Hôm nay,  

Vai Trò Của Giáo Dục Trong Chính Sách Đối Ngoại

24/11/201100:00:00(Xem: 6685)
Vai Trò Của Giáo Dục Trong Chính Sách Đối Ngoại

giao_duc_education_42-large-contentTrong hình: Tiến sĩ Nguyễn Viết Kim, giáo sư Nguyễn-Lâm Kim Oanh, đại sứ Nam Dương, tiến sĩ Sylvia Crowder trong buổi tiếp tân ở đại sứ quán Nam Dương tại Hoa Thịnh Đốn.

Song Kim

Nam Dương là thành viên sáng lập của ASEAN bao gồm: Brunei, Burma, Cambodia, Indonesia, Laos, Malaysia, Philippines, Singapore, Thailand ; cũng là nước có dân số đứng hàng thứ tư (sau Trung Hoa, Ấn Độ, Hoa Kỳ), đồng thời với 240 triệu là quốc gia có công dân Hồi Giáo đông nhất. Ngoài ra còn là thành viên trong khối G-20 bao gồm 20 nền kinh tế mạnh nhất thế giới (3 thành viên Á Châu khác là Trung Hoa, Nhật Bản, Đại Hàn), được coi như là cốt cán trong khối kinh tế đang phát triển MAVIN (Mexico Australia Vietnam Indonesia Nigeria), thành phần quan trọng trong APEC: Asian Pacific Economy Cooperation.
Hoa Kỳ xác định Á Châu là quan yếu trong chính sách đối ngoại qua lời phát biểu của nữ bộ trưởng ngoại giao Hillary Clinton. Sau khi tham dự hội nghị G-20 tại Paris, gặp gỡ APEC 2011 tại Hawaii, vào trung tuần tháng 11, tổng thống Obama viếng thăm Jakarta để dự ASEAN 2011 mà Nam Dương đang là chủ tịch luân phiên. Với sự tăng trưởng kinh tế kèm theo sức mạnh quân sự của Trung Hoa, vai trò của Nam Dương trở nên thiết yếu hơn trong cố gắng cùng với các quốc gia lân bang và sự trợ giúp của Hoa Kỳ tạo thế cân bằng tại Biển Đông, một thủy lộ quan trọng và có nhiều tài nguyên như dầu hỏa chưa được khai thác đúng mức.

Để có sự cộng tác chặt chẽ hơn, sở giáo dục và ngoại ngữ quốc tế IFLE: International and Foreign Language Education thuộc Bộ Giáo Dục hợp tác với Bộ Ngoai Giao tổ chức hội nghị thượng đỉnh giáo dục Hoa Kỳ - Nam Dương, với sự tham dự của giới chức cao cấp nhất về giáo dục của hai quốc gia, hoạch định trong tương lai sẽ tăng gấp đôi số sinh viên du học theo thỏa thuận song phương. Chương trình bắt đầu với cuộc tiếp tân tạo sự quen biết tại đại sứ quán Nam Dương, và hôm sau có các cuộc thuyết trình, thảo luận, hội họp tại Bộ Giáo Dục.
Các quốc gia trong khối BRICS: Brazil, Russia, India, China, South-Africa; nhất là Ấn Độ, Trung Hoa, Ba Tây có vai trò quan trọng vì nhiều lý do khác nhau như Ấn Độ có nền kinh tế và hải quân hùng mạnh, Ba Tây có những liên hệ văn hóa mở rộng với Trung Hoa qua Học Viện Khổng Tử (Confucius Institute) và ảnh hưởng kinh tế cùng quân sự đang lên; vì thế trong tháng 10 đã có hội nghị thượng đỉnh giáo dục Mỹ - Ấn tại đại học Georgetown với lời chào mừng của bà ngoại trưởng Hillary Clinton, tiến trình hội nghị do IFLE và bộ ngoại giao phụ trách . Vào mùa Xuân năm 2012 sẽ có hội nghị thượng đỉnh giáo dục Hoa Kỳ - Ba Tây. Trong tháng 11 cũng có một cuộc tiếp xúc trao đổi với giới chức lãnh đạo đại học Trung Hoa trong chương trình trao đổi sinh viên do IFLE tổ chức.
Sở giáo dục và ngoại ngữ quốc tế (IFLE) thuộc Bộ Giáo Dục Liên Bang do phó thứ trưởng Andre Lewis lãnh đạo với sự phụ tá của 2 giám đốc điều hành là giáo sư Nguyễn-Lâm Kim Oanh và tiến sĩ Sylvia Crowder. IFLE có khoảng 80 chuyên viên với mức độ cao về giáo dục quốc tế, một số đã đi Peace Corps trước khi vào đại học, nhiều người đã theo học chuyên khoa tại các quốc gia khác.
Cần nói thêm là hệ thống chỉ huy cao nhất bao gồm bộ trưởng, phó bộ trưởng, thứ trưởng, phó thứ trưởng, các chức vụ này được tổng thống bổ nhiệm với sự chuẩn y của Thượng Viện. Sau đó là các giám đốc điều hành, phần lớn là công chức chuyên môn.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Không riêng cựu quân nhân, mà bất kỳ một đoàn thể nào sinh hoạt trong xã hội cũng đều có quyền và có nghĩa vụ tham gia vào các hoạt động chính trị
Trong tháng Năm, sau khi một bồi thẩm đoàn kết luận ông Lewis “Scooter” Libby có tội nói dối để cản trở sự thi hành pháp luật và ông chánh án liên bang Reggie
Ngày xưa, Bác Hồ dưới bút hiệu Trần Dân Tiên đã viết CẢ một cuốn sách ngợi ca Chủ tịch Hồ Chí Minh. Chữ "cả" ở đây là của tác giả họ Trần
Theo một nghiên cứu mới do Asian Americans/Pacific Islanders in Philanthropy (AAPIP) thông báo hôm nay, xu hướng tài trợ của các hội hàng đầu ở Hoa Kỳ
Vừa đặt chân đến Nữu Ước (New York) chiều 18-6, chặng dừng chân đầu tiên trong chuyến thăm Mỹ 5 ngày, Nguyễn Minh Triết, Chủ tịch Nhà nước Cộng sản Việt Nam
Công viên rộng một dặm vuông. Nhiều cây cao bóng mát vươn lên từ những thảm cỏ xanh mướt. Nắng chưa lên mà đã có người đi bộ hoặc chạy bộ lướt qua khu vực
Trước năm 1975 quân nhân các quân binh chủng trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa sau khi thụ huấn quân sự, trước khi ra trường đều tuyên thệ trung thành
Đọc bài viết trên VietNamNet về buổi nói chuyện của Ngài Chủ Tịch Nước Nguyễn Minh Triết ở Liên Hợp Quốc, tôi thấy có nhiều câu trả lời chưa thỏa đáng
Nhân dịp ông viếng thăm Hoa kỳ lần đầu tiên , tôi viết lá thư ngỏ này để bày tỏ nỗi quan tâm của cộng đồng người Việt sống ở Hoa Kỳ về hiện tình độc tài đảng trị
Khi Tổng thống George W. Bush tiếp Chủ tịch Nguyễn Minh Triết tại Bạch Ốc vào ngày Thứ Sáu, đó là lần đầu tiên một Chủ tịch Nhà Nước Việt Nam Cộng sản
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.