Hôm nay,  

Minh Triệu, Viết Bằng Trái Tim

7/13/201100:00:00(View: 8197)

Minh Triệu, Viết Bằng Trái Tim

Tam Giang Hoàng Đình Báu

Cách đây một tuần chị Minh Đức, mẹ của Minh Triệu gọi báo cho vợ chồn tôi biết cháu Minh Triệu khó thở và sắp đưa đi cấp cứu. Nhưng sau đó, chị lạ báo Minh Triệu đã khá lại rồi. Mới hôm qua chị lại cho vợ chồng tôi tin mừng Minh Triệu được giải thưởng truyện ngắn Viết Về Nước Mỹ do nhật báo Việt Báo ở Nam California tổ chức và mời vợ chồng tôi đến tham dự lể phát giải thưởng vào ngày Chủ Nhật 31 tháng 7 năm 2011 tại Garden Grove Community Center.

Từ xúc động nầy đến xúc động khác, tôi không sao giữ được cảm giác mãnh liệt của tôi đối với Minh Triệu người mà tôi được nhà văn Bùi Ngọc giới thiệu để cùng với Hoàng Sa HmH, Tạ Thạc và Bùi Ngọc viết tập Truyện ngắn và Tùy Bút với tiêu đề “Biển Vẫn Rạt Rào” xuất bản tại California ngày 1 tháng 9 năm 2004 với lời mở đầu của anh Bùi Ngọc nói về Minh Triệu như sau: “Anh là người trẻ tuổi và tài hoa. Số lượng anh đóng góp không nhiều.

Tuy nhiên độc giả sẽ tìm thấy nơi những hàng chữ viết của anh những lời lẽ tha thiết, nồng nàn và lắng đọng. Ở đó tình cảm của anh cũng được thể hiện rất chân tình và ‘rạt rào’ như những đợt sóng biển”. Rất tiếc nhà văn Bùi Ngọc đã không còn nữa để hãnh diện nhìn thấy người bạn văn của chúng ta Minh Triệu đã viết tự truyện “Bao La Tình Mẹ” và đã trúng giải.

Thật đúng như lời nhận xét của anh, Minh Trệu là một nhà văn trẻ tuổi và tài hoa.

Đọc lại ba bài viết của Minh Triệu bảy năm về trước như bài “Khúc Tình Đơn”, Minh Triệu đã có mối tình đầu với Thảo, lúc đó Minh Triệu đã bị bại liệt nặng nên phải rời ghế nhà trường năm 14 tuổi. Thảo như một thiên thần đem hào quang xua tan bóng đen của đời mình. Và từ đó Minh Triệu biết làm thơ.

Bài thơ đầu tiên là bài “ Xuân Đầu Tiên” nghe rộn rã mà cũng xót xa:

“Ta đợi chờ em từ bấy lâu

“Nàng xuân biền biệt mãi nơi nào"

“Xuân vẫn chưa đến, ta còn đợi

“Một kiếp trăm năm cũng gặp nhau.

“Xuân đến bất ngờ tưởng giấc mơ

“Nhạc lòng rộn rã khúc hoan ca

“Mai vàng rực rỡ khoe hương sắc

“Mừng đón giáng xuân tươi mặn mà

“Mùa xuân là em đến với tôi

“Đôi mắt lung linh ánh sao trời

“Âu yếm nhìn tôi sâu vời vợi

“Nhìn thấu nỗi đau tâm hồn tôi

“Là bờ môi hồng thắm màu tim

“Nụ cười duyên dáng, tóc nhung huyền

“Đem cả mùa xuân đang lồng lộng

“Xuân của riêng tôi, xuân đầu tiên.”

Tiếp đến là bài : “Anh Viết Tên Em”

“Anh viết tên em và tên anh

“Chung một vần ‘T’ đẹp chữ Tình

“Tình em thơ ngây như mây trắng

“Tình anh cao ngất tựa trời xanh

“Mong ước chúng mình mãi có nhau

“Nắng chiều sương sớm, lúc mưa

ngâu

“Em về nơi đâu anh ở đó

“Tình mình muôn kiếp đẹp trăng sao”

Nhưng định mệnh trớ trêu, Minh Triệu phải theo gia đình qua Hoa Kỳ theo M diện HO. Số phận không cho anh một thể xác khỏe mạnh nhưng anh vẫn tự tạo cho mình một tinh thần mạnh mẽ để sống. Anh đã ghi tên vào đại học cộng đồng Mesa College với môn học ‘computer’ và hy vọng một ngày nào đó sau khi thành đạt sẽ gặp lại Thảo. Thời gian trôi nhanh. Minh Triệu được tin người yêu đi lấy chồng, cảm thấy buồn và tự nhủ: “Dù yêu Thảo nhiều đến đâu anh cũng không thể mang hạnh phúc đến cho Thảo được”.

Và nay Minh Triệu chỉ còn là chiếc bóng bên lề cuộc đời của nàng.

Bài viết thứ hai “Trái Tim Người Mẹ” đã nói hết tình mẫu tử khi vừa mới lọt lòng: “Chúa đã ban cho người một con trai đầu để dâng Ngài như ý nguyện. Thế nhưng tôi lại bị bệnh ngặt nghèo. Căn bệnh bại liệt toàn thân đã thiêu hủy sức khoẻ của tôi khi tôi đang còn thơ ấu, bắt tôi phải song hành kết bạn với chiếc xe lăn suốt đời. Chúa đã nhận lời cầu xin của mẹ tôi. Chúa đã chọn tôi; nhưng theo ý Ngài chứ không theo ý mẹ tôi”. Thế rồi khi qua định cư tại Mỹ, chị Minh Đức lái xe đưa con cùng đến trường Mesa College để học không may gặp tai nạn lưu thông nhưng may mắn chị thoát chết. Sau ba năm, chị tốt nghiệp Medical Assstant. Minh Triệu tốt nghiệp AA Degree ngành Computer Information Science sau 6 năm vất vả tưởng chừng như không thể nào vượt qua được. Sau khi tốt nghiệp, bệnh tình của Minh Triệu càng ngày càng suy sụp. Bệnh Muscular Dystrophy (bệnh teo bắp thịt) đã làm cho hai buồng phổi của Minh Triệu ngày càng teo lại, làm ngộp và khó thở. Do đó bác sĩ phải mổ chỗ cổ, đặt ống gắn máy để trợ giúp cho sự hô hấp. Nay cuộc sống của Minh Triêu hoàn toàn nhờ vào máy móc và sự săn sóc của mẹ. Đôi lúc Minh Triệu không muốn sống vì thân xác đau đớn và tâm hồn vô cùng thác loạn nhưng nhờ có mẹ bên cạnh an ủi: “Con đi rồi, mẹ biết sống cùng ai, biết sống cho ai nữa" Triệu ơi! Mất con rồi đời mẹ thành vô nghĩa, hãy vì mẹ, can đảm lên mà sống! Mẹ dìu con, con tựa mẹ, nâng đỡ nhau”. Hai hàng lệ của mẹ hòa với nước mắt của con như làm thành một giao ước không lời.

Mẹ quả là dòng suối dịu hiền, bài hát thần tiên, bóng mát trên cao, ánh đuốc trong đêm! Mẹ cũng là buồng chuối ba hương, xôi nếp một, đường mía lau. Đó chính là trái tim của mẹ.

Bài thứ ba là “Biển Vẫn Rạt Rào” cùng với tên của tập truyện “Biển Vẫn Rạt Rào”. Đây là truyện ngắn do óc tưởng tượng của tác giả Minh Triệu.

Mặc dù chưa bao giờ xuống ghe, xuống biển nhưng Minh Triệu đã viết một câu chuyện tình vượt biên thật cảm động. Đến giờ xuống ghe Minh Triệu đành bỏ lại người yêu tên Vân ở lại vì nàng đang bệnh nặng. Trước khi từ giã người yêu, Minh Triệu khẳng định sự chung thủy và hứa sẽ đón chờ nàng bên kia bờ đại dương ngập tràn ánh sáng. Còn Vân thì chắc chắn khi khỏi bệnh sẽ đi chuyến sau. Thế rồi khi Minh Triệu đến được đảo Bi-Đông, xem như đến được bến bờ tự do, chờ mãi chẳng nghe thấy tin tức gì về người yêu của mình. Suốt ngày anh lang thang quanh đảo một mình như cố đi tìm Vân. Một hôm, Minh Triệu nhận thư của gia đình báo tin: Vân đã xuống tàu, đi vượt biên, nay đã hai tháng mà chưa có tin tức gì. Anh vùng dậy như người điên chạy băng ra biển, nước mắt tuôn dài và la lớn: “Vân ơi!

Vân ơi! Anh đây, em đâu rồi"”. Chỉ có sóng biển ngoài khơi chạy vào thì thầm như đáp lại lời gọi: “Em là biển, lòng em là đại dương che chở thương yêu anh mãi mãi nghìn đời”. Những ngày sau, chiều về bên biển vắng, chỉ có tiếng gió trên những ngọn dừa làm nghiêng ngả những tàu lá xanh như cánh tay vẫy chào lưu luyến người đi. Anh xếp những trang giấy thành những chiếc thuyền nhỏ rồi nhẹ nhàng thả xuống biển. Con thuyền nhỏ nhấp nhô, chòng chành sau cơn sóng nhẹ rồi từ từ xa bờ mang nặng trĩu lời nhắn của anh với người vợ ngoan hiền không bao giờ cưới. Minh Triệu thì thầm: “Thuyền anh thì đã cập bến mà biển em thì vẫn mãi rạt rào thương nhớ theo anh. Xin em hãy ngủ yên, một giấc ngủ ngàn đời. Anh sẽ sống xứng đáng với tình em, sẽ mãi mãi chung thủy với em như sóng biển luôn yêu bờ cát trắng. Vân ơi!”.

Câu chuyện tình vượt biên thật lãng mạn nhưng cũng thật đớn đau. Tuy là hư cấu nhưng rất trùng hợp với muôn ngàn chuyện tình của những thuyền nhân không được may mắn.Xin thắp một nén hương lòng cho những người đã nằm xuống trong lòng đại dương.

Cuối cùng với sức khoẻ yếu kém, Minh Triệu đã viết bài “Bao La Tình Mẹ” để dự thi, anh nằm xe lăn mà viết trên computer, nhưng gỏ phím và bấm ‘mouse’ rât khó khăn đôi lúc tuột tay phải gọi mẹ đến giúp để ngón tay lại trên bàn phím. Minh Triệu cũng đã sáng tác nhạc khúc “Ánh sao Tình Mẹ”. Bài hát nầy đã được các ca sĩ Kim Tử Long và Mai Thiên Vân hát.

Những lần gặp Minh Triệu từ San Diego về thăm khu Little Sài Gòn,Nam Cali, tôi thấy cả gia đình, ngoài mẹ vừa là một cô ý tá thường xuyên bên cạnh săn sóc Minh Triệu như một em bé sơ sinh, còn có em gái và em rể đi theo để lo cho Minh Triệu giống như những nhân viên cấp cứu bên cạnh chiếc xe ‘Ambulance’của bệnh viện.Mỗi lần gặp tôi Minh Triệu đều vui vẻ, lễ phép hỏi: “Kính chào bác,bác có khoẻ không, độ nầy bác có sáng tác thêm gì nữa không"”. Nhiều lần tiếp xúc với Minh Triệu bên cạnh chiếc xe lăn tôi thấy đôi mắt Minh Triệu luôn sáng ngời mặc dù thân bất động, tiều tụy, da bọc xương, quanh người toàn dây nhợ và máy móc. Vậy mà Minh Triệu có một sức mạnh nội tâm kỳ lạ chiến đấu và đương đầu với mọi nghịch cảnh. Chị Minh Đức, mẹ của Minh Triệu là con người sống rất hài hòa với mọi người chung quanh. Cả hai mẹ con vui sống và rất có tình nghĩa.Có lẻ đó chính là sự kiên trì trong niềm tin tôn giáo.

Tam Giang Hoàng Đình Báu

Calfornia 14-7-2011

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Câu hỏi đó thằng nhỏ hỏi mỗi ngày mỗi ngày mỗi ngày, khi đói khát, khi bị đánh đập cấu nhéo, khi phơi trần ra dưới nắng mưa. Khi nó nằm trên mặt đường và kêu khóc khản giọng. Nó hỏi vào đám đông lướt qua nó, hỏi ai đó dừng chân cho nó (chính xác là cho những kẻ chăn dắt nó) chút tiền lẻ. Nó hỏi những kẻ bắt nó nằm lăn lóc kêu khóc trên đường để kiếm tiền, để nhởn nhơ ăn mòn tấm thân bé nhỏ non nớt của nó.
Một đứa trẻ chỉ nên có ba con búp bê, năm cây bút chì, giá trị chưa đến $20. Donald Trump có một phi cơ riêng sơn tên của ông ta trên đó. Với tư cách là tổng thống, hiện ông ta có hai chuyên cơ, Không Lực Một và một chiếc nhỏ hơn để phù hợp với những nơi có sân bay nhỏ, chưa kể chiếc trực thăng Marine One. Đó là ba chiếc phi cơ Trump sở hữu. Đó cũng là con số búp bê mà Trump đề nghị một đứa trẻ ở Mỹ nên có.
Mặc dù chỉ mới ba năm trôi qua kể từ khi bà Merkel rời nhiệm sở, nhưng thế giới đã thay đổi quá nhiều đến mức mà chức thủ tướng của bà đã được cảm thấy như nó thuộc về một thời đại khác. Cuốn hồi ký mới của bà cho thấy bà bình tâm với những quyết định đã đưa ra, bao gồm cả những quyết định bị phê phán nghiêm khắc nhất.
“Việc cắt giảm chăm sóc sức khỏe để trả tiền cho các khoản giảm thuế sẽ là sai về mặt đạo đức và tự sát về mặt chính trị.” TNS Josh Hawley (Cộng Hòa, Missouri)
Từ năm 1949, tháng Năm được chọn là Tháng Nhận Thức Về Sức Khỏe Tâm Thần (Mental Health Awareness Month – MHAM) ở Mỹ. Đây là tháng mang ý nghĩa kêu gọi cùng nâng cao nhận thức, giảm bỏ kỳ thị và thúc đẩy bảo vệ sức khỏe tâm thần. Theo phúc trình năm 2024 của tổ chức Mental Health America ở Alexandria, Hoa Kỳ thật sự đang trong cuộc khủng hoảng sức khỏe tâm thần. Cứ năm người trưởng thành ở Mỹ thì có trên một người đang sống chung với bệnh tâm thần, và hơn một nửa không được điều trị. Gần 60 triệu người lớn (23.8%) mắc bệnh tâm thần trong năm 2024. Gần 13 triệu người lớn (5.04%) có ý định tự tử.
Chiến dịch cắt giảm chi tiêu của chính quyền Trump, vốn đã ảnh hưởng đến mọi lĩnh vực từ nghệ thuật đến nghiên cứu ung thư, nay còn bao gồm cả nỗ lực thực hiện mục tiêu lâu dài của Đảng Cộng Hòa: chấm dứt hoàn toàn nguồn tài trợ liên bang cho hai hệ thống truyền thông phục vụ công chúng lớn nhất nước Mỹ: NPR và PBS. Hiện có khoảng 1,500 đài phát thanh và truyền hình độc lập liên kết với NPR và PBS trên khắp Hoa Kỳ, phát sóng các chương trình nổi tiếng như Morning Edition, LAist, Marketplace, PBS NewsHour, Frontline và Nova... Theo dữ liệu từ các hệ thống này, có khoảng 43 triệu người nghe đài công cộng hàng tuần, và mỗi năm có hơn 130 triệu lượt xem đài PBS.
Ngày 30.04.1975 là một dấu mốc quan trọng trong lịch sử cận đại của Việt Nam. Nhưng năm mươi năm sau nhìn lại, dân tộc Việt oai hùng, như vẫn thường tự nhận, đã không có đủ khôn ngoan để ngày chiến tranh chấm dứt thành một cơ hội đích thực để anh em cùng dòng máu Việt tìm hiểu nhau, cùng chung sức xây dựng đất nước.Tiếc thay, và đau thay, cái giá tử vong cao ngất của hơn 2 triệu thường dân đôi bên, của hơn 1triệu lính miền Bắc và xấp xỉ 300.000 lính miền Nam đã chỉ mang lại một sự thống nhất địa lý và hành chính, trong khi thái độ thù hận với chính sách cướp bóc của bên thắng trận đã đào sâu thêm những đổ vỡ tình cảm dân tộc, củng cố một chế độ độc tài và đẩy hơn một triệu người rời quê hương đi tỵ nạn cộng sản, với một ước tính khoảng 10% đã chết trên biển cả.
Bằng cách làm suy yếu các đồng minh của Mỹ, chính quyền Trump đã làm suy yếu việc răn đe mở rộng của Mỹ, khiến nhiều quốc gia cân nhắc liệu họ có nên có vũ khí hạt nhân cho riêng mình không. Nhưng ý tưởng về việc phổ biến vũ khí hạt nhân nhiều hơn có thể ổn định dựa trên nền tảng của các giả định sai lầm.
Tạp chí TIMES kết thúc cuộc phỏng vấn với Tổng thống Trump nhân dịp đánh dấu 100 ngày ông ta quay lại Tòa Bạch Ốc (20/1/2025) bằng câu hỏi, “John Adams, một công thần lập quốc, vị tổng thống thứ hai của Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ (1797 – 1801) đã nói chúng ta là một quốc gia pháp trị, chứ không phải bất kỳ người nào, Tổng thống đồng ý không?” Donald Trump trả lời: “Chúng ta là một chính phủ do luật pháp cai trị, không phải do con người sao? Ồ, tôi nghĩ vậy, nhưng anh biết đấy, phải óc ai đó quản lý luật pháp. Bởi nên, con người, nam hoặc nữ, chắc chắn đóng một vai trò trong đó. Tôi không đồng ý với điều đó 100%. Chúng ta là một chính phủ mà con người tham gia vào quá trình thực thi luật pháp, và lý tưởng nhất là anh sẽ có những người công chính như tôi.”
Chuyện “Ngưng bắn…” kể cho độc giả Bloomington ngày ấy, đã là chuyện quá khứ. 30 tháng Tư năm sau, cuộc chiến trên đất Việt tàn. Chủ nghĩa Cộng sản, nguyên nhân của nạn binh đao, dìm quê hương tôi trong biển máu hàng thập kỷ, cuối cùng đã hưởng hết 70 năm tuổi thọ. Tưởng chuyện đau thương trong một ngày ngưng bắn của gia đình, vì sự an toàn, phúc lợi của loài người, phải trở thành cổ tích. Vậy mà hôm nay, trong thời đại này, chuyện buồn chiến tranh của tôi đang tái diễn...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.