Hôm nay,  

Vai Trò Của Giáo Dục Trong Chính Sách Đối Ngoại

24/11/201100:00:00(Xem: 6682)
Vai Trò Của Giáo Dục Trong Chính Sách Đối Ngoại

giao_duc_education_42-large-contentTrong hình: Tiến sĩ Nguyễn Viết Kim, giáo sư Nguyễn-Lâm Kim Oanh, đại sứ Nam Dương, tiến sĩ Sylvia Crowder trong buổi tiếp tân ở đại sứ quán Nam Dương tại Hoa Thịnh Đốn.

Song Kim

Nam Dương là thành viên sáng lập của ASEAN bao gồm: Brunei, Burma, Cambodia, Indonesia, Laos, Malaysia, Philippines, Singapore, Thailand ; cũng là nước có dân số đứng hàng thứ tư (sau Trung Hoa, Ấn Độ, Hoa Kỳ), đồng thời với 240 triệu là quốc gia có công dân Hồi Giáo đông nhất. Ngoài ra còn là thành viên trong khối G-20 bao gồm 20 nền kinh tế mạnh nhất thế giới (3 thành viên Á Châu khác là Trung Hoa, Nhật Bản, Đại Hàn), được coi như là cốt cán trong khối kinh tế đang phát triển MAVIN (Mexico Australia Vietnam Indonesia Nigeria), thành phần quan trọng trong APEC: Asian Pacific Economy Cooperation.
Hoa Kỳ xác định Á Châu là quan yếu trong chính sách đối ngoại qua lời phát biểu của nữ bộ trưởng ngoại giao Hillary Clinton. Sau khi tham dự hội nghị G-20 tại Paris, gặp gỡ APEC 2011 tại Hawaii, vào trung tuần tháng 11, tổng thống Obama viếng thăm Jakarta để dự ASEAN 2011 mà Nam Dương đang là chủ tịch luân phiên. Với sự tăng trưởng kinh tế kèm theo sức mạnh quân sự của Trung Hoa, vai trò của Nam Dương trở nên thiết yếu hơn trong cố gắng cùng với các quốc gia lân bang và sự trợ giúp của Hoa Kỳ tạo thế cân bằng tại Biển Đông, một thủy lộ quan trọng và có nhiều tài nguyên như dầu hỏa chưa được khai thác đúng mức.

Để có sự cộng tác chặt chẽ hơn, sở giáo dục và ngoại ngữ quốc tế IFLE: International and Foreign Language Education thuộc Bộ Giáo Dục hợp tác với Bộ Ngoai Giao tổ chức hội nghị thượng đỉnh giáo dục Hoa Kỳ - Nam Dương, với sự tham dự của giới chức cao cấp nhất về giáo dục của hai quốc gia, hoạch định trong tương lai sẽ tăng gấp đôi số sinh viên du học theo thỏa thuận song phương. Chương trình bắt đầu với cuộc tiếp tân tạo sự quen biết tại đại sứ quán Nam Dương, và hôm sau có các cuộc thuyết trình, thảo luận, hội họp tại Bộ Giáo Dục.
Các quốc gia trong khối BRICS: Brazil, Russia, India, China, South-Africa; nhất là Ấn Độ, Trung Hoa, Ba Tây có vai trò quan trọng vì nhiều lý do khác nhau như Ấn Độ có nền kinh tế và hải quân hùng mạnh, Ba Tây có những liên hệ văn hóa mở rộng với Trung Hoa qua Học Viện Khổng Tử (Confucius Institute) và ảnh hưởng kinh tế cùng quân sự đang lên; vì thế trong tháng 10 đã có hội nghị thượng đỉnh giáo dục Mỹ - Ấn tại đại học Georgetown với lời chào mừng của bà ngoại trưởng Hillary Clinton, tiến trình hội nghị do IFLE và bộ ngoại giao phụ trách . Vào mùa Xuân năm 2012 sẽ có hội nghị thượng đỉnh giáo dục Hoa Kỳ - Ba Tây. Trong tháng 11 cũng có một cuộc tiếp xúc trao đổi với giới chức lãnh đạo đại học Trung Hoa trong chương trình trao đổi sinh viên do IFLE tổ chức.
Sở giáo dục và ngoại ngữ quốc tế (IFLE) thuộc Bộ Giáo Dục Liên Bang do phó thứ trưởng Andre Lewis lãnh đạo với sự phụ tá của 2 giám đốc điều hành là giáo sư Nguyễn-Lâm Kim Oanh và tiến sĩ Sylvia Crowder. IFLE có khoảng 80 chuyên viên với mức độ cao về giáo dục quốc tế, một số đã đi Peace Corps trước khi vào đại học, nhiều người đã theo học chuyên khoa tại các quốc gia khác.
Cần nói thêm là hệ thống chỉ huy cao nhất bao gồm bộ trưởng, phó bộ trưởng, thứ trưởng, phó thứ trưởng, các chức vụ này được tổng thống bổ nhiệm với sự chuẩn y của Thượng Viện. Sau đó là các giám đốc điều hành, phần lớn là công chức chuyên môn.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nếu không hiểu rõ giá trị truyền thống của các tôn giáo bạn, thì chúng ta rất khó bày tỏ lòng kính trọng các tín ngưỡng khác biệt
Người ĐẠT ĐẠO phải trong sạch trong tư tưởng ảnh hưởng đến lời nói và việc làm. Cần phải gạt bỏ ngay hạt nhân xấu vừa nảy mầm
Dân chúng Mỹ lại một lần nữa tưng chào mừng Ngày Sinh Nhật thứ 231 năm của quốc gia trẻ trung Hiệp Chúng Quốc Hoa Kỳ.
Trong hoàn cảnh đất nước hiện tại, chiến tranh đã chấm dứt từ năm 1975, nhưng sau 32 năm dưới chế độ CS, người dân Việt Nam trong nước vẫn chưa được hưởng
Phim ảnh Việt Nam thời gian này ra nhiều về số lượng cũng như về chất lượng
Sau 1954 ba tôi rời nơi chôn nhau cắt rún, tạm xa gia đình vì sinh kế.
Bài viết này được đúc kết bởi cảm xúc có được sau hai ngày tham dự Hội Nghị Quốc Tế Về Tiếng Việt (HNQTVTV) do Viện Việt Học (1) tổ chức
Công cuộc cứu trợ nạn nhân Sóng Thần ở Nam Á là một nỗ lực quốc tế lớn lao, chưa từng thấy trên thế giới. Nó cũng làm nổi bật một điểm rất đặc biệt
Có thể nói cuộc biểu tình của đồng bào Mỹ tho ở Saigon là một cuộc biểu tình lớn nhứt và lâu nhứt của đồng bào Miền Tây đòi hỏi đất đai
Vào những ngày cuối cùng của tháng 4/1975, trong khi những người lãnh đạo tối cao của quốc gia và quân đội tìm mọi cách để ra đi
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.