Hôm nay,  

Nhìn Lại Cuộc Bầu Cử Giữa Nhiệm Kỳ 2010

05/01/201100:00:00(Xem: 5095)

Nhìn Lại Cuộc Bầu Cử Giữa Nhiệm Kỳ 2010

Kỷ Nguyên Nguyễn Văn Tâm
Sau những sôi động và ồn ào vận động tranh cử giữa hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ vừa qua đã đi đến một kết thúc.
Người dân, ứng cử viên, vận động viên thở phào nhẹ nhõm dù kết quả ra sao.
Dĩ nhiên trong bất cứ một cuộc tranh cử nào kết quả cũng đưa đến một phe thắng với những tiệc mừng hân hoan thì cũng với kết quả đó đã làm cho một phe thất bại với những buồn lòng và nối tiếc.
Người thắng, người thua.
Không có gì là ngạc nhiên khi thấy phe thắng trong cuộc bầu cử vừa qua là phe Cộng Hòa. Từ nhiều tháng trước trong hầu hết tất cả những thăm dò trên toàn quốc đều cho thấy đảng Cộng Hòa sẽ thắng lớn. Kết quả chính thức cho biết đảng Cộng Hòa lấy được khỏang 60 ghế dân biểu từ tay đảng Dân Chủ để chiếm đa số tại Hạ Viện trong quốc hội khóa 112 sẽ bắt đầu tháng 1, 2011. Dù đảng Cộng Hòa đang trong thế mạnh nhưng vẫn không thắng được ở Thương Viện. Đảng Dân Chủ vẫn chiếm đa số tại Thương Viện dù đa số này có phần khít khao hơn chứ không như đa số áp đảo của quốc hội khóa 111 trong một cuộc bầu cử có thể nói rất là gay go khi mà đảng Cộng Hòa quyết tâm lập lại lịch sử như năm 1994 là phài chiếm cho được đa số tại cả hai viện quốc hội Mỹ. Tại California, một tiểu bang đông dân số nhứt Hoa Kỳ, đảng Cộng Hòa đã không thắng một ghế nào quan trọng. Từ ghế thương nghị sĩ cho đến chức thống đốc và phó thống đã lọt về tay các ứng cử viên Dân Chủ như thống đốc đắc cử Jerry Brown ( DC) đã hạ đối thủ là nhà tỷ phú Meg Withman (CH), như đương kim thượng nghĩ sĩ Barbara Boxer (DC) thắng nhà tỷ phú Carly Fiorina(CH). Điều này cũng có thể coi như sự thất bại của Cộng Hòa.
Đảng Cộng Hòa thắng lớn trong cuộc bầu này vì những tức giận và thiếu kiên nhẫn của người dân  nhất là những cử tri độc lập trước đây đã ủng hộ Obama và Dân Chủ  khi thấy chính quyền Obama và quốc hội Dân Chủ sau hai năm đã không cứu vãn được nền kinh tế theo ý muốn của họ khi họ quá đơn giản chỉ nhìn thấy con số thất nghiệp vẫn còn lẩn quẩn cao ở 9.6% dù rằng con số thất nghiệp này đã xuống thấp hơn khi Bush rời Tòa Bạch Ốc năm 2008. Tưởng cũng nên biết với suy thoái kinh tế nặng nề như vừa qua bất cứ chính phủ nào cũng không thể trong một sớm một chiều mà có thễ giải quyết nhanh chóng vực dậy nền kinh tế được chỉ trừ có “Chiếc Đủa Thần” thì may ra. Trong khi đó người dân không nhìn thấy được những việc làm tích cực của chính quyền Obama và đảng Dân Chủ đã cố gắng đưa ra những chương trình phục hồi kinh tế và những chương trình an sinh xã hội như cải tổ hệ thống bảo hiểm sức khỏe - health care reform - để cứu vớt cho khoảng 45 triệu dân Mỹ không có bảo hiểm sức khỏe hoặc như họ đã đưa ra luật kềm chế giới tư bản tài chánh ngân hàng mà chính giới tư bản này đã gây ra cuộc khủng hoảng tài chánh, ngân hàng và tín dụng vừa qua khiến cả nước Mỹ sắp đi vào một “đại suy thoái” (great recession) như thời kỳ 1929-30 chỉ vì lòng tham lam, thiếu đạo đức dựa trên sự tự do quá trớn đi đến thao túng và lạm dụng những luật lệ lỏng lẻo thiếu kiểm soát gắt gao gần như đồng lõa của chính quyền (chính quyền Bush).
Sự tức giận của người dân đã được châm ngòi thúc đẩy mạnh mẽ từ phong trào Tea Party do một nhóm bảo thủ cực đoan trong đảng Cộng Hòa cụ thể là sự cố vần và tài trợ tài chánh của tổ chức Amercia Crossroad của Karl Rove (cựu cố vần của Bush) và Dick Armey và Newt Gingrich đã dùng chiến thuật gieo sợ hãi trong dân chúng (fear tactic) mà họ đã thành công trong thời kỳ chiến tranh Iraq và A Phú Hãn. 
Chiến thắng của đảng Cộng Hòa thật ra cũng dễ hiểu và như một sự tự nhiên của lịch sử được lập lại là cứ mỗi hai năm giữa nhiệm kỳ là người dân luôn luôn chống đối, bất mãn và bất tín nhiệm các chính quyền đương nhiệm khi họ chưa kịp hoàn thành được những hứa hẹn trong cuộc vận động tranh cử. Trong trường hợp này đảng của tổng thống luôn luôn bị “lãnh đạn”. Người ta thường gọi đó là những “động đất chính trị” (political earthquake) thường diễn ra trong những cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ trong thời gian gần đây trong thể chế dân chủ Mỹ. Với trận “động đất chính trị” này không hẵn đa số dân Mỹ đã ủng hộ đảng Cộng Hòa chính  thượng nghị sĩ Mitch McConnel, lãnh tụ Cộng Hòa thượng viện đã có nhận xét và khuyến cáo những phần tử quá khích trong đảng đi quá đà là “người dân vì giận dữ với chính quyền Obama và đảng Dân Chủ  mà bỏ phiếu cho chúng ta chớ không phải cử tri thương yêu và ủng hộ chúng ta”
Người thua đậm thấm đòn là đảng Dân Chủ. Đảng Dân Chủ mất gần 60 ghế dân biểu để mất quyền lãnh đạo Hạ Viện và mất khoảng 6 ghế thượng nghị sĩ để không còn nắm đa số áp đảo tại Thương Viện nữa. Sự thất bại của  đảng Dân Chủ vì trong hai năm qua họ đã quá chủ quan tích cực quá đáng gần như khinh địch coi thường địch để nhiều lúc đơn phương dùng đa số áp đảo của mình để đạt những chính sách và chương trình trong cương lĩnh của đảng để bị Cộng Hòa chụp cho cái nón là “ xã hội chủ nghĩa” hoặc như là “ độc tài đảng trị” làm cho người dân sợ nhứt là những người có kinh nghiệm với Cộng Sản.
Nhìn vào thất bại của chính quyền Obama và đảng Dân Chủ người ta liên tưởng đến thất bại của chính quyền Clinton và đảng Dân Chủ trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ năm 1994. Khi đó đảng Cộng Hòa đã chiếm lại đa số cả hai viện quốc hội, Hạ Viện và Thượng Viện từ tay Dân Chủ mà người khởi xướng gây ra “động đất chính trị” Mỹ lúc đó là dân biểu Newt Gingrich (CH) với chiêu bài “Contract With America” để sau đó trở thành chủ tịch Hạ Viện (Speaker of The House) đối đầu cực đoan, gay gắt và gần như bất hợp tác với chính quyền Clinton để rồi Clinton đã tái đắc cử nhiệm kỳ hai vẽ vang.
Cộng Đồng Người Việt Thì Sao"
Trong khi đó nhìn lại cộng đồng người Việt cho thấy một sự thất bại thê thảm của những ứng cử viên Việt thuộc đảng Cộng Hòa.
Trần Thái Văn (CH), người được Tea Party và  Sarah Palin tích cực ủng hộ đã thua trước đối thủ đương kim dân biểu liên bang Loretta Sanchez (DC) trong quận Cam nơi có đông đảo người Việt sinh sống. Cuộc bầu cử này đã gây nhiều tranh cãi trong cộng đồng người Việt và cho thấy có một sự chia rẽ trong cộng đồng: phe ủng hộ Trần Thái Văn v.s  khối ủng hộ Lorretta Sanchez.  Nhưng chính điều này cho thấy có một sự trưởng thành trong chính trị trong cộng đồng người Việt là đã có những chọn lựa thật tự do người mình thích không nhất thiết ứng cử viên đó phải là Cộng Hòa như một truyền thống từ lâu nay đại đa số trong cộng đồng người Việt vẫn cứ bám chặt với đảng Cộng Hòa.
Đương kim dân biểu liên bang Cao Quang Ánh thua xa ứng cử viên Dân Chủ tại đơn vị 2 thành phố New Orleans nơi là thành trì của da đen và Dân Chủ. Điều này tương đối dễ hiểu.
Đồng thời một số ứng cử viên gốc Việt cũng thua trong các chức vụ dân cử địa phương. Chỉ có một trường hợp đặc biệt là dân biểu tiểu bang Texas là Hubert Võ, thuộc đảng Dân Chủ, tiếp tục tái đắc cử trong khu vực là thành trì của đảng Cộng Hòa mà số người Việt chỉ chiếm không đến 5%.
Chiến Lược và Chương Trình Hành Động của đảng Cộng Hòa.
Trong suốt cuộc tranh cử vừa qua đảng Cộng Hòa với cánh tay nối dài của nhóm bảo thủ cực hữu qua phong trào Tea Party đã đưa ra những chiêu bài với những khẩu hiểu lấy lòng người dân và những cử tri nhẹ dạ qua những chiến thuật tranh cử gieo sợ hãi gây hoang mang và lo sợ  về tương lai cuộc sống của người dân nào là thất nghiệp cao, nào là Dân Chủ và Obama sẽ tăng thuế, chính quyền chi tiêu quá tay phí phạm đưa đến ngân sách thiếu hụt, nợ nầng chồng chất v,v...  Họ hô hào chủ trương khi thắng cử sẽ làm đảo ngược lại hay thay đổi những luật lệ của chính quyền Obama và quốc hội Dân Chủ đã làm trong hai năm qua như Luật Cải Tổ Y Tế mà cho họ là quá tốn kém nhưng thực sự là họ muốn bảo vệ giới tư bản kỷ nghệ y tế như một thứ đồng minh khắn khít. Đảng Cộng Hòa sẽ bằng mọi giá phải gia hạn luật giảm thuế cho mọi người từ thời Bush trong đó có những người giàu có lợi tức trên $250,000 mà luật này sẽ hết hạn vào cuối năm 2010 đối nghịch lại với chính quyền Obama và đảng Dân Chủ là chỉ gia hạn giảm thuế cho giới lão động trung lưu có lợi tức dưới $250,000. Nên biết rằng khi gia hạn luật giảm thuế cho người giàu trên $250,000 thì ngân sách quốc gia Mỹ sẽ phải mất đi khoảng 700 tỉ đô la. Điều này hoàn toàn mâu thuẫn với chủ trương của đảng Cộng Hòa là cân bằng ngân sách  Hoặc họ sẽ hủy bỏ hay sửa đổi luật kiểm soát giới tài chánh ngân hàng. Trong khi đó đảng Cộng Hòa còn dự định sẽ không gia hạn trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp cho khoảng gần 2 triệu người mất việc sắp hết hạn vào cuối năm 2010. Sẽ cắt giảm hoặc bãi bỏ những chương trình trong dự án ngân sách cũng là những ưu tiên của đảng Cộng Hòa trong quốc hội 112 sắp tới. Những nghị sĩ và dân biểu của đảng Cộng Hòa hứa hẹn rằng chuyện đầu tiên của quốc hội 112 là sẽ cắt giảm những chương trình chị tiêu mà họ cho là phí phạm khoảng $100 tỉ đô la nhưng họ không nêu rõ là những chương trình nào. Họ còn hứa hẹn họ sẽ thực hiện một “chính quyền nhỏ” ít can thiệp vào đời sống của người dân mà họ đang kết án Obama và đảng Dân Chủ đang mở rộng “chính quyền lớn” (big government) can thiệp và xâm phạm vào đời sống người dân và những sinh hoạt kinh doanh với quá nhiều luật lệ ràng buộc. Nên biết chiến lược hàng đầu của Cộng Hòa là sẽ coi cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ như một bướctiến tới chiếm lại Tòa Bạch Ốc tứ tay Obama và đảng Dân Chủ trong năm 2012 mà thượng nghị sĩ lãnh tụ Cộng hòa thượng viện là Mitch McConnell, tiểu bang Kentucky và những chiến lược gia của đảng Cộng Hòa như Kark Rove thương xuyên nhắn nhủ với đảng mình quyết tâm theo đuổi.


Chiến Lược và Chương Trình Hành Động của Đảng Dân Chủ
Biết thân phận của mình và thấy rõ được ý người dân Mỹ về việc làm của mình trong hai năm qua, tổng thống Obama có phần nhún nhường hơn và kêu gọi sự hợp tác lưỡng đảng (bi-partisan) để cùng nhau giải quyết những vấn đề của quốc gia. Dân biểu Nancy Pelosi (DC), chủ tịch Hạ Viện, chức nàysẽ mất vào một dân biểu John Boehner (CH) trong quốc hội khóa 112 họp vào tháng 1 năm 2011 và thương nghị sĩ Harry Reid (DC) vừa thoát hiểm trong cuộc tranh cử gay go suýt mất ghế cũng kêu gọi đồng nghiệp hai đảng nhứt là bên đảng Cộng Hòa đây là lúc chúng ta phải bỏ ra ngoài những dị biệt cùng nhau thoã hiệp làm việc cho những ưu tiên của người dân mà trong hai năm qua đảng Cộng Hòa bất hợp tác và được mệnh danh là đảng nói không “party say NO”.
Dù nhún nhường chịu lùi bước nhưng không có nghĩa lã là đảng Dân Chủ dễ dàng chịu thua hay đầu hàng hoặc bỏ cuộc những gì họ đã cương quyết làm trong hai năm qua theo cương lĩnh của đảng. Đảng Dân Chủ không dễ dàng thay đổi hoặc đảo ngược luật cải tổ y tế, một luật lịch sử họ hãnh diện đã thực hiện được mà hơn 60 năm qua nhiều tổng thống Cộng Hòa cũng như Dân Chủ muốn làm nhưng không làm được. Chính luật cải tổ y tế này đã cứu vớt cho khoảng gần 50 triệu người Mỹ không có bảo hiểm sức khỏe có điều kiện được hưởng mà chúng ta có thể coi như một cuộc cách mạng về y tế trong xã hội Hoa Kỳ để có thể giống như các nước bên Âu Châu và Canada mọi người dân đều có bảo hiểm sức khỏe. Đảng Dân Chủ vẫn chủ trương cân bằng ngân sách khi không muốn gia hạn luật giảm thuế cho giới giàu có lợi tức trên $250,000 từ thời Bush vì như vậy ngân sách quốc gia sẽ mất đi khoảng $700 tỉ đô la về tiền thuế này trong khi đó họ vẫn tiếp tục gia hạn giảm thuế cho giai cấp trung lưu cần được giúp đỡ vì giới này sẽ tiêu thụ nhiều hơn và sẽ kích thích nền kinh tế. Giảm thuế giới trung lưu và không giảm thuế người giàu như một hình thức tái phân phối lợi tức trong kinh tế học tạo sự bình đẳng phần nào cho xã hội Hoa Kỳ đang có nhiều chênh lệnh giữa giàu và nghèo. Nói về “chính quyền lớn” và “chính quyền nhỏ” đảng Dân Chủ cho rằng chính quyền phải có vai trò duy trì sự bình đẳng, đem phúc lợi và an toàn cho người dân. Khi đất nước lâm vào khủng hoảng như khủng hoảng tài chánh, ngân hàng và tín dụng vừa qua sắp sửa đưa nước Mỹ đi vào đại suy thoái như thời 1929-30 thì nhà nước phải đóng vai trò can thiệp vào để ngăn chặn suy thoái là điều cần phải có và bắt buộc cho đến khi đất nước vượt ra khỏi suy thoái. Khi chính quyền ra tay can thiệp với nhiễu chương trình chi tiêu kích thích tiêu thụ và kinh tế như vậy thì chính quyền tự nhiên nó phải lớn mà thôi.. Khách quan cho thấy chính quyền Obama đã chận đứng được suy thoái không tiếp tục đi xuống nữa dù kinh tế chưa vực được để hồi phục như trước. Kết quả khách quan cho thấy chính quyền Obama đã thành công phần nào khi chận đứng chiếc xe kinh tế suy thoái đang trên đường tuộc dốc mạnh khỏi phải lao xuống vực thẫm của đại khủng hoảng. Trong khi đó phong trào Tea Party luôn luôn dùng khuôn mẫu “chính quyền nhỏ”của thời Reagan như khuôn mẫu và dùng như một thứ chiêu bài, một sách lược vận động ru ngủ gây sợ hải dân chúng để chống lại “chính quyền lớn” của Obama. Ngay dưới thời tổng thống Bush chính quyền cũng đưa ra nhiều chương trình  chi tiêu bộ máy chiến tranh Iraq và Afghnistan vả chương trình cứ nguy kinh tế suy thoái như cứu nguy các ngân hàng và các định chế tài chánh và các hãng xe hơi sắp đi tới phá sản như vậy và bộ máy chính quyền của Bush Cộng Hòa đâu có nhỏ và trái hẳn học thuyết của đảng Cộng Hòa nhưng chính quyền Bush vẫn phải làm.
Thay lời kết  
Kết quả cuộc bầu cử vừa rồi cho thấy những nghị sĩ, dân biểu của hai đảng Cộng Hòa cũng như Dân Chủ đều thuộc thành phần cực đoan, cực hữu cũng như cực tả. Hầu hết những dân biểu hay nghị sĩ hoặc những ứng cử viên có tinh thần trung dung, ôn hòa của cả hai đảng đều bị đẩy văng ra ngoài cuộc chơi nhứt là những ứng cử viên Cộng Hòa thiếu tính bảo thủ cực đoan đã bị những thành phần của Tea Party đánh bại từ ngay vòng bầu sơ bộ trong đảng. Điều này cũng sẽ gây nhức nhối cho đảng Cộng Hòa phải đối đầu với những dân biểu và nghị sĩ  bảo thủ cực đoan vừa đắc cử do Tea Party ủng hộ. Quốc hội thứ 112 sắp tới sẽ là một quốc hội căng thẳng vì những đối kháng, đối đầu nhau giữa hai thái cực bảo thủ và cấp tiến (conservative v.s  liberal).
Quốc hội 112 Cộng Hòa chiếm đa số Hạ Viện chưa bắt đầu (tháng 1, 2011) mà những lãnh tụ quốc hội của đảng Cộng Hòa thừa thắng đang lên đã đánh tiếng hăm dọa là sẽ chận đứng tất cả những đạo luật của chính quyền Obama và của đảng Dân Chủ nếu không thỏa mãn những yêu sách bảo thủ, một thứ bảo thủ cực đoan của đảng Cộng Hòa có khuynh hướng binh vực giới đại tư bản mà người ta thường gọi đảng Cộng Hòa là đảng của “big business” .
Trong khi đó những dân biểu và nghị sĩ lãnh tụ quốc hội của đảng Dân Chủ cũng không chịu thua. Họ cho biết sẽ không nhượng bộ những điều đi ngược lại cương lĩnh và học thuyết thiên tả của đảng như  đem lại công bình xã hội, tạo phúc lợi cho giới trung lưu lao động mà giới này đã nhắn nhủ và khuyến cáo trong cuộc bầu cử vừa qua. Riêng tổng thống Obama cũng không dễ gì nhượng bộ hoặc thỏa hiệp nhiều với Cộng Hòa để có thể bị đảng Dân Chủ và phe cấp tiến trong đảng đang ủng hộ mình sẽ bỏ rơi mình. Chính tổng thống Obama đã từng tuyên bố : “ tôi sẵn sàng làm tổng thống một nhiệm kỳ để đấu tranh cho những lợi ích cho nhân dân Hoa Kỳ nhứt là đại đa số giai cấp nghèo và trung lưu lao động”.
Để hóa giải áp lực của đảng Cộng Hòa đang thắng thế và để cứu giúp giai cấp trung lưu, lao động, đồng thời cũng để nói lên tinh thần hợp tác lưỡng đảng vì quyền lợi tối cao của nhân dân Mỹ cứu nguy kinh tế đang gặp khó khăn, tổng thống Obama đã chịu nhượng bộ thỏa hiệp với đảng Cộng Hòa gia hạn luật giảm thuế của thời kỳ Bush thêm hai năm trao đổi lại Cộng Hòa phải chấp nhận gia hạn trợ cấp thất nghiệp cho hai triệu công nhân thất nghiệp thêm 13 tháng sắp hết hạn mà phía Cộng Hòa đã từng chống đối mạnh mẽ. Thỏa hiệp này đã được thượng viện (q.h 111) với đa số Dân Chủ đã bỏ phiếu thông qua. Phía hạ viện (q.h 111) đa số  Dân Chủ, dù có nhiều chỉ trích và chống đối thậm chí có nhiều dân biểu Dân Chủ trong đó có đương kiêm chủ tịch Hạ Viện là bà Nancy Pelosi còn lên án tổng thống Obama đã thay đổi lập trường không tích cực bảo vệ những giá trị học thuyết khuynh tả của đảng nhưng cuối cùng hạ viện cũng bỏ phiếu thông qua thỏa hiệp của thượng viện để tổng thống Obama đã ký thành luật trong tháng 12, 2010,  trước ngày quốc hội 111 bế mạc.
Tổng thống Obama đã chua chát phân trần cho rằng cuộc thương lượng với đảng Cộng Hòa để đi đến một thỏa hiệp với đảng Cộng Hòa vừa qua như một thứ thương thuyết cứu “con tin” mà ông không muốn “con tin” bị thiệt hại. “Con tin” mà Obama ví von ở đây là giai cấp trung lưu thợ thuyền.
Những nhượng bộ thỏa hiệp có tính cách chiến thuật của Obama có giống như những nhượng bộ thay đổi lập trường từ cấp tiến cực tả sang trung dung của cựu tổng thống Clinton để đến năm 2012 Obama và đảng Dân Chủ có cơ giành lại quốc hội và tái đắc cử nhiệm kỳ thứ hai như Clinton hay không"
Chúng ta hãy chờ xem./.
Chicago mùa Đông 2010

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
“Tự diễn biến, tự chuyển hóa” trong Lực lượng vũ trang nhân dân là mối lo hàng đầu của đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay. Bằng chứng này đã được Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đưa ra tại Hội nghị Đảng ủy Công an ngày 20/12/2023 tại Hà Nội, và trong nội dung các bài viết trên báo chí chính thống của nhà nước liên quan đến Quân đội...
Người ta nên áp dụng đạo đức vào tài chính trị của Henry Kissinger như thế nào? Làm thế nào để người ta quân bình những thành tựu với những hành vi sai trái của Kissinger? Tôi đã vật lộn với những vấn đề đó từ khi Kissinger là giáo sư của tôi, và sau này là đồng nghiệp tại Đại học Harvard. Vào tháng Tư năm 2012, tôi đã giúp phỏng vấn ông trước một số lượng lớn cử toạ tại Harvard và hỏi liệu ông có làm điều gì khác đi trong thời gian làm ngoại trưởng cho các Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon và Gerald Ford không. Lúc đầu, ông nói không. Suy nghĩ lại, ông nói rằng ước mình là đã hoạt động tích cực hơn ở Trung Đông. Nhưng ông không đề cập đến Campuchia, Chile, Pakistan hay Việt Nam. Một người phản đối ở phía sau hội trường hét lên: "Tội phạm chiến tranh!"
Việt Nam có còn “độc lập” với Trung Quốc hay không sau chuyến thăm Hà Nội của Tổng Bí thư, Chủ tịch nhà nước Tập Cận Bình là thắc mắc của người dân Việt Nam. Ông Tập có mặt ở Việt Nam từ 12 đến 13 tháng 12 năm 2023 và đạt được cam kết của Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng về “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung Quốc”.
Ngày nay, Chiến lược Phòng thủ Quốc gia của Hoa Kỳ – giống như chiến lược Chiến tranh Lạnh tạo chuẩn mực cho tư duy chiến lược trong những năm từ thập kỷ ‘50 đến ’80 – bị chi phối bởi một tác nhân đe dọa chính, đó là Trung Quốc. Điều này vừa cung cấp thông tin vừa tạo điều kiện cho tất cả các mối đe dọa lớn khác có thể xảy ra: Nga, Iran và Bắc Triều Tiên. Giống như thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Hoa Kỳ hiện đang lâm vào một cuộc cạnh tranh với đối thủ duy nhất của mình, một cuộc cạnh tranh có khả năng bỏ rơi các thành tựu chính trị, kinh tế và công nghệ. Hoa Kỳ cũng đang ở trong một cuộc chạy đua vũ trang hiện đại, và trong một số trường hợp, chơi trò đuổi bắt và tranh đua để giành tình hữu nghị, gây ảnh hưởng lên các quốc gia khác trên thế giới.
Rồi vào ngày 12/12/2023, tức chỉ sau ba tháng, Việt Nam lại long trọng tiếp đón Chủ Tịch Tập Cận Bình và nói rằng hợp tác và hữu nghị với Trung Quốc là lựa chọn chiến lược của Việt Nam...
Chỉ ba tháng sau khi Việt Nam nâng cấp quan hệ với Mỹ lên cấp cao nhất trong hệ thống phân cấp ngoại giao trong chuyến thăm của Tổng thống Biden, người ta thấy Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc đã trở thành nhà lãnh đạo thế giới mới nhất tăng cường quan hệ với Việt Nam với chuyến thăm Hà Nội trong tuần này...
Chuyến thăm Việt Nam hai ngày của Tổng Bí thư Đảng, Chủ tịch nước Cộng sản Trung Quốc, Tập Cận Bình đã để lại nhiều hệ lụy cho nhân dân Việt Nam hơn bao giờ hết. Bằng chứng này được thể hiện trong Tuyên bố chung ngày 13/12/2023 theo đó họ Tập thay quan điểm “cộng đồng chung vận mệnh” bằng “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai” cho hai nước...
Sự ra đi của nhà tư tưởng và thực hành xuất sắc về chính sách đối ngoại của Mỹ đánh dấu một kỷ nguyên kết thúc. Trong suốt sự nghiệp lâu dài và có ảnh hưởng phi thường của mình, Henry Kissinger đã xây dựng một di sản mà người Mỹ sẽ khôn ngoan chú ý trong kỷ nguyên mới của nền chính trị cường quốc và sự xáo trộn trong toàn cầu. Thật khó để tưởng tượng rằng thế giới mà không có Henry Kissinger, không chỉ đơn giản vì ông sống đến 100 tuổi, mà vì ông chiếm một vị trí có ảnh hưởng và đôi khi chế ngự trong chính sách đối ngoại và quan hệ quốc tế của Mỹ trong hơn nửa thế kỷ.
“Tham nhũng kinh tế” ở Việt Nam đã trở thành “quốc nạn”, nhưng “tham nhũng quyền lực” do chính đảng viên gây ra để thu tóm quyền cai trị mới khiến Đảng lo sợ. Đó là nội dung đang được phổ biến học tập để đề phòng và bảo vệ chế độ do Ban Nội chính Trung ương công bố...
“Trong năm 2023 còn nhiều vấn đề đáng lo ngại, gây bất an cho xã hội. Các tội phạm trên các lĩnh vực tiếp tục gia tăng toàn quốc xảy ra 48.100 vụ phạm tội và trật tự xã hội tăng 18%.”
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.