Hôm nay,  

Kỷ Niệm Với Giáo Sư Nguyễn Độ

7/8/200900:00:00(View: 6803)

Kỷ niệm với Giáo sư Nguyễn Độ 
Đòan Thanh Liêm
Tôi theo học ở Đại học Lưật khoa Saigon khóa 1955-58, đó là khóa đầu tiên của Trường Luật mà vừa mới được người Pháp trao lại cho Chánh phủ Việt nam. Vị Khoa trưởng tiên khởi kể từ niên khóa 1955-56 là Giáo sư Vũ Văn Mẫu, lúc đó còn kiêm nhiệm thêm chức vụ Bộ trưởng Ngọai giao thời chế độ Đệ nhất Cộng hòa nữa. Qua năm sau, tôi lên học năm thứ hai Ban Cử nhân Luật và được học với Giáo sư Nguyễn Độ trong hai môn, đó là môn Luật Hành chánh và môn Hình luật Tổng quát.
Giáo sư Độ người vừa tầm thước, lúc đó vào cỡ tuổi 35-37, nhưng ăn vận trẻ trung, mái tóc luôn chải ép gọn, với cặp kính trắng khá thanh nhã làm tóat lên sự thông minh trí thức. Hồi đó giáo sư vẫn còn độc thân và được các sinh viên xầm xì là ông có lối sinh họat hồn nhiên, vui sống như cái thời ông còn theo học ở bên Pháp ngày trước. Ông hay đậu chiếc xe hơi Wolkswagen xinh xắn tại sân trường.
Bài giảng của giáo sư nặng nhiều về lý thuyết và kèm theo các chi tiết minh họa thực tế, nên nhiều sinh viên miền nam mà theo học theo chương trình Pháp ở bậc trung học, thì phải dày công theo dõi lắm mới có thể nắm bắt hết ý nghĩa được. Có bạn nói là cours này “rối mù quá” (touffu). Nhưng mà nếu sinh viên chịu khó tra cứu thêm ở các sách báo khác ở thư viện của trường, mà hồi đó phần lớn là tài liệu bằng tiếng Pháp, thì sẽ thấy được là các bài giảng của giáo sư đã được sọan thảo rất công phu với đày đủ chi tiết cả về lý thuyết lẫn về thực hành. Một số sinh viên học tòan thời gian (full time student) như các bạn Nguyễn Đình Thảng, Cao Huy Thuần và tôi, thì hay rủ nhau vào thư viện của trường để tìm kiếm sách báo đọc thêm. Và chúng tôi tìm được vài bài ký tên “Nguyễn Độ” được đăng trong tập san “Repertoire Dalloz” là lọai ấn phẩm về luật pháp từ lâu vẫn có uy tín của nước Pháp. Có thể nói ít có giáo sư ở trường Luật Saigon thời đó mà lại có bài phân tích, phê bình luật học mà được chọn đăng nơi tập san uy tín như vậy.
Tôi vẫn còn nhớ hồi đó vì cơ sở của trường trên đường Duy Tân còn thiếu phòng ốc, nên chúng tôi hay phải qua học nhờ bên cơ sở của Viện Đại học Saigon trên đường Trần quý Cáp. Và mấy lần sau lớp giảng, tôi có thắc mắc phải đến hỏi giáo sư Độ để nhờ giáo sư giảng nghĩa thêm cho. Mà lần nào tôi thấy giáo sư cũng đều vui vẻ chỉ dẫn thêm cho sinh viên; đôi khi cuộc trao đổi có thể kéo dài đến 10-15 phút, mà giáo sư không hề tỏ ý là bị sinh viên làm phiền hà chi cả. Thành ra, riêng về bản thân mình, tôi luôn có ấn tượng tốt đẹp với giáo sư Nguyễn Độ, ngay từ cái ngày mới được thụ giáo với ông vào năm 1956-57 lúc đó.
Sau khi tốt nghiệp ra trường mấy năm, tôi lại có duyên làm việc chung với giáo sư Độ nữa. Thật là một dịp may mắn hy hữu cho tôi. Sự việc như sau : Năm 1961, sau khi tu nghiệp tại Quốc hội Hoa kỳ về, thì tôi được cơ quan cử tôi đến làm nhiệm vụ thư ký cho giáo sư Nguyễn Độ trong việc sọan Bản Dự thảo Bộ Hình Luật cho Ủy Ban Tư Pháp Định chế của Quốc Hội, mà lúc đó do Dân biểu Lại Tư làm Chủ tịch. Tôi đến gặp giáo sư tại tư gia nơi cư xá giáo chức Đại học trên đường Duy Tân gần với đường Hiền Vương. Cách xa mấy năm, nay thầy trò lại gặp nhau, tôi thật vui mừng. Giáo sư nói với tôi : “Ông cứ việc nghỉ buổi chiều, đến tối cỡ 6.00 - 6.30 sau khi cơm nước xong, thì chúng mình sẽ cùng nhau làm việc. Vào buổi tối trời mát, thì làm việc mới thỏai mái được…”


Khi bắt tay vào làm việc, thì giáo sư căn dặn tôi đại khái như sau : “Tôi nhận làm việc này là do lời yêu cầu của ông Dân biểu Lại Tư cũng là bạn bè quen biết từ lâu trong giới luật gia. Nhưng tôi đã ra điều kiện với ông Lại Tư rằng : tôi sẽ không ra trước Quốc hội để mà phải trả lời những “questions idiotes” của mấy ông Dân biểu đâu. Vì thế, cho nên ông chịu khó ghi chép cẩn thận về những điều tôi nói ở đây, để rồi sau này chính ông sẽ giải thích cho các ông Dân biểu. Chứ riêng phần tôi, thì tôi chỉ là một người cố vấn cho Ủy ban Tư pháp Định chế của ông Lại Tư mà thôi, tôi không nhận việc phải trả lời thắc mắc của mấy ông Dân biểu đâu. Xin ghi rõ là điều kiện tôi đã thỏa thuận với ông Lại Tư là như thế đó…” Càng làm việc gần với ông, tôi càng thấy rõ được sự uyên bác của ông về mặt luật học. Và tôi càng cảm mến phong cách lịch sự tinh tế của ông nữa.
Công việc tôi làm thư ký với giáo sư Độ chưa hòan tất, thì vào đầu năm 1962, tôi phải đi trình diện khóa 13 Trường Sĩ quan Trừ bị Thủ Đức. Và cũng vì năm 1963, chế độ Đệ nhất Cộng hòa bị giải thể sau cuộc chính biến 1/11, thì Quốc hội cũng bị giải tán, nên bản dự thảo này cũng đã không thể nào được đưa ra biểu quyết để trở thành một đạo luật nữa.
Hồi làm sĩ quan trong Phòng Pháp chế & Tố tụng của Bộ Quốc phòng năm 1963-65, tôi còn hay được theo dõi các bài kết luận của giáo sư trong tư cách là Cố vấn của Tham chánh viện trong hệ thống Tòa án Hành chánh dưới thời Việt nam Cộng hòa nữa. Tôi luôn đánh giá cao cái lối lập luận rất chặt chẽ vững vàng của vị luật gia có tên tuổi lớn trong lãnh vực luật Hành chánh ở Việt nam hồi đó. 
Sau đó, lâu lâu tôi vẫn đến nhà thăm giáo sư, và lúc nào tôi cũng được ông và bà xã tiếp đón niềm nở, quý mến trân trọng. Nhất là sau năm 1975, thì giáo sư lại càng rảnh rỗi hơn.Ông được bố trí dậy môn Pháp văn cho sinh viên, thì ông chẳng cần phải mất thời giờ sọan bài vở gì cả. Giáo sư kể nhiều chuyện ở ngòai Bắc, vì các ông Nguyễn Cơ Thạch, Phan Hiền lúc đó là cấp thứ trưởng ở Hanoi thì đều là bạn học chung từ hồi trước năm 1945. Lại nữa bà Nguyễn Cơ Thạch còn là cousin với bà Nguyễn Độ, nên mối liên hệ lại càng khắng khít giữa hai gia đình.
Kết cục là gia đình giáo sư Độ đã được đi định cư bên nước Pháp khá sớm, không bao lâu sau khi giáo sư Vũ Quốc Thúc cũng được bảo lãnh sang Pháp. Sau khi giáo sư đi qua Pháp rồi, tôi vẫn lại có duyên với căn nhà cũ của ông tại đường Duy Tân, vì căn nhà sau đó lại được cấp phát cho Bác sĩ Ngô Tôn Liên là bạn cùng ở Đại học xá Minh Mạng với tôi hồi năm 1955-56. Con gái của Liên lại là bạn học chung với con gái của tôi ở trường trung học Minh Khai nữa. Thành ra mỗi lần đến chới với Bác sĩ Liên, thì tôi lại nhớ đến giáo sư Nguyễn Độ ngay tại căn nhà, mà từ mấy chục năm xưa tôi đã sát cánh làm việc với giáo sư.
Nay giáo sư từ giã cõi đời ở bên Pháp đã mấy năm rồi, nhưng đối với tôi thì giáo sư Nguyễn Độ luôn để lại trong tôi một hình ảnh trong sáng của một người trí thức, của một vị luật gia rất tận tâm với chức nghiệp và của một vị thầy có một sở học thật vững chắc hồi giữa thế kỷ XX ở miền Nam Việt nam.
Tôi xin viết những dòng chữ này để ghi lại một ít kỷ niệm thân thiết riêng tư của tôi với vị giáo sư khả kính và khả ái, mà tôi có duyên được gần gũi thân thương khởi đầu cách nay đã trên 50 năm rồi. Xin cầu chúc giáo sư luôn thanh thản nơi cõi Vĩnh Hằng.
California Tháng Bảy 2009
Đòan Thanh Liêm

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Việc tòa án New York sẽ công bố mức án của Donald Trump vào ngày 11 tháng 7 năm 2024 và kết quả của cuộc bầu cử tổng thống vào ngày 5 tháng 11 năm 2024 là hai diễn biến nội chính trọng đại của nước Mỹ, nhưng cũng sẽ là thách thức mới dành cho các nước khắp thế giới. Nhiều nước đang quan tâm, theo dõi và chuẩn bị tìm cách đối phó, trong đó có cả châu Âu.
Đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) có nhiều chứng bệnh nan y vì chúng là máu thịt của cán bộ, đảng viên. Chúng tồn tại và sinh sôi nẩy nở thường xuyên từ thời ông Hồ Chí Minh còn sống. Đứng đầu trong số này là chứng “chủ nghĩa cá nhân” đã đẻ ra tham nhũng, tiêu cực và “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”.
Tôi may mắn được bằng hữu gửi cho cuốn băng ghi âm buổi nói chuyện (“Định Hướng Tương Lai Với Thế Hệ Tăng Sĩ Trẻ Ngày Nay”) của Thích Tuệ Sỹ, tại chùa Từ Hiếu. Khi đề cập đến sự “căng thẳng” giữa quý vị sư tăng bên Viện Hóa Đạo và nhà đương cuộc Hà Nội, về quyết định khai sinh ra Giáo Hội Phật Giáo Quốc Doanh – vào năm 1981 – Hòa Thượng có nhắc lại lời phát ngôn (rất độc đáo và thú vị) của một vị tướng lãnh trong của lực lượng công an
Nỗi buồn tận huyệt của những đầu óc cải cách lớn nhất của dân tộc cũng giống như nỗi lòng của người mẹ khi thấy đàn con ngày càng suy kiệt. Mà những thách thức họ từng đối phó cũng chính là chướng ngại của người mẹ vì sự nhỏ nhen, ghen tuông của những thứ “cha/dượng” nhỏ nhen, thậm chí chỉ đơn thuần là thứ tiểu nhân mơ làm cha, làm dượng.
Nhà báo thạo tin nội bộ đảng CSVN. Huy Đức (Trương Huy San, Osin Huy Đức) và Luật sư Trần Đình Triển, chuyên bênh vực Dân oan bị bắt tạm giam, theo tin chính thức của nhà nước CSVN ngày 07/06/2024...
Quý vị nghĩ sao nếu có người nói với quý vị rằng chính phủ và giới truyền thông Hoa Kỳ đang bị kiểm soát bởi một băng nhóm bí mật, nhóm người này tôn thờ ma quỷ và đứng sau hàng loạt các vụ bắt cóc trẻ em? Theo một cuộc khảo sát gần đây, 17% người dân Hoa Kỳ tin rằng thuyết âm mưu này là có thật.
Ngày 30 tháng 5, một bồi thẩm đoàn ở New York kết luận, cựu Tống thống Donald Trump phạm tất cả 34 tội danh. Đây là một sự kiện chưa từng xảy ra trong lịch sử nước Mỹ, khi lần đầu tiên một cựu tổng thống bị tuyên án nhiều tội đại hình trong một vụ án hình sự. Ông Trump bị kết tội làm làm giả hồ sơ kinh doanh để che giấu các khoản khoản thanh toán tiền bịt miệng cho cựu ngôi sao phim khiêu dâm Stormy Daniels, nhằm mục đích ém nhẹm các thông tin bất lợi trước cuộc bầu cử năm 2016, để cử tri bỏ phiếu cho ông ta.
Hôm rồi, cháu Út hỏi: Người mình hay nói “phải sống đàng hoàng tử tế”. Thế nào là “đàng hoàng”, hả bố ? Tôi lúng túng không biết trả lời sao cho gọn gàng và dễ hiểu nên đành phải kể lại cho con nghe mẩu chuyện ngăn ngắn, của một nhà báo lẫy lừng (Anh Ba Sàm) đọc được qua Thông Tấn Xã Vỉa Hè: “Sau 1975, có những thứ mà Sài Gòn, miền Nam làm cho hắn rất lạ và không thể quên. Một đêm, chạy xe máy về nhà (ông cậu), tới ngã tư đèn đỏ, ngó hai bên đường vắng hoe, hắn rồ ga tính vọt thẳng. Bất ngờ nghe bên tai tiếng thắng xe cái rẹc, liếc qua thấy ông lão với chiếc xích lô trống không. Quê quá, phải dừng theo!”
Nếu cái gì cũng có bước khởi đầu của nó thì -- ngoài công việc thường ngày là quan sát hành động của từng con người để có một phán xét cuối cùng vào thời điểm thích hợp -- đâu là việc làm đầu tiên của Thượng Đế? Câu trả lời, theo một câu chuyện chỉ để cười chơi, rất thích hợp với bộ máy chuyên tạo nên cảnh rối ren hỗn loạn trên đất nước chúng ta. Cái câu chuyện về một cảnh trà dư tửu hậu khi những nhà chức nghiệp cãi nhau rằng nghề của ai có trước, dựa trên những tín lý từ bộ kinh Cựu Uớc, đặc biệt là chương Sáng Thế Ký.
Đảng CSVN có nhiều chứng bệnh lây nhiễm trong thời kỳ “đổi mới” như tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm và chia rẽ, nhưng 3 chứng “nhận vơ”, “lười lao động” và “lười làm việc” của một bộ phận không nhỏ cán bộ đảng viên đã khiến Đảng lo sợ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.