Mỹ nhớ tới bầu cử ở quê nhà Việt Nam. Nhớ, như vào siêu thị nhớ ngôi chợ làng quê. Thấy đồ hộp màu mã đẹp đẽ nhớ thuở đùm thức ăn trong tàu lá chuối. Từ trong truyền thống, nước ta có nền quân chủ đã vài nghìn năm. Vua cha già yếu truyền ngôi cho con, triều đại này suy mạt có triều vua khác anh minh thay thế. Cổ kim, chưa hề có một cuộc bầu cử nào để dân chúng cùng nhau chọn ra một vị đứng đầu nước như thể chế dân chủ.
Cuộc bầu cử bất ngờ sắp tới của Đức, dự kiến diễn ra vào tháng Hai, sẽ mang đến một cơ hội quan trọng để đất nước thoát ra khỏi tình trạng khó khăn hiện tại và tăng cường về mặt an ninh. Nhưng nếu chính phủ tiếp theo muốn thành công, họ sẽ cần phải có một loại tinh thần lãnh đạo chính trị đạt hiệu quả và hành động đầy táo bạo mà vị tiền nhiệm không bao giờ có thể làm được
“Ở nước ta, chỉ có Đảng Cộng sản Việt Nam - Đảng do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện… là lực lượng duy nhất có khả năng lãnh đạo xây dựng thành công CNXH và bảo vệ vững chắc Tổ quốc.” (Tuyên giáo, ngày 15/11/2024). Phát ngôn“huề vốn” của Tạp chí Tuyên giáo, cơ quan lý luận của đảng CSVN không lạ...
Người dân Mỹ đã lên tiếng: Donald Trump sắp trở lại Nhà Trắng. Sự trở lại này khiến nhiều người tuyệt vọng rằng ông ta có thể hành động theo những lời đe dọa trước đây là cắt giảm sự hỗ trợ của Hoa Kỳ, để lại Âu châu tự giải quyết những thách thức về an ninh của mình. Những nỗi sợ hãi này không phải là vô căn cứ — lời lẽ trong chiến dịch tranh cử của Trump đã làm dấy lên những lo ngại chính đáng về mức cam kết của ông ta đối với nền an ninh của Âu châu—. Nhưng cuối cùng, để những điều này có trở thành hiện thực hay không phụ thuộc vào chúng ta nhiều hơn là vào Trump.
Tám năm trước, buổi sáng sau đêm bầu cử 2016 là một buổi sáng ảm đạm. Nhà ga Pentagon Metro ở Washington DC vắng lạnh. Những toa tàu thưa thớt người. Bên trong đài phát thanh RFA lặng lẽ. Nhân viên các phòng ban đi ngang qua nhau với một nụ cười gượng gạo. Nhân viên của ngân hàng Chase gần đó cắm mặt vào máy tính để điền thông tin cho khách. Khi hỏi, “Anh có xem bầu cử đêm qua không?” Anh nhân viên da đen gật đầu, không trả lời. - “Anh không vui vì kết quả phải không?” - “Bà ấy đã thua,” anh rời mắt khỏi màn hình, nhìn sang và nói. Tám năm sau, không khí đó lặp lại, trong ngột ngạt nhiều hơn. Vì sự lạc quan của nhiều người Mỹ sáng suốt trong ba tháng qua là quá lớn. Có rất nhiều thứ để họ tin và hy vọng. Trước hết là họ tin nước Mỹ đã nhìn thấy và hiểu được mối nguy hiểm mà Trump đại diện.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.