Hôm nay,  

TQ bị nhập siêu: Nguyên nhân và Hậu quả

11/03/201100:00:00(Xem: 12617)
TQ bị nhập siêu: Nguyên nhân và Hậu quả


Nguyễn Xuân Nghĩa

Nhập siêu là cái ngọn. Cái gốc mới kinh hoàng...

Chỉ năm ngày sau khi Quốc hội Trung Quốc thông báo sự chuyển hướng trong Kế hoạch Ngũ niên thứ 12 (KH12), thì Tổng cục Quan thuế cho biết là trong Tháng Hai vừa qua, Trung Quốc đã bị nhập siêu 7,3 tỷ Mỹ kim.
Con số hy hữu đó của một xứ xuất cảng mạnh nhất và thường xuyên đạt xuất siêu vì xuất hơn nhập cảng là kết số của hai sự kiện: xuất cảng chỉ tăng 2,4% so với cùng kỳ năm ngoái mà nhập cảng lại tăng 19,4%. Đằng sau hai sự kiện này, lạc quan thì ta có... Tết Nguyên Đán là khi dân chúng tiêu xài nhiều hơn và các doanh nghiệp đều xả hơi, giảm sản xuất.
Nhưng ngoài dữ kiện thuộc về thói quen theo mùa như vậy, ta còn thấy ra nhiều yếu tố khác.
Sau nhiều năm đắn đo co duỗi, Trung Quốc đang chuyển hướng chiến lược kinh tế để lệ thuộc ít hơn vào xuất cảng và chú trọng nhiều hơn đến sức tiêu thụ của thị trường nội địa, và để tái phân lợi tức hầu điều chỉnh thất quân bình kinh tế và nhất là bất công xã hội. Nhưng không phải quyết định về KH12 do Hội nghị Ban chấp hành Trung ương ban hành hồi tháng 10 năm ngoái và Quốc hội thông qua vào tuần trước mới dẫn tới chuyện nhập siêu 7,3 tỷ trong tháng Hai.
Chiều hướng xuất cảng sút giảm và nhập cảng gia tăng đã có từ nhiều năm rồi: xuất siêu của Trung Quốc giảm liên tục, 298 tỷ vào năm 2008, 196 tỷ năm 2009, và 184 tỷ năm 2010. Gần đây, giá cả các nhập lượng như nguyên nhiên vật liệu, nông khoảng sản, quặng sắt, dầu thô, v.v... (gọi chung là "thương phẩm") lại tăng mạnh, khiến số nhập cảng mới tăng vọt. Đây là ta chưa nói đến sức ép của các quốc gia khác, nhằm đẩy mạnh xuất cảng vào Trung Quốc, và giảm bớt tác dụng của chính sách hối đoái của Bắc Kinh với đồng Nguyên định giá quá thấp...
Ngay từ tuần trước, ngày mùng bảy, Bộ trưởng Thương mại Bắc Kinh là Trần Đức Minh đã rào trước đón sau, rằng Trung Quốc không loại bỏ sự việc là sẽ bị nhập siêu trong một vài tháng....
Khi tìm hiểu cho kỹ thì chìm sâu bên dưới sự chuyển động âm ỉ và chậm rãi này còn có hậu quả đáng ngại là cả triệu doanh nghiệp Trung Quốc sẽ thiếu thanh khoản, hiện kim, bạc mặt. Vốn dĩ được quản lý kém hiệu năng, khi lại thiếu tiền kinh doanh, từ nay các doanh nghiệp này sẽ khốn đốn. Và sản lượng sẽ sụt mạnh hơn những dự đoán hay chỉ tiêu ban đầu - là đạt mức tăng trưởng trung bình là 7% trong năm năm tới. Hậu quả xã hội là thất nghiệp có thể tăng.
Chuyện ấy khiến người ta phải đào sâu hơn vào chiến lược phát triển mà thế giới cứ gọi là rồng cọp của Trung Quốc.
Từ cả chục năm nay, lãnh đạo Bắc Kinh đã thắt lưng buộc bụng người dân để đầu tư dữ dội qua hệ thống doanh nghiệp nhà nước. Lượng đầu tư khổng lồ này - riêng về tư bản cố định thì tăng hàng năm từ 20 đến 40% trong cả chục năm như vậy chỉ là thuốc bổ cho kẻ đua xe đạp trên đường trường. Chi tiết kỹ thuật ấy không đáng chú ý nếu người ta không thấy là trong cùng thời kỳ, tốc độ đô thị hóa tại Trung Quốc chỉ tăng tối đqa chừng 1,5% một năm. Thế thì đầu tư vào đâu, để làm gì"
Thực tế thì trong nhiều năm liền, mỗi tháng Trung Quốc đầu tư và xây dựng ra hạ tầng đường xá hay địa ốc cho một thị trấn hai vạn dân. Kết quả được bút ghi vào đà tăng trưởng kinh tế là 9-10%, nhưng hậu quả là những thị xã chết, không có người ở: tốc độ đô thị hóa nói trên có cho thấy điều ấy.
Nhưng dù sao mặc lòng, doanh nghiệp nhà nước, từ trung ương tới địa phương vẫn hỳ hục đầu tư để tạo ra việc làm và kể ra thành tích huy hoàng rồi đưa lên trên cho thượng cấp đẹp lòng. Và thế giới thì trầm trồ khen ngợi sức bật của Trung Quốc. Khiến xứ này cứ nhập cảng nguyên nhiên vật liệu cho nhiều, xây nhà cho cao, cán thép cho mạnh... và cất vào tồn kho!

Bây giờ, trên cái núi tồn kho vô dụng và thống kê hào nhoáng đó, lãnh đạo bắt đầu choáng váng. Nếu các doanh nghiệp phải hãm đà tăng trưởng ảo như vậy thì sẽ mất vốn và lãnh thất nghiệp thật!
Hậu quả chính trị là gì thì chúng ta đều rõ, và lãnh đạo Bắc Kinh đều sợ!
Tức là Trung Quốc đang ở giữa một khúc quanh đầy rủi ro. Đúng lúc đó thì lại có trận bão giá về thương phẩm trên thế giới. Doanh nghiệp và lãnh đạo Bắc Kinh đều có thấy trước sự kiện này.
Các doanh nghiệp bèn đón trước thời cơ, bằng cách mua ngay nguyên nhiên vật liệu về cất trong kho trước khi mọi thứ đều sẽ lên giá. Việc lập kho dự trữ để phòng ngừa lập tức đẩy mạnh nhập cảng - vì xứ này vẫn đói ăn và khát dầu - và khiến hiện tượng nhập siêu sẽ trở thành đáng ngại hơn dự báo ban đầu.
Bây giờ, nhằm đối phó với cơn bão giá, lãnh đạo Bắc Kinh phải chú ý trước tiên đến hậu quả xã hội: lại tăng chi để trợ giá, kiểm soát giá cả và cấm doanh nghiệp tăng giá quá đáng. Từ đấy lại lâm vào một vòng luẩn quẩn khác!
Đây là hiện tượng bị điện giựt trong khúc quanh!
Nhưng chưa hết. Khi công ty lượng giá tín dụng Fitch vừa thông báo điều họ đã nói từ trước, rằng hệ thống ngân hàng Trung Quốc có thể bị khủng hoảng trong những năm tới, Bắc Kinh càng thấy bức xúc. Một giám đốc ngân hàng của Trung Quốc phải lập tức lên tiếng trấn an.
Fitch tiên đoán rằng với xác suất là 60%, Trung Quốc có thể bị khủng hoảng ngân hàng vào năm 2013, vì một núi nợ xấu sẽ sụp đổ sau khi đã cấp phát tín dụng cho các doanh nghiệp nhà nước theo diện chính sách. Doanh nghiệp lại dùng tiền đó đi vào thị trường đầu cơ để thổi lên bong bóng, Khi bóng bể - sắp rồi - thì mọi thứ đều sụp theo lối dây chuyền....
Sau chuyện doanh nghiệp nhà nước vừa nói tới ở trên là câu hỏi "tiền đâu".
Đầu tiên, các ngân hàng đã bơm tín dụng - với lãi suất trợ cấp - chủ yếu là ba phần tư tổng số cho doanh nghiệp nhà nước gia tăng đầu tư theo lối rồng cọp giấy. Lượng tín dụng từ 750 tỷ Mỹ kim năm 2008 tăng gấp đôi trong năm 2009. Lý do là để kéo kinh tế ra khỏi nguy cơ suy trầm của toàn cầu.
Kết quả "dương" là Trung Quốc đã đầu tư đến 55% Tổng sản lượng GDP để đạt thành tích tăng trưởng 9% - một sự phao phí phương tiện tốn kém hơn gấp đôi các nước Đông Á trong giai đoạn khởi phát mấy chục năm trước.
Hậu quả "âm" là các ngân hàng ngồi dưới một núi nợ khó đòi, sẽ thành nợ thối và ụp lên đầu mọi người, nhất là các trương chủ loại thường dân đã chắt bóp tiền tiết kiệm để gửi ngân hàng.
Trong tổng số 120 ngàn doanh nghiệp nhà nước địa phương - chưa kể các công ty vệ tinh làm gia công hay bám sống vào các doanh nghiệp này - một số không ít sẽ không thể tiếp tục ngồi mát ăn bát vàng vì quyết định chuyển hướng sẽ chấm dứt tình trạng có doanh lợi gia tăng mỗi năm từ 15 đến 20%. Vì phản ứng sinh tồn, từ nay các doanh nghiệp sẽ xiết xuống dưới, khiến cả triệu công ty vệ tinh cò con sẽ chết ngộp và phá sản.
Thành thử, con số trừu tượng là Trung Quốc bị nhập siêu 7,3% chỉ là sự kiện nổi trên bề mặt. Bên dưới lại có những chuyển động ngầm còn đáng ngại hơn.
Để kết luận, số nhập siêu của Trung Quốc không chỉ liên hệ đến chuyện vui chơi ngày Tết mà có nguyên nhân sâu xa. Và có hậu quả đáng ngại hơn về kinh tế, xã hội và nhất là chính trị. Đây là chuyện rất nên theo dõi... vì cũng có ảnh hưởng đến Việt Nam đang bị vùi dập trong cơn bão giá và lại vừa được dự báo là thuộc thành phần quốc gia sẽ vỡ nợ nay mai. Tùy cách tính thì đứng hạng thứ tám đến thứ 10, ngay sau Ai Cập!
Vì những biến chuyển dồn dập, quý độc giả có thể theo dõi những phân tích cập nhật của chuyên gia kinh tế Nguyễn Xuân Nghĩa trên trang mạng Dainamax Magazine: www.dainamax.org

Ý kiến bạn đọc
11/03/201114:11:41
Khách
Tôi tiên đoán là vào tháng 4 tới, sẽ có 1 biến chuyển rất quan trọng, và có thể thị trường sẽ xụp đổ trong 1 vài tháng tới!!!
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Việt Nam và Hoa Kỳ đã thiết lập quan hệ ngoại giao cấp “chiến lược toàn diện”, sau 28 năm ngoại giao từ năm 1995. Quyết định này được công bố ở Hà Nội chiều ngày 10/09/2023 trong chuyến thăm 1 ngày rưỡi của Tổng thống Joe Biden...
Năm nay đánh dấu kỷ niệm mười năm thành lập “SK/VĐ&CĐ” (SK/VĐ&CĐ) của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, dự án phát triển cơ sở hạ tầng lớn nhất và đầy tham vọng nhất trong lịch sử nhân loại. Trung Quốc đã cho vay hơn 100 ngàn tỷ đô la Mỹ cho hơn 100 quốc gia qua chương trình này, nó làm giảm chi tiêu của phương Tây ở các nước đang phát triển và dấy lên lo ngại về sự lan rộng quyền lực và ảnh hưởng của Bắc Kinh...
Vào tháng 7, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan cho biết rằng cuối cùng ông sẽ từ bỏ phản đối Thụy Điển gia nhập Minh Ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Hungary, quốc gia ủng hộ lệnh cấm của Thổ Nhĩ Kỳ, cũng có dấu hiệu cho thấy họ sẽ không cản trở việc Thụy Điển gia nhập nếu Thổ Nhĩ Kỳ bật đèn xanh. Điều đó có nghĩa là, sau cuộc bỏ phiếu theo thủ tục vào mùa thu này, Thụy Điển sẵn sàng trở thành thành viên thứ 32 của NATO.
Ngày 2 tháng 9 năm 45, ông Hồ Chí Minh long trọng đọc Tuyên Ngôn Độc Lập tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội. Bữa đó, tui không có mặt. Lý do: không phải vì quá bận, hay vì có chuyện chi đó (đố kỵ) với đám Cộng Sản mà chỉ vì tôi chưa kịp… ra đời! Dù sinh sau đẻ muộn, tôi cũng nghe được hơi nhiều chuyện “không được tử tế gì cho lắm” quanh cái ngày này, ngày khai sinh ra cái gọi là nước “Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà.” Trước hết, xin ghi lại vài mẩu tin có liên quan đến ông Nguyễn Hữu Đang, Trưởng Ban Tổ Chức Ngày 2 Tháng 9, được trích dẫn nguyên văn từ những cơ quan truyền thông (*) của Nhà Nước, mười lăm năm sau đó
Mặc dù những bất đồng là phổ biến giữa các nhà lãnh đạo được bầu và các thống đốc Ngân hàng trung ương, nhưng chúng lại không bình thường ở các quốc gia độc đảng. Khi chúng xảy ra, đó thường là dấu hiệu của một cuộc tranh giành quyền lực. Điều đó dường như đang xảy ra ở Việt Nam, quốc gia đang phải chịu suy thoái kinh tế và có thể sẽ không đạt được mục tiêu tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội 6,5% cho cả năm. Theo những người quen thuộc với tình hình, mặc dù bất cứ điều gì gần với mức đó sẽ khiến nhiều thị trường mới nổi ghen tị, nhưng việc không đạt được mục tiêu trên có thể gây tổn hại đến sự nghiệp của Thủ tướng Phạm Minh Chính.
Lời người dịch: Trong bài viết sau đây, tác giả Jeffrey D. Sachs đưa ra ba luận điểm thiếu thuyết phục. Một là, nền kinh tế Trung Quốc đình đốn phần lớn là do Mỹ gây ra nhằm làm chậm mức tăng trưởng của Trung Quốc. Làm như vậy, Mỹ đã vi phạm các quy tắc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và là mối nguy hiểm cho sự thịnh vượng trong toàn cầu. Do đó, Mỹ nên dừng lại. Cuộc thương chiến giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ không phải chỉ Hoa Kỳ đơn phương gây ra và còn tiếp diễn. Cả hai đang tận dụng mọi ưu thế để cải thiện vị thế của mình. Ai sẽ có khả năng làm cho đối phương suy yếu kinh tế, còn cần nhiều thời gian và nỗ lực. Các chính sách ngăn chận của Trump và Biden đã có kết qủa tốt đẹp. Ai sẽ thắng cử trong năm 2024 cũng phải tiếp tục phát huy thành quả này.
Cách đây chưa lâu, tôi có được gặp một người từ Việt Nam sang Pháp du ngoạn. Mặc dù vẫn sung sức trong độ tuổi làm việc nhưng nhân vật của chúng ta có thể thư thả rong chơi nhiều tháng ngày tại xứ người. Không chỉ thể hiện sự mãn nguyện về đời sống riêng tư, nhân vật còn cho thấy nhiều sự lạc quan về xã hội...
Nhà xuất bản Người Việt Books giới thiệu tập Ký (xuất bản năm 2018) của Đinh Anh Quang Thái “như nén hương lòng thắp tạ những nhân vật của một thời”: Hồ Hữu Tường, Hoàng Cơ Trường, Trần Văn Bá, Nguyễn Tất Nhiên, Như Phong Lê Văn Tiến, Đỗ Ngọc Yến, Nguyễn Chí Thiện, Đoàn Kế Tường, Nguyễn Ngọc Bích, Bùi Bảo Trúc, Trần Hồng Hà…
Chuyến thăm chính thức Việt Nam của Tổng thống Joe Biden từ ngày 10 đến 11 tháng 9 nhằm nâng quan hệ ngoại giao hai nước lên cấp “chiến lược” là hành động chinh trị giúp các nước Á Châu và Thái Bình Dương an tâm, nhưng sẽ khiến Trung Quốc nhăn mặt...
Sau khi Trung Quốc gia nhập kinh tế thế giới vào năm 1978, đất nước này đã trở thành câu chuyện tăng trưởng ngoạn mục nhất trong lịch sử. Cải cách nông nghiệp, công nghiệp hóa, thu nhập gia tăng đã đưa gần 800 triệu người lúc đó thoát khỏi cảnh nghèo đói cùng cực. Sản xuất chỉ bằng 1/10 so với Hoa Kỳ vào năm 1980, nền kinh tế Trung Quốc hiện nay có quy mô bằng khoảng 3/4. Tuy nhiên, thay vì quay trở lại con đường tăng trưởng sau khi chính quyền Cộng sản Trung Quốc (CSTQ) từ bỏ chính sách “Zero-Covid” vào cuối năm 2022, nó lại đang có triệu chứng chao đảo từ bờ mương này sang bờ mương khác.
DB Derek Trần: Tôi làm tất cả để bảo vệ cộng đồng mình trong vấn đề di trú

NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.