Hôm nay,  

Vatican: Đi Tìm Sự Sống Ngoài Vũ Trụ Và Ứng Dụng Cho Giáo Hội Công Giáo La Mã

11/11/200900:00:00(View: 6814)

Vatican: Đi Tìm Sự Sống Ngoài Vũ Trụ Và Ứng Dụng Cho Giáo Hội Công Giáo La Mã

VATICAN CITY – Bốn trăm năm sau này nhà thiên văn học Galileo thách thức quan điểm [của Vatican] cho rằng Trái Đất là trung tâm của vũ trụ, Tòa Thánh Vatican kêu gọi các chuyên gia nghiên cứu về khả năng có sự sống bên ngoài vũ trụ và ứng dụng cho Giáo Hội Công Giáo.
Linh Mục Jose Gabriel Funes, nhà thiên văn và giám đốc của The Vatican Observatory, nói rằng, “Những vấn nạn về nguồn gốc của sự sống và của sự hiện hữu đời sống khác ở nơi nào đó trong vũ trụ là rất thích đáng và là quan tâm nghiêm túc.”
Funes, một linh mục, đã trình bày những kết quả hôm Thứ Ba tại cuộc hội nghị 5 ngày quy tụ nhiều nhà thiên văn, vật lý, sinh học và các chuyên gia khác để thảo luận  về lãnh vực khởi đầu của sự sống ngoài vũ trụ -- nghiên cứu về nguồn gốc của sự sống và sự hiện hữu của sự sống ở nơi nào đó trong vũ trụ.
Funes nói rằng khả năng có sự sống ngoài vũ trụ nâng cao “nhiều ứng dụng triết lý và thần học” nhưng ông nói thêm rằng việc ngồi lại chủ yếu là để tập trung vào viễn kiến khoa học và bằng cách nào những phương thức khác nhau có thể được sử dụng để khám phá vấn đề.
Chris Impey, giáo sư thiên văn học tại Đại Học Arizona, nói rằng thật là thú vị khi Vatican đứng ra tổ chức một cuộc hội nghị như thế.


30 nhà khoa học, gồm những khoa học gia không phải Công Giáo, từ Hoa Kỳ, Pháp, Anh, Thụy Sĩ, Ý và Chí Lợi có mặt tại cuộc hội nghị,được kêu gọi để khám phá những vấn đề khác “có thật có hình thức nào đó của đời sống hữu tình đang hiện hữu ở những thế giới khác.”
Giáo Hội Công Giáo La Mã đã thay đổi tận gốc rễ trong nhiều thế kỷ qua kể từ khi triết gia Ý Giordano Bruno bị thiêu sống vào năm 1600 vì sự khám phá, trong số những ý tưởng khác, rằng những thế giới khác có thể có sự sống.
Nhiều nhà khoa học đã khám phá hàng trăm hành tinh bên ngoài thái dương hệ của chúng ta -- gồm 32 hành tinh mới được công bố gần đây bởi Cơ Quan Không Gian  Âu Châu. Impey nói rằng việc phát hiện sự sống ngoài vũ trụ chỉ là một vài năm tới.
Funes vẫn còn giữ quan điểm cho rằng nếu có những chúng sinh được khám phá, họ cũng sẽ được xem như là “một phần của tạo hóa.”
Mối liên hệ của Giáo Hội Công Giáo La Mã với khoa học khởi đi từ lâu kể từ khi Galileo bị xử án vào năm 1633 và bị buộc phải phủ nhận khám phá của ông rằng Trái Đất xoay chung quanh mặt trời. Lúc đó, Giáo Hội Công Giáo La Mã cho rằng Trái Đất là trung tâm của vũ trụ.
Các vị Giáo Hoàng gần đây đã cố gắng giải tỏa lời kết án rằng Giáo Hội La Mã thù nghịch với khoa học.
Năm 1992, Đức Giáo Hoàng John Paul II tuyên bố rằng việc áp đặt chống lại các nhà thiên văn là sai lầm hệ quả từ “sự hiểu lầm giữa đôi bên một cách tệ hại.”

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Khi bài này đến với độc giả thì Tổng Bí thư đảng CSVN, Nguyễn Phú Trọng đã vắng mặt gần một tháng mà không có lời giải thích nào của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Lần gần nhất công chúng Việt Nam nhìn thấy ông Trọng là khi ông tiếp Tổng thống Putin thăm Hà Nội ngày 20/06/2024. Sau đó ông đã vắng mặt tại các buổi họp quan trọng...
Không ai biết chắc khi nào một đế chế sẽ sụp đổ. Chẳng ai có thể xác định chính xác thời điểm Đế chế La Mã, Bồ Đào Nha, Ottoman hay Anh kết thúc. Trong bài thơ "Waiting for the Barbarians", nhà thơ Hy lạp Constantine P. Cavafy nhiều lần khẳng định rằng những kẻ man rợ sẽ đến hôm nay. Người ta chờ đợi, như thể đây là chuyện thường nhật như việc một công ty sẽ phá sản, hay một buổi lễ ra trường vậy. Nhưng một đế chế thì sao? Liệu vào thời của mình, nhà thơ Hy Lạp Cavafy có thuộc về một đế chế nào đáng để gọi là đế chế không?
Tôi hoàn toàn (và tuyệt đối) không có năng khiếu hay tham vọng gì ráo trong lãnh vực thơ văn/thi phú. Suốt đời chỉ ước mong sao có sách báo để đọc, để thưởng thức những lời hay ý đẹp của giới văn nhân thi sỹ, là vui thích lắm rồi. Sở thích, cùng niềm vui, tuy giản dị thế thôi nhưng đôi lúc tôi vẫn bị lôi thôi vì những câu cú (vô cùng) tối nghĩa:
Tệ nạn “dưới đẩy lên, trên đùn xuống” và “vô trách nhiệm” không mới trong cán bộ, đảng viên CSVN, nhưng số người “sáng vác ô đi tối vác về” vẫn khơi khơi trong hệ thống cầm quyền mới là điều lạ. Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng từng nói:“Ai không làm thì đứng sang một bên cho người khác làm”, nhưng không ai muốn về vườn vì chứng bệnh nan y “tham quyền cố vị” đã có trong máu thịt Đảng...
Đảng CSVN đang bối rối về câu hỏi: Tại sao phải kiên định Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh để xây dựng đất nước? Lý do đơn giản, vì đảng sợ “dân chủ”, nhát “tự do” và lo phải đối phó với tình trạng “tự diễn biến, tự chuyển hóa” trong nội bộ đảng, đe dọa sự sống còn của chế độ...
BBC ái ngại loan tin: “Hôm 8/6, Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) đã phát một video (‘Thông tin xuyên tạc ẩn tu của ông Thích Minh Tuệ’) có độ dài 3 phút 40 giây … Sau khi phóng sự được đăng tải trên các trang báo, cũng như các trang mạng xã hội, có không ít người nghi ngờ về độ chân thực của video”.
Hội nghị thượng đỉnh về hoà bình cho Ukraine tại Bürgenstock, Thụy Sĩ vào ngày 15 và 16 tháng 6 năm 2024 được coi là một thành công khiêm nhường cho Ukraine. 80 nước đã lên tiếng ủng hộ mạnh mẽ cho chính nghĩa đấu tranh của Ukraine, nhưng tiếp tục phát huy thành quả này sẽ là không chắc chắn.
Cảnh người Mỹ tranh cãi và dọa dẫm kiện tụng liên quan đến “Thập giới” lại làm tôi nghĩ đến “Thập cửu giới” – tức “Mười chín điều đảng viên không được làm” trên đất Việt. Trên phương diện sử học thì “Thập giới”, hay “Mười điều răn”, chính là bộ luật hình sự đầu tiên của nhân loại. Theo Cựu ước thì bộ luật này được Thượng Đế ban cho Nhà tiên tri Moses trên đỉnh núi Sinai để thiết lập trật tự cho cộng đồng Do Thái. Cũng trên phương diện sử học thì Cựu ước chính là một “đại tự sự” – một “câu chuyện lớn” tương tự câu chuyện về Bốn ngàn năm văn hiến hay con Rồng cháu Tiên của chúng ta v.v.. – với ý hướng tạo một bản sắc chung để kết hợp các bộ lạc Do Thái lại với nhau.
Tôi quen Đinh Quang Anh Thái đã lâu, lâu tới cỡ không còn biết là mình đã gặp gỡ y vào cái thuở xa xưa nào nữa. Dù không mấy khi có dịp “giao lưu” (hay “tương tác”) nhưng tôi vẫn nghe thằng chả ra rả hàng ngày, về đủ thứ chuyện trên trời/biển – ròng rã suốt từ thế kỷ này, qua đến thế kỷ kia – và hoàn toàn chưa thấy có dấu hiệu gì là gã sẽ (hay sắp) tắt đài trong tương lai gần cả. Nghề của chàng mà. Tắt tiếng là (dám) treo niêu luôn, chớ đâu phải chuyện chơi. Chỉ có điều hơi bất ngờ là đương sự không chỉ nói nhiều mà viết cũng nhiều không kém. Hết xuất bản Ký 1, Ký 2, rồi tới Ký 3. Nay mai (không chừng) sẽ có Ký 4 và Ký 5 luôn nữa.
Đảng CSVN tiếp tục cãi chầy cãi cối về các quyền tự do tôn giáo, tự do tư tưởng, tự do báo chí, tự do lập hội và tự do biểu tình. Tất cả những quyền này đã được quy định trong Hiến pháp 2013, nhưng khi thi hành thì lại nại cớ “theo pháp luật quy định” với những điều kiện khe khắt để can thiệp thô bạo...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.