Hôm nay,  

Cộng Hòa Lâm Nguy"

31/05/201100:00:00(Xem: 9971)

Cộng Hòa Lâm Nguy"

Vũ Linh

...Obama tiếp tục hành xử theo kiểu… “Cộng Hòa nằm vùng” thì cũng tốt thôi...

Tuần vừa qua, đã có một cuộc bầu cử địa phương mà dân tỵ nạn chúng ta rất ít người biết đến. Ngay cả dân Mỹ cũng chẳng có bao nhiêu người để ý. Đó là một cuộc bầu dân biểu liên bang đặc biệt tại Hạt 26 trong tiểu bang Nữu Ước. Đây là địa hạt từ trước đến giờ vẫn là một trong số các căn cứ địa Cộng Hòa rất hiếm hoi trong một tiểu bang mà đảng Dân Chủ nắm đa số ở mọi cấp. Ứng viên của đảng Dân Chủ lần này bất ngờ hạ ứng viên của đảng Cộng Hòa luôn.

Trong thời gian qua, cũng đã có nhiều cuộc bầu đặc biệt tương tự được tổ chức tại nhiều nơi khác để bầu thay thế các vị dân cử đã chết, hay từ chức, hay được bầu vào những trách vụ khác. Qua các cuộc bầu đặc biệt này, đảng Cộng Hòa đã liên tục rớt đài, thua các đối thủ Dân Chủ, đặc biệt là tại một số tiểu bang then chốt cho cuộc chạy đua vào Tòa Bạch Ốc năm tới.

Dĩ nhiên đây là những tin vui lớn cho TT Obama, cho đảng Dân Chủ, cũng như là cho khối truyền thông cấp tiến. Họ đã không ngần ngại thổi phồng những chuyện này lên, coi như là gió đã đổi chiều. Sau ngày bầu cử tháng Mười Một năm ngoái khi Cộng Hòa đại thắng chiếm lại được đa số trong Hạ Viện, và cắt thế đa số của Dân Chủ tại Thượng Viện.

Phe Dân Chủ cho rằng gió đổi chiều vì từ ngày thắng lợi tháng Mười Một, đảng Cộng Hòa đã tung ra nhiều đòi hỏi quá đáng không hợp “lòng dân” nữa. Điển hình là trong thời gian qua đã có hai cuộc chiến lớn giữa hai chính đảng:

- Cuộc chiến ngân sách: phe Cộng Hòa chủ trương giảm thiểu thâm thủng ngân sách, đòi cắt chi tiêu mà không chịu tăng thuế.

- Vấn đề cải tổ y tế: phe Cộng Hòa đòi hủy bỏ toàn bộ cái luật mới này, hay nếu không được, thì cũng sửa đổi quy mô.

Phe Dân Chủ mau mắn diễn giải dùm cho thiên hạ hiểu: Cộng hòa muốn cắt tiền già, cắt tiền medicare, medicaid, cắt tiền thất nghiệp, sa thải công chức, giáo viên, công nhân,… đồng thời bảo vệ nhà giàu không cho TT Obama tăng thuế họ. Cộng Hòa cũng sẽ bỏ mặc hàng chục triệu người ốm đau ráng chịu, trong đó có những trẻ em bị khuyết tật vì không muốn các triệu phú phải đóng thuế cao hơn, đại khái giữa trẻ em khuyết tật và triệu phú thì Cộng Hòa đứng về phiá triệu phú. Dĩ nhiên thiên hạ không rảnh rang hay không đủ khả năng suy nghĩ lâu dài, nghe vậy thì biết vậy, và đương nhiên nghe vậy là tá hỏa rồi, sợ Cộng Hòa hơn sợ ngáo ọp. Không cần biết trong tám năm Nixon, tám năm Reagan, bốn năm Bush cha, rồi tám năm Bush con, đã chẳng có trẻ em khuyết tật nào bị vứt ra đường, mà cũng chẳng có cụ nào bị cắt tiền già, cắt tiền thuốc hết.

Đã vậy, trong vấn đề đối ngoại, TT Obama giỏi hơn Bush nhiều vì giết được Bin Laden, không cần biết chuyện tìm ra được đầu giây mối nhợ là do ai. Iraq biến khỏi mặt báo, chứng tỏ chiến lược của Obama thành công vẻ vang như PTT Biden đã khoe, bất cần biết ổn định tại Iraq là từ chiến lược đôn quân của Bush mà ra. Cuộc chiến tại Lybia chứng tỏ TT Obama là một người có lòng nhân ái, muốn cứu rỗi dân vô tội Lybia, bất kể chuyện Mỹ khoanh tay đứng nhìn hàng ngàn dân Syria và Yemen bị giết. Lòng nhân ái cũng tốt nhưng cần phải có tính toán lợi hại nữa chứ. Mới đây thiên hạ cũng thấy TT Obama lớn tiếng kêu gọi dân chủ hóa Trung Đông để giải quyết tận gốc những bất công đưa đến tình trạng bất ổn trong vùng và khủng bố toàn cầu. Nghe thật là đẹp, nhưng thiên hạ quên mất hình như đây là chiến lược toàn cầu của TT Bush, đã được long trọng tuyên bố trong diễn văn nhậm chức nhiệm kỳ hai, tháng Một năm 2005.

Trước các chuyển biến trên, quả bóng Cộng Hoà hiển nhiên đã xì hơi sớm hơn dự tính rất nhiều, đưa đến chiến thắng liên tục của các ứng viên Dân Chủ.

Đương nhiên những lập luận trên chỉ là cách diễn giải của phe Dân Chủ. Sự thật có hơi khác.

Sau chiến thắng của phe Cộng Hòa, TT Obama đã thay đổi chiến lược trị quốc. Ông đã chấp nhận mình đã vung tay quá trán, chấp nhận cắt giảm cả tỷ trong các chương trình vĩ đại của ông, chấp nhận sửa đổi luật cải tổ y tế. Chấp nhận luôn cả chủ thuyết của Bush, dùng dân chủ để mang lại ổn định cho Trung Đông và như vũ khí để chống khủng bố toàn cầu. Đến độ bình luận gia Dân Chủ cấp tiến, ông James Carville, cựu cố vấn của TT Clinton, đã phải lên tiếng than phiền Obama chính là Cộng Hòa nằm vùng! Hình như gió đã đổi chiều. Nhưng gió ở đây là gió Obama, đổi chiều, chuyển qua hướng Cộng Hòa hơi xa.

Nhìn dưới khiá cạnh này, phe Cộng Hoà đang rơi vào tình trạng chéo cẳng ngỗng: vì gây được áp lực đẩy TT Obama vào vị trí ôn hòa hơn, nghe lời Cộng Hòa hơn, làm theo ý Cộng Hòa hơn, thì lại tăng uy tín cho TT Obama, nhất là trong khối Cộng Hoà và khối Độc Lập không sống chết với đảng nào. Và càng tăng hy vọng tái đắc cử của tổng thống năm tới. Tuy một số các ông bà cấp tiến cực đoan như Carville sẽ bất mãn, đả kích, nhưng cuối cùng khi vào phòng phiếu thì họ vẫn phải bỏ phiếu cho Obama thôi, chứ không lẽ lại bỏ phiếu cho một ông bà bảo thủ Cộng Hòa" Đảng Cộng Hoà đang dọn cỗ cho TT Obama ăn trong năm 2012"

Thế thì Cộng Hòa phải làm gì bây giờ" Một bài toán chưa có đáp số"

Sự thật không phải vậy. Chưa chắc gió đã đổi chiều như phe Dân Chủ kết luận.

Lấy thí dụ cuộc bầu tại hạt 26 nêu trên phần đầu bài. Bà Kathy Hochul của Dân Chủ thắng trong tình trạng ngựa về ngược. Truyền thông phe ta vội vàng khua trống rầm rộ và diễn giải đây là chiến thắng vĩ đại của TT Obama vì bà Hochul tranh cử với chiêu bài ủng hộ cải tổ y tế của TT Obama chống lại chương trình mà bà gọi là “cắt giảm Medicare của Cộng Hòa”. Điều mà truyền thông kín miệng hơn là bà Hochul thật ra chỉ thắng với hơn 41% tức là có gần 60% không bỏ phiếu cho bà. Sở dĩ bà thắng chỉ vì phe Cộng Hòa bị chia phiếu làm hai, cho ứng viên Cộng Hòa, và mất 9% số phiếu cho ứng viên cực hữu từ xưng là của Phong Trào Tea Party và bỏ tiền túi ra tranh cử.

Nói cách khác, chiến thắng của bà Hochul không phải vì hậu thuẫn của TT Obama lên cao hơn, mà là vì có nhiều người chống Obama mạnh hơn, không vừa lòng với bà ứng viên Cộng Hòa bị coi như chống chưa đủ mạnh, bỏ phiếu cho ông Tea Party, khiến bên Cộng Hòa thua. Đó có phải là tin tốt cho TT Obama như truyền thông phe ta quảng bá không"

Nhưng vấn đề vẫn là chống Obama rồi thì bầu cho ai" Còn một năm rưỡi nữa là đến cuộc bầu tổng thống. Giờ này trong kỳ bầu trước thì các ứng viên cả hai đảng đã rõ ràng, thu bạc triệu để tranh cử rồi. Nhưng năm nay, bên Dân Chủ thì dĩ nhiên khỏi phải bàn, nhưng bên Cộng Hòa thì hình ảnh vẫn rất lờ mờ.

Các tên tuổi lớn như cựu thống đốc Mitt Romney, cựu chủ tịch Hạ Viện Newt Gingrich, cựu thống đốc Sarah Palin, cựu thị trưởng Rudy Giuliani, … vẫn chân trong chân ngoài. Vài ngôi sao chưa mọc đã tắt như tỷ phú Donald Trump. Vài ứng viên mới vẫn loay hoay tìm chỗ đứng như cựu thống đốc Tim Pawlenty, dân biểu Michelle Bachmann, …

Nhìn kỹ vào hậu trường Cộng Hòa, ta thấy cũng có chuyện đáng nói.

Trước hết, hình như đang có cuộc đấu võ giữa hai bà. Đảng Cộng Hòa nổi tiếng là đảng của đấng mày râu da trắng, bây giờ, sôi động nhất lại là màn chạy đua giữa hai bà. Hai bà này là dân biểu Michelle Bachmann và cựu thống đốc Sarah Palin. Cả hai bà đều trẻ, đẹp, hấp dẫn, ăn hay nói giỏi. Đặc biệt là cả hai bà đều có khuynh hướng bảo thủ cực đoan, chống Obama cực mạnh, được ủng hộ tối đa của Phong Trào Tea Party, nhưng đồng thời cũng là tấm bia của truyền thông dòng chính cấp tiến. Ta có thể nói không sai lầm, cả hai bà quả là chị em sinh đôi. Cả hai bà đều muốn nhẩy ra tranh cử và đều quả quyết dư xăng đánh hạ đương kim tổng thống. Nhưng cả hai bà đều gờm nhau, chưa ai ra chiêu, chưa ai nhẩy vào cuộc. Dĩ nhiên, trong hai bà, chỉ có thể có một. Không thể nào có chuyện cả hai bà ra chung liên danh, một ứng cử tổng thống và một ứng cử phó tổng thống. Trong cuộc chạy đua không có gì bí hiểm, hấp dẫn lần này, đây chính là màn "múa đôi" hồi hộp nhất. Ta hãy chờ xem bà nào thắng.

Sau đó là đến chuyện ông Herman Cain.

Ông này là người da đen, cực kỳ bảo thủ, cựu Tổng Giám Đốc nhà hàng dây chuyền Godfather Pizza, giông giống như Pizza Hut, nhưng chuyên trị các khu dân da màu khắp miền nam nước Mỹ. Truyền thông thân Cộng Hòa đã khua chiêng gõ trống quảng bá ông này tối đa. Cái thông điệp của họ cũng dễ thấy: Cộng Hoà chẳng phải chỉ có đàn ông da trắng, mà cũng có phụ nữ và dân da màu. Trước đây quảng bá ông thống đốc gốc Ấn Độ của Louisiana, bây giờ đến ông Cain. Hơn nữa chuyện đáng nói là cái ông đen này ăn nói rất bạo phổi, xỉ vả TT Obama không nương tay. Mang ông đen ra đánh ông đen thì mới thích. Như cộng đồng tỵ nạn của ta cũng vậy, mỗi lần có một anh “phản đảng” nào lên tiếng chửi cộng sản, là được ta công kênh hoan nghênh ngay, không cần biết anh này chống cộng thiệt hay chống cuội, nói thật hay nói phét.

Dù sao, thì ta cũng thấy hy vọng đắc cử của ông Herman Cain này coi như chỉ là con số âm khổng lồ thôi. Ông này chẳng có chương trình kế hoạch gì ghê gớm ngoài những khẩu hiệu chửi Obama. Hiển nhiên chưa đủ để vào Bạch Cung. Chỉ đủ cho những người không ưa Obama nghe cho sướng lỗ nhĩ thôi.

Trong tình trạng chưa có gì rõ ràng hiện nay, ai có nhiều hy vọng đắc cử nhất bên Cộng Hòa"

Theo thông lệ thì khi tổng thống mãn nhiệm không ra tranh cử nữa thì phó tổng thống sẽ ra. Trong lịch sử cận đại, các phó tổng thống Nixon, Bush, bên Cộng Hòa; Humphrey, Mondale, Gore bên Dân Chủ đều ra tranh cử. Từ sau Đệ Nhị Thế Chiến, chỉ có một ông phó duy nhất không ra tranh cử là Cheney của TT Bush. Hai ông phó Cộng Hòa đều thành tổng thống. Cả ba ông phó Dân Chủ đều thất bại.

Không kể mấy ông phó TT, thì bên Dân Chủ thường đưa ra những ứng viên thuộc hạng bình dân, bất ngờ nổi lên từ chỗ vô danh không ai biết đến. Từ ông thống đốc chuyên nghề trồng đậu phộng là Carter của tiểu bang ruộng Georgia, đến ông thống đốc Clinton của tiểu bang làng Arkansas, với bố đẻ và bố nuôi đều là dân tứ chiếng, rồi đến Obama là con anh sinh viên Phi Châu, sống với bố ghẻ là một anh sinh viên Indonesia, tất cả đều xuất thân khiêm nhường, là những người mới nổi chẳng ai biết đến, rõ ràng là do hạ tầng cơ sở đảng đưa lên. Bên Cộng Hòa ngược lại, luôn đưa ra những ông đại gia tai to mặt lớn như cựu thống đốc tiểu bang lớn nhất Mỹ, Reagan của Cali, Chủ Tịch Thượng Viện Dole, hay thượng nghị sĩ người hùng McCain.

Nhìn vào quá khứ này, ta thấy trong danh sách ứng viên Cộng Hòa hiện nay, có cựu thống đốc Romney –bố cũng là thống đốc cựu ứng viên tổng thống- có nhiều hy vọng nhất, vì có tướng đại gia nhất theo cái nhìn của Cộng Hòa.

Xét cho cùng, dù ứng viên Cộng Hòa là Romney, hay Giuliani, hay Gingrich, hay Palin, hay Pawlenty, thì tất cả đều hy vọng rất mong manh. Nhưng nhiệm kỳ hai của TT Obama, nếu có như vậy, cũng sẽ không có chuyện tiêu xài vung vít đáng sợ như trước vì ông sẽ vẫn bị Hạ Viện trói tay. Có khi TT Obama tiếp tục hành xử theo kiểu… “Cộng Hòa nằm vùng” thì cũng tốt thôi. Chỉ có mấy ông cấp tiến như James Carville là sẽ nổi điên. (29-05-11)

Quý độc giả có thể liên lạc với tác giả để góp ý qua email: Vulinh11@gmail.com. Bài của tác giả được đăng mỗi Thứ Ba trên Việt Báo.

Ý kiến bạn đọc
10/06/201122:31:48
Khách
Hãy bỏ phiếu cho đảng dân chủ thì mới tiếp tục lãnh Welfare & Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp lâu dài các bạn ơi! Ngoài cốt lõi đó ra thử hỏi đảng dân chủ & ngài T.T. Obama làm được gì trong những điều ngài ta hứa khi vận động tranh cử & Chi xài ngân sách cao ngất?. Hay là chỉ có cái tài đổ lỗi cho những người tiền nhiệm thôi...
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Một quan điểm lạc quan đang dấy lên trong hàng ngũ Lãnh đạo đảng CSVN khi bước vào năm 2024, nhưng thực tế tiềm ẩn những khó khăn chưa lường trước được...
Nếu Donald Trump giành lại được Nhà Trắng vào tháng 11, năm nay có thể đánh dấu một bước ngoặt đối với quyền lực của Mỹ. Cuối cùng, nỗi sợ hãi về tình trạng suy tàn đã khiến cho người Mỹ bận tâm kể từ thời thuộc địa sẽ được biện minh. Hầu hết người Mỹ tin rằng, Hoa Kỳ trong tình trạng suy tàn, Donald Trump tuyên bố rằng ông có thể “Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại”. Nhưng tiền đề của Trump đơn giản là sai, và các biện pháp trị liệu được ông đề xuất đặt ra mối đe dọa lớn nhất đối với nước Mỹ.
Đảng CSVN hay nói “Trí thức là “nguyên khí của quốc gia”, làm hưng thịnh đất nước, rạng rỡ dân tộc*; “Trí thức là vốn liếng quý báu của Dân tộc”; hay “Thanh niên là rường cột của nước nhà” , nhưng tại sao nhiều người vẫn ngại đứng vào hàng ngũ đảng? Lý do vì đảng chỉ muốn gom Trí thức và Thanh niên “vào chung một rọ để nắm tóc”...
Tây Bắc hay Tây Nguyên thì cũng chừng đó vấn đề thôi: đất đai, tôn giáo, chủng tộc… Cả ba đều bị nhũng nhiễu, lũng đoạn tới cùng, và bị áp chế dã man tàn bạo. Ở đâu giới quan chức cũng đều được dung dưỡng, bao che để tiếp tục lộng quyền (thay vì xét sử) nên bi kịch của Tây Nguyên (nói riêng) và Cao Nguyên (nói chung) e sẽ còn dài, nếu chế độ toàn trị hiện hành vẫn còn tồn tại...
Bữa rồi, nhà thơ Inra Sara tâm sự: “Non 30 năm sống đất Sài Gòn, tôi gặp vô số người được cho là thành công, thuộc nhiều ngành nghề, đủ lứa tuổi, thành phần. Lạ, nhìn sâu vào mắt họ, cứ ẩn hiện sự bất an, lo âu.” “Bất an” có lẽ không chỉ là tâm trạng của người Sài Gòn mà dường như là tâm cảm chung của toàn dân Việt – không phân biệt chủng tộc, giới tính hay giai cấp nào ráo trọi – nhất là những kẻ sắp từ giã cõi trần. Di Cảo của Chế Lan Viên và di bút (Đi Tìm Cái Tôi Đã Mất) của Nguyễn Khải, theo nhận xét của nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn, chỉ là những tác phẩm “cốt để xếp hàng cả hai cửa. Cửa cũ, các ông chẳng bao giờ từ. Còn nếu tình hình khác đi, có sự đánh giá khác đi, các ông đã có sẵn cục gạch của mình ở bên cửa mới (bạn đọc có sống ở Hà Nội thời bao cấp hẳn nhớ tâm trạng mỗi lần đi xếp hàng và không sao quên được những cục gạch mà có lần nào đó mình đã sử dụng).”
Tập Cận Bình tin rằng lịch sử đang dịch chuyển theo hướng có lợi cho mình. Trong chuyến thăm Vladimir Putin tại Matxcơva vào tháng 3 năm ngoái, nhà lãnh đạo Trung Quốc nói với Tổng thống Nga rằng “Ngay lúc này, chúng ta đang chứng kiến một sự thay đổi chưa từng thấy trong 100 năm qua, và chúng ta đang cùng nhau thúc đẩy sự thay đổi ấy.”
Sau 20 năm chiêu dụ Kiều bào về giúp nước không thành công, đảng CSVN lại tung ta Dự án “Phát huy nguồn lực của người Việt Nam ở nước ngoài phục vụ phát triển đất nước trong tình hình mới” vào dịp Tết Nguyên Đán Giáp Thìn 2024. Đây là lần thứ tư, từ khi có Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 26 tháng 3 năm 2004, một Quyết định nhằm mưu tìm đầu tư, hợp tác khoa học, kỹ thuật và tổ chức các Hội, Đoàn người Việt ở nước ngoài, đặt dưới quyền lãnh đạo của đảng CSVN được tung ra...
Khi số lượng di dân vượt biên bất hợp pháp qua biên giới Hoa Kỳ-Mexico tăng cao kỷ lục, câu hỏi quan trọng được đặt ra là: Làm thế nào mà Hoa Kỳ lại rơi vào tình trạng này, và Hoa Kỳ có thể học hỏi những gì từ cách các quốc gia khác ứng phó với các vấn đề an ninh biên giới và nhập cư. Chào đón công dân nước ngoài đến với đất nước của mình là một việc khá quan trọng để giúp cải thiện tăng trưởng kinh tế, tiến bộ khoa học, nguồn cung ứng lao động và đa dạng văn hóa. Nhưng những di dân vào và ở lại Hoa Kỳ mà không có thị thực hoặc giấy tờ hợp lệ có thể gây ra nhiều vấn đề – cho chính bản thân họ và cho cả chính quyền địa phương bởi tình trạng quá tải không thể kịp thời giải quyết các trường hợp xin tị nạn tại tòa án nhập cư, hoặc cung cấp nơi ở tạm thời và các nhu cầu cơ bản khác. Mà tình trạng này hiện đang xảy ra ở rất nhiều nơi ở Hoa Kỳ.
Trên vai những pho tượng trắng trong vườn Lục Xâm Bảo, lá vàng đã bắt đầu rơi lất phất. Mùa Thu Paris thật lãng mạn. Henry Kissinger đi dạo quanh một hồ nhỏ ở ngoại ô gần Rambouillet. Nơi đây từng cặp tình nhân đang nắm tay nhau bên những cành cây la đà bóng hồ. Ông thấy lòng mình nao nao (melancholic) vì sắp tới phiên họp quan trọng nhất với ông Lê Đức Thọ.
Tôi nghe nhiều người tỏ ý bi quan về hiện cảnh cũng như tương lai (đen tối) của Việt Nam. Dân tộc nào, số phận đó. Một đất nước có những người viết sử và làm luật (cỡ) như ông Dương Trung Quốc thì… đen là phải!
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.