Hôm nay,  

Lòng Mẹ

09/04/201100:00:00(Xem: 8108)

Lòng Mẹ 

long_me_vietnam-large-content: Hình ảnh bà mẹ Việt Nam.

Trương Phú Thứ

Nước Mỹ dành riêng ngày "8 tháng 5" để tôn vinh các Bà Mẹ. Một ngày trong năm hay cả 365 ngày trong năm cũng không đủ để những người con có lòng hiếu thảo bầy tỏ tấm của họ đối với những người Mẹ đã mang nặng đẻ đau và dưỡng dục đàn con. 

Có bút mực nào nói lên công ơn của các Bà Mẹ cho được tron vẹn" Một bài hát rất quen thuộc của nhạc sĩ Y Vân "Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình dạt dào…" cũng chỉ diễn tả được một tiếng lòng rất đơn sơ của đứa con với mẹ hiền, còn triệu triệu tiếng lòng từ trái tim nhỏ bé của con muốn được tuôn trào ra khỏi lồng ngực, muốn được bốc hơi ra từ tâm tưởng để đền đáp công ơn và tình yêu vô tận của mẹ. Chẳng có bài văn, áng thơ hay câu hát nào có thể nói lên được tình mẹ con thiêng liêng như hương hoa của đất trời. Công lao dưỡng dục sinh thành của Mẹ như núi cao biển rộng.

Từ ngày mẹ mang con trong lòng đến những ngày mẹ mỏi mắt dong duổi với từng bước chân phong trần của con trên những lối đi gập ghềnh của cuộc đời. Hình bóng mẹ lúc nào cũng ôm ấp con, lúc vui buồn khi vinh nhục. Mẹ luôn là điểm tựa vững chắc của con. Lúc con ốm đau cũng như khi con khoẻ mạnh thì bát cháo đầy, ly nước ngọt của mẹ đã nuôi sống con và giúp con mạnh tiến trên đường đời. Mẹ là hơi ấm trong đêm giá lạnh. Mẹ là bóng mát giữa trưa hè nóng nực. Mẹ đã gánh chịu những mọi đau khổ gian truân để chỉ vì tương lai của đời con. Mẹ bóp bụng chịu đói, quần áo mẹ vá chằng vá đụp nhưng con luôn được no đủ áo quần lành lặn bằng tình thương không bờ không bến của mẹ. Mẹ là tất cả và con yêu mẹ hơn chính sự sống của con vì mẹ đã hy sinh đời sống mình cho con.

Tôi đã ngồi lặng người trong bóng tối của một đêm đầu Xuân để tìm kiếm những từ ngữ đâu đó trong tâm khảm và cái vốn liếng văn chương hạn hẹp của tôi để viết ra những lời ca tụng những Bà Mẹ Việt Nam. Những Bà Mẹ đã dằn bụng chịu cơn đói hành hạ nhưng vẫn tươi cười vun đầy bát cơm cho con. Những Bà Mẹ quần áo vá lớp trên lớp dưới âu yếm nhìn con lành lặn chạy nhẩy vui chơi với chúng bạn. Những Bà Mẹ đã tháo chiếc nhẫn cưới vội chạy vào nhà thương đổi lấy những viên thuốc cho con trên giường bệnh. Những Bà Mẹ khóc không ra tiếng ôm xác con bọc trong tấm vải nhựa trên chiếc xe thồ chậm chạp lăn bánh giữa đêm khuya. Bà Mẹ Việt Nam ơi! Chẳng có chữ nghĩa nào có thể diễn tả được lòng mẹ thương con; chẳng có lời văn áng thơ nào nói lên đươc những gian nan khổ cực mẹ đã vì con mà phải gánh chịu. Mẹ đã khô cạn nước mắt vì con; mẹ đã vắt kiệt sức lực còm cõi vì bát cơm manh áo cho con; và trái tim mẹ đã khô héo vì những chông gai con vấp ngã trên đường đời. Con đã làm gì để đền đáp công lao sinh thành dưỡng dục. Con đã có lần nào mang đến cho mẹ một nụ cười, một niềm vui. Đã lần nào con bưng hầu mẹ một ly nước mát giữa trưa hè oi bức, một bát cháo nóng vào buổi tối mưa gió bão bùng. 

Một bài thơ dàn dụa nước mắt của nữ sĩ Nguyễn Thị Mai, "Qua hàng trầu nhớ mẹ" mà người đọc chắc không khỏi nước mắt ngắn dài. Nhân dịp lễ Tôn Vinh các Bà Mẹ, tôi xin được đọc bài thơ dấu yêu như một bó hoa hồng trắng của những người không còn mẹ và bó hoa hồng đỏ của những người con đang được ấp ủ dưới bàn tay yêu thương của mẹ. 

Gian hàng trầu vỏ quen một thưở

Cau tươi vỏ thắm, lá thơm cay

Đi chợ con bớt dăm đồng vặt

Mua để mẹ ăn mỗi thường ngày

*

Quết trầu đỏ thắm làn môi mẹ

Sau bữa cơm đèn trải chiếu hoa

Mẹ ngồi thong thả bên hè mát

Hàng xóm sang chơi, ấm cửa nhà

*

Nhưng rồi hình bóng về xa khuất

Mẹ chẳng còn ăn những miếng trầu

Chiếc cơi trống vắng hơi đồng lạnh

Con đặt tay vào ngón buốt đau

*

Mẹ ơi! Thơm cay một miếng trầu xưa

Mà con phải bớt tiền mua vì nghèo

Bây giờ đã bớt gieo neo

Lại không còn mẹ mà chiều. Khổ không"

*

Từ ngày đưa mẹ ra đồng

Qua hàng trầu vỏ con không dám vào.

(Nguyễn Thị Mai - "Qua hàng trầu nhớ mẹ)

Vần thơ êm ái nhẹ nhàng, tiếng thơ thanh thoát như hương hoa của buổi sớm mai đầu Xuân nói lên lòng yêu thương khôn nguôi của người con gái khóc nhớ mẹ. Những kỷ niệm chất ngất dạt dào của mẹ và con đã đi vào dĩ vãng như trầm hương bay lên trong cõi không gian vô tận. 

Nhưng miền dấu ái mặn nồng với bao vui buồn vẫn còn vướng vất đâu đây, lãng đãng trên giàn thiên lý, dật dờ nơi khay trầu của mẹ. Ngày còn mẹ, vì gia cảnh "gieo neo" cô con gái thi sĩ của chúng ta đã không phụng dưỡng cho thoả tình hiếu thảo. "Bây giờ đã bớt gieo neo. Lại không còn mẹ mà chiều. Khổ không""

Nhân dịp ngày lễ Tôn Vinh các Bà Mẹ, tôi xin kính cẩn dâng lên bó hoa muôn ngàn hương sắc đến tất cả các Bà Mẹ Việt Nam. Những Bà Mẹ đang "bán mặt cho đất, bán lưng cho trời" ở những vùng đất sỏi đá miền Trung nước Việt, nhặt mót từng nắm lúa để đóng tiền trường cho con. Những Bà Mẹ đang vật vờ giữa đêm khuya, lượm nhặt miếng giấy mảnh chai để mua cho con tập giấy, cái bút; mong con yên tâm học hành cho nên người. Công lao và tình yêu vô tận của những Bà Mẹ Việt Nam đã bay lên trên giới hạn chữ nghĩa của tôi và đàn con của các Bà Mẹ. 

Chúng con muôn đời khắc ghi công ơn trời biển của các Bà Mẹ Việt Nam vô cùng yêu mến.

Trương Phú Thứ

(Ngày Các Bà Mẹ 2011)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Câu nói của cố thủ tướng Việt Cộng là Võ Văn Kiệt rằng ngày 30-4 có một triệu người vui và một triệu người buồn...
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.