Hôm nay,  

Lực lượng Em Bi và Đồng đạo

10/02/201100:00:00(Xem: 11218)
Lực lượng Em Bi và Đồng đạo

Nguyễn Xuân Nghĩa

Chính tà thiếu phân minh...
Tiếp theo bài "Em Bi tại Mi Na" trên cột báo này trong số ra ngày Thứ Tư mùng chín, chúng ta tiếp tục tìm hiểu về lực lượng "Huynh đệ Hồi giáo" hay Muslim Brotherhood - MB - đang có ảnh hưởng tại Ai Cập.
Xuất phát từ Ai Cập vào năm 1928 - năm sinh của Tổng thống Hosni Mubarak - lực lượng MB đã sớm vươn ra toàn cõi Trung Đông - Bắc Phi (Middle East - North Africa, gọi tắt là MENA).
Tại Syria, nhánh đấu tranh võ trang của Em Bi đã dựng cơ sở và lập thành tích từ Thế chiến II, rồi bị chế độ của Tổng thống Hafez al-Assad truy nã kể từ năm 1982. Hafez al-Assad là thân phụ của đương kim Tổng thống Bashar al-Assad, triều đại của họ được dựng trên nghịch lý là sự thống trị của hệ phái Shia thiểu số trong một quốc gia đa số theo hệ phái Sunni. Nội chi tiết ấy cũng đáng chú ý và có thể giải thích vì sao Syria lại hợp tác với chế độ Iran, thuộc hệ phái Shia.
Sau khi mọc chân rết tại Syria rồi bị chặt, lực lượng Em Bi còn bung qua xứ Jordan của dòng vua Hashemite, nhưng với phương pháp đấu tranh chính trị và trở thành một chính đảng có ảnh hưởng. Lực lượng này cũng vào đất Palestine theo khuôn khổ đó và là thực thể kiểm soát được cả hai mặt: đảng chính trị tại Jordan và Palestine.
Sau trận chiến Sáu Ngày năm 1967, Chính quyền Israel kiểm soát luôn Dải Gaza và Tây ngạn sông Jordan và gián tiếp yểm trợ lực lượng Em Bi nhằm làm suy yếu phong trào PLO - Giải phóng Palestine của đảng lãnh tụ Yasser Arafat và đảng Fatah. Nhưng đúng với quy luật "nuôi ong tay áo", lực lượng Em Bi đã phản khách vi chủ mà lập ra nhánh Hamas trên Dải Gaza!
Khía cạnh lưỡng diện, vừa văn vừa võ, của Em Bi khiến lực lượng Hamas thành một phong trào chính trị và xã hội ở mặt dương và lực lượng khủng bố ở mặt âm. Hamas đẩy lui ảnh hưởng của Fatah trên Dải Gaza và còn tranh thủ quần chúng của Fatah ngay tại thành trì cố hữu của PLO, Yasser Arafat và Fatah là Tây ngạn sông Jordan. Vì vậy mới được coi là lực lượng đáng sợ, với chủ trương y hệt như lực lượng Em Bi là tiêu diệt Do Thái và chống Israel đến cùng.
Từ việc Em Bi bành trướng ra khỏi Ai Cập qua Syria, Jordan và Palestine, ta thấy ra đặc tính cũng lưỡng diện trong mưu lược của xứ khác, kể cả Israel, là dùng lực lượng này nằm phân hóa các nhóm Á Rập Hồi giáo. Không khác gì Hoa Kỳ sau này - và ngày nay.
Ngoài khu vực Trung Đông vừa nhắc tới, lực lượng Em Bi cũng phát huy ảnh hưởng vào bán đảo Á Rập, và từ Iraq qua tới Bắc Phi. Dù không được công nhận là chính đảng, lực lượng vẫn là nguồn cổ võ tư tưởng cho các phong trào đối lập địa phương. Y như lực lượng khủng bố al-Qaeda sau này, Huynh đệ Hồi giáo là ngọn hải đăng cho các nhóm đấu tranh địa phương hay nội hoá.
Và vì bản chất bán văn bán võ của Em Bi, các nhóm đấu tranh này cũng tận dụng bạo lực nếu vị thế đối lập chính thức không được công nhận.... Ly kỳ nhất, Huynh đệ Hồi giáo cũng có quan hệ với các Giáo chủ Iran, đáng lẽ là đối thủ hay kẻ thù.
Dần dần rồi chúng ta cũng nhìn ra tính chất hai mặt của Huynh đệ Hồi giáo.

Với Ai Cập, lực lượng này là linh hồn hay cơ sở lý luận của nhóm Tandheem al-Jihad, bàn tay bạo động đã ám sát Tổng thống Anwar Sadate năm 1981, hoặc của nhóm Gamaa al-Islamayia, chủ mưu vụ nổi dậy và tàn sát du khách ngoại quốc vào đầu thập niên 1990. Nhưng vẫn có thể đưa ra các ứng viên "độc lập" để chiếm 88 ghế trong Hạ viện Ai Cập, trở thành đảng đối lập mạnh nhất hiện nay.
Nhưng cao điệu hơn vậy, lực lượng Em Bi còn tranh thủ dư luận của giới khoa bảng và học giả tại Hoa Kỳ và Âu Châu.
Tại Mỹ, từ chục năm qua, một số dư luận thiên tả vẫn nhìn tổ chức Huynh đệ Hồi giáo này là phong trào canh tân xã hội của Hồi giáo. Họ không tin rằng Em Bi có ý đồ khủng bố. Và qua ảnh hưởng của các nhóm vận động dư luận này, nhiều người cũng không tin rằng Hamas hay Hezbollah là tổ chức khủng bố.
Chúng ta lên tới ban tham mưu của Tổng thống Barack Obama.
Trong lễ tuyên thệ nhậm chức vào ngày 20 tháng Giêng năm 2009, ban tham mưu của ông Obama không ngần ngại nắm vào chân rết của Em Bi ở tại Mỹ khi mời bà Ingrid Mattson, khi ấy là Chủ tịch Hội Hồi giáo Bắc Mỹ (ISNA) đọc kinh cầu nguyện tại Thánh đường Quốc gia. Nhiều dư luận chú ý đến mối quan hệ của hiệp hội ISNA với hai lực lượng vẫn đang bị Chính quyền Hoa Kỳ xếp vào loại khủng bố - là Hamas và Huynh đệ Em Bi.
Ba tháng sau, ông Obama còn bổ nhiệm Phó Thị trưởng Los Angeles Arif Alikhan làm Phụ tá Tổng trưởng bộ Nội an, phụ trách về chánh sách. Theo Hồi giáo, Arif Alikhan có gây dị nghị trước đó vì tuyên bố rằng lực lượng Hezbollah - cũng bị Mỹ đặt vào loại khủng bố - là "phong trào giải phóng" và còn vận động quyên góp cho một tổ chức Hồi giáo tại Mỹ (Muslim Public Affairs Council MPAC) bị đả kích là có liên hệ đến Huynh đệ Hồi giáo....
Barack Hussein Obama có chủ trương hoà giải với thế giới Hồi giáo và dám đối thoại với các phần tử nằm trong vùng mờ ảo của chính tà không phân minh. Rất hay, nếu vận dụng được họ!
Nhưng qua đó, chúng ta cũng hiểu vì sao dư luận Hoa Kỳ nêu vấn đề là "Ai làm mất Ai Cập" và nhiều chiến lược hay chiến thuật trong vụ khủng hoảng Ai Cập không chỉ liên quan đến phản ứng của Mubarak, cách xoay trở của các tướng lãnh và quân đội, mà còn chú ý đến lập trường và pbản ứng của lực lượng Em Bi. Đấy là một tổ chức chính trị ôn hoà - như các lực lượng Hồi giáo tại Turkey, Indonesia hay Malaysia, Hay là bình phong của các nhóm đặc công khủng bố"
Có lẽ chính các lãnh tụ của Huynh đệ Hồi giáo cũng không biết được.
Họ đang bị thời cuộc qua mặt vì hết nắm giữ độc quyền chân lý về đạo pháp. Họ không có khả năng thực tiễn như đảng Hồi giáo ADP tại Turkey, một đang đa số đang cầm quyền ngang ngửa với quân đội. Thực tế thì đi vào đấu tranh tư tưởng hay chính trị, lực lượng Em Bi đang bị lão hóa trước các thành viên trẻ hơn, vốn đã canh tân còn nhanh hơn các lão đồng chí hay đồng đạo.
Trong khi ấy, bên trong tổ chức vẫn có nhóm cực đoan sẵn sàng tung lựu đạn thay cho truyền đơn.
Bây giờ, vụ khủng hoảng đang tạo ra cơ hội bằng vàng. Nếu khéo vận dụng chính trường... Mỹ, Em Bi có thể bước qua đầu các phong trào dân chủ tự phát mà thành thế lực chia quyền với quân đội. Nhưng nếu họ hụt tay, Ai Cập sẽ lâm đại họa - và kéo theo sự nghiệp của Tổng thống Barack Hussein Obama. Rõ là Mubarak không biết rút để Barack bị kẹt!
Sau khi hiểu rõ bối cảnh, trong những kỳ sau, chúng ta mới nhìn vào chiêu pháp của các phe liên hệ, từ Mỹ đến Israel, Iran và các lực lượng bên trong Ai Cập....

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Câu hỏi đó thằng nhỏ hỏi mỗi ngày mỗi ngày mỗi ngày, khi đói khát, khi bị đánh đập cấu nhéo, khi phơi trần ra dưới nắng mưa. Khi nó nằm trên mặt đường và kêu khóc khản giọng. Nó hỏi vào đám đông lướt qua nó, hỏi ai đó dừng chân cho nó (chính xác là cho những kẻ chăn dắt nó) chút tiền lẻ. Nó hỏi những kẻ bắt nó nằm lăn lóc kêu khóc trên đường để kiếm tiền, để nhởn nhơ ăn mòn tấm thân bé nhỏ non nớt của nó.
Một đứa trẻ chỉ nên có ba con búp bê, năm cây bút chì, giá trị chưa đến $20. Donald Trump có một phi cơ riêng sơn tên của ông ta trên đó. Với tư cách là tổng thống, hiện ông ta có hai chuyên cơ, Không Lực Một và một chiếc nhỏ hơn để phù hợp với những nơi có sân bay nhỏ, chưa kể chiếc trực thăng Marine One. Đó là ba chiếc phi cơ Trump sở hữu. Đó cũng là con số búp bê mà Trump đề nghị một đứa trẻ ở Mỹ nên có.
Mặc dù chỉ mới ba năm trôi qua kể từ khi bà Merkel rời nhiệm sở, nhưng thế giới đã thay đổi quá nhiều đến mức mà chức thủ tướng của bà đã được cảm thấy như nó thuộc về một thời đại khác. Cuốn hồi ký mới của bà cho thấy bà bình tâm với những quyết định đã đưa ra, bao gồm cả những quyết định bị phê phán nghiêm khắc nhất.
“Việc cắt giảm chăm sóc sức khỏe để trả tiền cho các khoản giảm thuế sẽ là sai về mặt đạo đức và tự sát về mặt chính trị.” TNS Josh Hawley (Cộng Hòa, Missouri)
Từ năm 1949, tháng Năm được chọn là Tháng Nhận Thức Về Sức Khỏe Tâm Thần (Mental Health Awareness Month – MHAM) ở Mỹ. Đây là tháng mang ý nghĩa kêu gọi cùng nâng cao nhận thức, giảm bỏ kỳ thị và thúc đẩy bảo vệ sức khỏe tâm thần. Theo phúc trình năm 2024 của tổ chức Mental Health America ở Alexandria, Hoa Kỳ thật sự đang trong cuộc khủng hoảng sức khỏe tâm thần. Cứ năm người trưởng thành ở Mỹ thì có trên một người đang sống chung với bệnh tâm thần, và hơn một nửa không được điều trị. Gần 60 triệu người lớn (23.8%) mắc bệnh tâm thần trong năm 2024. Gần 13 triệu người lớn (5.04%) có ý định tự tử.
Chiến dịch cắt giảm chi tiêu của chính quyền Trump, vốn đã ảnh hưởng đến mọi lĩnh vực từ nghệ thuật đến nghiên cứu ung thư, nay còn bao gồm cả nỗ lực thực hiện mục tiêu lâu dài của Đảng Cộng Hòa: chấm dứt hoàn toàn nguồn tài trợ liên bang cho hai hệ thống truyền thông phục vụ công chúng lớn nhất nước Mỹ: NPR và PBS. Hiện có khoảng 1,500 đài phát thanh và truyền hình độc lập liên kết với NPR và PBS trên khắp Hoa Kỳ, phát sóng các chương trình nổi tiếng như Morning Edition, LAist, Marketplace, PBS NewsHour, Frontline và Nova... Theo dữ liệu từ các hệ thống này, có khoảng 43 triệu người nghe đài công cộng hàng tuần, và mỗi năm có hơn 130 triệu lượt xem đài PBS.
Ngày 30.04.1975 là một dấu mốc quan trọng trong lịch sử cận đại của Việt Nam. Nhưng năm mươi năm sau nhìn lại, dân tộc Việt oai hùng, như vẫn thường tự nhận, đã không có đủ khôn ngoan để ngày chiến tranh chấm dứt thành một cơ hội đích thực để anh em cùng dòng máu Việt tìm hiểu nhau, cùng chung sức xây dựng đất nước.Tiếc thay, và đau thay, cái giá tử vong cao ngất của hơn 2 triệu thường dân đôi bên, của hơn 1triệu lính miền Bắc và xấp xỉ 300.000 lính miền Nam đã chỉ mang lại một sự thống nhất địa lý và hành chính, trong khi thái độ thù hận với chính sách cướp bóc của bên thắng trận đã đào sâu thêm những đổ vỡ tình cảm dân tộc, củng cố một chế độ độc tài và đẩy hơn một triệu người rời quê hương đi tỵ nạn cộng sản, với một ước tính khoảng 10% đã chết trên biển cả.
Bằng cách làm suy yếu các đồng minh của Mỹ, chính quyền Trump đã làm suy yếu việc răn đe mở rộng của Mỹ, khiến nhiều quốc gia cân nhắc liệu họ có nên có vũ khí hạt nhân cho riêng mình không. Nhưng ý tưởng về việc phổ biến vũ khí hạt nhân nhiều hơn có thể ổn định dựa trên nền tảng của các giả định sai lầm.
Tạp chí TIMES kết thúc cuộc phỏng vấn với Tổng thống Trump nhân dịp đánh dấu 100 ngày ông ta quay lại Tòa Bạch Ốc (20/1/2025) bằng câu hỏi, “John Adams, một công thần lập quốc, vị tổng thống thứ hai của Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ (1797 – 1801) đã nói chúng ta là một quốc gia pháp trị, chứ không phải bất kỳ người nào, Tổng thống đồng ý không?” Donald Trump trả lời: “Chúng ta là một chính phủ do luật pháp cai trị, không phải do con người sao? Ồ, tôi nghĩ vậy, nhưng anh biết đấy, phải óc ai đó quản lý luật pháp. Bởi nên, con người, nam hoặc nữ, chắc chắn đóng một vai trò trong đó. Tôi không đồng ý với điều đó 100%. Chúng ta là một chính phủ mà con người tham gia vào quá trình thực thi luật pháp, và lý tưởng nhất là anh sẽ có những người công chính như tôi.”
Chuyện “Ngưng bắn…” kể cho độc giả Bloomington ngày ấy, đã là chuyện quá khứ. 30 tháng Tư năm sau, cuộc chiến trên đất Việt tàn. Chủ nghĩa Cộng sản, nguyên nhân của nạn binh đao, dìm quê hương tôi trong biển máu hàng thập kỷ, cuối cùng đã hưởng hết 70 năm tuổi thọ. Tưởng chuyện đau thương trong một ngày ngưng bắn của gia đình, vì sự an toàn, phúc lợi của loài người, phải trở thành cổ tích. Vậy mà hôm nay, trong thời đại này, chuyện buồn chiến tranh của tôi đang tái diễn...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.