Hôm nay,  

Bùi Tín Viết Riêng Cho VOA, Thứ Ba, 22 Tháng 3 Năm 2011: Quyết định lịch sử của LHQ: Đặt cuộc sống đồng loại ở tầm cao nhất

23/03/201100:00:00(Xem: 12186)

Bùi Tín Viết Riêng Cho VOA, Thứ Ba, 22 Tháng 3 Năm 2011: Quyết định lịch sử của LHQ: Đặt cuộc sống đồng loại ở tầm cao nhất

Bùi Tín

Nghị quyết số 1973 của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc chiều ngày 17-3-2011 là một nghị quyết lịch sử.

Có thể nói trong lịch sử 69 năm của LHQ (1942 – 2011), Nghị quyết 1973 là một trong những nghị quyết có ý nghĩa chính trị và tư tưởng quan trọng nhất, cao quý nhất về tôn trọng quyền sống của đồng loại trên trái đất, về bảo vệ quyền tự do của một dân tộc đang bị nguy cơ tàn sát bởi một chính quyền cực kỳ hung bạo đang lên cơn điên.

Cái cao quý của Nghị quyết 1973 là nội dung của nó nhắm cấp cứu nhân dân một nước quyết nổi dậy chống ách độc tài cá nhân của Moammar Gadhafi, tên điên khùng ở Địa Trung Hải, và đang bị đàn áp điên cuồng, đang kêu cứu thế giới can thiệp gấp để tránh khỏi bị diệt chủng.

Cả 15 nước trong Hội đồng Bảo an, cả 192 nước thành viên của LHQ đều không có một lợi ích riêng tư nào khi bàn bạc về Nghị quyết này. Do đó động cơ để ra nghị quyết về tình hình Libya hoàn toàn là trong sáng, vô tư; đó là tình Người, là lòng Nhân ái giữa cộng đồng nhân loại, là thương Người như thể thương thân, người chung Quả đất hãy thương nhau cùng. Mục tiêu của Nghị quyết là bảo vệ cuộc sống vô giá của người dân tay không.

Một Nghị quyết vô tư, trong sáng, đẹp đẽ, cao thượng như thế là rất hiếm, cho nên rất đáng quý. Nghị quyết này sẽ có ý nghĩa dài lâu, vượt qua không gian và thời gian, làm nức lòng mọi người dân lương thiện trên trái đất, củng cố niềm tin cho mọi dân tộc chưa có tự do và quyền công dân thật sự, đang khao khát quyền sống dân chủ, tự do giữa thế giới văn minh hiện tại. Đây là một mũi đột phá có ý nghĩa lịch sử, mang lại tiếng thơm và vinh dự

cho Hội đồng Bảo an và cho cả LHQ trong sứ mạng cao quý bảo vệ hòa bình và an ninh của toàn.nhân loại.

Cần chỉ rõ vinh quang trước hết thuộc về 10 nước đã bỏ phiếu thuận cho bản dự thảo đã được Pháp và Anh khởi thảo, được Ngoại trưởng Alain Juppé Pháp đọc ttrước Hội đồng Bảo an. Đó là các nước: Pháp, Anh, Brazil, Colombia, Gabon, Bosnia Herzegovina, Lebanon, ibania, Nigeria, Bồ Đào Nha và Nam Phi.

Theo tin các nhà báo Pháp theo dõi chặt chẽ cuộc bỏ phiếu lịch sử, đến phút chót, Nigeria và Nam Phi định không tham gia bỏ phiếu, đại biểu Pháp và Lebanon đã ra sức thuyết phục có kết quả, do đó mà đạt vừa đủ 10 phiếu thuận. Thật đáng mừng.

Cũng nhờ đại biểu Lebanon đã thay mặt khối nước A-rập ra sức thuyết phục các đại biểu Nga và Trung Quốc để 2 nước này chỉ không tham gia bỏ phiếu mà không dùng quyền phủ quyết của nước thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an, do đó mà cuộc bỏ phiếu tránh khỏi thất bại.

Thái độ của Đức cũng đáng ghi nhận. Bà Merkel tuy giữ lập trường không can thiệp, không bỏ phiếu, nhưng ngày 19-3 bà vẫn sang Paris để tỏ tình đoàn kết với các nước châu Âu, A-rập và châu Phi; bà cho biết Đức sẽ gửi ngay một số máy bay quan sát AWACS hiếm hoi sang Afghanistan, để các nước bạn có thể điều các máy bay AWACS ở đó sang hoạt động ở bầu trời Libya và quanh đó.

Ngay chiều 19-3, máy bay quân đội Pháp đã đánh trúng 4 xe tăng Libya đầu tiên từng bắn vào dân thường. Các máy bay Anh, Canada đang hành động tiếp. Quân đánh thuê của Libya đang hoang mang, có dấu hiệu tan rã từng mảng.

Nghị quyết 1973 ngày 17-3-2011 của Hội đồng Bảo an LHQ sẽ cổ vũ các dân tộc Bắc Phi và Trung Đông vùng dậy giành dân chủ và tự do theo đường lối hòa bình không bạo lực. Nhân dân Algerie đang rục rịch. Nhân dân Bahrain đã xuống đường đông đảo. Nhân dân Yemen đang xuống đường quyết liệt đòi tự do và công ăn việc làm. Nhà Vua Maroc đã cam kết dân chủ hóa vương quốc với một bản hiến pháp mới. Nhân dân các nước trên đây tin rằng thế giới đã chi viện, tiếp sức cho nhân dân Libya thì cũng sẽ ủng hộ chi viện các dân tộc khác.

Ở Việt Nam, các báo nhà nước được lệnh không đưa tin sâu đậm, không bình luận gì về Nghị quyết 1973 của Hội đồng Bảo an. Nhưng dấu diếm hay úp mở chỉ khêu gợi tò mò của bạn đọc, và không thiếu nguồn thông tin và bình luận phong phú trên mạng lưới thông tin dày đặc.

Sau Nghị quyết 1973, có thể thấy trên trái đất, quan hệ người với người đã đổi khác. Gần gụi, thân quen, tinh thần cứu giúp nhau trong hoạn nạn nồng ấm hơn trước. Cái lý sự cùn «không can thiệp vào nội bộ nước khác» đã bị bẻ gãy vụn từ lâu rồi. Người với người, nước này với nước khác bị ràng buộc chặt chẽ cả về luật pháp và đạo lý. Đã có cả một lập luận văn minh về «quyền can thiệp», «về bổn phận can thiệp», «về nghĩa vụ can thiệp». Đã có nhiều đạo luật văn minh nghiêm trị những công dân thấy đồng bào, đồng loại lâm nguy mà bỏ qua không ứng cứu. Làm ngơ khi đó là phạm tội, tội nặng.

Rất cần giới thiệu kỹ cho 14 người trong Bộ Chính trị của đảng CS Việt Nam về sự hình thành của Nghị quyết 1973 trên đây, cũng nên cho họ tập huấn sâu sắc về «quyền can thiệp», về «nghĩa vụ can thiệp». Và cũng nên mời người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Hà Nội tham dự.

Bùi Tín

Ý kiến bạn đọc
30/03/201117:57:35
Khách
Theo tôi nghĩ: Ông Bùi Tín khi bảo bọn 14 tên đầu sỏ Việt Cộng nằm trong Bộ Chính-trị của chúng hãy suy ngẫm về Nghị-Quyết của Hội-đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, là ý Ông chỉ muốn nhắc cho bọn khốn kiếp này đừng có giở mãi cái lý-luận, cái nguyên tắc, cái đĩa hát đã cũ mòn: "Không chấp nhận cho nước nào can thiệp đến chuyện nội bộ của một nước khác !", để chúng tha hồ tự tung tự tác hà hiếp, chém giết dân lành trong nước đứng lên phản kháng, chống đối chúng. Rồi đây chúng sẽ phải trả giá, phải bị nghiêm trị đến nơi đến chốn, khi vẫn cứ tỏ thái-độ khinh thường các Nghị-quyết của Hội-đồng Bảo An LHQ hay của các Tổ chức Nhân-đạo trên Thế-giới.
Bọn khốn kiếp này hiểu rõ, biết vậy chứ chẳng phải không; nhưng với bản chất ngoan cố, lưu manh, chỉ đến khi bị trừng phạt nặng-nề bởi các nước trên Thế-giới, thì chúng mới thấm đòn.
25/03/201119:01:47
Khách
Theo dõi Bùi Tín từ ngày ông đào tị tại Pháp, càng ngày tôi càng thấy ông rõ ràng với tấm thân tình cùng đất nước hôm nay, bởi, hầu như ông là người trong số rất ít người luôn giúp ta nhìn thấy những yếu huyệt hóc hẻm nhất của tập đoàn Công Sản Việt Nam, một đảng phái được xây dựng trên dối trá, điêu ngoa và tàn độc nhất thế kỷ. Xuất thân từ một giai cấp từ trung đến cao cấp trong Quân Đội Nhân Dân của đảng CSVN, có lúc nắm giữ luôn phần chủ yếu của một cơ quan tuyên truyền của đảng, tư cách của con người Bùi Tín, có thân thế thuộc loại "danh gia vọng tộc" cuối thời Phong kiến, được gia đình giáo dục đàng hoàng, ông Bùi Tín không thể vì nhìn ra sự sai hỏng, mà nặng lời với những người sai hỏng mà ông đã từng có lúc, là đồng đội, đồng chí với họ. Cho nên, với cách nói, cáh gọi, cách xưng hô, ông vẫn dùng những ngôn từ vừa phải của một người có giáo dục với những người bạn cũ. Chính vì vậy, mà vô số nạn nhân Cộng Sản, dù muốn quên hay không thể quên được những nỗi đau thương tày trời do đảng CSVN gây ra cho họ, gia đình, cha mẹ, vợ con và cho chính bản thân họ, đã luôn tỏ ra nhẹ thì lạnh nhạt, mạnh thì dày vò, phỉ mạ ông. Những người nạn nhân Cộng sản này, trong đó có chúng tôi (xin xác minh như thế để khỏi gây nơi người đọc sự ngộ nhận là người nói lên ý kiến này, chắc cũng chỉ thuộc loại "phe mình đánh bóng phe ta"). Tôi có người anh vợ, nay cũng tị nạn và sinh sống ở Paris. Anh là một người chống cộng phải kể là rất "cực đoan", Ấy vậy mà anh đã bùi ngùi kể tôi nghe, một lần Bùi Tín được mời tới dự một cuộc hội thảo của một Tổ chức Người Việt Tị Nạn CS tại Âu Châu. Khi Bùi Tín bước vào, ông đã được chào đón với đôi ba lời thật "mạnh mẽ đến khiếm nhã" bới một hai nạn nhân Cộng Sản lúc đó. Nhưng thái độ Bùi Tín không phải là thản nhiên thách đố hay giận dữ đối trả, mà ngược lại, ông bình tĩnh đón nhận, lặng lẽ cam chịu không phải với tư thái của kẻ đầu hàng, mà với phong độ của một người từng trải, hiểu chuyện và cảm thông với uất ức, vì ông hiểu qúa rõ uất ức từ đâu ra cũng như kết qủa ắt phải có của con toán: một cộng một là hai. Từ đó ông anh thù CS một cách cực đoan của tôi, bỗng đổi cách suy nghĩ và cách cảm nhận về ông Buì Tín.Ông đã thuật lại chuyện này cho tôi nghe, qua một lần tới Mỹ, thấy ông dớm nước mắt, tôi bỗng cũng bùi ngùi. Thứ bùi ngùi không thể trách cứ nạn nhân, nhưng cũng không muốn tán trợ. Vì...Có quên được thù hận với CS hay không, không tùy thuộc vào hàng ngũ những nạn nhân CS này, mà nó tuỳ thuộc vào chính đảng CSVN, có chịu từ bỏ cái bản chất tráo trờ, dối lừa trơ trẽn, tiểu nhân trong cách bày tỏ lòng hãnh tiến của mình hay không? Trong bài trên, ông Bùi Tín phơi rõ cho chúng ta thấy cái lo âu trùng điệp tiếp sau Nghị Quyết lịch sử của Liên Hiệp Quốc cho các nước Âu Châu và Mỹ, can thiệp vào Lybia với mục đích đặt cuộc sống của nhân loại lên trên hết, xóa bỏ lằn ranh Quốc Gia mà các chế Cộng Sản và các chính phủ độc tài, tàn bạo luôn tuyên chiến với cả nhân dân hiền lương của mình, thương dùng làm trường thành bất khả xâm phạm, nơi mà họ đang mặc sức tung hoàng trong đó. Bây giờ, xin thưa với ông Bùi Tín, là người hiều đến thâm căn đảng CSVN, việc ông xướng lên gợi ý giới thiệ với 14 Ủy Viên trong Bộ Chính trị Cộng Sản và Phát ngôn viên của họ Bản Nghị Quyết LHQ nhằm can thiệp vào Lybia để bảo vệ mạng sống của người dân nước ấy có thiết thực không, khi mà chính nhiều nghị quyết họ đã ký, nhưng rồi họ cũng xé ngay khi mực còn chưa khô, nhất là "Quyền Can Thiệp" và "Nghiã Vụ Can Thiệp" của quốc tế, vào một nuớc độc tài toàn trị, cha truyền, đảng nối (tiếp) như Lybia và cái nước gọi là Cộng Hoà XHCN Việt Nam - Độc lập (sic...) - Tư Do (sic...) - Hạnh Phúc (sic...), nơi mà ý dân đối với họ như đàn gẩy tai trâu và Hiệp Ước, nghị Quyết của Liên Hiệp Quốc, thể hiện tâm nguyện của loài người, đối với 14 Ủy Viên trong Chính Trị Bộ của họ, luôn coi là những tờ giấy rách. Tuy trong lòng, cái đảng CSVN và 14 ông lãnh đạo naỳ, rất sợ vì ông đã khoáy trúng tử huyệt của họ?
23/03/201121:37:56
Khách
Tôi rất đồng ý với quan điển của ông Bùi Tín, thế giới mỗi ngày càng liên kết chặt chẽ với nhau hơn, mỗi nước đều có bổn phận cùng hợp tác và đoàn kết với LHQ thi hành bản quốc tế về nhân quyền, nước nào vi phạm phải bị xử lý. Nghị quyết 1973 là 1 điểm son ghi dấu mốc cho nhân loại mỗi ngày được tốt đẹp hơn, để đánh đổ được tới đâu hay tới đó, các chế độ độc tài ngang nhiên chà đạp lên tự do dân chủ quyền con người của nhân loại. Có nhiều người nói đến việc ăn chay, nhưng theo tôi việc ăn chay đồng nghĩa với mở xiềng xích bạo tàn, tháo gông cùm trói buộc, trả tự do cho người bị áp bức, đập tan mọi gông cùm. LHQ đã vừa làm và sẽ làm mãi cho đến khi những bất công được xoá sạch.
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Cận Tết năm Thìn, Marianne Brown (Guardian Weekly) có bài “Vietnam’s parents want a dragon son.” Trời! Tưởng gì, chớ cả Tầu lẫn Ta ai mà không muốn có con trai tuổi Rồng. Nhâm Thìn, tất nhiên, lại càng bảnh dữ nữa. Nam nhâm nữ quí thì sang mà lị. Theo tuviso.com: “Tuổi Nhâm Thìn có nhiều hy vọng tốt đẹp về vấn đề tình duyên và tương lai về cuộc sống, có phần tốt đẹp về tình cảm và tài lộc, vào trung vận và hậu vận thì được nhiều tốt đẹp về hạnh phúc, công danh có phần lên cao.”
Một quan điểm lạc quan đang dấy lên trong hàng ngũ Lãnh đạo đảng CSVN khi bước vào năm 2024, nhưng thực tế tiềm ẩn những khó khăn chưa lường trước được...
Nếu Donald Trump giành lại được Nhà Trắng vào tháng 11, năm nay có thể đánh dấu một bước ngoặt đối với quyền lực của Mỹ. Cuối cùng, nỗi sợ hãi về tình trạng suy tàn đã khiến cho người Mỹ bận tâm kể từ thời thuộc địa sẽ được biện minh. Hầu hết người Mỹ tin rằng, Hoa Kỳ trong tình trạng suy tàn, Donald Trump tuyên bố rằng ông có thể “Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại”. Nhưng tiền đề của Trump đơn giản là sai, và các biện pháp trị liệu được ông đề xuất đặt ra mối đe dọa lớn nhất đối với nước Mỹ.
Đảng CSVN hay nói “Trí thức là “nguyên khí của quốc gia”, làm hưng thịnh đất nước, rạng rỡ dân tộc*; “Trí thức là vốn liếng quý báu của Dân tộc”; hay “Thanh niên là rường cột của nước nhà” , nhưng tại sao nhiều người vẫn ngại đứng vào hàng ngũ đảng? Lý do vì đảng chỉ muốn gom Trí thức và Thanh niên “vào chung một rọ để nắm tóc”...
Tây Bắc hay Tây Nguyên thì cũng chừng đó vấn đề thôi: đất đai, tôn giáo, chủng tộc… Cả ba đều bị nhũng nhiễu, lũng đoạn tới cùng, và bị áp chế dã man tàn bạo. Ở đâu giới quan chức cũng đều được dung dưỡng, bao che để tiếp tục lộng quyền (thay vì xét sử) nên bi kịch của Tây Nguyên (nói riêng) và Cao Nguyên (nói chung) e sẽ còn dài, nếu chế độ toàn trị hiện hành vẫn còn tồn tại...
Bữa rồi, nhà thơ Inra Sara tâm sự: “Non 30 năm sống đất Sài Gòn, tôi gặp vô số người được cho là thành công, thuộc nhiều ngành nghề, đủ lứa tuổi, thành phần. Lạ, nhìn sâu vào mắt họ, cứ ẩn hiện sự bất an, lo âu.” “Bất an” có lẽ không chỉ là tâm trạng của người Sài Gòn mà dường như là tâm cảm chung của toàn dân Việt – không phân biệt chủng tộc, giới tính hay giai cấp nào ráo trọi – nhất là những kẻ sắp từ giã cõi trần. Di Cảo của Chế Lan Viên và di bút (Đi Tìm Cái Tôi Đã Mất) của Nguyễn Khải, theo nhận xét của nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn, chỉ là những tác phẩm “cốt để xếp hàng cả hai cửa. Cửa cũ, các ông chẳng bao giờ từ. Còn nếu tình hình khác đi, có sự đánh giá khác đi, các ông đã có sẵn cục gạch của mình ở bên cửa mới (bạn đọc có sống ở Hà Nội thời bao cấp hẳn nhớ tâm trạng mỗi lần đi xếp hàng và không sao quên được những cục gạch mà có lần nào đó mình đã sử dụng).”
Tập Cận Bình tin rằng lịch sử đang dịch chuyển theo hướng có lợi cho mình. Trong chuyến thăm Vladimir Putin tại Matxcơva vào tháng 3 năm ngoái, nhà lãnh đạo Trung Quốc nói với Tổng thống Nga rằng “Ngay lúc này, chúng ta đang chứng kiến một sự thay đổi chưa từng thấy trong 100 năm qua, và chúng ta đang cùng nhau thúc đẩy sự thay đổi ấy.”
Sau 20 năm chiêu dụ Kiều bào về giúp nước không thành công, đảng CSVN lại tung ta Dự án “Phát huy nguồn lực của người Việt Nam ở nước ngoài phục vụ phát triển đất nước trong tình hình mới” vào dịp Tết Nguyên Đán Giáp Thìn 2024. Đây là lần thứ tư, từ khi có Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 26 tháng 3 năm 2004, một Quyết định nhằm mưu tìm đầu tư, hợp tác khoa học, kỹ thuật và tổ chức các Hội, Đoàn người Việt ở nước ngoài, đặt dưới quyền lãnh đạo của đảng CSVN được tung ra...
Khi số lượng di dân vượt biên bất hợp pháp qua biên giới Hoa Kỳ-Mexico tăng cao kỷ lục, câu hỏi quan trọng được đặt ra là: Làm thế nào mà Hoa Kỳ lại rơi vào tình trạng này, và Hoa Kỳ có thể học hỏi những gì từ cách các quốc gia khác ứng phó với các vấn đề an ninh biên giới và nhập cư. Chào đón công dân nước ngoài đến với đất nước của mình là một việc khá quan trọng để giúp cải thiện tăng trưởng kinh tế, tiến bộ khoa học, nguồn cung ứng lao động và đa dạng văn hóa. Nhưng những di dân vào và ở lại Hoa Kỳ mà không có thị thực hoặc giấy tờ hợp lệ có thể gây ra nhiều vấn đề – cho chính bản thân họ và cho cả chính quyền địa phương bởi tình trạng quá tải không thể kịp thời giải quyết các trường hợp xin tị nạn tại tòa án nhập cư, hoặc cung cấp nơi ở tạm thời và các nhu cầu cơ bản khác. Mà tình trạng này hiện đang xảy ra ở rất nhiều nơi ở Hoa Kỳ.
Trên vai những pho tượng trắng trong vườn Lục Xâm Bảo, lá vàng đã bắt đầu rơi lất phất. Mùa Thu Paris thật lãng mạn. Henry Kissinger đi dạo quanh một hồ nhỏ ở ngoại ô gần Rambouillet. Nơi đây từng cặp tình nhân đang nắm tay nhau bên những cành cây la đà bóng hồ. Ông thấy lòng mình nao nao (melancholic) vì sắp tới phiên họp quan trọng nhất với ông Lê Đức Thọ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.