Hôm nay,  

Quân Đội Ai Cập, 1 Ẩn Số Trong Cuộc Nổi Dậy Của Nhân Dân

09/02/201100:00:00(Xem: 5295)
Bùi Tín Viết Cho VOA, Thứ Ba, 8 Tháng 2 Năm 2011: Quân Đội Ai Cập, 1 Ẩn Số Trong Cuộc Nổi Dậy Của Nhân Dân

Bùi Tín
Đầu năm 2011, cuộc nổi dậy nhanh gọn ở Tunisia cổ vũ mạnh mẽ nhân dân các nước láng giềng vùng dậy đòi tự do dân chủ và nhân quyền. Mạnh mẽ nhất, sôi sục nhất là nhân dân Ai Cập.
Khẩu hiệu ban đầu của quần chúng là đòi cải thiện đời sống, đòi tổng thống thực hiện lời hứa chống tham nhũng, chống giá lương thực thực phẩm đắt đỏ, đòi cải tổ chính quyền trung ương và địa phương…
Ngày 28-1 xô xát giữa quần chúng không vũ trang và cảnh sát mở rộng. Khi xung đột xảy ra, quân đội cam kết không dùng vũ lực đàn áp dân. Tình hình hơi dịu bớt, nhưng vẫn căng thẳng.
Đến nay sau 14 ngày đêm đấu tranh, tình thế vẫn giằng co quyết liệt. Quân đội được huy động để thị uy, có cả bộ binh và hàng chục xe tăng, với quy mô hạn chế, máy bay chiến đấu và trực thăng lượn trên không, không làm cho dân sợ hãi.
Thái độ của quân đội Ai Cập đang là một ẩn số, một nhân tố có ý nghĩa quyết định cho sự ngả ngũ của tình hình. Quân đội Ai Cập hiện có nửa triệu quân, với số quân dự bị có thể động viên khẩn cấp là nửa triệu nữa.
Quân đội Ai Cập hiện đại là quân đội có trang bị tối tân, trang bị vũ khí của Anh, Mỹ, được huấn luyện rất tốt, với hàng loạt sỹ quan trẻ tốt nghiệp từ các học viện quân sự Anh, Mỹ, Pháp.
Trong cuộc khủng hoảng lớn hiện nay, có một số sự kiện cần chú ý: Tổng thống Mubarak và Phó Tổng thống Omar Suleiman đều kêu gọi những người biểu tỉnh tự kiềm chế, tuyên bố không dùng quân đội đản áp nhân dân. Bộ trưởng Quốc phòng Mohamed Hussein Tantawi cũng cam kết thực hiện nghiêm ý định ấy của ông Mubarak. Ông Mubarak vốn là Trung tướng tư lệnh Không quân, năm 1975 được Tổng thống Sadat cử làm Phó Tổng thống. Hiện Tổng thống Mubarak vẫn mang danh nghĩa và quyền uy Thống chế, Tổng tư lệnh Tối cao Hải Lục Không quân Ai Cập.

Người thực tế chỉ huy Quân đội Ai Cập hiện là Tướng Tổng tham mưu trưởng Sami Al-Anan, được đào tạo từ Mỹ, người suốt 12 ngày nay luôn giữ liên lạc chặt chẽ với Ngũ Giác Ðài. Chính ông là người công khai tuyên bố cam kết quân đội không đàn áp những công dân đang bày tỏ nguyện vọng của mình bằng cách xuống đường.
Còn lực lượng cảnh sát" Đây cũng là một ẩn số của tình hỉnh. Cảnh sát Ai Cập khá đông, nhưng cũng bị ghép vào kỷ luật rất chặt chẽ trong quan hệ với nhân dân. Bất cứ hành động phiền nhiễu dân, vòi tiền, hống hách với dân, cậy quyền thế đều bị coi là vi phạm đạo đức, điều lệ quân nhân, bị tố cáo, kỷ luật và phần lớn bị sa thải, sau đó rất khó kiếm được việc khác. Phó Tổng thống Omar Suleiman tuyên bố rằng cảnh sát có nghĩa vụ bảo vệ mọi công dân trên đường phố, giữ gìn trật tự trị an, tập trung chống bọn cướp phá các kho tàng, hiệu buôn.
Đã có hiện tượng khi có xung đột giữa những người nổi dậy, giữa phe thân Mubarak và phe chống Mubarak, cảnh sát bắn đạn cao su và bắn chỉ thiên để cách ly 2 phía, ngăn cản xung đột lan rộng. Rất nhiều nơi cảnh sát đúng giữ trật tự cho các đoàn tuần hành.
Các đoạn phim được truyền đi tại chỗ cho thấy hàng chục xe tăng màu vàng nhạt, nòng súng bịt lại, đậu yên lặng trên Quảng trường Tahrir, người lái xe tăng vẫy chào quần chúng, cũng như cảnh cảnh sát mặc quân phục củng lực lượng thanh niên trật tự viên mang băng đỏ cùng hợp tác với nhau để giữ trật tự chung. Xe cứu thương qua lại cấp cứu người bị nạn.
Phóng viên Hoa Kỳ cho biết bà con xuống đường đã được dặn kỹ nhiều quy tắc ứng xử cần thiết: vệ sinh môi trường, nơi tiểu tiện, đại tiện, lễ cầu nguyện sáng và chiều (vì đa số là người Hồi giáo), không hốt hoảng khi có tiếng súng, khi có người bị thương, giúp nhau thu xếp nghỉ ngơi vào ban đêm, hệ thống cứu thương, cấp cứu, hệ thống tiếp tế, thông tin luôn cải tiến với tinh thần “chúng ta là anh em”.
Cả một xã hội công dân, xã hội dân sự có tổ chức hình thành trong đấu tranh, trong đó nổi lên tình nghĩa quân dân, chung sức chung lòng đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng, đưa đất nước phát triển bền vững trong một xã hội tự do dân chủ và phồn vinh cho mọi người dân.
Bui Tin

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Ngày 09/05/2024, đảng CSVN tung ra 5 “điều răn” mới quy định tiêu chuẩn gọi là “chuẩn mực đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới”, nhưng liệu có dậy được ai không? Tất cả 5 Điều chứa đựng những tiêu chuẩn đã có từ lâu, nhưng thất bại vì những chứng hư tật xấu trong đảng vẫn tồn tại, đứng đầu là tham nhũng, tiêu cực và chủ nghĩa cá nhân, lợi ích nhóm...
Trong thời gian gần đây, thế giới đã chứng kiến cuộc khủng hoảng lãnh đạo chưa từng thấy ở Việt Nam kể từ ngày quốc gia Á châu này nằm trong tay thống trị của đảng Cộng Sản gần một nửa thế kỷ. Tính từ tháng Năm, 2022 đã có hai chủ tịch nước, hai phó thủ tướng, một trưởng ban kinh tế trung ương, chủ tịch quốc hội, và một thường trực ban bí thư kiêm trưởng ban tổ chức trung ương bị cách chức vì chiến dịch chống tham nhũng. Bộ Chính Trị Khóa 13 cũng bị mất năm ủy viên hiện chỉ còn 13 người. Nhiều nhà quan sát chính trị tự hỏi đã đến lúc Việt Nam chuyển biến thành một nước dân chủ hay chưa? Kinh nghiệm những nước cộng sản Trung Âu và Đông Âu đã trải nghiệm qua tiến trình này khoảng bốn thập niên về trước có giúp gì cho Việt Nam ngày nay được không? Đây cũng là chủ đề của bài báo này
Dù sống cùng thời nhưng khác nơi nên tôi không gặp Nguyễn Tất Thành lần nào ráo. Giao lưu, tương tác, chit chat … (qua không gian mạng) cũng không luôn. Bởi vậy, tôi chỉ đoán già/đoán non rằng con đường học vấn của ổng không dài và (dường như) cũng không được suôn sẻ gì cho lắm.
Trong lúc đảng chuẩn bị các kỳ họp Trung ương để tìm nhân sự cho khóa đảng XIV thì rộ lên tuyên truyền về “dân chủ Xã hội Chủ nghĩa” ở Việt Nam. Đảng nói văng mạng rằng: “Đặc trưng của dân chủ xã hội chủ nghĩa là quyền dân chủ của công dân không ngừng được mở rộng trong tất cả các lĩnh vực hoạt động của nhà nước, của xã hội mà cơ bản nhất là dân chủ về kinh tế.” Nhưng thực tế không phải như vậy. Tất cả mọi quyết định điều hành việc nước phải “do đảng, vì đảng và của đảng”.
Một cuộc tranh giành quyền lực kéo dài được ngụy trang bằng một chiến dịch chống tham nhũng rộng rãi hơn đã dẫn tới việc bất ngờ sa thải Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng, và chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ. Kết quả của cuộc đấu tranh này sẽ khiến những người vẫn còn hy vọng rằng Việt Nam có thể tham gia một "Liên minh chống Trung Quốc" phải suy nghĩ lại. Mặc dù cuộc tranh giành quyền lực này không liên quan đến chính sách đối ngoại nhưng nó sẽ khiến Việt Nam gần gũi hơn với Trung Quốc và xa rời phương Tây.
Những năm gần đây, chúng ta thường thấy trên mạng xã hội, nhiều trường hợp rơi nước mắt trong giới lao động tại Việt Nam, khi những người dân nghèo vướng phải căn bệnh ung thư hiểm nghèo, không có bảo hiểm y tế hay tiền bạc để chữa trị, chiến đấu chiếu lệ với tử thần, qua đời trong cảnh thương tâm. Hầu như căn bệnh ung thư lan tỏa khắp nơi, nhất là vây hãm giới lao động trong các xóm nghèo...
30.04.2024 lọt ra tin kêu cứu từ trại giam số 6 tỉnh Nghệ An nên thời gian lúc này phải dành cho việc khẩn cấp là viết thư báo động cho các tổ chức bảo vệ Nhân quyền quốc tế và các tòa đại sứ tại Hà Nội, nhờ can thiệp về vấn đề một số tù nhân lương tâm đang bị nhốt tại Việt Nam trong những phòng giam chật hẹp...
Lý do Việt Nam còn chậm tiến và lạc hậu hơn các nước láng giềng vì đảng CSVN chỉ muốn chỉ huy trí thức, thay vì hợp tác chân thành trong dân chủ và tự do...
Với sự miễn nhiệm ba nhân vật ở vị trí lãnh đạo quốc gia như Chủ tịch nước và Chủ tịch Quốc hội của Việt Nam chỉ trong vòng một năm từ năm 2023 đến năm 2024 vì lý do ba nhân vật đó thiếu liêm chính đã dẫn đưa người ta có cái nhìn về viễn ảnh trước mắt là sự khủng hoảng cơ cấu và sự bất ổn kinh tế làm cho giới đầu tư nước ngoài e dè, thận trọng, và chuyển hướng đầu tư sang các quốc gia khác...
Mỗi khi tai qua nạn khỏi hay gặp một điều lành, chúng ta đều nhắc tới chữ Phúc Đức: “Nhờ phúc ông bà nên tôi vừa thoát nạn.” “Nhờ phúc nhà nên cháu vừa thi đỗ.” “Cầu phúc tổ tiên cho được mẹ tròn con vuông.”...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.