Hôm nay,  

Bút Ký Chuyến Đi Calgary, Canada

20/07/201100:00:00(Xem: 7749)

Bút Ký Chuyến Đi Calgary, Canada

Song Kim

Những ngày cuối năm Kỷ Sửu và đầu năm Canh Dần có nhiều hình ảnh ghi nét đậm đà trong ký ức của chúng tôi. Khi hân hạnh được chị Lữ Anh Thư giới thiệu và chị Duyên liên lạc, chúng tôi rất lưỡng lự vì không biết mình có kham nổi công việc, thời gian rất giới hạn và lại vào dịp Tết Nguyên Đán.

Sau khi nhận lời và chuẩn bị thì chưa hình dung ra được cử tọa và cũng chưa được biết các đồng hương mà mình sẽ có vinh dự được tiếp xúc, thành ra quả thật là băn khoăn và rất lo âu. Trước đó 12 ngày thì chúng tôi bay về Washington DC để "tha phương cầu thực". Trận bão tuyết đổ xuống vào cuối tuần và được tiên đoán là các ngày thứ ba, thứ tư sẽ có trận bão thứ hai tiếp theo. Cả ngày thứ hai, chúng tôi xoay sở và may mắn là có chuyến bay ra khỏi DC vào sáng sớm thứ ba, thành ra có "đêm không ngủ" để chuẩn bị và mới 5 giờ sáng đã ra ngay phi trường. Thay vì bay thẳng IAD-LAX thì chúng tôi phải bay ngược lên San Francisco rồi mới vòng xuống Los Angeles. Sau 17 tiếng (5:00 - 22:00) "rong ruổi đường thiên lý" thì chúng tôi "trở về mái nhà xưa", cảm thấy an tâm là sẽ đúng hẹn lên được Calgary vào sáng thứ sáu.

Ngay từ giây phút gặp gỡ đầu tiên tại phi trường là bắt đầu của hạnh ngộ, găp gỡ ông Bích, chị Tuyết, chị Phương Anh; bất ngờ là các Anh Chị dàn xếp để hai vị cao niên tại địa phương, người Gia Nã Đại đến trao văn bằng, nón cao bồi màu trắng rộng vành, cùng chúng tôi tuyên thệ "sẽ đem tâm tình làm tăng tổng lượng hạnh phúc của nhân loại, khởi đâu ngay lập tức từ Calgary"; sau đó được ông Bích và chị Phương Anh cho đi ăn trưa tại "Bolsa", một quán ăn có một sự tích đặc biệt "lá lành đùm lá rách, đồng hương giúp đỡ nhau trong cơn hoạn nạn" ; chúng tôi được chỉ dẫn phong cảnh khi đưa về nhà bác sĩ Độ, gặp chị Cẩm Vân lo liệu chu đáo. Say sưa ngủ một giấc cho đến khi trời tắt nắng, màn đêm buông xuống thật nhanh và khá lạnh. Chị Cẩm Vân lái xe trên những con đường còn đóng băng ở khu dân cư và đến trụ sở Hội Khuyến Học, cạnh văn phòng cuả bác sĩ Độ và phu nhân là bác sĩ Kim. Buổi tối thật ấm lòng khi tiếp xúc với các anh chị em trong buổi thảo luận về sư phạm sau khi xem một video, chúng tôi đem theo, thu lại từ buổi học của một cô giáo dạy theo phương pháp sư phạm với các thiếu nhi gốc Việt tại Mỹ.

Hai anh chị Thế Sơn và Phương Anh đón chúng tôi vào buổi sáng, đưa đến trường để tham dự vào buổi nói chuyện tâm tình trên đài phát thanh đại học với sự góp mặt của anh Thế Sơn, chị Phương Anh và 2 đồng hương. Hai anh chị là người đứng ra tổ chức bảo trợ cho đợt thuyền nhân cuối cùng còn bị kẹt lại tại Phi Luật Tân được nhập cảnh vào Gia Nã Đại. Em gái chị Phương Anh ở Bỉ là người hát bài Bonjour Việt Nam, được đồng hương và báo chí nhắc nhở tới rất nhiều. Rồi hai em Khôi và Hải Lý làm cho chúng tôi cảm thấy rất vui qua tình đồng hương, vì sự hoạt bát, vui vẻ hồn nhiên. Chúng tôi được đi thăm thú nhiều nơi từ Olympia Park đến khu phố chính. Bầu trời ảm đạm với những cơn gió lạnh và lòng người lữ khách thấy se lại song cảm động trong sự ấm áp của tình người.

Đêm Giao Thừa thì được ông bà Mặc Giao cho hưởng một cái Tết xa nhà, xa quê hương thật đầm ấm với sự họp mặt của thân hữu, "trời thật lạnh bên ngoài, tình thật ấm trong nhà", với những món ăn đặc sắc truyền thống cổ truyền do bà Mặc Giao nấu nướng, những chai rượu thật ngon được ông Mặc Giao đãi, những câu chuyện xoay quanh nhiều đề tài từ xã hội qua đến văn học nghệ thuật, rồi viễn mơ hoà với thực tại, từ qúa khứ tại quê hương đến hiện nay lưu lạc nơi xứ người "nghìn trùng xa cách" và chúng tôi hiểu câu chúc tụng "Tối Ba Mươi, tống ưu phiền ra cửa; Sáng Mồng Một, đón hạnh phúc vào nhà". Ông Mặc Giao là sứ thần (phó đại sứ) của tòa đại sứ VNCH tại pháp và là thân sinh của chị Phương Anh.

Chủ Nhật là Mồng Một Tết, cũng là Valentines Day, "Mùa Xuân trong Yêu Thương". Chúng tôi được ông bà Mặc Giao đón rồi đưa đi Lễ Đầu Năm tại một ngôi thánh đường. Các vị phụ nữ thuộc nhiều lớp tuổi trong những chiếc áo dài xinh xắn dù nhiệt độ rất thấp (25 độ) bên ngoài, trong nắng vàng trải dài trên lối đi vẫn còn đọng lại rất nhiều tuyết trắng, nhà thờ trang trí có không khí Xuân với cây đào và cây mai. Lễ thật đông khoảng 400 giáo dân và đồng hương tham dự, vị linh mục người Việt là chánh xứ, trong áo dài khăn đống đã cử hành thánh lễ trang nghiêm, và có một bài giảng nói đến Tết Nguyên Đán, phong tục tập quán, lòng biết ơn tiền nhân và các bậc sinh thành dưỡng dục, sự thương yêu mọi người trong tình yêu Thiên Chúa, Mến Chúa Yêu người.

Khi chúng tôi tới đại học thì phòng hội họp với sức chứa 900 người đã rất đông; sau khi khai mạc thì các phụ huynh, các thân hữu, các em học sinh đã rất trật tự, giữ cho chương trình nhịp nhàng, trang nghiêm, đúng giờ, vui tươi. Bài chào mừng của anh Thế Sơn rất xúc tích và ý nghĩa, giáo sư Nguyễn Lâm Kim Oanh trong bài nói chuyện chính đưa ra đề tài về sự nối kết, hòa đồng để có thể lựa chọn những tinh hoa của 2 nền văn hóa Đông Tây, uyển chuyển kết hợp hài hòa trong khi phấn đấu ngoài xã hội. Giáo sư Kim Oanh cũng đưa ra những dữ kiện rất cần thiết giúp cho cuộc thi đua được hiệu quả và mở đường từ thế hệ này cho các thế hệ mai sau. Có 2 vị dân biểu hiện diện và cũng là thành phần thiểu số. Phần phát thưởng cho các học sinh xuất sắc, các học sinh có trình độ học vấn khả quan, diễn ra quy củ và trong bầu không khí thoải mái rất vui nhộn. Có gần 300 em học sinh nhận lãnh giải thưởng, trước đó một vị đại diện bộ giáo dục đã lên thuyết trình và thông tin về các tài liệu, thể thức, từ học trình đến tài chánh, học bổng của những định chế đại học và cơ sở huấn nghệ. Gia Nã Đại là quốc gia công nhận và khuyến khích chương trình đa văn hóa và nhiều ngôn ngữ thêm vào với 2 sinh ngữ chính là Anh và Pháp.

Sau khi ghé nhà ông bà Mặc Giao để được ăn giò thủ, thịt đông, uống rượu đầu Xuân; chúng tôi tụ họp tại một nhà hàng để ăn tối, câu chuyện thật vui như pháo nổ đầu Xuân. Giây phút chia ly như đã phảng phất bắt đầu từ lúc mới gặp gỡ, và bây giờ mọi người nghĩ là lúc từ giã tức là hứa hẹn cho cuộc hạnh ngộ sắp tới. Bịn rịn, lưu luyến, chúng tôi chia tay và hẹn ngày gặp lại .

Sáng hôm sau thì ông bà bác sĩ Đỗ và Kim đi Houston; trước đó chúng tôi có một khoảng thời gian buổi sáng uống trà, trao đổi những ý nghĩ về cuộc đời, nhân sinh quan qua các vấn đề xã hội thời sự; các quan niệm về triết lý Á Đông và Âu Tây, ý tưởng về tôn giáo đặc biệt là Phật Giáo tại Việt Nam. Anh Thế Sơn đón chúng tôi và gia đình anh chị Thế Sơn & Phương Anh cùng gia đình anh chị Đức & Trâm Anh nhập vào thành một "đoàn lữ hành" trực chỉ thắng cảnh Banff; một công viên quốc gia thật đẹp với núi đồi hùng vĩ, rừng cây xanh, với tuyết trắng bao phủ các ngọn đồi và dãy núi, vươn đầy sức sống và điển hình cho một nơi nghỉ mát mùa Đông với ski, apres ski. Chúng tôi được tắm nước nóng tại Upper Hot Springs. Cuộc vui nào rồi cũng phải có lúc chia tay và xa nhau.

Trên đường về ra phi trường, chúng tôi bàn luận các chương trình Việt Ngữ từ tiểu học mẫu giáo lên đến đại học và cao hơn như chương trình cử nhân văn minh, văn hóa Việt; học trình cử nhân giao thương và thương mại quốc tế có ngôn ngữ Việt là một ngôn ngữ trong đó, tu nghiệp sư phạm, sách vở giáo khoa, tiêu chuẩn giáo trình, những viễn tượng, ước mơ thật vô hạn trong cái hữu hạn của cuộc đời.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Cận Tết năm Thìn, Marianne Brown (Guardian Weekly) có bài “Vietnam’s parents want a dragon son.” Trời! Tưởng gì, chớ cả Tầu lẫn Ta ai mà không muốn có con trai tuổi Rồng. Nhâm Thìn, tất nhiên, lại càng bảnh dữ nữa. Nam nhâm nữ quí thì sang mà lị. Theo tuviso.com: “Tuổi Nhâm Thìn có nhiều hy vọng tốt đẹp về vấn đề tình duyên và tương lai về cuộc sống, có phần tốt đẹp về tình cảm và tài lộc, vào trung vận và hậu vận thì được nhiều tốt đẹp về hạnh phúc, công danh có phần lên cao.”
Một quan điểm lạc quan đang dấy lên trong hàng ngũ Lãnh đạo đảng CSVN khi bước vào năm 2024, nhưng thực tế tiềm ẩn những khó khăn chưa lường trước được...
Nếu Donald Trump giành lại được Nhà Trắng vào tháng 11, năm nay có thể đánh dấu một bước ngoặt đối với quyền lực của Mỹ. Cuối cùng, nỗi sợ hãi về tình trạng suy tàn đã khiến cho người Mỹ bận tâm kể từ thời thuộc địa sẽ được biện minh. Hầu hết người Mỹ tin rằng, Hoa Kỳ trong tình trạng suy tàn, Donald Trump tuyên bố rằng ông có thể “Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại”. Nhưng tiền đề của Trump đơn giản là sai, và các biện pháp trị liệu được ông đề xuất đặt ra mối đe dọa lớn nhất đối với nước Mỹ.
Đảng CSVN hay nói “Trí thức là “nguyên khí của quốc gia”, làm hưng thịnh đất nước, rạng rỡ dân tộc*; “Trí thức là vốn liếng quý báu của Dân tộc”; hay “Thanh niên là rường cột của nước nhà” , nhưng tại sao nhiều người vẫn ngại đứng vào hàng ngũ đảng? Lý do vì đảng chỉ muốn gom Trí thức và Thanh niên “vào chung một rọ để nắm tóc”...
Tây Bắc hay Tây Nguyên thì cũng chừng đó vấn đề thôi: đất đai, tôn giáo, chủng tộc… Cả ba đều bị nhũng nhiễu, lũng đoạn tới cùng, và bị áp chế dã man tàn bạo. Ở đâu giới quan chức cũng đều được dung dưỡng, bao che để tiếp tục lộng quyền (thay vì xét sử) nên bi kịch của Tây Nguyên (nói riêng) và Cao Nguyên (nói chung) e sẽ còn dài, nếu chế độ toàn trị hiện hành vẫn còn tồn tại...
Bữa rồi, nhà thơ Inra Sara tâm sự: “Non 30 năm sống đất Sài Gòn, tôi gặp vô số người được cho là thành công, thuộc nhiều ngành nghề, đủ lứa tuổi, thành phần. Lạ, nhìn sâu vào mắt họ, cứ ẩn hiện sự bất an, lo âu.” “Bất an” có lẽ không chỉ là tâm trạng của người Sài Gòn mà dường như là tâm cảm chung của toàn dân Việt – không phân biệt chủng tộc, giới tính hay giai cấp nào ráo trọi – nhất là những kẻ sắp từ giã cõi trần. Di Cảo của Chế Lan Viên và di bút (Đi Tìm Cái Tôi Đã Mất) của Nguyễn Khải, theo nhận xét của nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn, chỉ là những tác phẩm “cốt để xếp hàng cả hai cửa. Cửa cũ, các ông chẳng bao giờ từ. Còn nếu tình hình khác đi, có sự đánh giá khác đi, các ông đã có sẵn cục gạch của mình ở bên cửa mới (bạn đọc có sống ở Hà Nội thời bao cấp hẳn nhớ tâm trạng mỗi lần đi xếp hàng và không sao quên được những cục gạch mà có lần nào đó mình đã sử dụng).”
Tập Cận Bình tin rằng lịch sử đang dịch chuyển theo hướng có lợi cho mình. Trong chuyến thăm Vladimir Putin tại Matxcơva vào tháng 3 năm ngoái, nhà lãnh đạo Trung Quốc nói với Tổng thống Nga rằng “Ngay lúc này, chúng ta đang chứng kiến một sự thay đổi chưa từng thấy trong 100 năm qua, và chúng ta đang cùng nhau thúc đẩy sự thay đổi ấy.”
Sau 20 năm chiêu dụ Kiều bào về giúp nước không thành công, đảng CSVN lại tung ta Dự án “Phát huy nguồn lực của người Việt Nam ở nước ngoài phục vụ phát triển đất nước trong tình hình mới” vào dịp Tết Nguyên Đán Giáp Thìn 2024. Đây là lần thứ tư, từ khi có Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 26 tháng 3 năm 2004, một Quyết định nhằm mưu tìm đầu tư, hợp tác khoa học, kỹ thuật và tổ chức các Hội, Đoàn người Việt ở nước ngoài, đặt dưới quyền lãnh đạo của đảng CSVN được tung ra...
Khi số lượng di dân vượt biên bất hợp pháp qua biên giới Hoa Kỳ-Mexico tăng cao kỷ lục, câu hỏi quan trọng được đặt ra là: Làm thế nào mà Hoa Kỳ lại rơi vào tình trạng này, và Hoa Kỳ có thể học hỏi những gì từ cách các quốc gia khác ứng phó với các vấn đề an ninh biên giới và nhập cư. Chào đón công dân nước ngoài đến với đất nước của mình là một việc khá quan trọng để giúp cải thiện tăng trưởng kinh tế, tiến bộ khoa học, nguồn cung ứng lao động và đa dạng văn hóa. Nhưng những di dân vào và ở lại Hoa Kỳ mà không có thị thực hoặc giấy tờ hợp lệ có thể gây ra nhiều vấn đề – cho chính bản thân họ và cho cả chính quyền địa phương bởi tình trạng quá tải không thể kịp thời giải quyết các trường hợp xin tị nạn tại tòa án nhập cư, hoặc cung cấp nơi ở tạm thời và các nhu cầu cơ bản khác. Mà tình trạng này hiện đang xảy ra ở rất nhiều nơi ở Hoa Kỳ.
Trên vai những pho tượng trắng trong vườn Lục Xâm Bảo, lá vàng đã bắt đầu rơi lất phất. Mùa Thu Paris thật lãng mạn. Henry Kissinger đi dạo quanh một hồ nhỏ ở ngoại ô gần Rambouillet. Nơi đây từng cặp tình nhân đang nắm tay nhau bên những cành cây la đà bóng hồ. Ông thấy lòng mình nao nao (melancholic) vì sắp tới phiên họp quan trọng nhất với ông Lê Đức Thọ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.