Hôm nay,  

Đại Hội Đảng Và Diễn Văn

10/09/200800:00:00(Xem: 11008)
...đại hội đã trở thành một công cụ tuyên truyền...

Cuối cùng thì hai đảng Dân Chủ và Cộng Hòa cũng đã tổ chức xong Đại Hội Đảng và đã chính thức tấn phong hai liên danh Obama-Biden và McCain-Palin đại diện cho hai đảng tranh cử chức vị tổng thống-phó tổng thống Mỹ trong Tháng Mười Một tới.

Trong quá khứ, đại hội đảng là một dịp họp mặt nghiêm trang, có thể nói là khô khan, trong đó các chức sắc cao cấp của đảng thảo luận, tranh cãi, mặc cả, kỳ kèo với nhau trong các phòng họp kín mà người ta nói là thường mù mịt khói xì-gà, để rồi cuối cùng một liên danh được bầu làm đại diện cho đảng ra tranh cử.

Ngày nay, đại hội đảng đã hoàn toàn biến thể. Người ta biết trước từ lâu ai sẽ đại diện cho đảng. Đại hội đảng do đó chỉ còn là một buổi lễ chính thức tấn phong liên danh đã đắc cử. Quan trọng hơn thế nữa, đại hội đã trở thành một công cụ tuyên truyền, quảng bá và cổ võ cho phe ta.

Nhìn vào cảnh pháo bông tung bay ngộp trời trong đại hội đảng Dân Chủ tại sân vận động thành phố Denver, không ai không thể nhớ lại hình ảnh thế vận hội Bắc Kinh. Rất huy hoàng. Nhưng chẳng có gì nghiêm túc như một đại hội của một đảng chính trị, đang bầu những người có thể lãnh đạo cả nước, chứ không phải để hoan hô vài lực sĩ đã đoạt huy chương vì đã chạy nhanh nhất hay nhẩy cao nhất.

Đại Hội Đảng Dân Chủ, nói theo danh từ hợp thời trang, “hoành tráng” hơn Đại Hội Đảng Cộng Hòa rất nhiều.

Buổi lễ nhận tấn phong của ứng viên Barack Obama được tổ chức vào ngày cuối cùng tại một sân vận động với 75.000 chỗ ngồi. Với sự hiện của gần cả trăm ngàn người hò hét như điên cuồng, không khí của ngày cuối cùng hết sức hồ hởi không khác gì không khí trận chung kết Super Bowl hàng năm của Mỹ. Chính trị tại Mỹ đã trở thành một thú tiêu khiển thời thượng.

Đây không phải là lần đầu tiên một ứng viên đọc diễn văn nhận tấn phong tại sân vận động. Trước đây, các ứng viên Roosevelt và Kennedy cũng đã làm như vậy. Đảng Dân Chủ có khuynh hướng muốn chứng minh mình là đảng của quần chúng nên thích ra mắt tại sân vận động với cả trăm ngàn người tham dự.

Bên Cộng Hòa có ít tiền hơn nên đại hội được tổ chức tại một sân bóng rổ chỉ chứa được 20.000 người tại Minneapolis-Saint Paul. Đã vậy, lại còn bị trời hại. Ngày khai mạc Đại Hội, dự tính làm đình đám với diễn văn của đương kim tổng thống Bush, đã bị hủy bỏ vì cơn bão Gustav đánh vào Louisiana. Mấy thầy tướng số thế nào cũng đổ thừa cho … Thiên Mệnh.

Đại Hội Đảng cũng là cơ hội để bốn ứng viên tổng thống và phó tổng thống của cả hai đảng đọc diễn văn nhận sự tấn phong. Đó phải là những bài diễn văn quan trọng nhất trong cuộc đời của họ, có dư âm rất lớn.

Qua những bài diễn văn đó, người ta sẽ có dịp nghe được quan điểm và chương trình hành động của các ứng viên, đồng thời cũng có dịp thưởng lãm khẩu khí, tư cách của họ.

Ứng viên đầu tiên lên diễn đàn là TNS Joe Biden, ứng viên phó TT của Dân Chủ. Ông đọc một bài diễn văn phản ánh đúng vai trò “đánh đấm” của ông, tấn công Bush và McCain thẳng thừng và hùng hồn. Nhưng xét cho cùng, chẳng có gì… đáng nói vì chẳng có gì mới lạ.

Rồi tối hôm sau đến ông Obama.

Người ta còn nhớ khi Obama hạ được bà Hillary hồi Tháng Sáu thì ông đã đọc một bài diễn văn mà giới truyền thông cấp tiến gọi là “để đời”, với những câu đao to búa lớn tự cao tự đại bất hủ như “chúng ta là cái mà chúng ta vẫn hằng mong đợi” (we are what we have been waiting for), “đây là lúc mà mực nước đại dương sẽ bắt đầu dâng lên chậm hơn và hành tinh chúng ta sẽ bắt đầu hàn gắn các vết thương” (this was the moment when the rise of the oceans began to slow and our planet began to heal)...

Đó là loại khẩu khí mà mọi người mong đợi ở ông Obama, nhất là khi nhìn thấy sân khấu nguy nga vĩ đại, với một bục tròn khổng lồ ở giữa sân vân động, phía sau là các cột nhà giả, làm theo kiểu các ngôi đền của đế quốc Hy Lạp thời huy hoàng xa xưa. Như thể thần linh Apollo sẽ đọc diễn văn chứ không phải Obama.

Thực tế, bài diễn văn đã là một thất bại lớn cho ông Obama, và một thất vọng lớn cho các đệ tử của ông. Không còn đao to búa lớn gì nữa, mà chỉ còn là một bài diễn văn tầm thường như tất cả các bài diễn văn của các chính trị gia. Có lẽ việc McCain chỉ trích Obama quá tự cao tự đại đã có tác dụng khiến ông này phải rụt rè hơn.

Nửa đầu của diễn văn là phần tiêu cực, đả phá Bush và McCain. Ông McCain bị lôi tên ra chửi 22 lần, điều mà ngay cả các bình luận gia cấp tiến cũng phải lấy làm ngạc nhiên, vì không giống một bài diễn văn nhận sự bổ nhiệm của đảng. Năm 1999, ứng viên George Bush trong bài diễn văn cùng dịp chỉ nhắc đến tên đối thủ Al Gore có đúng một lần.

Mà phần lớn những chỉ trích lại không đúng.

Ông Obama lập đi lập lại khẩu hiệu “McCain là Bush nhiệm kỳ ba”, là cái mũ phe Dân Chủ cố chụp lên đầu McCain, cho dù đã có bằng chứng rõ rệt McCain có nhiều quan điểm hoàn toàn trái ngược với Bush. Obama nhấn mạnh McCain đã bỏ phiếu theo phe Cộng Hòa, tức là theo Bush, hơn 90%.

Nếu quý độc giả coi lại lịch trình làm việc của quốc hội Mỹ mà kẻ viết bài này đã xét qua (xin xem bài “Câu Chuyện Vịt Què” trên Việt Báo số ra ngày 21 tháng 7 năm 2008), thì quý ví sẽ thấy hầu hết các quyết định của Quốc hội Mỹ đều là loại vô thưởng vô phạt, như đặt tên cho văn phòng bưu điện địa phương, và sẽ hiểu hầu hết tất cả các vị dân cử Mỹ đều bỏ phiếu đồng ý với nhau trên 90%, kể cả Obama và Biden.

Ông Obama không nhắc đến chuyện ông McCain đã công khai chống Bush trên các vấn đề chiến tranh Iraq, đối xử với tù khủng bố, đóng cửa nhà tù Guantanamo, cắt thuế, sự chi phối của các thế lực tôn giáo, ảnh hưởng của các tổ chức vận động hành lang, các vấn đề môi sinh hâm nóng địa cầu, … Đều là những vấn đề quan trọng hơn tên các trụ sở bưu điện nhiều. Nhưng lại là những vấn đề mà phe Dân Chủ cho là phần 10% McCain khác biệt với Bush, coi như những chuyện nhỏ không đáng để ý.

Phần hai có tính xây dựng hơn, đưa ra chương trình của ông Obama. Dĩ nhiên, ông Obama vẫn tiếp tục truyền thống cấp tiến (thiên tả) Dân Chủ đưa ra một cái bánh vẽ khổng lồ trong đó mọi người đều có được tất cả những gì mình muốn. Chi tiết không cần thiết. Và chi phí là bao nhiêu, ai trả, cũng không quan trọng.

Tóm lại, bài diễn văn của ông Obama đã là một thất vọng, không còn cái “khẩu khí Obama” mà chỉ là một bài diễn văn chính trị rất bình thường.

TNS John McCain thì đọc một bài diễn văn hết sức… đúng phong cách McCain.

Ông không tấn công Obama, mà chỉ nêu lên một số khác biệt quan trọng về chính sách giữa hai người. Ông còn lịch sự mở màn bằng những câu ca ngợi Obama cũng là người yêu nước, đáng kính phục. Dĩ nhiên ông không quên nhắc lại quá trình, từ thời phi công bị tù ở Hà Nội, cho đến sự nghiệp gần ba mươi năm trong quốc hội, để nhấn mạnh sự khác biệt với một Obama chẳng có gì để khoe.

Chẳng có gì là hớp hồn người nghe, rất nghiêm trang và thực sự hơi buồn ngủ. Chỉ đến vài phút cuối cùng thì bài diễn văn mới trở thành sống động, khi ông hô hào tất cả dân Mỹ đứng dậy và quyết tâm tranh đấu. Cả hội trường như là thức tỉnh và đồng loạt hò hét như vỡ chợ.

Tuy trình bày một cách không mấy đình đám, nhưng về nội dung, ngược lại, bài diễn văn đánh dấu một khúc quanh quan trọng vì đã vạch rõ hướng chiến lược mới của ông McCain: chủ trương “thay đổi” Hoa Thịnh Đốn. Đây đúng ra là thông điệp của Obama. Nhưng vì Obama liên tục thay đổi lập trường và lại lựa một thượng nghị sĩ với gần bốn chục năm sinh hoạt trong giới chính trị Hoa Thịnh Đốn đứng cùng liên danh, thông điệp này mất hết ý nghĩa, và ông McCain lợi dụng nhẩy vào thế chỗ, dựa trên quá trình “ngựa chứng” của ông cũng như quá trình chống các lãnh tụ Cộng Hòa của bà Palin. Vừa đoạt lấy thông điệp của Obama vừa cố gắng tách mình khỏi Bush.

Nhận xét tổng quát, cả ba bài diễn văn của ba ông Biden, Obama, và McCain đều là những bài diễn văn kiểu cổ điển, với những luận điệu khá quen thuộc, không có gì xuất thần, tuy cách trình bày có khác nhau.

Điều nổi bật đáng nói, có thể nói là đi vào lịch sử, chính là bài diễn văn của Thống Đốc Sarah Palin, ứng viên phó tổng thống của Cộng Hòa. Bà đọc diễn văn một tối trước ông McCain.

Bà Palin là người có thể nói hoàn toàn vô danh, không ai biết đến ngoài tiểu bang Alaska của bà. Người ta chỉ biết chung chung bà là thống đốc trẻ nhất lịch sử Alaska, rất bảo thủ, thật trong sạch, đã leo lên chức thống đốc nhờ đánh chính các đồng chí Cộng Hòa của bà, từ thống đốc Murkowsky đến dân biểu Don Young, đều là những tay tổ tham nhũng.

Việc ông McCain lựa bà đứng cùng liên danh đã gây chấn động mạnh trong cả hai phe Cộng Hòa và Dân Chủ. Phe bảo thủ Cộng Hòa hoan hô nhiệt liệt và mức ủng hộ của ông McCain nhẩy vọt lên ngay trong hàng ngũ bảo thủ. Phe Dân Chủ thì nhìn thấy ngay nguy cơ mất  phiếu của các bà và của các khối dân trung lưu và lao động chưa tin tưởng Obama.

Và phe cấp tiến bắt buộc phải ra tay sớm để chặn nguy cơ.

Chỉ hai ngày sau khi tên bà được công bố là các nhân viên trong ban vận động tranh cử cho Obama-Biden, và các báo cấp tiến đã tấn công bà một cách tận tình, bằng những chuyện hơi bẩn, không dính dáng gì đến vấn đề an bang trị quốc. Một diễn đàn internet tung tin con út của bà thật sự là con của con gái của bà, cô có bầu khi mới có 16 tuổi, nên bà Palin nhận là con để đỡ xấu hổ. Cô gái này năm nay 17 tuổi sau đó còn bị khui ra là hiện đang có bầu dù chưa chồng. Tờ New York Times khui chuyện chồng bà Palin cách đây 22 năm bị phạt… vì lái xe khi say rượu.

Ba bà “la-sát” trong hàng ngũ ký giả cấp tiến, Maureen Dowd trên New York Times, Sally Quinn trên Washington Post, và Gloria Stenheim trên Los Angeles Times, đồng loạt viết bài sỉ vả cá nhân bà Palin. Bà Quinn công khai lên tiếng tố bà Palin lơ là trách nhiệm gia đình con cái, làm nhiều người ngạc nhiên. Phe cấp tiến là phe luôn luôn hô hào giải phóng phụ nữ, chống lại lập luận đàn bà phải ở nhà lo cho chồng con, bây giờ có một bà Cộng Hòa bảo thủ ra tranh cử phó tổng thống thì bà Quinn lại tố không chịu ở nhà lo cho chồng con!

Cuộc công kích quá mạnh đến độ ngay cả hai ông Obama và Biden đều phải lên tiếng kêu gọi báo chí phe ta nên tự kềm chế lại!

Chẳng biết những lời kêu gọi đó có thật tình hay không, nhưng bà Palin tiếp tục bị đánh chí tử.

Họ đả kích bà Palin là thiếu kinh nghiệm trị quốc và bang giao quốc tế, chưa sẵn sàng. Những cố vấn của Obama và các ký giả cấp tiến nêu vấn đề này thì quả là đáng ngạc nhiên. Những người này chính là những người lớn tiếng hô hoán kinh nghiệm không quan trọng để bênh vực Obama so với McCain hay bà Hillary. Cũng chính những người này bây giờ lại thấy kinh nghiệm là chuyện sinh tử và báo nguy chuyện bà Palin không kinh nghiệm"! Có thể nào giả dối trắng trợn hơn"

Chính ông Obama chê bà Palin chỉ quản lý có 50 nhân viên với một ngân sách 12 triệu đô khi làm thị trưởng Walissa, trong khi ban vận động tranh cử của ông có 2.500 nhân viên, và một ngân sách 12 triệu chỉ đủ cho ông xài trong vài ngày. Sự so sánh này thoạt nghe thì thấy vui vui, nhưng thật ra thiếu lương thiện, coi thường lý trí của người nghe. Ông Obama so sánh tình trạng của ông bây giờ với tình trạng bà Palin cách đây cả chục năm, giống như so sánh trái trứng với con gà.

Nếu so sánh tình trạng hiện tại của cả hai người thì ông Obama đang quản lý ban vận động của ông thật, nhưng bà Palin lại là Thống Đốc Alaska, một tiểu bang lớn bằng California và Texas cộng lại, nơi khai thác một nửa khối lượng dầu thô và dầu khí của cả nước Mỹ. Nếu so sánh quá khứ, thì bà Palin có làm Thị Trưởng một thành phố nhỏ thật, nhưng ông Obama lúc đó chỉ là nhân viên thiện nguyện (community organizer) lo tẩy độc asbestos cho một chung cư dân da màu ngoại ô Chicago, chắc chắn không có tới 50 nhân viên và 12 triệu đô ngân sách.

Nói về kinh nghiệm thì quả thực bà Palin yếu thật. Nhưng kinh nghiệm bang giao quốc tế của bà ít ra cũng không thua Obama trong khi kinh nghiệm quản lý thì hơn xa Obama. Nếu phe cấp tiến không có thắc mắc gì với một Obama ra làm tổng thống, thì không hiểu tại sao họ lại hô hoán bà Palin không làm phó được. Ít nhất làm phó còn có thời gian học hỏi.

Sự thật Dân Chủ  rất lo lắng, và cái lo lắng đó được xác nhận bằng một thăm dò dư luận do đài CBS tổ chức sau khi ông Obama đọc diễn văn và ngay sau khi tin về bà Palin được phổ biến. Theo thăm dò mới nhất này, sự ủng hộ Obama so với McCain vọt lên 48%-40% sau đại hội đảng Dân Chủ. Nhưng một ngày sau khi bà Palin được lựa, trước khi thiên hạ được nghe bài diễn văn của bà, liên danh McCain-Palin vọt lên ngang hàng với liên danh Obama-Biden ở mức 42%, xóa ngay tám điểm cách biệt.

Trước những công kích của Dân Chủ và các báo cấp tiến, và nhất là vì chưa ai biết bà Palin là người như thế nào, nên rất nhiều người lo sợ dùm bà Palin sẽ không chịu nổi áp lực. Tất cả mọi người trông chờ xem bà Palin sẽ đọc diễn văn ra mắt như thế nào.

Và điều ngạc nhiên lớn nhất cho tất cả mọi người là bà đã đọc một bài diễn văn … nẩy lửa, được nhất loạt ca tụng như bài diễn văn hay nhất trong cả hai đại hội của hai đảng. Hay nhất về nội dung cũng như về cách đọc. Hơn xa các bài diễn văn của ba ông Obama, Biden và McCain (đọc một ngày sau).

Bà đã bị chỉ trích là thiếu kinh nghiệm, nên mọi người nghĩ bà sẽ không dám đánh Obama về vấn đề kinh nghiệm. Không ai ngờ được bà công khai đánh Obama là … thiếu kinh nghiệm so với bà. Bà miệt thị kinh nghiệm nhân viên thiện nguyện của Obama so với kinh nghiệm làm thị trưởng của bà. Bà cũng kể lại chuyện Obama đã biểu quyết “hiện diện” 130 lần khi còn làm thượng nghị sĩ tiểu bang Illinois, để nhắc cho mọi người biết làm tổng thống hay làm thống đốc không có quyền biểu quyết hiện diện, mà phải lấy quyết định rõ ràng rồi chấp nhận hậu quả. Bà còn đánh luôn cả giới truyền thông cấp tiến tuyên bố rõ ràng bà không về thủ đô để lấy điểm với báo chí mà để thay đổi họ.

Bằng những câu châm chích mỉa mai nặng nề nhưng dí dỏm, vừa đánh vừa cười rất tươi. Không hổ với biệt danh Sarah Barracuda (Sarah Cá Mập) mà bà nhận được khi còn chơi bóng rổ thời trung học.

Diễn văn của bà Palin chỉ được thông báo có năm ngày trước, và chỉ được sáu đài trực tiếp truyền hình. Dù vậy cũng thu hút được hơn 40 triệu người. Không ai có thể tin được diễn văn của một chính trị gia vô danh lại có thể thu hút nhiều người coi hơn là buổi lễ khai mạc thế vận hội Bắc Kinh. Diễn văn của ông Obama đọc tại vận động trường Denver một tuần trước được rầm rộ quảng cáo từ ba tháng trước và được mười hai đài truyền hình trực tiếp truyền hình, thu hút được 41 triệu người.

Ngày hôm sau, liên danh McCain-Palin thu được ngay hơn 7 triệu đô tiền yểm trợ trong đúng một ngày, một con số ông McCain chưa từng thấy.

Sự xuất hiện của bà Palin, và nhất là bài diễn văn của bà, đã làm xáo trộn cuộc chạy đua, khiến phe Dân Chủ lúng túng tìm cách đối phó.  Một công tác khó khăn. Ông Obama rất cần phiếu của các bà da trắng, nhưng thành tích của ông là đã đánh bà Hillary, thần tượng của các bà cấp tiến. Bây giờ lại phải đánh một bà nữa, bà Palin, thần tượng của các bà bảo thủ. Thế thì còn đâu phiếu phụ nữ nữa. Trong những ngày tới, Obama sẽ ủy nhiệm cho các bà cấp tiến đánh xa luân chiến bà Palin.

Cuộc tranh cử năm nay đầy bất ngờ. Thế nào cũng còn nhiều bất ngờ nữa trong hai tháng cuối.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Rồi vào ngày 12/12/2023, tức chỉ sau ba tháng, Việt Nam lại long trọng tiếp đón Chủ Tịch Tập Cận Bình và nói rằng hợp tác và hữu nghị với Trung Quốc là lựa chọn chiến lược của Việt Nam...
Chỉ ba tháng sau khi Việt Nam nâng cấp quan hệ với Mỹ lên cấp cao nhất trong hệ thống phân cấp ngoại giao trong chuyến thăm của Tổng thống Biden, người ta thấy Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc đã trở thành nhà lãnh đạo thế giới mới nhất tăng cường quan hệ với Việt Nam với chuyến thăm Hà Nội trong tuần này...
Chuyến thăm Việt Nam hai ngày của Tổng Bí thư Đảng, Chủ tịch nước Cộng sản Trung Quốc, Tập Cận Bình đã để lại nhiều hệ lụy cho nhân dân Việt Nam hơn bao giờ hết. Bằng chứng này được thể hiện trong Tuyên bố chung ngày 13/12/2023 theo đó họ Tập thay quan điểm “cộng đồng chung vận mệnh” bằng “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai” cho hai nước...
Sự ra đi của nhà tư tưởng và thực hành xuất sắc về chính sách đối ngoại của Mỹ đánh dấu một kỷ nguyên kết thúc. Trong suốt sự nghiệp lâu dài và có ảnh hưởng phi thường của mình, Henry Kissinger đã xây dựng một di sản mà người Mỹ sẽ khôn ngoan chú ý trong kỷ nguyên mới của nền chính trị cường quốc và sự xáo trộn trong toàn cầu. Thật khó để tưởng tượng rằng thế giới mà không có Henry Kissinger, không chỉ đơn giản vì ông sống đến 100 tuổi, mà vì ông chiếm một vị trí có ảnh hưởng và đôi khi chế ngự trong chính sách đối ngoại và quan hệ quốc tế của Mỹ trong hơn nửa thế kỷ.
“Tham nhũng kinh tế” ở Việt Nam đã trở thành “quốc nạn”, nhưng “tham nhũng quyền lực” do chính đảng viên gây ra để thu tóm quyền cai trị mới khiến Đảng lo sợ. Đó là nội dung đang được phổ biến học tập để đề phòng và bảo vệ chế độ do Ban Nội chính Trung ương công bố...
“Trong năm 2023 còn nhiều vấn đề đáng lo ngại, gây bất an cho xã hội. Các tội phạm trên các lĩnh vực tiếp tục gia tăng toàn quốc xảy ra 48.100 vụ phạm tội và trật tự xã hội tăng 18%.”
Việt Nam đang thương lượng mua chiến đấu cơ F-16 của Mỹ để tăng cường bảo vệ an ninh trước đe dọa ngày một lên cao của Trung Quốc ở Biển Đông. Tin này được truyền miệng ở Hoa Thịnh Đốn, tiếp theo sau chuyến thăm Việt Nam 2 ngày 10-11 tháng 9/2023 của Tổng thống Joe Biden. Tuy nhiên, các viên chức thẩm quyền của đôi bên không tiết lộ số lượng F-16 mà Việt Nam có thể mua với giá 30 triệu dollars một chiếc...
Số năm tháng tôi nằm trong tù chắc ít hơn thời gian mà nhà thơ Nguyễn Chí Thiện ngồi trong nhà mét (W.C) và có lẽ cũng chỉ bằng thời gian ngủ trưa của nhà văn Vũ Thư Hiên, ở trại Bất Bạt, Sơn Tây. Bởi vậy, sau khi đọc tác phẩm Hỏa Lò và Đêm Giữa Ban Ngày của hai ông (rồi đọc thêm Chuyện Kể Năm 2000 của Bùi Ngọc Tấn, Thung Lũng Tử Thần của Vũ Ánh, và Trại Kiên Giam của Nguyễn Chí Thiệp) thì tôi tự hứa là không bao giờ viết lách gì vể chuyện nhà tù, trại tù hay người tù nào cả.
Càng gần đến Đại hội đảng toàn quốc khóa XIV (2026-2031), đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) càng ra sức kiên định 4 nguyên tắc được coi là “có ý nghĩa sống còn đối với chế độ.”
Trời mưa thì buồn. Trời nắng thì vui. Mưa nhiều quá gây lụt lội, trở thành thảm cảnh. Nắng quá độ gây khô hạn, cháy mùa màng, gây đói khổ. Gọi là thiên tai. Có nghĩa thảm họa do trời gây ra. Hoặc chữ “thiên” đại diện cho thiên nhiên. Nhưng gần đây, vấn nạn khí hậu biến đổi, gây ra nhiều “thiên tai” có thể gọi lại là “thiên nhân tai,” vì con người góp phần lớn tạo ra khốn khổ cho nhau. “Thiên nhân tai,” nghe lạ mà có đúng không? Nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu là hiệu ứng nhà kính. Một số loại khí trong bầu khí quyển bao quanh trái đất hoạt động hơi giống như gương kính trong nhà kính, giữ nhiệt của mặt trời và ngăn nó trở lại không gian, gây ra hiện tượng nóng lên cho toàn cầu. Nhiều loại khí nhà kính này xuất hiện một cách tự nhiên, nhưng các hoạt động của con người đang làm tăng nồng độ của một số loại khí này trong khí quyển, cụ thể là: Cacbon dioxit (CO2), khí mê-tan, nitơ oxit, khí florua
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.