Hôm nay,  

Chương Trình Ngôn Ngữ Chiến Lược Thêm 3 Triệu Đô

18/02/201000:00:00(Xem: 5104)

Chương Trình Ngôn Ngữ Chiến Lược Thêm 3 Triệu Đô

Giáo sư Nguyễn Lâm Kim Oanh sau buổi thuyết trình tại đại học Calgary, Canada.


Nguyễn-Viết Kim


(Nhật Báo Los Angeles Times đăng tin vào ngày 11 tháng 2 năm 2010)
Chính phủ Hoa Kỳ chấp thuận ngân khoản $ M 2.88, tài trợ hệ thống CSU (California State University System) để đào tạo sinh viên có khả năng thông thạo các ngôn ngữ Ả Rập, Ba Tư, Nga và những ngôn ngữ khác, được lưu tâm vì an ninh quốc gia, kinh tế toàn cầu và sự cần thiết phải thấu hiểu văn hóa của các quốc gia khác .
Tài khoản này nằm trong dự luật chi tiêu quốc phòng, vừa mới được tổng thống Obama ký thành đạo luật . Nghị sĩ liên bang Barbara Boxer thuộc đảng Dân Chủ, cùng với các dân biểu liên bang thuộc lưỡng đảng như Laura Richardson, Ed Royce và Diana Watson đã tích cực vận động; SLI hiện nay đang được thực hiện tại 5 đại học , với mỗi đại học chú trọng vào một ngôn ngữ; điển hình như CSU Long Beach với tiếng Trung Hoa (Mandarin Chinese), CSU Fullerton với ngôn ngữ Ba Tư, CSU Los Angeles với tiếng Đại Hàn, CSU Northridge phụ trách Nga Ngữ và CSU San Bernadino với tiếng Ả Rập . Qua ngân khoản mới, chương trình SLI sẽ được nới rộng ra, thêm vào 2 đại học: CSU San Francisco với tiếng Trung Hoa và San Jose State với ngôn ngữ Ả Rập .
Giám đốc điều hành chương trình, giáo sư Nguyễn Lâm Kim Oanh cho biết : thông thường các sinh viên theo học ngôn ngữ để đi dạy học, hiểu biết văn chương và muốn thông thạo ngữ học . Qua chương trình SLI chúng tôi mong muốn tạo điều kiện cho một số lượng sinh viên đông đảo thuộc đủ mọi ngành chuyên môn, có đủ kiến thức và khả năng ngôn ngữ ngõ hầu có thể xử dụng hữu hiệu ngoại ngữ khi tiếp xúc, giao thiệp và cộng tác với các đồng nghiệp tại nhiều nơi trên địa cầu .


Được thiết lập vào năm 2006 tại CSU Long Beach, cho đến nay đã có trên 250 sinh viên tốt nghiệp. Chương trình đào tạo bao gồm 18 tháng, giáo trình xúc tích, hội tụ, cần sự chuyên cần cao độ, song song với các môn học mà sinh viên phải theo học để tốt nghiệp cho ngành nghề chuyên môn . Những sinh viên đã tốt nghiệp có việc làm  trong các lãnh vực quốc phòng, an ninh, ngoại giao, giao thương . Một số khác đang thực tập tại ngoại quốc trong các công ty quốc tế .
Giáo Sư Nguyễn Lâm Kim Oanh cũng cho biết là chương trình có đặc điểm là chỉ cần chưa tới 2 năm, thay vì phải học 6 năm để đạt được trình độ thông thạo có thể xử dụng hữu hiệu ngon ngữ; đó là nhờ cấu trúc tích cực, cô đọng và giáo trình khoa học hữu dụng, dùng ngôn ngữ trực tiếp và làm quen ngay với văn hóa qua ẩm thực, giao thiệp, sách báo, phim ảnh và đàm thoại . Đặc biệt là 2 sinh viên học Hoa Ngữ đã được các công ty tại Trung Hoa thâu dụng, một sinh viên theo chương trình ngôn ngữ Ả Rập đang cộng tác với một công ty pháp lý tại Amman, Jordan.
Chương trình hoà hợp các phương tiện thông thường như lớp học và tân tiến như qua liên lạc điện toán; thâu nhận các sinh viên hội đủ điều kiện tuyển chọn, dành cho các sinh viên tại thuộc hệ thống đại học CSU; hệ thống đại học UC; các đại học cộng đồng và các đại học tư thục trong tiểu bang California .
CSU có tổng cộng 23 đại học từ miền cực bắc như Humboldt, Chico... rồi đến Sonoma, Sacramento, San Francisco, San Jose, Fresno.... và rất quen thuộc như Los Angeles, Long Beach, Fullerton, Pomona, San Diegọ
Hệ thống UC có các đại học như UC Berkeley, UCLA, UCI, UC San Diego....
Đại học tư thục như : CSU, CalTech, Stanford, Loyola...

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sau khi ông Nguyễn Phú Trọng qua đời, Chủ tịch nước Tô Lâm nổi lên là ứng viên hàng đầu thay ông Trọng. Nhưng Việt Nam dưới thời Tổng Bí thư Tô Lâm sẽ như thế nào? Thắc mắc này không khó trả lời vì tập quán của CSVN là “tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách”.
Mùa Hè năm ngoái, cũng vào khoảng này đây, gần như mọi cơ quan truyền thông (trên toàn thế giới) đều hớn hở loan tin: đã tìm thấy bốn em bé biệt tăm, sau khi khiến chiếc phi cơ Cessna 206 bất ngờ bị hỏng máy và rơi xuống rừng sâu núi sâu.
Thời đại Nguyễn Phú Trọng đã khép lại sau 57 năm chuyên chính vô sản và tiếp tục độc tài Cộng sản. Ông Trong qua đời ngày 19/07/2024, thọ 80 tuổi, đã để lại một gia sản dở dang “chống tham nhũng” và “xây dựng, chỉnh đốn Đảng”...
Làm thế nào để ngăn chặn Trung Quốc tiến hành một cuộc xâm lược quân sự toàn diện nhằm chiếm Đài Loan bằng vũ lực? Sau đây là một số suy nghĩ cá nhân về vấn đề quan trọng này, tôi trình bày với tư cách là một học giả về Trung Quốc và không phải là đại diện chính thức của chính phủ Úc...
Tôi không thân thiết, và cũng chả quen biết chi nhiều với Trương Văn Dũng (TVD). Thản hoặc, mới có chút chuyện cần – cần phải trao đổi đôi ba câu ngăn ngắn – thế thôi. Tuy thế, tôi hoàn toàn không ngạc nhiên khi nghe ông bị “túm”, và bị kết án tù. Dù rất ngại làm mất lòng thiên hạ (và cũng rất sợ gạch đá tán loạn, từ khắp bốn phương) nhưng tôi vẫn phải khách quan mà nhìn nhận rằng ông Tô Lâm chưa hề bắt “lộn” một nhân vật bất đồng chính kiến nào (ráo trọi) nhất là trường hợp của TVD!
Khi bài này đến với độc giả thì Tổng Bí thư đảng CSVN, Nguyễn Phú Trọng đã vắng mặt gần một tháng mà không có lời giải thích nào của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Lần gần nhất công chúng Việt Nam nhìn thấy ông Trọng là khi ông tiếp Tổng thống Putin thăm Hà Nội ngày 20/06/2024. Sau đó ông đã vắng mặt tại các buổi họp quan trọng...
Không ai biết chắc khi nào một đế chế sẽ sụp đổ. Chẳng ai có thể xác định chính xác thời điểm Đế chế La Mã, Bồ Đào Nha, Ottoman hay Anh kết thúc. Trong bài thơ "Waiting for the Barbarians", nhà thơ Hy lạp Constantine P. Cavafy nhiều lần khẳng định rằng những kẻ man rợ sẽ đến hôm nay. Người ta chờ đợi, như thể đây là chuyện thường nhật như việc một công ty sẽ phá sản, hay một buổi lễ ra trường vậy. Nhưng một đế chế thì sao? Liệu vào thời của mình, nhà thơ Hy Lạp Cavafy có thuộc về một đế chế nào đáng để gọi là đế chế không?
Tôi hoàn toàn (và tuyệt đối) không có năng khiếu hay tham vọng gì ráo trong lãnh vực thơ văn/thi phú. Suốt đời chỉ ước mong sao có sách báo để đọc, để thưởng thức những lời hay ý đẹp của giới văn nhân thi sỹ, là vui thích lắm rồi. Sở thích, cùng niềm vui, tuy giản dị thế thôi nhưng đôi lúc tôi vẫn bị lôi thôi vì những câu cú (vô cùng) tối nghĩa:
Tệ nạn “dưới đẩy lên, trên đùn xuống” và “vô trách nhiệm” không mới trong cán bộ, đảng viên CSVN, nhưng số người “sáng vác ô đi tối vác về” vẫn khơi khơi trong hệ thống cầm quyền mới là điều lạ. Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng từng nói:“Ai không làm thì đứng sang một bên cho người khác làm”, nhưng không ai muốn về vườn vì chứng bệnh nan y “tham quyền cố vị” đã có trong máu thịt Đảng...
Đảng CSVN đang bối rối về câu hỏi: Tại sao phải kiên định Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh để xây dựng đất nước? Lý do đơn giản, vì đảng sợ “dân chủ”, nhát “tự do” và lo phải đối phó với tình trạng “tự diễn biến, tự chuyển hóa” trong nội bộ đảng, đe dọa sự sống còn của chế độ...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.