Hôm nay,  

Tầm Mức Quan Trọng Của Sự Chuẩn Bị Trong Giáo Dục Ở Bối Cảnh Toàn Cầu

1/13/201100:00:00(View: 7857)
Tầm Mức Quan Trọng Của Sự Chuẩn Bị Trong Giáo Dục Ở Bối Cảnh Toàn Cầu

chuan_bi_giao_duc_quan_trong-large-contentGiáo sư Nguyễn-Lâm Kim Oanh, tiến sĩ Nguyễn Kim, các giáo sư đại học CSULB, đại học Thượng Hải và sinh viên SLI.

Nguyễn-Viết Kim

Năm 2011 vừa mới bắt đầu, trong những mối lo của dân chúng thì công ăn việc làm là ưu tiên, vì từ đó mới có cơm ăn áo mặc, được hưởng bảo hiểm y tế, có điều kiện nuôi dưỡng con cái đầy đủ từ tiểu học cho đến khi tốt nghiệp đại học. Nếu có việc làm đúng sở thích, hợp khả năng, thì có nhiều cơ hội nâng cao phẩm chất chuyên nghiệp, đưa đến thù lao cao, tiến đến một cuộc sống vững vàng. Thành ra sự chuẩn bị để khi rời mái nhà trường có công việc vững chắc, thích thú, có viễn tượng thăng tiến là một điều mà chính phủ, kỹ nghệ, các định chế tài chánh, quốc gia và quốc tế, cơ sở giáo dục, phụ huynh và học sinh sinh viên đều nên quan tâm và cùng nhau hợp tác để chuẩn bị cho tương lai .
Tốt nghiệp trong các năm 2008, 2009 và ngay cả 2010 có sự khó khăn khi đi tìm việc làm, tuy nhiên theo một số nhân vật trong quản trị thì sự cung ứng các chuyên viên thuộc các ngành cần thiết vẫn không đủ; các sinh viên tốt nghiệp với số điểm xuất sắc, có kinh nghiệm chuyên môn, có khả năng giao tế, biết thêm ngoại ngữ, thông hiểu văn hoá, phong tục tập quán để có thể sẵn sàng đi làm việc ở khắp mọi nơi, nội địa và ngoại quốc vẫn có chỗ cộng tác thích hợp .
Những yếu tố sau đây góp phần quan trọng trong việc chuẩn bị và sửa soạn : xuất sắc ở học đường, kinh nghiệm chuyên môn, khả năng ngôn ngữ .
Đi vào từng điểm:
a- xuất sắc ở học đường: thông hiểu môn học, lựa chọn các môn học hữu dụng và tập luyện óc phân tích và khả năng tổng hợp, lòng quyết tâm và sự kiên tâm chì trí. Kỹ sư Lê Duy-Loan có văn bằng kỹ sư của đại học Texas ở Austin, đỗ với hạng danh dự cao và học trình bao gồm những môn cần thiết như Vật Lý, Toán Học, Điện Toán, Thiết Kế, Thảo Chương, Anh Văn (Viết, Nói và Diễn Đạt) không những ở sơ cấp, trung cấp mà cao cấp (advanced classes in Physics, Algebra, Mathematics, Computer Design and Programming, English , Composition, Communications).
Cần nói thêm là thông thường khi tốt nghiệp xuất sắc tại đại học thì có 3 hạng: danh dự cao nhất (summa cum laude: 1%), danh dự cao (magna cum laude: 2%), danh dự (cum laude: 5%).
Bây giờ cô là senior fellow của Texas Instruments, tức là 1 trong 6 người trong ban lãnh đạo, quản trị kỹ thuật và định hướng chiến lược cho công ty này. Cô sang đây lúc 12 tuổi với khả năng Anh Văn giới hạn và cuộc sống gia đình thanh đạm lúc đầu với nhiều khó khăn, vất vả. Còn nhiều thí dụ khác như vị lãnh đạo số 2 (senior vice-president) của Định Chế Địa Lý Quốc Gia (National Geographic Society), kỹ sư Nguyễn Duy-An, anh hơi lỡ tuổi lúc qua đây nên bắt đầu theo học đại học cộng đồng song khi làm bài tập thì làm hết cả cuốn, khi thảo chương thì viết dưới nhiều khía cạnh và ra trường tốt nghiệp hàng đầu, luyện anh văn qua việc chăm chú nghe truyền thanh và nghe xem truyền hình rồi lập lại. Thiên văn gia Jane Lưu, tìm ra thiên thạch (asteroid) mang tên cô 5410 LUU trong vòng đai (Kuiper Belt) của thái dương hệ (solar system). Khi đi thăm căn cứ NASA tại Pasadena theo trường lúc học trung học, cô tìm thấy sở thích và say mê theo đuổi ngành vật lý thiên văn (astrophysics) từ năm 16 tuổi và hiện nay làm việc tại đại học kỹ thuật hàng đầu MIT . Gần với khu vực Little Saigon chúng ta có phi hành gia (astronaut) Trịnh Hữu Châu (Eugene), giáo sư tại đại học nổi tiếng CalTech, ông là nhân viên cao cấp và trọng yếu của cơ quan hàng không và không gian quốc gia (NASA), từ Pháp qua Mỹ năm 18 tuổi, ông trau dồi khả năng vật lý với những kết quả sáng chói, ngoài kiến thức kỹ thuật ông còn có văn bằng cao học về triết lý. Ông là phi hành gia duy nhất gốc Việt, đã bay với phi thuyền Columbia lên không gian gần 20 năm trước đây. Đóng góp rất nhiều trong việc nghiên cứu để chữa trị cho các thương bệnh binh, nhất là các quân nhân tại chiến trường hay được tản thương về Mỹ là giáo sư Nguyễn Thể Bình, thuộc trường Quân Y của Quân Lực Hoa Kỳ, là bác sĩ chuyên khoa giảng dạy về quang tuyến (radiology), cô nghiên cứu sự thương vong do ảnh hưởng cuả võ khí và môi trường chiến trận, khả năng cứu thương và tải thương tại mặt trận và các bệnh viện dã chiến. Từ đó đưa vào giáo trình huấn luyện các quân y sĩ, để các bác sĩ này được chuẩn bị thích ứng với tiền tuyến. Sau khi rời khỏi Việt Nam, gia đình cô đã ở Âu Châu một thời gian dài trước khi được định cư tại Mỹ. Cô đã nổi bật từ trung học, đại học, y khoa dù vốn liếng Anh Ngữ ít ỏi lúc đầu và những khó khăn vật chất khi mới nhập cư .
b- kinh nghiệm chuyên môn:

Mỗi mùa hè chúng ta nhận thấy có rất nhiều khuôn mặt trẻ, tuấn tú trên đường phố thủ đô. Một số là các sinh viên từ khắp nơi về làm việc thực tập hè (internship) ở các Bộ, Phủ, Định Chế Tài Chánh, Truyền Thông, Cơ Quan Quốc Tế, Cơ Sở Khoa Học. Thông thường những em xuất sắc sẽ được tiếp tục cộng tác trong năm, mùa hè năm tới và khi tốt nghiệp tại thủ đô hay tại địa phương. Khi đi tìm việc làm thì đây là một điểm nổi bật, khi trở lại học đường thì các em hiểu sự khác biệt giữa "huyền thoại và thực tế", hiểu rõ sự thiết yếu trong công việc mình định theo đuổi và theo học các môn học để có thêm kiến thức. Ngay cả khi kinh tế khó khăn nhất, các định chế, công ty, cơ sở chính quyền cùng vẫn dành một ngân khoản để thu dụng huấn luyện các sinh viên, đào tạo thành những chuyên viên hữu dụng; để được chấp nhận, thông thường phải hội đủ 2 điều kiện: khả năng và tư cách .
Tại vùng Hoa Thịnh Đốn chúng ta đều có người gốc Việt làm "mẫu mực" (role model) để các em noi theo trong các cơ sở như: NASA, NOAA, World Bank, International Monetary Fund, Red Cross, Georgetown University, Catholic Uinversity, National Geographic Society, Johns Hopkins University, Đại Học Quân Y, University of Maryland, University of Virginia, George Mason University, National Insitute of Standards and Technology, Department of Homeland Security, State, Defense, US Congress, ABC, CBS, NBC,... các công ty nhỏ và hạng trung cũng muốn có sự cộng tác chuyên nghiệp .
c- khả năng ngôn ngữ:
vì sự toàn cầu hoá nên sự hiểu biết phong tục, tập quán, tiếng nói các quốc gia có liên lạc giao thương với Hoa Kỳ rất quan trong. Theo thống kê (Center for Economic Development) thì Hoa Kỳ đã mất đi trong vài năm vừa qua mỗi năm khoảng 3.2 tỉ Mỹ Kim (billions), tức là 3,200 triệu, vì không đủ chuyên viên có sự thông hiểu ngoại ngữ và văn hoá địa phương để có thể đấu thầu thành công và quản trị hữu hiệu. Thoả ước mới ký kết giữa Đại Hàn và Hoa Kỳ sẽ đẩy mạnh giao thương và cần nhiều chuyên viên Hoa Kỳ qua xứ này làm việc. Giáo sư Nguyễn-Lâm Kim Oanh cho biết uỷ ban liên bộ bàn thảo và lưu ý về các ngôn ngữ có thể được đưa lên ưu tiên chiến lược, thêm vào với 5 ngôn ngữ Hoa, Hàn, Nga, Ba Tư, Ả Rập, là Bồ Đào Nha (Portugese), Việt Nam, Nam Dương , Nam Phi và Tây Ban Nha, vì sự lưu ý đến kinh tế và vị trí chiến lược: khối BRIC (Brazil, Russia, India, China), ngôn ngữ Bồ Đào Nha được sử dụng tại Ba Tây, và khối MAVINS (Mexico, Australia, Việt Nam, Indonesia, Nigeria, South Africa). Hiện là ủy viên giáo dục học khu garden grove, bà đã đưa Việt Ngữ vào giáo trình và niên học tới sẽ có thêm Hàn Ngữ. Qua chức vụ giám đốc điều hành (executive director) chương trình ngôn ngữ chiến lược (SLI: Strategic Language Initiative) bao gồm 23 đại học của California State University System. Liên bộ (Quốc Phòng, Ngoại Giao, Giao Thương, Giáo Dục) định nghĩa ngôn ngữ chiến lược là cần thiết cho an ninh quốc gia và giao thương kinh tế toàn cầu, giáo sư Nguyễn-Lâm Kim Oanh khuyến khích các sinh viên gốc Việt trau dồi kiến thức sinh ngữ, ngoại ngữ để có thể được tuyển vào chương trình bao gồm 5 sinh ngữ: Hoa, Hàn, Nga, Ả Rập, Ba Tư. Theo thống kê thì các sinh viên thuộc mọi ngành nghề tốt nghiệp chương trình này có cơ hội nhiều hơn khi đi tìm việc hay học lên cao; một số có việc hợp với khả năng, một số được các trường đại học nổi tiếng nhận vào .
Sinh viên thuộc hệ thống Community Colleges, CSU, CU tại California có thể đến văn phòng chỉ dẫn và hướng nghiệp để gặp nhân viên chuyên môn (counselor), thu thập tài liệu thông tin đầy đủ, hỏi thăm về các chương trình học, trong đó có chương trình SLI, trắc nghiệm khả năng, để có những thông tin chính xác cần thiết cho việc hoạch định tương lai .
Tóm lại sự chuẩn bị cần có: nghiên cứu nhu cầu, xác định khả năng, trau dồi kiến thức, nâng cao phẩm chất chuyên môn, học hỏi và thích ứng với môi trường, nghiên cứu thị trường để chuẩn bị tương lai: tìm chỗ thực tập ngay khi đang đi học, học thuần thục những môn cần thiết như Vật Lý, Toán Học, Điện Toán, Cơ Học, Thống Kê, Sinh Ngữ, Ngoại Ngữ.
Khoảng gần cuối năm 2010 và sang năm 2011 thì bối cảnh công việc tiến triển hơn hơn song khi các công ty nhận thấy trong lúc tình hình kinh tế từ khó khăn rồi bước qua khả quan hơn, họ không còn cần nhiều nhân viên như trước đây, cộng thêm với sự tiến triển kỹ thuật nên sự tuyển dụng cũng không tương ứng với sự tăng gia sản xuất. Vì thế để bảo vệ việc làm của mình nên luôn có tinh thần :
- tập luyện một tinh thần chuyên nghiệp từ cách ăn mặc, lời nói, cách diễn tả, giao tiếp.
- chú trọng vào khả năng nói, nghe, nhận, hiểu; khả năng viết rõ ràng và đọc hiểu rõ.
- tạo một thói quen có những nhận xét để đề nghị cải tiến phẩm chất, tăng năng xuất.
- tập viết bài, trình bày ý tưởng gọn ghẽ, mạch lạc .
- nghiên cứu kỹ lưỡng công ty, cơ quan mình có ý định tìm việc và công việc theo đuổi.
- có cái nhìn chiến lược, thí dụ như an ninh điện toán bao gồm phòng ngừa, chữa trị , củng cố, thì nên trau dôi những kiến thức về số học như số chính (prime number: chỉ chia được với 1 và chính nó) : 1,2,3,5,7,11,13,17, 19, 23, 29, 31, 37, 41, 43 ....; học hỏi thêm qua báo chí chuyên môn, sách vở, theo học các môn học thiết yếu dựa trên những tiến bộ khoa học và ứng dụng, tham dự các hội nghị chuyên môn, viết bài đóng góp .

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Việt Nam và Hoa Kỳ đã thiết lập quan hệ ngoại giao cấp “chiến lược toàn diện”, sau 28 năm ngoại giao từ năm 1995. Quyết định này được công bố ở Hà Nội chiều ngày 10/09/2023 trong chuyến thăm 1 ngày rưỡi của Tổng thống Joe Biden...
Năm nay đánh dấu kỷ niệm mười năm thành lập “SK/VĐ&CĐ” (SK/VĐ&CĐ) của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, dự án phát triển cơ sở hạ tầng lớn nhất và đầy tham vọng nhất trong lịch sử nhân loại. Trung Quốc đã cho vay hơn 100 ngàn tỷ đô la Mỹ cho hơn 100 quốc gia qua chương trình này, nó làm giảm chi tiêu của phương Tây ở các nước đang phát triển và dấy lên lo ngại về sự lan rộng quyền lực và ảnh hưởng của Bắc Kinh...
Vào tháng 7, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan cho biết rằng cuối cùng ông sẽ từ bỏ phản đối Thụy Điển gia nhập Minh Ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Hungary, quốc gia ủng hộ lệnh cấm của Thổ Nhĩ Kỳ, cũng có dấu hiệu cho thấy họ sẽ không cản trở việc Thụy Điển gia nhập nếu Thổ Nhĩ Kỳ bật đèn xanh. Điều đó có nghĩa là, sau cuộc bỏ phiếu theo thủ tục vào mùa thu này, Thụy Điển sẵn sàng trở thành thành viên thứ 32 của NATO.
Ngày 2 tháng 9 năm 45, ông Hồ Chí Minh long trọng đọc Tuyên Ngôn Độc Lập tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội. Bữa đó, tui không có mặt. Lý do: không phải vì quá bận, hay vì có chuyện chi đó (đố kỵ) với đám Cộng Sản mà chỉ vì tôi chưa kịp… ra đời! Dù sinh sau đẻ muộn, tôi cũng nghe được hơi nhiều chuyện “không được tử tế gì cho lắm” quanh cái ngày này, ngày khai sinh ra cái gọi là nước “Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà.” Trước hết, xin ghi lại vài mẩu tin có liên quan đến ông Nguyễn Hữu Đang, Trưởng Ban Tổ Chức Ngày 2 Tháng 9, được trích dẫn nguyên văn từ những cơ quan truyền thông (*) của Nhà Nước, mười lăm năm sau đó
Mặc dù những bất đồng là phổ biến giữa các nhà lãnh đạo được bầu và các thống đốc Ngân hàng trung ương, nhưng chúng lại không bình thường ở các quốc gia độc đảng. Khi chúng xảy ra, đó thường là dấu hiệu của một cuộc tranh giành quyền lực. Điều đó dường như đang xảy ra ở Việt Nam, quốc gia đang phải chịu suy thoái kinh tế và có thể sẽ không đạt được mục tiêu tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội 6,5% cho cả năm. Theo những người quen thuộc với tình hình, mặc dù bất cứ điều gì gần với mức đó sẽ khiến nhiều thị trường mới nổi ghen tị, nhưng việc không đạt được mục tiêu trên có thể gây tổn hại đến sự nghiệp của Thủ tướng Phạm Minh Chính.
Lời người dịch: Trong bài viết sau đây, tác giả Jeffrey D. Sachs đưa ra ba luận điểm thiếu thuyết phục. Một là, nền kinh tế Trung Quốc đình đốn phần lớn là do Mỹ gây ra nhằm làm chậm mức tăng trưởng của Trung Quốc. Làm như vậy, Mỹ đã vi phạm các quy tắc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và là mối nguy hiểm cho sự thịnh vượng trong toàn cầu. Do đó, Mỹ nên dừng lại. Cuộc thương chiến giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ không phải chỉ Hoa Kỳ đơn phương gây ra và còn tiếp diễn. Cả hai đang tận dụng mọi ưu thế để cải thiện vị thế của mình. Ai sẽ có khả năng làm cho đối phương suy yếu kinh tế, còn cần nhiều thời gian và nỗ lực. Các chính sách ngăn chận của Trump và Biden đã có kết qủa tốt đẹp. Ai sẽ thắng cử trong năm 2024 cũng phải tiếp tục phát huy thành quả này.
Cách đây chưa lâu, tôi có được gặp một người từ Việt Nam sang Pháp du ngoạn. Mặc dù vẫn sung sức trong độ tuổi làm việc nhưng nhân vật của chúng ta có thể thư thả rong chơi nhiều tháng ngày tại xứ người. Không chỉ thể hiện sự mãn nguyện về đời sống riêng tư, nhân vật còn cho thấy nhiều sự lạc quan về xã hội...
Nhà xuất bản Người Việt Books giới thiệu tập Ký (xuất bản năm 2018) của Đinh Anh Quang Thái “như nén hương lòng thắp tạ những nhân vật của một thời”: Hồ Hữu Tường, Hoàng Cơ Trường, Trần Văn Bá, Nguyễn Tất Nhiên, Như Phong Lê Văn Tiến, Đỗ Ngọc Yến, Nguyễn Chí Thiện, Đoàn Kế Tường, Nguyễn Ngọc Bích, Bùi Bảo Trúc, Trần Hồng Hà…
Chuyến thăm chính thức Việt Nam của Tổng thống Joe Biden từ ngày 10 đến 11 tháng 9 nhằm nâng quan hệ ngoại giao hai nước lên cấp “chiến lược” là hành động chinh trị giúp các nước Á Châu và Thái Bình Dương an tâm, nhưng sẽ khiến Trung Quốc nhăn mặt...
Sau khi Trung Quốc gia nhập kinh tế thế giới vào năm 1978, đất nước này đã trở thành câu chuyện tăng trưởng ngoạn mục nhất trong lịch sử. Cải cách nông nghiệp, công nghiệp hóa, thu nhập gia tăng đã đưa gần 800 triệu người lúc đó thoát khỏi cảnh nghèo đói cùng cực. Sản xuất chỉ bằng 1/10 so với Hoa Kỳ vào năm 1980, nền kinh tế Trung Quốc hiện nay có quy mô bằng khoảng 3/4. Tuy nhiên, thay vì quay trở lại con đường tăng trưởng sau khi chính quyền Cộng sản Trung Quốc (CSTQ) từ bỏ chính sách “Zero-Covid” vào cuối năm 2022, nó lại đang có triệu chứng chao đảo từ bờ mương này sang bờ mương khác.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.