Hôm nay,  

Vì Cộng Đồng và Dân Tộc

20/09/201100:00:00(Xem: 4326)

Vì Cộng Đồng và Dân Tộc

Ts. Nguyễn Đình Thắng

Trước hiểm hoạ Bắc thuộc, mọi người Việt có tấm lòng với dân tộc và có ý thức về tổ quốc nhất thiết phải hành động để bảo vệ chủ quyền đất nước bằng mọi cách có thể được. Muốn vậy, trước tiên chúng ta phải nhận diện “mọi cách có thể được” để rồi phân công nhau, trong và ngoài nước, trong một sách lược liên hoàn và tổng hợp sao cho phù hợp với nội tình đất nước và cục diện quốc tế trong từng thời kỳ.

Cho đến nay, các hành động của người Việt trong và ngoài nước có thể quy thành ba cách. Cách thứ nhất là biểu tình chống Trung Cộng và lên án Việt Cộng. Cách thứ hai là tẩy chay hàng hoá của Trung Cộng. Cách thứ ba là dẫn chứng lịch sử để khẳng định chủ quyền về đất, đảo và biển. Đây là những hoạt động rất cần thiết, nhưng liệu có đủ không"

Trước ý đồ xâm lấn của Trung Quốc đã kéo dài cả ngàn năm lịch sử, liệu những cuộc biểu tình sẽ đạt hiệu quả nào" Trước thế lực hung hãn của kẻ ngoại xâm, tẩy chay hàng hoá sẽ ảnh hưởng bao nhiêu" Trước thái độ nhượng bộ của nhà cầm quyền đương thời ở Việt Nam thì dẫn chứng lịch sử xa xưa có hiệu lực ra sao" Còn có những cách nào khác nữa mà chúng ta phải tính đến"

Chúng ta phải cùng nhau đi tìm tất cả những con đường, những phương cách, những biện pháp khả thi để đẩy lùi hiểm hoạ Bắc thuộc. Bước khởi đầu là một diễn đàn về giải pháp chiến lược để mọi người cùng góp trí tuệ dựa trên ba nguyên tắc sau đây.

(1) Mỗi biện pháp đề nghị phải đi kèm với mục tiêu cụ thể, lộ trình mạch lạc, và những mốc điểm có thể đo lường cho từng giai đoạn hành động. Chẳng hạn, có người đề nghị dân chủ hoá để bảo đảm quyền lợi của dân tộc nhưng lại không hướng dẫn những bước cụ thể để dân chủ hoá thì mới chỉ là nói lên ý hướng chứ chưa phải là đưa ra biện pháp. Đối với mỗi biện pháp đề nghị, mọi người thành tâm thiện chí sẽ cùng nhau phân tích tính khả thi và so sánh tác dụng giữa các biện pháp khác nhau. Giải pháp cho một đại nạn thường là tổng hợp của nhiều biện pháp có khi thực hiện song hành và có khi gối đầu nhau.

(2) Nguyên tắc thứ hai là thường xuyên đo lường hiệu quả của từng biện pháp. Cứ mỗi ba tháng hay sáu tháng, chúng ta lại phải đối chiếu thành quả của công việc với những mốc điểm đã dự phóng từ trước. Nếu sau nhiều lần phối kiểm mà kết quả không như dự tính thì chúng ta phải điều chỉnh lộ trình hoặc có khi phải loại bỏ biện pháp ấy vì thiếu thực tế hay đã “hết thời”. Cũng vậy, chúng ta phải định kỳ kiểm định sự hữu hiệu của giải pháp tổng hợp và chuyển hướng khi cần thiết.

(3) Nguyên tắc thứ ba là phải có thành tâm thiện chí. Chúng ta phải hết sức khắt khe với chính mình và với nhau để cân nhắc thiệt hơn của mỗi biện pháp đề nghị, cần cọ xát tư duy để làm sáng mọi khía cạnh của giải pháp tổng hợp, và cần khách quan trong việc lượng định thành quả và rà xét lại lộ trình. Nhưng chúng ta tuyệt đối không biến diễn đàn thành đấu trường về tư tưởng hay lập trường. 

Ứng dụng các nguyên tắc trên vào những biện pháp đang thực hiện, chúng ta phải cùng nhau, trong tinh thần khách quan và xây dựng, phân tích tác dụng của các hoạt động biểu tình trước tình thế hiện nay, dự phóng những thành quả cụ thể sẽ đạt được trong 3 tháng, 6, tháng, 9 tháng… và rồi phối kiểm thành quả một cách định kỳ. Chúng ta phải làm tương tự đối với các hoạt động tẩy chay và dẫn chứng lịch sử.

Khi phân tích đến nơi đến chốn, chúng ta sẽ thấy rằng cả ba biện pháp kể trên là cần nhưng không đủ. Chúng ta còn phải đổ công tìm thêm nhiều biện pháp khác nữa để làm sao ráp lại thành một giải pháp tổng hợp, vừa để đối phó khẩn cấp với nguy cơ trước mắt vừa để giải trừ mầm hoạ lâu dài.

Khi có một giải pháp chiến lược chung thì đại khối dân tộc cả trong lẫn ngoài nước mới có thể phân công mỗi người, mỗi nhóm một trọng tâm để thực hiện đến kỳ cùng và đồng thời phân bổ tài nguyên và nhân sự nhằm chu toàn mọi trọng tâm chiến lược đã vạch ra cho từng giai đoạn. Ít ra mỗi năm một lần, chúng ta lại phải cùng nhau rà xét lại các yếu tố nội tại và ngoại lai, trong và ngoài nước, để cùng nhau tái phối trí trọng tâm, nhân sự và tài nguyên cho phù hợp với thời cuộc.

Trước tình hình ngặt nghèo của tổ quốc và dân tộc, mọi con dân nước Việt cần lấy lòng yêu nước nồng nàn của mỗi cá nhân làm động lực để cất bước và vận dụng trí tuệ minh mẫn của tập thể làm kim chỉ nam vạch phương hướng cho hành trình. Và bước khởi đầu cần thiết và gấp rút là nghiêm chỉnh và thấu đáo kiểm kê tất cả các biện pháp khả thi để kết hợp lại thành một sách lược chung nhằm chủ động giải trừ hiểm hoạ Bắc thuộc.

Đó là truyền thống quốc gia hung vong, thất phu hữu trách. Đó là khởi điểm của Hội Nghị Diên Hồng của thế kỷ 21.

http://www.machsong.org/modules.php"name=News&file=article&sid=2281

Ý kiến bạn đọc
20/09/201117:52:18
Khách
Bạn với tôi hai phương trời cách biệt
Bạn ở VN
Tôi ở Mỹ xa xôi
Cũng buồn phiền
Vì vận nước nổi trôi
Và tự hỏi phải làm gì cho đất nước?

Bạn muốn nói
Mà không đươc nói
Toi muốn la Trường Xa, Hoàng Xa là của Viet Nam
Nhưng chẳng ai nghe
Đất nước ta sẽ chẳng ra sao
Nếu toàn Dân Việt không đứng lên đòi thay đồi
Hiện vẫn có những anh hùng dân tộc
Đã hy sinh và đang tiếp tục hy sinh
Nào Công Nhân, Cha Lý và ....các sinh viên học sinh
Tiếp tục đấu tranh đòi tự do và độc lập

Chúng ta biết
Muốn dành lại tư do và độc lâp
Sẽ phải cần
Đóng góp của nhiều người
Chắc chắn là không phải chỉ bạn và tôi
Mà là của muôn triệu người VN yêu nước
Không có đảng phái hay chù nghĩa nào quan trọng
bằng con người và đất nước VN*

NTB

* Đức cha Nguyễn văn Thuận
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Biển Đông hiện như một thùng thuốc súng và, liệu nếu xung đột bùng ra, chúng ta có phải đối phó với một quân đội Trung Quốc man rợ mà, so với quân đội Thiên hoàng Nhật trong Thế chiến thứ hai, chỉ có thể hơn chứ khó mà bằng, đừng nói chuyện thua? Như có thể thấy từ tin tức thời sự, cảnh lính Trung Quốc vác mã tấu xông lên tàu tiếp tế của Philippines chém phá trông man rợ có khác nào quân cướp biển từ tận hai, ba thế kỷ trước? [1] Rồi cảnh chúng – từ chính quy đến dân quân biển, thậm chí cả ngư dân – trấn lột, cướp phá, hành hung và bắt cóc các ngư phủ Việt Nam từ hơn ba thập niên qua cũng thế, cũng chính hiệu là nòi cướp biển.
Hội nghị Trung ương 10/khóa đảng XIII kết thúc sau 3 ngày họp (18-20/09/2024) tại Hà Nội nhưng không có đột phá nào, mọi chuyện vẫn “tròn như hòn bi” dù đây là hành động đầu tiên của tân Tổng Bí thư Tô Lâm...
Việc nhà hoạt động dân chủ Trần Huỳnh Duy Thức được nhà cầm quyền Việt Nam trả tự do trước thời hạn có lẽ là một trong những vấn đề đã được nội các chính quyền Biden-Harris quan tâm và vận động từ năm 2021.
Đối với triết gia Immanuel Kant, lời nói dối là “cái ác bẩm sinh sâu xa trong bản chất con người” và cần phải tránh xa ngay cả khi đó là vấn đề sống còn1. Trong tác phẩm “Deciphering Lies”, Bettina Stangneth, 2017, viết rằng: “Trong số những lý do khiến người ta nói dối vì điều đó có thể giúp họ che giấu bản thân, ẩn náu và tránh xa những người xâm phạm vùng an toàn của họ.” Stangneth cho biết thêm, “cũng không khôn ngoan khi thả trẻ em ra thế giới mà không biết rằng người khác có thể nói dối chúng.” The Wasghington Post, ban kiểm tra sự thật, cho biết: Trong bốn năm làm tổng thống thứ 45, từ 2017-2021, đến cuối nhiệm kỳ, Trump đã tích lũy 30.573 lời nói dối trong suốt nhiệm kỳ tổng thống - trung bình khoảng 21 lời tuyên bố sai lầm mỗi ngày. Từ khi thua cuộc tái ứng cử vào tay tổng thống Joe Biden cho đến giờ này, tranh cử với bà Harris, ông Trump càng gia tăng khẩu phần nói dối, phong phú đến mức độ không thể đếm cho chính xác.
Câu chuyện hoang tưởng “di dân ăn thịt chó, mèo” của Donald Trump và JD Vance gây ra nỗi sợ hãi, tạo ra nhiều kích động tiêu cực, vì nó được nói ra trước 81 triệu dân Mỹ, từ một cựu tổng thống. Những lời vô căn cứ tràn đầy định kiến và thù hận đó như một bệ phóng cho con tàu “Kỳ Thị” bay vút vào không gian của thế kỷ 21, thả ra những làn khói độc. Nó như một căn bệnh trầm kha tiềm ẩn lâu ngày, nay đúng thời đúng khắc nên phát tán và lan xa. Nói như thế có nghĩa, con tàu “Kỳ Thị” này, căn bệnh này, vốn đã có từ rất lâu đời. Nó âm ỉ, tích tụ, dồn nén theo thời gian, chực chờ đến ngày bùng nổ. Một tuần qua, người Haiti, là nạn nhân của cơn bùng phát này. Gần nửa thế kỷ trước, và cho đến tận nay, là cộng đồng người gốc Việt.
Sự trỗi dậy của những nhóm cực hữu đang làm sống lại làn sóng kỳ thị chủng tộc, một căn bệnh trầm kha chưa bao giờ thực sự chấm dứt ở Hoa Kỳ. Để thực hiện những chương trình nghị sự của mình, những người theo chủ nghĩa thượng tôn da trắng đã thực hiện nhiều chiến lược, chiến thuật khác nhau. Trong những năm gần đây, nhiều nhà hoạt động đã cảnh báo các nhóm cực hữu đang cố sử dụng nền tảng giáo dục làm công cụ để bảo vệ chủ nghĩa phân biệt chủng tộc. Một bài viết trên trang mạng lithub.com của tác giả Jason Stanley đã phân tích sâu sắc về đề tài này.
Nhìn ở bề ngoài thì ông Benjamin Netanyahu, Thủ tướng Do Thái, đang làm cái việc của Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) Nguyễn Văn Thiệu từng làm với cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 1968. Năm đó ông Thiệu bị cáo buộc là hành động để đảng Dân Chủ thua đảng Cộng Hòa còn bây giờ thì, xem ra, ông Netanyahu lại đang tháu cáy với nước cờ tương tự tuy nhiên bản chất hai vấn đề hoàn toàn khác nhau.
Khi còn tại chức, không ít lần, T.T Nguyễn Xuân Phúc đã khiến cho dân tình hoang mang hay bối rối khi nghe những câu chữ rất lạ kỳ: “Quảng Ninh là đầu tàu kinh tế của cả nước’, ‘Vĩnh Phúc sẽ vươn lên trở thành đầu tàu kinh tế của cả nước’, ‘Long An phải trở thành đầu tàu kinh tế của cả nước’, ‘Hải Phòng là đầu tàu quan trọng của cả nước’, ‘Bình Dương phải là đầu tàu phát triển kinh tế mạnh nhất của cả nước …”
Nhưng 64 năm sau (1960-2024), đảng đã thoái hóa, biến chất. Đảng viên thì tham nhũng, suy thoái đạo đức, lối sống tự diễn biến và tự chuyển hóa, bài bác Chủ nghĩa Mác-Lênin và cả “tư tưởng Hồ Chí Minh” nữa...
Một tuần sau, sau khi dư luận nổi sóng về phát biểu của thiếu niên Chu Ngọc Quang Vinh (“tôi coi đảng như một thế lực xấu chỉ biết lừa gạt dân”) tạm lắng – hôm 7 tháng 9 vừa qua – nhà văn Phạm Đình Trọng kết luận: “Sự việc cho thấy người dân, nhất là thế hệ trẻ đã có nhận thức sâu sắc về pháp luật, có ý thức về sự có mặt của cá nhân trong cuộc đời, trong xã hội”.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.