Hôm nay,  

Tân Chủ Tịch Cộng Đồng Htđ, Md, Va: Đỗ Hồng Anh Chủ Tịch Cộng Đồng Và Các Ủy Viên Thường Trực.

03/12/200800:00:00(Xem: 10672)

tân chủ tịch cộng đồng htđ, md, va: đỗ hồng anh Chủ tịch cộng đồng và các ủy viên thường trực.

Tuyết Mai
Virginia - Hội Đồng Đại Diện Washington, D.C., Maryland và Virginia (gồm 68 ứng cử viên cá nhân đắc cử và đại diện các hội đoàn trong cộng đồng)  đã bầu Tân Chủ Tịch trong một phiên họp đặc biệt, được tổ chức vào lúc 2 giờ chiều ngày 30 Tháng 11, 2008 tại phòng hội của Hội Người Việt Cao Niên/HTĐ  ở Falls Church, Virgnia.
Ông Đỗ Hồng Anh được bầu vào chức vụ Chủ Tịch Cộng Đồng.
Washington, D.C., Maryland & Virginia. Ông Lý Hiền Tài là Đồng Chủ tịch Washington, D.C. phụ trách Maryland; Ông Trần Lâm Thanh là Đồng Chủ Tịch Washington, D.C. phụ trách Washington, D.C..
Có khoảng tám mươi người gồm đại diện các đoàn thể, các cá nhân đắc cử và quan khách tham dự phiên họp.  Sau nghi lễ chào quốc kỳ Mỹ Việt, Ông Lý Văn Phước, Chủ Tịch CĐ Washington, D.C., MD&VA , Ông Đoàn Hữu Định , Chủ Tịch Virginia và Ông Thomas Phạm (Tổng Thư Ký) được mời lên bàn chủ tọa. Trước hết Ông Thomas tường trình sinh hoạt của CĐ hai năm qua. Trong thời gian qua CĐ Washington, D.C. và MD&VA đã thực hiện được rất nhiều công tác chính trị, văn hóa, xã hội, đặc biệt là đã tổ chức rất thành công hai cuộc biểu tình với khoảng ba ngàn người chống Nguyễn Minh Triết Tháng Sáu năm 2007 và một ngàn người chống Nguyễn Tấn Dũng Tháng Sáu năm 2008.
Kế đến Ông Thủ Quỹ Lê Minh Thiệp tường trình về tài chính trong hai năm qua và với tư cách trưởng Ban Bầu Cử ông tường trình về vấn đề bầu cử "Chủ tịch cộng đồng HTĐ" cho nhiệm kỳ 2008-2010. Ông Thiệp cho biết vấn đề bầu cử năm nay  không được hào hứng vì không có nhiều liên danh ra tranh cử, mà chỉ có một phe ra ứng cử, tuy nhiên việc bầu cử cũng phải được tổ chức vào tháng 10 vừa qua để hợp thức hóa sự thắng cử của các đơn vị cá nhân .
Trước khi bắt đầu cuộc bầu cử  Chủ tịch CĐ HTĐ, MD &VA nhiệm kỳ 2008-2010, Ông Lý Văn Phước, đương kim Chủ  Tịch có vài lời tường trình về một vài  khó khăn trong thời gian qua trong đó có vấn đề Cựu chủ tịch CĐ HTĐ, MD &VA 2004-2006 không chịu bàn giao cho Tân Chủ Tịch Lý Văn Phước,  được bầu cử một cách hợp pháp hai năm trước đây. Ông Phước cho biết, vì không muốn Washington, D.C., MD&VA có hai Cộng Đồng nên Ban Chấp Hành quyết định  đưa vấn đề ra tòa án Fairfax. Những người vi phạm luật pháp có thể gặp nhiều  khó khăn về pháp lý nếu việc thưa kiện tiến hành, nhưng những người đại diện cộng đồng muốn ôn hòa  đoàn kết, và dành thì giờ lo việc cộng đồng, nên mãi đến gần hai năm vấn đề tranh chấp mới được giải quyết tốt đẹp.
Sau đó Ông Phước tuyên bố giải nhiệm Ban Chấp Hành nhiệm kỳ 2006-2008.  Để mở đầu  cuộc bầu cử chủ tịch Cộng Đồng Washignton, D.C., MD&VA  một chủ tọa đoàn được đề cử và được mọi người chấp thuận. Đó là Ông Lê Hữu Em, Chủ Tịch Hội Quảng Đà; Ông Trần Tử Thanh, VN Quốc Dân Đảng , và Cụ Huỳnh Thanh Hưng, Cố Vấn Cộng Đồng. Ngoài ra còn có Bà Nguyễn Thị Lễ và Bà Nguyễn Thị Bích Loan làm Kiểm soát viên, kiểm  phiếu.
Trước hết Ông Lê Hữu Em, xác định cộng đồng có 68 đại diện các hội đoàn và  ứng cử viên cá nhân đắc cử, trong  phiên họp bầu cử này có 54 người hiện diện và người vắng mặt có giấy  ủy  quyền bầu thế, như vậy là quá bán nên cuộc bầu cử Chủ Tịch, Hội Đồng Thường Trực và nhiều  chức vụ khác hôm nay được hợp pháp.
Không có ai  ứng cử vào chức vụ chủ tịch, nên Ông Nguyễn Kim Hùng, đề nghị Ông Đoàn Hữu Định. Ông Đoàn hữu Định  từ chối vì đang giữ chức Chủ Tịch Liên Hội Cựu Chiến Sĩ VNCH vùng HTĐ và Phụ cận và Trung Tâm Trưởng Trung Tâm Đông Bắc của Tập Thể Chiến Sĩ Quốc Gia, quá nhiều việc. Ông Định đề nghị Ông Đỗ Hồng Anh. Ông Đỗ Hồng Anh chờ xem có bốn thành viên tán đồng đề nghị không trước khi nhận lời  ừng cử .
Tuyết Mai đề nghị Ông Nguyễn Văn Thuận, Hội Trưởng Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt. Ông Thuận từ  chối vì  muốn để giới trẻ  ra lãnh đạo cộng đồng. Ông Thomas Phạm đề nghị Bà Minh Nguyệt, Bà Minh Nguyệt từ chối. Cuối cùng chỉ có Ông Đỗ Hồng Anh, được nhiều người tán đồng, ủng hộ nên Ông Đỗ Hồng Anh nhận lời  ứng cử. Ông là ứng cử viên duy nhất trong cuộc bầu cử này. Năm mươi bốn  phiếu bầu cử được phát cho những ngừơi hiện diện và người được ủy quyền. Những người không muốn bầu Ông Đỗ Hồng Anh thì bỏ phiếu trắng.


Bà Nguyễn Thị Lễ và Bà Nguyễn thị Bích Loan cùng kiểm phiếu trước sự quan sát của Chủ Tọa Đoàn và những đại diện hội đoàn và đoàn thể. Kết quả có 50 phiếu bầu Ông Đỗ Hồng Anh vào chức vụ Chủ Tịch Cộng Đồng Washington, D.C., MD&VA, bốn phiếu trắng. Sau khi ông Lê Hữu Em tuyên bố kết quả Ông Đỗ Hồng Anh đắc cử vào chức chủ tịch CĐ/HTĐ, MD&VA nhiệm kỳ 2008-2010,  mọi người  hiện diện vỗ tay hoan hô,  chào mừng ông Tân Chủ Tịch Đỗ Hồng Anh.
Sau đó Hội Đồng Đại Diện tiếp tục bầu hai Chủ tịch Washington, D.C.,  và Maryland. Ông Lý Hiền Tài, Phó Chủ tịch Liên Minh Thế giới được bầu vào chức  Đồng Chủ Tịch Cộng Đồng phụ trách Maryland,  Ông Trần Lâm  Thanh được bầu vào chức Đồng Chủ tịch Cộng Đồng, phụ trách Washington, D.C.. Ba vị trong Ủy ban Thuờng trực ở Maryland  và sáu vị trong Ủy Ban Thường Trực Virginia cũng được bầu  trong phiên họp này.  Ông Lý Văn Phứơc vẫn còn lưu nhiệm cho đến khi Tân Chủ Tịch Đỗ Hồng Anh thành lập xong Ban Chấp Hành và sẽ được giới thiệu với đồng hương trong một buổi tiệc văn nghệ thật tưng bừng,  dự định sẽ đựơc tổ chức  trước Lễ Thượng kỳ đầu năm, trước Tết Nguyên Đán.
Các Tân chủ tịch cùng quý vị trong Ủy ban Thường Trực và những chức vụ khác được mời lên trình diện trước Hội Đồng Đại Diện  và cùng chụp hình lưu niệm. Ngay sau đó Ông Lê Hữu Em tuyên  bố chấm dứt nhiệm vụ của chủ tọa đoàn. Cuộc bầu cử chấm  dứt vào lúc 4 giờ chiều. Theo sau là một tiệc thân mật để chung vui với nhau.
 Tân Chủ Tịch  Đỗ Hồng Anh cho biết  một vài cảm nghĩ như sau. Ông nói, thực ra ông đã được sự quý mến của quý đồng hương, quý vị trong Hội Đồng Đại Diện, cơ hội để làm Chủ tịch Cộng Đồng HTD/MD&VA  đã có từ hai năm về trước, nhưng lúc đó ông chưa có đủ điều kiện để giữ nhiệm vụ này. Hôm nay một lần nữa được sự tín nhiệm,  thương yêu của quý vị trong Hội Đồng Đại Diện trao cho chức vụ này, một chức vụ có thể nói là có trách nhiệm mà không có quyền lợi  mà chúng ta thường gọi là công việc "ăn cơm nhà vác ngà voi" . Ông đã hoạt động trong cộng đồng từ nhiều  năm về trước, và đặc biệt trong nhiệm  kỳ vừa rồi ông đã làm việc hết sức tích  cực với Ông Lý Văn Phước, đem lại nhiều thành quả lớn  cho cộng đồng về mặt chính trị  và nhiều mặt khác  như văn hóa, xã hội, hoạt động thanh niên…cộng đồng đã dự định nhiều công tác trong nhiệm kỳ vừa rồi nhưng rất tiếc chưa thực hiện được. Ông đã làm việc hai năm qua, đã quen với công việc, và những dự  án đó không thể nào  không được tiếp tục nên ông nhận chức vụ này hôm nay để tiếp tục. 
Được hỏi ông có dự án gì mới lạ hơn nhiệm kỳ vừa rồi không,  Ông Đỗ Hồng Anh trả lời, ở tuổi  61, ông không phải là người trẻ cũng không phải là người già, do đó không thể nói đây là một cộng đồng trẻ  trung, nhưng ông mong muốn làm một nhịp cầu  giữa những người thế hệ đi trước và thế hệ trẻ sau này. Ông mong muốn sẽ làm nhịp cầu để tạo một khuôn mặt trẻ trung, có thể  hòa nhập vào dòng sinh hoạt chính của chính trị HK. Điều đó sẽ tạo cho cộng đồng chúng ta một tiếng nói vững mạnh  và đồng thời có thể phục vụ đồng hương hữu hiệu  hơn cũng như góp phần cho tự do dân chủ ở quê nhà.
Cuối cùng Ông Đỗ Hồng Anh gởi lời cám ơn tất cả quý đồng hương, quý thân hữu và quý vị  thuộc các đảng phái và hội đoàn  trong vùng đã nhiệt tình ủng hộ ông trong nhiệm kỳ vừa rồi, khi ông ra ứng cứ với tư cách cá nhân vào Hội Đồng Đại Diện. Bây giờ một lần nữa được sự tín nhiệm của tất cả các thành viên của Hội Đồng Đại Diện trong nhiệm kỳ mới này , ông xin cảm ơn tất cả quý vị và ông mong mỏi tất cả sẽ tiếp tục hỗ trợ ông trong những công tác nặng nề trong hai năm sắp tới, mà trong hai sắp tới đó ông nhắm vào mục tiêu khác hơn là mục tiêu chính trị .
Ông Đỗ Hồng Anh nói, mặc dầu chính trị cho quê hương là vấn đề chung của tất cả mọi người, tuy nhiên để có thể phục vụ hữu hiệu hơn cho đồng hương, ông sẽ tìm cách tách rời bộ phận đấu tranh chính trị ra riêng cho các đảng phái. Ông sẽ đề nghị thành lập ra một Ủy Ban Đấu Tranh. Cộng đồng  rảnh tay sẽ tiếp  tục những công tác cho đồng hương như vấn đề xã hội, giáo dục, văn hóa, thanh niên, thể thao Nhờ đó cộng đồng có thể lớn mạnh và thi hành đúng vai trò của cộng đồng hơn là chỉ cầm cờ xuống đường biểu tình không thôi, mặc dầu biểu tình là vấn đề thiêng liêng của tất cả mọi ngừơi.
Ông Đỗ Hồng Anh nhấn mạnh, trong nhiệm kỳ tới ông sẽ chú trọng hơn vấn đề xã hội và nhiều vấn đề khác, ngoài  vấn đề chính trị.   

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Ngược lại, những biến cố dồn dập đủ loại trong COVID-19 mở ra cuộc đấu tranh chính trị mới: đòi quyền được sống còn, có thuốc trị cho tất cả, đi lại an toàn, đó là một cái gì thiết thực trong đời sống hằng ngày và không còn chờ đợi được chính quyền ban phát ân huệ; nó khiến cho người dân có ý thức là trong các vấn đề nội chính, cải tổ chế độ là cần ưu tiên giải quyết. Người dân không còn muốn thấy vết nhơ của Đồng Tâm hay tiếp tục qùy lạy van xin, thì không còn cách nào khác hơn là phải có ý thức phản tỉnh để so sánh về các giá trị tự do cơ bản này và hành động trong gạn lọc. Tình hình chung trong việc chống dịch là bi quan và triển vọng phục hồi còn đấy bất trắc. Nhưng đó là một khởi đầu cho các nỗ lực kế tiếp. Trong lâu dài, dân chủ hoá là xu thế mà Việt Nam không thể tránh khỏi. Cải cách định chế chính trị và đào tạo cho con người để thích nghi không là một ý thức riêng cho những người quan tâm chính sự mà là của toàn dân muốn bảo vệ sức khoẻ, công ăn việc làm
Trong vài thập niên vừa qua, giải Nobel Hòa Bình và Văn Chương được xem là một tuyên ngôn của ủy ban giải Nobel về các vấn đề thời cuộc quan trọng trong (những) năm trước và năm 2021 này cũng không là ngoại lệ. Giải Nobel Văn Chương năm nay được trao cho nhà văn lưu vong gốc Tazania - một quốc gia Châu Phi, là Abdulrazak Gurnah "vì sự thẩm thấu kiên định và bác ái của ông đối với những ảnh hưởng của chủ nghĩa thực dân và số phận của những người tị nạn trong vực sâu ngăn cách giữa các nền văn hóa và lục địa". Cũng vậy, giải Nobel Hoà Bình đã dành cho hai ký giả Maria Ressa của Phi Luật Tân và Dmitry Muratov của Nga "vì những nỗ lực bảo vệ sự tự do ngôn luận, vốn là điều kiện tiên quyết cho nền dân chủ và sự hòa bình lâu dài". Ủy ban Nobel Hòa Bình Na Uy còn nói thêm rằng, "họ đại diện cho tất cả các ký giả đang tranh đấu cho lý tưởng này, trong một thế giới mà nền dân chủ và tự do báo chí đang đối mặt với những điều kiện ngày càng bất lợi" và cho "nền báo chí tự do, độc lập
Sau đó, sau khi “phát khóc” và lau nước mắt/nước mũi xong, bác Hồ liền thỉnh ngay bác Lê về thờ nên mới có Suối Lê Nin (với Núi Các Mác) cùng hình ảnh – cũng như tượng đài – của cả hai ông trưng bầy khắp mọi nơi, để lập ra một tôn giáo mới, thay thế cho Phật/Chúa/Thánh Thần/Ông Bà/Tiên Tổ ... các thứ.
Sự nghiệp chính trị của đại đế Nã-Phá-Luân chẳng liên hệ gì nhiều đến Trung Quốc nên không biết tại sao ông nổi hứng tuyên bố một câu bất hủ mà giờ này có giá trị của một lời tiên tri “Hãy để Trung Hoa ngủ yên bởi vì khi tỉnh giấc nó sẽ làm rung chuyển thế giới.” Vào tháng 03/1978 có một sự kiện ít được biết đến nhưng bắt đầu lay thức gã khổng lồ Trung Quốc khi một hợp tác xã nông nghiệp ở Phúc Kiến xin phép được giữ lại phần sản xuất vượt chỉ tiêu để khuyến khích nông dân hăng hái làm việc. Đây là giai đoạn trước Đổi Mới nên viên thư ký đảng bộ của hợp tác xã bị phê bình kiểm điểm. Chỉ 8 tháng sau đó vào cuối năm 1978 Đặng Tiểu Bình tuyên bố cải tổ và mở cửa nền kinh tế. Đề nghị nói trên của hợp tác xã được mang ra thử nghiệm với kết quả sáng chói nên viên thư ký đảng được ban khen.
Sau 10 năm ra sức Xây dựng, chỉnh đốn hàng ngũ để bảo vệ đảng không tan, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vẫn thừa nhận: ”Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" vẫn chưa được ngăn chặn, đẩy lùi một cách căn bản, thậm chí có mặt còn diễn biến tinh vi, phức tạp hơn, có thể gây ra những hậu quả khôn lường.”
Nếu mối quan hệ Trung Quốc-Hoa Kỳ là một ván bài, thì người Mỹ sẽ nhận ra rằng họ đã được một lá bài tốt và tránh khuất phục trước nỗi sợ hãi hay niềm tin vào sự suy tàn của Hoa Kỳ. Nhưng ngay cả một lá bài tốt cũng có thể thua, nếu chơi tệ. Khi chính quyền của Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden thực hiện chiến lược cạnh tranh đại cường với Trung Quốc, các nhà phân tích tìm các phép ẩn dụ trong lịch sử để giải thích tình trạng cạnh tranh ngày càng sâu sắc. Nhưng trong khi nhiều người dựa vào sự khởi đầu của Chiến tranh Lạnh, thì một ẩn dụ lịch sử đáng lo ngại hơn là sự bắt đầu của Thế chiến thứ nhất. Năm 1914, tất cả các cường quốc đều mong rằng cuộc chiến Balkan lần thứ ba là ngắn ngủi. Thay vào đó, như nhà sử học người Anh Christopher Clark đã chỉ ra rằng, các cường quốc bị mộng du bước vào một trận đại chiến kéo dài bốn năm, phá hủy bốn đế chế và giết chết hàng triệu người.
“Căn bản đời sống của chúng ta là đi tìm sự hạnh phúc và tránh né sự khổ đau, tuy nhiên điều tốt nhất mà ta có thể làm cho chính bản thân chúng ta và cho cả hành tinh này là lật ngược lại toàn bộ suy nghĩ ấy. Pema Chodron đã chỉ cho chúng ta thấy mặt cấp tiến của đạo Phật.”
Năm 1964, anh Phạm Công Thiện được mời vào Sài Gòn để dạy triết Tây tại Viện cao đẳng Phật học vừa được mở tại chùa Pháp Hội (tiền thân của Viện Đại học Vạn Hạnh sau này), tôi được anh cho đi theo. Tôi nhớ anh đã dẫn tôi đến thăm Bùi Giáng vào một buổi chiều, trong một căn nhà ở hẻm Trương Minh Giảng, căn nhà rất ẩm thấp, chật hẹp, gần như không có chỗ cho khách ngồi.
Cố nhớ kỹ lại, tôi vẫn không nghĩ ra là tôi đã gặp thầy Phước An lần đầu vào dịp nào (dĩ nhiên là ở Vạn Hạnh, trong năm 1972, nhưng trong hoàn cảnh nào?). Chỉ nhớ rằng quen nhiều và thân với thầy lắm. Phòng 317 Nội Xá Vạn Hạnh là phòng ở của quý thầy trẻ, là những người tôi rất thân, và đây là một phòng mà tôi có thể ra vào bất cứ lúc nào.
Ba bà Mai kể trên thuộc hai thế hệ. Cả ba đều đã trải qua một kiếp nhân sinh mà “phẩm giá” người dân bị chà đạp một cách rất tự nhiên.” Nếu may mắn mà “CNXH có thể hoàn thiện ở Việt Nam” vào cuối thế kỷ này, như kỳ vọng của ông TBT Nguyễn Phú Trọng, chả hiểu sẽ cần thêm bao nhiêu bà Mai phải (tiếp tục) sống “với tâm thức khốn cùng” như thế nữa?
DB Derek Trần: Tôi làm tất cả để bảo vệ cộng đồng mình trong vấn đề di trú

NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.