Sa Lưới

03/06/201100:00:00(Xem: 5761)

Bùi Tín Viết Riêng Cho VOA Thứ Tư, 01 Tháng 6 Năm 2011: Sa Lưới

Bùi Tín
Theo các hãng thông tấn quốc tế, Ratko Mladic là tội phạm quốc tế bị săn lùng khẩn trương nhất suốt 15 năm nay cuối cùng đã sa lưới.
Mladic bị bắt sáng sớm ngày 26-5-2011 tại làng quê hẻo lánh Lazarevo thuộc tỉnh Voivodine ở phía Bắc Serbia. Khi bị cơ quan an ninh Serbia đến bắt, viên trung tướng nguyên là Tổng tham mưu trưởng quân đội Serbia này không kháng cự. Mladic không cải trang, cũng không để râu rậm để gây khó khăn cho việc nhận diện. Sức khỏe Mladic khá, duy một tay hơi bị liệt, sau một cơn nhồi máu cơ tim nhẹ hơn 10 năm trước.
Mladic bị Toà án hình sự quốc tế ở La Haye, Hà Lan, truy tố và truy nã từ năm 1995 về tội giết người hàng loạt - tội ác diệt chủng chống nhân loại. Theo tòa án này, Mladic chịu trách nhiệm chính về cái chết bi thảm của 7 ngàn rưởi đến 8 ngàn thường dân phần lớn theo Hồi giáo, trong những cuộc thanh trừng chủng tộc kinh hoàng ở Kosovo, từ năm 1992 đến năm 1995. Các báo châu Âu và thế giới gọi Mladic là tên «đồ tể của vùng Balkan» vì cuộc tàn sát ở Srébrénica khi bao vây vùng Sarajevo là cuộc diệt chủng lớn nhất từ sau cuộc Thế chiến thứ hai.

Mladic sinh năm 1942, bố là đảng viên cộng sản dưới thời nhà lãnh đạo cộng sản Tito. Mladic nhập ngũ năm 1961, khi 19 tuổi, vào đảng cộng sản khi 23 tuổi, là đảng viên cho đến năm 1990, khi đảng CS Nam Tư tự giải thể. Dưới thời Tito, Mladic là Tư lệnh lữ đoàn với cấp bậc đại tá trong Quân đội Nhân dân Nam Tư. Sau khi Nam tư tan vỡ ra thành nhiều nước là Serbia, Croatia, Montenegro, Kosovo… Mladic được cử làm Phó tư lệnh quân đoàn Pristina ở Kosovo, đàn áp các cuộc nổi dậy của người Croatia, Albania, Bosnia ở vùng này. Tháng 10-1991 Mladic được thăng thiếu tướng, tháng 4-1992 thăng trung tướng, là Tổng tham mưu trưởng kiêm phó Tư lệnh của quân đội nước Cộng hòa Serbia. Sau khi bị Tòa án quốc tế truy tố, Mladic lẩn trốn, được bộ hạ cũ che chở, khi thì ở thành phố, sau di chuyển trong các vùng nông thôn hẻo lánh, Trong nhân dân Serbia, lưu truyền những chuyện ly kỳ được thêu dệt để gây ấn tượng về con người bị cả châu Âu truy nã này. Nào là Mladic từng đi xem các trận bóng đá quốc tế, luôn có 6 cận vệ ở quanh; nào là Mladic đã để râu rất rậm và dài, không ai có thể nhận ra ; nào là rằng Mladic đã sang nước Nga với hộ chiếu giả do có nhiều bạn cũ rất thân nguyên là sỹ quan của Hồng quân…
Khi Mladic bị bắt giữ, chính tổng thống Serbia Boris Tadic báo tin quan trọng này trong cuộc họp báo quốc tế, trong khi tội phạm đang truy nã bị bắt thường được Chưởng lý của tòa án hình sự công bố. Các báo Pháp, Anh, Hoa Kỳ… đều phỏng đoán đây là một hành động thức thời của chính phủ Serbia nhằm thỏa mãn yêu cầu của khối Liên hiệp châu Âu (EU) để Serbia sớm được công nhận là thành viên của khối này.
Hiện Mladic đang chờ ra trước vành móng ngựa của Toà án hình sự quốc tế để cùng được hỏi cung với Radovan Karadzic, nhà lãnh đạo Serbia, cấp trên của Mladic, từng là tổng thống Serbia từ 1992 đến 1996, bị bắt 2 năm trước, cũng bị truy tố về tội diệt chủng chống nhân loại.
Trước Karadzic và Mladic, nguyên lãnh tụ cộng sản, từng là tổng thống Liên bang Nam Tư (từ 1997 đến 2000) Slobodan Milosevic đã bị giải ra Tòa án hình sự quốc tế La Haye từ tháng 3-2001 cũng về tội diệt chủng chống nhân loại. Milosevic chết ngày 11-3-2006 trong trại giam quốc tế, khi cuộc xét xử đang diễn ra và chưa tuyên án. Milosévic từng là cấp trên, cũng là đồng chí cộng sản của Karadzic và Mladic.
Bùi Tín

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
Sau 13 năm, cuối cùng thì Bác sĩ David Sinclair và các đồng nghiệp đã tìm được câu trả lời cho câu hỏi: Điều gì thúc đẩy quá trình lão hóa? Trong một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Cell vào ngày 12 tháng 1 năm 2023, Sinclair, giáo sư di truyền học và đồng giám đốc của Paul F. Glenn Center for Biology of Aging Research tại Trường Y Harvard (Harvard Medical School), đã phác họa ra một chiếc đồng hồ lão hóa, khi ta vặn chiều kim là có thể đẩy nhanh hoặc đảo ngược quá trình lão hóa của các tế bào.
Lời báo động muộn màng này cũng đã giúp tôi hiểu ra lý do mà sư Minh Trí – sau khi xuất gia, từ bỏ mọi hoạt động chính trị, đã hết lòng tận tụy chăm lo cho những lớp học Việt Ngữ, ở Kampuchea, cho đến… hơi thở cuối!
Trong bài viết sau đây, Henry Kissinger đã cảnh báo về một cuộc thế chiến mới có thể xảy ra và phương cách tốt nhất là tìm cách tạo cho Nga một cơ hội đàm phán trong danh dự. Ý kiến của Kissinger còn nhiều điểm chưa thuyết phục, cần được thảo luận sâu xa hơn...
Trong hơn ba năm - chính xác là 1,016 ngày - Trung Quốc đã đóng cửa với cả thế giới. Hầu hết sinh viên nước ngoài rời khỏi đất nước khi bắt đầu đại dịch. Khách du lịch đã ngừng đến tham quan. Các nhà khoa học Trung Quốc đã ngừng tham dự các hội nghị nước ngoài. Các giám đốc điều hành người nước ngoài bị cấm quay trở lại công việc kinh doanh của họ ở Trung Quốc. Vì vậy, khi Trung Quốc mở cửa biên giới vào ngày 8 tháng 1, từ bỏ những tàn tích cuối cùng của chính sách “không covid”, việc đổi mới tiếp xúc thương mại, trí tuệ và văn hóa sẽ có những hậu quả to lớn, mà phần nhiều là lành tính.
“Đến hẹn lại lên” là chuyện thông lệ, không có gì đặc biệt, nhưng lãnh đạo mà cũng chỉ biết làm đến thế thì dân lo. Chuyện này xẩy ra ở Việt Nam vào mỗi dịp cuối năm khi các cơ quan đảng và chính phủ tổng kết tình hình năm cũ để đặt kế hoạch cho năm mới. Ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư đảng, người có quyền lực cao nhất nước, cũng đã làm như thế. Nhưng liệu những điều ông Trọng nói có phản ảnh tình hình thực tế của đất nước, hay ông đã nói tốt để đồng hóa mặt xấu?
Người ta có thể thông cảm và thông hiểu thái độ nhẫn nhục của những người phụ nữ bị đè nén xuống tận đáy xã hội. Họ có cha già, mẹ yếu, con thơ phải chăm lo nên làm to chuyện e cũng chả đi đến đâu mà nhỡ “vỡ nồi cơm” thì khốn khổ cả nhà. Còn cả một tập đoàn lãnh đạo chỉ vì quyền lợi của bản thân và gia đình mà bán rẻ danh dự của cả một dân tộc thì thực là chuyện hoàn toàn không dễ hiểu...
Hai năm đã trôi qua kể từ cuộc bạo loạn ở Washington ngày 6 tháng 1, 2021, Donald Trump ngày càng cô đơn, ngày càng bị cô lập - giống như vở kịch King Lear của Shakespeare trong lâu đài của ông ở Florida. Sự giống nhau giữa họ gây ấn tượng với bất kỳ ai đọc bức chân dung dài về lễ Giáng sinh của cựu tổng thống trên Tạp chí New York. Đúng là Donald Trump chưa mất trí hoàn toàn, giống như Lear. Nhưng những điểm tương tự giữa họ không thể không nhìn ra: hai người đàn ông lớn tuổi, trước đây được bao bọc trong quyền lực, giờ không thể hiểu nỗi họ không còn là mặt trời xoay quanh các sự kiện thế giới.
Bài viết này sẽ đối chiếu câu chuyện Niêm Hoa Vi Tiếu trong Thiền Tông với một số Kinh trong Tạng Pali, để thấy Thiền Tông là cô đọng của nhiều lời dạy cốt tủy của Đức Phật. Tích Niêm Hoa Vi Tiếu kể rằng một hôm trên núi Linh Thứu, Đức Thế Tôn lặng lẽ đưa lên một cành hoa. Đại chúng ngơ ngác không hiểu, duy ngài Ma Ha Ca Diếp mỉm cười. Đức Phật nói: “Ta có Chánh pháp vô thượng, Niết bàn diệu tâm, thật tướng vô tướng, pháp môn vi diệu, bất lập văn tự, truyền ngoài giáo pháp, nay trao cho Ca Diếp.” Tích này không được ghi trong các Kinh
Việt Nam bước vào năm 2023 với những tín hiệu xấu về chính trị, dẫn đầu bằng cuộc cách chức hai Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh và Vũ Đức Đam...
Hoa Kỳ và Việt Nam chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1995, hai mươi năm sau khi cuộc chiến chấm dứt, khép lại một trang sử thù nghịch kéo dài nhiều thập niên trên chiến trường và chính trường ngoại giao. Cơ hội để Việt Nam và Hoa Kỳ nối lại quan hệ đã có không lâu sau khi cuộc chiến kết thúc, nhưng Hà Nội để mất cơ hội bắt tay với Washington vào những năm cuối thập niên 1970...
Thầy THÍCH PHÁP HÒA sẽ có buổi thuyết pháp tại chùa Bảo Quang vào thứ bẩy ngày 22 tháng 4 năm 2023, lúc 2 giờ chiều
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.