Hôm nay,  

Bạc Tỷ Tiếp Tục Bay

22/02/201100:00:00(Xem: 14421)
Bạc Tỷ Tiếp Tục Bay
Vũ Linh

...không hề cắt trợ cấp xã hội và chi tiêu quốc phòng một xu, mà trái lại còn tiếp tục tăng...

TT Obama vừa đệ trình ngân sách mới cho tài khoá 2012. Tổng cộng chi tiêu lên tới (xin hãy ngồi cho vững!) ba ngàn bẩy trăm ba chục tỷ (3.730 billion), gần gấp hai lần số thu nhập của Nhà Nước, đưa đến thâm thủng là một ngàn sáu trăm năm chục tỷ đô (1.650 billion).
Trong cuộc họp báo giới thiệu ngân sách mới, TT Obama tuyên bố: Nhà Nước phải sống trong giới hạn của mình trong khi vẫn phải đầu tư vào tương lai (the federal government…
Để có một khái niệm cụ thể, ta có thể nhìn vào một hình ảnh dễ hiểu. Nếu Nhà Nước Mỹ là một công chức đi làm lãnh lương 2.000 đô một tháng, thì có nghĩa là anh ta đã xài 3.500 đô một tháng. Hình như theo định nghĩa của TT Obama, làm hai ngàn, xài ba ngàn rưởi đã có nghĩa là “sống trong giới hạn của mình” rồi!
Những con số trăm tỷ ngàn tỷ này cũng là những cái gì mà người dân bình thường như chúng ta khó cảm nhận được tầm mức. Cần phải nhìn lại vài con số của quá khứ để có thể mường tượng rõ hơn.
Hai năm 2002-2003 là thời gian quân Mỹ cùng lúc đánh mạnh tại hai chiến trường Afghanistan và Iraq, cũng như tung ra hàng loạt biện pháp cực kỳ tốn kém -như thành lập Bộ Nội An - để chống nạn khủng bố của Hồi Giáo quá khích ngay sau biến cố 9/11. Tổng cộng ngân sách của hai năm đó bị thâm thủng khoảng gần 600 tỷ: 200 tỷ cho 2002, và 400 tỷ cho 2003.
Năm 2007, tình hình chiến tranh Trung Đông hết leo thang, kinh tế ổn định, thâm thủng ngân sách tuột xuống còn 160 tỷ. Năm 2008 là năm nước Mỹ bị khủng hoảng tài chánh đe dọa phá sản toàn bộ hệ thống tài chánh, ngân hàng và hãng bảo hiểm của Mỹ. TT Bush mau mắn ra lệnh chi ra hơn bẩy trăm tỷ để cứu nguy. Một phần lớn số tiền này chỉ được chi ra năm sau, 2009, nhưng một mảng không nhỏ - một phần ba - cũng đã được đưa ngay qua các ngân hàng. Năm đó, ngân sách của TT Bush bị thâm thủng hơn 450 tỷ (458 billion).
Nếu nhìn vào nguyên thời gian nắm quyền của TT Bush thì ta thấy tổng cộng ngân sách bị thâm thủng vào khoảng trên dưới hai ngàn tỷ (2.000 billion) trong tám năm.
Ứng viên Barack Obama tranh cử tổng thống, và ngay từ đầu, vào năm 2007 khi mà ngân sách thâm thủng của Bush là 160 tỷ, đã tung ra khẩu hiệu tranh cử “TT Bush là người vô trách nhiệm” vì đã đưa nước Mỹ đến cảnh thâm thủng ngân sách, nợ nần hơn Chúa Chổm. Ông không hề nhắc đến chuyện thâm thủng ngân sách hoàn toàn ngoài ý muốn của TT Bush, mà chỉ do nhu cầu chiến tranh chống khủng bố toàn cầu sau 9/11, đồng thời cũng là hậu quả của suy thoái kinh tế trong hai năm đầu 2001-2002 do bong bóng điện toán “dot.com” bị bể trong năm cuối của TT Clinton.
Năm 2009 là năm đầu chấp chánh của tân tổng thống Obama.
Cuộc chiến tại Iraq được xuống thang, cùng lúc với cuộc chiến tại Afghanistan (trước khi leo thang trở lại), nhưng ảnh hưởng trên ngân sách không thay đổi gì nhiều. Các ngân hàng nhận được số tiền vài trăm tỷ còn lại chưa giải ngân. Nhưng rồi TT Obama tung ra luật kích cầu kinh tế hơn 700 tỷ.
Nếu tính nhẩm thì bình thường, kể cả tiền kích cầu, có lẽ thâm thủng năm 2008 của TT Bush sẽ tăng lên gần 1.000 tỷ, và như vậy thâm thủng tổng cộng có thể sẽ vào khoảng 1.500 tỷ cho năm 2009. Thực tế, theo ước tính của Quốc Hội Mỹ (Congressional Budget Office – CBO), thâm thủng ngân sách trong một năm đầu tiên của TT Obama là gần 1.900 tỷ, gần bằng tổng cộng thâm thủng trong tám năm của TT “vô trách nhiệm” Bush .
Qua năm 2010, các ngân hàng bắt đầu hoàn trả lại số tiền cứu nguy do Nhà Nước bơm vào. Bình thường thì nhờ đó chắc là thâm thủng ngân sách sẽ giảm nhiều. Thực tế là cũng vẫn theo Quốc Hội Mỹ, thâm thủng ngân sách là trên dưới 1.400 tỷ.
Tổng cộng thâm thủng ngân sách từ 2009 đến 2019 là khoảng mười ngàn tỷ đô (10,000 billion), gấp năm lần thâm thủng trong tám năm của Bush.
Xin xem sơ đồ trình bày mấy con số này của tờ Washington Post.
Nhớ lại khẩu hiệu tranh cử của Obama: có lẽ ý ông ta muốn nói TT Bush “vô trách nhiệm” vì tiêu xài… quá ít" Không chịu phân phát tiền cho thiên hạ nhiều hơn"
Cách đây vài tuần, trong bài diễn văn Báo Cáo Tình Trạng Liên Bang, TT Obama long trọng tuyên bố trước quốc dân ông sẽ cho đóng băng những chi tiêu không bắt buộc (discretionary spending). Một ngày trước khi ngân sách mới được công bố, một viên chức cao cấp của Tòa Bạch Ốc cũng tuyên bố “chúng tôi rất mong muốn hợp tác với đảng Cộng Hòa để cắt chi tiêu và giảm thâm thủng ngân sách”. Một ngày hôm sau, ngân sách mới được tung ra với những con số chi tiêu lớn chưa từng thấy trong lịch sử Mỹ.
Đừng nghe những gì…
Điều đáng nói nữa là TT Obama đã khoe ngân sách này là một ngân sách tằn tiệm hết sức, so với ước tính ngân sách trước đây có thể sẽ đưa đến cắt giảm một ngàn tỷ thâm thủng của thập niên tới. Thay vì thâm thủng tổng cộng là 11.000 tỷ thì sẽ “chỉ còn” 10.000 tỷ. Đưa ra kế hoạch thâm thủng hơn mười một ngàn tỷ, rồi bây giờ khoe đã giảm thâm thủng được hơn một ngàn tỷ, xuống mười ngàn tỷ. Có gì đáng khoe"
Đưa ra kế hoạch không thâm thủng ngay từ đầu có phải là không cần khoe cũng vẫn được hoan nghênh không"
Nhưng đáng lo ngại hơn cả là chuyện bớt thâm thủng một ngàn tỷ đó không phải do giảm chi tiêu, mà, theo nhà báo Charles Krauthammer của Washington Post, do … tăng thuế gần hai ngàn tỷ trong vòng mười năm tới, thuế trên “nhà giàu” như TT Obama quảng bá, và thuế vô hình trên hàng hoá như dầu xăng, thuốc lá, nước ngọt chẳng hạn, mà TT Obama dấu kín vì đụng chạm trực tiếp đến tất cả mọi người, giàu cũng như nghèo.

Hãy thử làm một bài toán lớp mẫu giáo: tăng thuế hai ngàn tỷ mà chỉ bớt thâm thủng có một ngàn tỷ, vậy một ngàn tỷ cách biệt ở đâu" TT Obama không biết cộng trừ" Không phải vậy. Câu giải đáp là TT Obama thật sự đã tăng chi tiêu lên thêm một ngàn tỷ nữa so với ước tính trước đây.
TT Bush là “vô trách nhiệm” với thâm thủng vài trăm tỷ, bây giờ thâm thủng cả chục ngàn tỷ bất kể cả ngàn tỷ thuế mới thì gọi là gì"
Không kể những chi tiêu khổng lồ về trợ cấp an sinh xã hội và quốc phòng, một số khá lớn chi tiêu sẽ được dùng trong các lãnh vực nghiên cứu, giáo dục, khai thác năng lượng sạch, xây dựng hạ tầng như đường xe lửa, xa lộ, cầu cống, phi trường, bến tàu,… Là những chi tiêu xây dựng hạ tầng lâu dài mà TT Obama đã hứa trong Báo Cáo Liên Bang, để nước Mỹ có thể duy trì tư thế lãnh đạo trên thế giới, không cho Tầu và Ấn Độ qua mặt.
Một trong những chương trình chi tiêu của ngân sách mới là 53 tỷ dành cho việc mở đường xe lửa cao tốc. Ông Bộ Trưởng Giao Thông - một dân biểu Cộng Hòa xé rào chạy theo TT Obama - khoe rằng đây chỉ là phần đầu của một kế hoạch khổng lồ tốn 500 tỷ trong 25 năm tới, nhằm biến xe lửa thành phương tiện giao thông cho 80% dân Mỹ.
Bên Âu Châu, xe lửa là phương tiện giao thông thông dụng nhất, với các đường xe lửa cao tốc tối tân nhất, nhanh nhất, tiện dụng nhất. Cả trăm triệu dân Âu Châu dùng xe lửa để di chuyển hàng ngày từ tỉnh này qua tỉnh nọ, nước này qua nước kia.
Nhưng bất cứ người nào đã sống trên đất Mỹ này hơn một ngày đều biết dân Mỹ không đi xe lửa. Chỉ có xe hơi và tàu bay. Xe lửa chỉ để chở hàng, hay gia súc như bò ngựa. Theo thống kê, mỗi năm có chưa tới 30 chục triệu hành khách xe lửa, nhưng lại có 729 triệu hành khách máy bay, và 45 tỷ cuốc xe hơi chạy trên các xa lộ Mỹ. Hãng xe lửa Amtrak được khai trương cách đây hơn ba thập niên, vào năm 1979 - một sáng kiến của TT Carter dĩ nhiên - cho đến nay vẫn lỗ lã triền miên, mỗi năm tốn của công quỹ khoảng một tỷ trợ cấp, từ những năm đầu tiên cho đến ngày nay, hơn ba mươi năm sau. Nếu kế hoạch xe lửa cao tốc của TT Obama được thực hiện, có nhiều hy vọng Nhà Nước sẽ phải trợ cấp nuôi đường xe lửa này trong vài chục hay vài trăm năm nữa, với tiền thuế của chúng ta và con cháu chúng ta đóng.
Thống đốc Florida Rick Scott thuộc đảng Cộng Hòa đã lên tiếng từ chối không nhận gần hai tỷ rưỡi phần ngân sách xe lửa cao tốc dành cho tiểu bang này, vì ông cho là chương trình này tốn tiền thuế của dân quá nhiều mà không mang lại lợi ích cụ thể gì. Ông là thống đốc thứ ba sau các thống đốc Ohio và Wisconsin đã từ khước số tiền này. Chỉ có tiểu bang Calfornia là mau mắn hứng ngay khoản tiền mà Florida từ chối!
TT Obama có khuynh hướng bắt chước Âu Châu và theo gương TT Carter, nhưng không cần phải đi xa như vậy.
Năm ngoái, trước những chỉ trích về việc Nhà Nước Obama vung tay quá trán, TT Obama cho thành lập một Ủy Ban lưỡng đảng nghiên cứu vấn đề cắt giảm thâm thủng ngân sách. Một hành động thuần túy màu mè chính trị chỉ tốn tiền - trả cả chục triệu cho các ông chuyên gia thượng hạng ngồi nghiên cứu dữ kiện thống kê và lý thuyết kinh tế vĩ mô - mà hoàn toàn vô bổ. Ủy Ban này cách đây ít tháng đưa ra khuyến cáo cần phải cắt giảm 4.000 tỷ thâm thủng trong mười năm tới, bằng cách cắt giảm các trợ cấp an sinh xã hội và chi phí quốc phòng. TT Obama cám ơn ủy ban và xếp báo cáo vào kho văn khố quốc gia!
Đây là loại khuyến cáo… nghe chơi cho vui, vì thực tế, trợ cấp an sinh và phần lớn chi phí quốc phòng là hai cục than đỏ mà bất cứ ai thò tay đụng đến sẽ bị phỏng… nguyên người. Và trong ủy ban này, các nhân vật Dân Chủ đã mau mắn... nhổ vào khuyến cáo của ủy ban khi đồng ý với đề nghị tăng chi của ông Obama!
Ngân sách mới mà TT Obama vừa đề nghị không hề cắt trợ cấp xã hội và chi tiêu quốc phòng một xu, mà trái lại còn tiếp tục tăng thêm đều đặn, coi như là để đuổi theo kịp việc đồng tiền mất giá qua lạm phát.
Một điểm lạ lùng: trong khi có gần 15 triệu người Mỹ đang đỏ mắt đi tìm việc làm, thì TT Obama đã dành 10 tỷ trong ngân sách cho việc tái huấn nghệ và tìm việc cho những người thất nghiệp. Mười tỷ trong một ngân sách ba ngàn bẩy trăm ba chục tỷ. Đủ thấy ưu tiên của TT Obama và ưu tiên của người dân Mỹ cách nhau bao xa.
Dù sao thì ở đây ta vẫn đang nói chuyện hơi xa vời vì đó là ngân sách của năm 2012. Còn ngân sách của năm nay, 2011, thì vẫn còn… mù tịt vì còn đang trong vòng tranh cãi giữa Tòa Bạch Ốc Dân Chủ và Hạ Viện Cộng Hòa, dù tài khoá 2011 của ngân sách Nhà Nước Mỹ đã bắt đầu từ tháng Mười 2010. Phe Cộng Hòa đang tìm cách cắt khoảng một trăm tỷ trong ngân sách của những tháng còn lại của năm nay. Báo chí đã lên tiếng cảnh giác có thể Nhà Nước sẽ “đóng cửa tiệm” tháng Ba tới này vì Hạ Viện và Toà Bạch Ốc cãi nhau, không thông qua được ngân sách và Nhà Nước theo luật không được xài tiền nếu không có ngân sách.
Trong khi cuộc cãi vã còn đang hăng say, thì TT Obama đổ đầu vào lửa, tung ra ngân sách khổng lồ mới cho năm tới này.
Phe Cộng Hoà mau mắn phản ứng, đồng loạt tố cáo TT Obama hình như vẫn chưa tỉnh giấc mộng xây lâu đài trên cát. Vẫn tiếp tục tung hết chục tỷ này đến trăm tỷ khác trong khi không ngừng kêu gọi tằn tiệm. (20-2-11)
Quý độc giả có thể liên lạc với tác giả để góp ý qua email: Vulinh11@gmail.com. Bài của tác giả được đăng mỗi Thứ Ba trên Việt Báo.

Ý kiến bạn đọc
24/02/201120:12:17
Khách
Bởi vậy tao đâu có bầu cho nó,mấy tụi bay bầu cho nó bây giờ la cái gì.Cũng như mấy mẹ VN anh hùng nuôi cộng sản bây giờ nó lấy đất thì mất công đi khiếu nại. Lạm phát trên 12% tiền mất giá,không có ngoại tệ nhập xăng dầu mà cũng được chọn man of the year 2010 ở VN là nguyễn 69 tấn dũng.Tiền VN sắp giống Zimbabve rồi.
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Rồi vào ngày 12/12/2023, tức chỉ sau ba tháng, Việt Nam lại long trọng tiếp đón Chủ Tịch Tập Cận Bình và nói rằng hợp tác và hữu nghị với Trung Quốc là lựa chọn chiến lược của Việt Nam...
Chỉ ba tháng sau khi Việt Nam nâng cấp quan hệ với Mỹ lên cấp cao nhất trong hệ thống phân cấp ngoại giao trong chuyến thăm của Tổng thống Biden, người ta thấy Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc đã trở thành nhà lãnh đạo thế giới mới nhất tăng cường quan hệ với Việt Nam với chuyến thăm Hà Nội trong tuần này...
Chuyến thăm Việt Nam hai ngày của Tổng Bí thư Đảng, Chủ tịch nước Cộng sản Trung Quốc, Tập Cận Bình đã để lại nhiều hệ lụy cho nhân dân Việt Nam hơn bao giờ hết. Bằng chứng này được thể hiện trong Tuyên bố chung ngày 13/12/2023 theo đó họ Tập thay quan điểm “cộng đồng chung vận mệnh” bằng “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai” cho hai nước...
Sự ra đi của nhà tư tưởng và thực hành xuất sắc về chính sách đối ngoại của Mỹ đánh dấu một kỷ nguyên kết thúc. Trong suốt sự nghiệp lâu dài và có ảnh hưởng phi thường của mình, Henry Kissinger đã xây dựng một di sản mà người Mỹ sẽ khôn ngoan chú ý trong kỷ nguyên mới của nền chính trị cường quốc và sự xáo trộn trong toàn cầu. Thật khó để tưởng tượng rằng thế giới mà không có Henry Kissinger, không chỉ đơn giản vì ông sống đến 100 tuổi, mà vì ông chiếm một vị trí có ảnh hưởng và đôi khi chế ngự trong chính sách đối ngoại và quan hệ quốc tế của Mỹ trong hơn nửa thế kỷ.
“Tham nhũng kinh tế” ở Việt Nam đã trở thành “quốc nạn”, nhưng “tham nhũng quyền lực” do chính đảng viên gây ra để thu tóm quyền cai trị mới khiến Đảng lo sợ. Đó là nội dung đang được phổ biến học tập để đề phòng và bảo vệ chế độ do Ban Nội chính Trung ương công bố...
“Trong năm 2023 còn nhiều vấn đề đáng lo ngại, gây bất an cho xã hội. Các tội phạm trên các lĩnh vực tiếp tục gia tăng toàn quốc xảy ra 48.100 vụ phạm tội và trật tự xã hội tăng 18%.”
Việt Nam đang thương lượng mua chiến đấu cơ F-16 của Mỹ để tăng cường bảo vệ an ninh trước đe dọa ngày một lên cao của Trung Quốc ở Biển Đông. Tin này được truyền miệng ở Hoa Thịnh Đốn, tiếp theo sau chuyến thăm Việt Nam 2 ngày 10-11 tháng 9/2023 của Tổng thống Joe Biden. Tuy nhiên, các viên chức thẩm quyền của đôi bên không tiết lộ số lượng F-16 mà Việt Nam có thể mua với giá 30 triệu dollars một chiếc...
Số năm tháng tôi nằm trong tù chắc ít hơn thời gian mà nhà thơ Nguyễn Chí Thiện ngồi trong nhà mét (W.C) và có lẽ cũng chỉ bằng thời gian ngủ trưa của nhà văn Vũ Thư Hiên, ở trại Bất Bạt, Sơn Tây. Bởi vậy, sau khi đọc tác phẩm Hỏa Lò và Đêm Giữa Ban Ngày của hai ông (rồi đọc thêm Chuyện Kể Năm 2000 của Bùi Ngọc Tấn, Thung Lũng Tử Thần của Vũ Ánh, và Trại Kiên Giam của Nguyễn Chí Thiệp) thì tôi tự hứa là không bao giờ viết lách gì vể chuyện nhà tù, trại tù hay người tù nào cả.
Càng gần đến Đại hội đảng toàn quốc khóa XIV (2026-2031), đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) càng ra sức kiên định 4 nguyên tắc được coi là “có ý nghĩa sống còn đối với chế độ.”
Trời mưa thì buồn. Trời nắng thì vui. Mưa nhiều quá gây lụt lội, trở thành thảm cảnh. Nắng quá độ gây khô hạn, cháy mùa màng, gây đói khổ. Gọi là thiên tai. Có nghĩa thảm họa do trời gây ra. Hoặc chữ “thiên” đại diện cho thiên nhiên. Nhưng gần đây, vấn nạn khí hậu biến đổi, gây ra nhiều “thiên tai” có thể gọi lại là “thiên nhân tai,” vì con người góp phần lớn tạo ra khốn khổ cho nhau. “Thiên nhân tai,” nghe lạ mà có đúng không? Nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu là hiệu ứng nhà kính. Một số loại khí trong bầu khí quyển bao quanh trái đất hoạt động hơi giống như gương kính trong nhà kính, giữ nhiệt của mặt trời và ngăn nó trở lại không gian, gây ra hiện tượng nóng lên cho toàn cầu. Nhiều loại khí nhà kính này xuất hiện một cách tự nhiên, nhưng các hoạt động của con người đang làm tăng nồng độ của một số loại khí này trong khí quyển, cụ thể là: Cacbon dioxit (CO2), khí mê-tan, nitơ oxit, khí florua
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.