Hôm nay,  

Thương Phẩm Đảo Chiều?

07/08/200800:00:00(Xem: 6250)
...từ Hoa Kỳ tới Nhật Bản, Âu Châu và cả Trung Quốc, đều bị đe doạ suy trầm...

Sau khi lên tới kỷ lục là hơn 147 đô la một thùng ngày Thứ Sáu 11 tháng Bảy, dầu thô lại hạ giá mạnh trong hai tuần liền. Hôm Thứ Hai mùng bốn tháng Tám đã tụt dưới 120 đô la một thùng, tức là giảm 19% trong có 17 ngày kinh doanh. Đồng thời, giá thương phẩm cũng hạ nhiệt, bình quân giảm 10% nội trong tháng Bảy, là hiện tượng chưa từng thấy kể từ năm 1980. Liệu kinh tế toàn cầu có hy vọng thoát khỏi nguy cơ khủng hoảng vì nguyên nhiên vật liệu tăng giá không" Diễn đàn Kinh tế đài RFA tìm hiểu vấn đề qua phần trao đổi cùng kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa, sẽ do Việt Long thực hiện sau đây hầu quý thính giả.

Hỏi: Xin chào ông Nghĩa. Thứ Hai vừa qua, dầu thô trên thế giới đã sụt giá dưới 120 đồng một thùng sau khi lên tới đỉnh cao là 147 đồng vào ngày 11 tháng Bảy. Giá cả một số nguyên nhiên vật liệu và ngũ cốc như ngô bắp cũng có chiều hướng sút giảm đáng kể trong tháng Bảy khiến dư luận cho là cơn sốt giá cả thương phẩm có thể thuyên giảm. Chương trình chuyên đề kỳ này sẽ cùng tìm hiểu về sự thăng trầm giá cả đó, và nhất là ảnh hưởng của nó tới các nền kinh tế châu Á, trong đó có Việt Nam. Câu hỏi đầu tiên của chúng tôi là vì sao mà giá thương phẩm lại tăng mạnh rồi giảm mạnh như vậy sau khi đã lên tới những đỉnh cao kỷ lục"

- Chúng ta có thể đang bước qua một giai đoạn điều chỉnh với những thăng giáng hay lên xuống thất thường vì vậy mà mình nên thận trọng theo dõi để khỏi bị lạc điệu và lỗ lã trong tính toán kinh tế của quốc gia và suy tính kinh doanh của xí nghiệp. Trong giai đoạn điều chỉnh ấy, thương phẩm có thể sụt giá mạnh và đô la tăng giá, tức là trái ngược với xu hướng người ta đã quen từ năm ngoái nên dễ bị lỗ lã bất ngờ.

Hỏi: Nguyên nhân vì sao mà trong có mấy tuần giá cả thương phẩm lại sụt mạnh như vậy"

- Về lý do vì sao thì tôi xin nhắc lại điều đã trình bày trước đây rồi ta mới tìm hiểu tiếp về nội dung, về thực chất của sự sụt giá.

- Thứ nhất, khi mức cung cầu quá căng thẳng vì số cầu quá lớn mà khả năng cung ứng lại vừa sát, thì bất cứ yếu tố thời sự hay tin tức nào có thể hạn chế số cung cũng làm giá tăng vọt. Khi thấy giá cả tăng vọt thì các thị trường bèn thủ thế trong giao dịch mua bán theo xu hướng tăng giá nên càng đẩy giá tới mức kỷ lục như ta thấy. Bây giờ, cơn sốt giá cả đã gây hiệu ứng tai hại là làm kinh tế thế giới có thể bị suy trầm, tức là sản xuất sút giảm, đi cùng nạn lạm phát là vật giá gia tăng. Hiệu ứng bất lợi đó đang làm giảm số cầu về thương phẩm.

- Trong hoàn cảnh đó, bất cứ tin tức hay biến cố nào có thể nâng số cung hoặc giảm số cầu đều khiến giá sụt mạnh, có khi còn mạnh hơn đà gia tăng vừa qua. Thí dụ là dầu thô tuột dưới giá 120 đồng một thùng sau khi dư luận thấy rằng trận cuồng phong Edouard tại Vịnh Mexico gần Hoa Kỳ lại không nổi thành bão lớn có thể quét ngang khu vực chế biến xăng dầu của Mỹ. Đó là một. Yếu tố thứ hai là vụ đối đầu về võ khí nguyên tử giữa Iran với Hoa Kỳ và Âu Châu không suy đồi thành khủng hoảng về an ninh, thậm chí xung đột trong vùng Vịnh Á Rập. Hai tin rất nhỏ ấy lại có tác dụng lớn là làm dầu thô sụt giá mạnh hơn.

- Nhưng lý do chính khiến các thương phẩm đều có thể hạ giá là vì kinh tế thế giới không thể chịu đựng nổi tình trạng giá cả tăng gấp hai gấp ba trong có hai năm, và đây đó đã có triệu chứng hụt hơi và bị khủng hoảng khiến số cầu sẽ giảm, làm giá cả giảm theo.

Hỏi: Nhưng thưa ông, liệu tình trạng giảm giá này có kéo dài và nhất là có giảm đủ mạnh để cứu vãn tình hình hay không"

- Chúng ta đang chứng kiến một hiện tượng mà kinh tế học gọi là sự đàn hồi hay co giãn rất cao của giá cả so với khối lượng sản phẩm. Nói cho dễ hiểu là nếu số cầu về sản phẩm mà giảm một thì giá cả có thể giảm gấp năm bảy lần; không thấy trước thì ta sẽ bị lỗ nặng.

- Tôi xin đơn cử một thí dụ diễn đản này đã nói tới nhiều lần. Sau vụ khủng hoảng kinh tế Đông Á năm 1997, sản xuất sa sút đã đánh hạ số cầu về dầu khí mất 10% trên thế giới, nhưng giá dầu thô khi ấy lại giảm tới 75%, giảm gấp bảy lần mức sút giảm của số cầu. Tất cả các nước sản xuất và bán dầu đều nhớ bài học đó vì họ bị điêu đứng khi giá dầu thô sụt dưới 10 đồng một thùng vào năm 1999.

- Có hai thí dụ khác cũng đáng chú ý về giá dầu. Năm 1991, khi Hoa Kỳ tấn công Iraq để giái cứu xứ Kuweit vào ngày 17 tháng Giêng, giá dầu đã tăng mạnh, nhưng lập tức giảm và giảm thấp hơn giá nguyên thủy. Trường hợp kia là giá dầu sau vụ khủng bố ngày 11 tháng Chín năm 2001 tại Mỹ đã tăng vọt nhưng lại sụt mạnh trong có vài tuần dù khi đó Hoa Kỳ đã mở chiến dịch tấn công A Phú Hãn, tức là xứ Afghanistan.

- Trở lại chuyện bây giờ, ngày nay ngần ấy đầu máy kinh tế thế giới từ Hoa Kỳ tới Nhật Bản, Âu Châu và cả Trung Quốc, đều bị đe doạ suy trầm vì năng lượng quá đắt, nên các nước bán dầu e sợ giá dầu sẽ bóp nghẹt kinh tế và giết chết con gà đẻ trứng vàng của họ. Nếu giới đầu tư vào thị trường thương phẩm theo thể thức có hạn kỳ, gọi là futures market, mà thấy giá hạ khi họ đã lỡ mua trước với giá cao thì sẽ sợ bị lỗ nên lập tức bán tháo khiến giá hạ còn nhanh và mạnh hơn khi tăng. Như hôm Thứ Ba vừa qua, dầu thô đã sụt tới giá 118 đồng một thùng.

Hỏi: Vừa rồi, ông còn dự báo là Mỹ kim có thể sẽ tăng giá trong tương lai, vì sao lại như vậy"

- Vì một lý do cũng dễ hiểu thôi. Đô la Mỹ đã sụt giá mạnh từ nhiều năm đến độ nhiều quốc gia còn tính đến việc xả bớt đô la trong khối dự trữ ngoại tệ để khỏi bị lỗ. Nhưng, khi nói Mỹ kim sụt giá là ta so sánh tiền Mỹ với các ngoại tệ khác, như đồng Euro Âu châu hay đồng Yen của Nhật, đồng Bảng của Anh, đồng Phật lăng của Thụy sĩ, v.v... Dù cả thế giới nói nhiều tới khủng hoảng muôn mặt tại Hoa Kỳ, một phần vì là một năm tranh cử tại Mỹ nên các chính khách ưa báo động và gây hốt hoảng, người ta đang khám phá ra là các nền kinh tế kia, từ Âu Châu tới Nhật Bản và Trung Quốc, đều đang bị vấn đề còn nghiêm trọng hơn kinh tế Mỹ.

- Lúc đó thiên hạ mới nghĩ lại là dầu gì thì tiền Mỹ vẫn an toàn hơn cả. Mỹ kim sở dĩ trở nên mạnh hơn chỉ vì các ngoại tệ khác bị yếu đi! Nếu Mỹ kim hết sụt mà lên giá thì dầu thô giảm giá càng mạnh vì tiền Mỹ là phương tiện giao hoán chủ yếu trên thị trường năng lượng của thế giới.

Hỏi: Tổng kết lại thì sau hai năm lên giá vùn vụt, thị trường thương phẩm có thể đảo chiều trong giai đoạn tới có phải không"

- Thật ra, ít ai dám dự đoán và khẳng định chiều hướng tương lai của loại sản phẩm sinh tử là lương thực hay loại sản phẩm chiến lược là dầu khí, nhưng chắc chắn là thị trường sẽ thăng giáng rất mạnh, lên xuống rất bất ngờ, và nếu sụt giá thì sụt giá nhanh hơn là khi tăng giá. Vì vậy người ta nên cảnh giác và theo dõi kỹ để khỏi bị hụt chân lỗ vốn.

Hỏi: Bước qua phần kế tiếp là điều thính giả chờ đợi, thưa ông các nước Á châu có thể rút tỉa được bài học gì từ cơn sốt giá cả vừa qua"

- Dù dầu thô đã sụt dưới 120 đồng và có thể còn sụt mạnh từ tháng này tới đầu năm sau, nhưng ở khoảng 90-100 đô la một thùng thì vẫn là quá cao và vẫn là một sức ép đáng kể trên mặt trận lạm phát. Khi các nước Đông Á gặp bài toán lưỡng nan là sản xuất suy trầm và vật giá gia tăng, giới lãnh đạo đã tranh luận về ưu tiên đối phó. Đa số, kể cả Việt Nam, đều nói tới yêu cầu ổn định vật giá tức là giải trừ lạm phát, nhưng thực tâm thì vẫn muốn duy trì một tốc độ tăng trưởng cao. Chưa kể là bên trong cơ chế kinh tế và chính trị, họ cũng chẳng kiểm soát nổi tình hình. Khi thấy giá thương phẩm có thể sút giảm, họ càng dễ lơ là với mục tiêu kềm hãm lạm phát. Và tranh luận hay mâu thuẫn chính trị càng dễ bùng nổ trong giai đoạn giao thời này.

- Thứ hai, là trong tương lai lâu dài, các nước Á châu đều phải ý thức được một thực tế Đông Á là các nước trong khu vực buôn bán với nhau nhiều hơn, trên một diện tích thật ra trải rộng hơn cảm quan ấn tượng bình thường. Thí dụ như cũng trong phạm vi Đông Á, từ Sàigon lên Thượng Hải thì cũng xa không kém từ New York qua Paris; hoặc từ Sydney lên Tokyo thì cũng xa như từ Los Angeles tới Bắc Kinh. Trên địa bàn ấy, cước phí vận chuyển là bài toán rất nặng, nhất là khi đa số các nước đang phát triển tại Đông Á lại có hiệu năng tiêu thụ rất kém. Cho nên, giá cả dầu khí vẫn là mối nguy cho ngoại thương nếu kinh tế tùy thuộc quá nhiều vào thị trường xuất khẩu. Bài học ấy khiến một nước như Việt Nam cần xét lại cấu trúc kinh tế và nhất là chú ý nhiều hơn tới việc mở rộng thị trường nội địa, là điều cần thiết về kinh tế lẫn xã hội và cả chính trị.

Hỏi: Ông vừa nhắc tới trường hợp Việt Nam, nếu tình hình giá cả thương phẩm có xoay chuyển và dầu thô giảm giá thì những gì sẽ xảy ra và đâu là những bài học sau cơn sốt vừa qua"

- Tôi thiển nghĩ rằng Việt Nam cần quan tâm nhiều hơn đến thị trường nội địa của một dân số đủ đông là 85, 86 triệu, để có số cầu đủ mạnh cho sản xuất và đấy cũng là cách san bằng khoảng cách quá lớn về lợi tức của người dân. Muốn như vậy, phải nâng cao trình độ của hạ tầng cơ sở chuyển vận và luật lệ cho thông thoáng và bình đẳng hơn.

- Thứ hai, rút kinh nghiệm được cảnh báo từ đầu năm, Việt Nam cần quan niệm lại chính sách canh nông hầu không bao giờ để người dân bị đói hay khốn đốn vì lương thực tăng giá. Thứ ba, và ngay trước mắt, đừng lạc quan quên lãng nhu cầu ổn định giá cả vì lạm phát tiền tệ vẫn còn đe dọa nền kinh tế. Trong ý nghĩa đó, người ta còn nên chú ý tới mối nguy trước mắt là đô la lên giá, tức là đồng bạc Việt Nam sẽ còn nguy cơ tuột giá và gây bất ổn nặng trong những tính toán kinh doanh của người Việt.

- Tổng kết lại, khi dầu thô lên giá tới 140 đồng một thùng, kinh tế Việt Nam có thể bị khủng hoảng như chúng ta dự báo từ mấy tháng trước. Ngày nay, giá dầu đang giảm thì có thể đẩy lui nguy cơ khủng hoảng đó. Tuy nhiên, sự thăng trầm rất mạnh của giá cả vẫn là một vấn đề, và lạm phát vẫn còn gây sức ép rất mạnh, nhất là khi Mỹ kim lại lên giá, cho nên Việt Nam không thể lạc quan cho rằng mọi việc đều sẽ tốt đẹp.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Rồi vào ngày 12/12/2023, tức chỉ sau ba tháng, Việt Nam lại long trọng tiếp đón Chủ Tịch Tập Cận Bình và nói rằng hợp tác và hữu nghị với Trung Quốc là lựa chọn chiến lược của Việt Nam...
Chỉ ba tháng sau khi Việt Nam nâng cấp quan hệ với Mỹ lên cấp cao nhất trong hệ thống phân cấp ngoại giao trong chuyến thăm của Tổng thống Biden, người ta thấy Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc đã trở thành nhà lãnh đạo thế giới mới nhất tăng cường quan hệ với Việt Nam với chuyến thăm Hà Nội trong tuần này...
Chuyến thăm Việt Nam hai ngày của Tổng Bí thư Đảng, Chủ tịch nước Cộng sản Trung Quốc, Tập Cận Bình đã để lại nhiều hệ lụy cho nhân dân Việt Nam hơn bao giờ hết. Bằng chứng này được thể hiện trong Tuyên bố chung ngày 13/12/2023 theo đó họ Tập thay quan điểm “cộng đồng chung vận mệnh” bằng “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai” cho hai nước...
Sự ra đi của nhà tư tưởng và thực hành xuất sắc về chính sách đối ngoại của Mỹ đánh dấu một kỷ nguyên kết thúc. Trong suốt sự nghiệp lâu dài và có ảnh hưởng phi thường của mình, Henry Kissinger đã xây dựng một di sản mà người Mỹ sẽ khôn ngoan chú ý trong kỷ nguyên mới của nền chính trị cường quốc và sự xáo trộn trong toàn cầu. Thật khó để tưởng tượng rằng thế giới mà không có Henry Kissinger, không chỉ đơn giản vì ông sống đến 100 tuổi, mà vì ông chiếm một vị trí có ảnh hưởng và đôi khi chế ngự trong chính sách đối ngoại và quan hệ quốc tế của Mỹ trong hơn nửa thế kỷ.
“Tham nhũng kinh tế” ở Việt Nam đã trở thành “quốc nạn”, nhưng “tham nhũng quyền lực” do chính đảng viên gây ra để thu tóm quyền cai trị mới khiến Đảng lo sợ. Đó là nội dung đang được phổ biến học tập để đề phòng và bảo vệ chế độ do Ban Nội chính Trung ương công bố...
“Trong năm 2023 còn nhiều vấn đề đáng lo ngại, gây bất an cho xã hội. Các tội phạm trên các lĩnh vực tiếp tục gia tăng toàn quốc xảy ra 48.100 vụ phạm tội và trật tự xã hội tăng 18%.”
Việt Nam đang thương lượng mua chiến đấu cơ F-16 của Mỹ để tăng cường bảo vệ an ninh trước đe dọa ngày một lên cao của Trung Quốc ở Biển Đông. Tin này được truyền miệng ở Hoa Thịnh Đốn, tiếp theo sau chuyến thăm Việt Nam 2 ngày 10-11 tháng 9/2023 của Tổng thống Joe Biden. Tuy nhiên, các viên chức thẩm quyền của đôi bên không tiết lộ số lượng F-16 mà Việt Nam có thể mua với giá 30 triệu dollars một chiếc...
Số năm tháng tôi nằm trong tù chắc ít hơn thời gian mà nhà thơ Nguyễn Chí Thiện ngồi trong nhà mét (W.C) và có lẽ cũng chỉ bằng thời gian ngủ trưa của nhà văn Vũ Thư Hiên, ở trại Bất Bạt, Sơn Tây. Bởi vậy, sau khi đọc tác phẩm Hỏa Lò và Đêm Giữa Ban Ngày của hai ông (rồi đọc thêm Chuyện Kể Năm 2000 của Bùi Ngọc Tấn, Thung Lũng Tử Thần của Vũ Ánh, và Trại Kiên Giam của Nguyễn Chí Thiệp) thì tôi tự hứa là không bao giờ viết lách gì vể chuyện nhà tù, trại tù hay người tù nào cả.
Càng gần đến Đại hội đảng toàn quốc khóa XIV (2026-2031), đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) càng ra sức kiên định 4 nguyên tắc được coi là “có ý nghĩa sống còn đối với chế độ.”
Trời mưa thì buồn. Trời nắng thì vui. Mưa nhiều quá gây lụt lội, trở thành thảm cảnh. Nắng quá độ gây khô hạn, cháy mùa màng, gây đói khổ. Gọi là thiên tai. Có nghĩa thảm họa do trời gây ra. Hoặc chữ “thiên” đại diện cho thiên nhiên. Nhưng gần đây, vấn nạn khí hậu biến đổi, gây ra nhiều “thiên tai” có thể gọi lại là “thiên nhân tai,” vì con người góp phần lớn tạo ra khốn khổ cho nhau. “Thiên nhân tai,” nghe lạ mà có đúng không? Nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu là hiệu ứng nhà kính. Một số loại khí trong bầu khí quyển bao quanh trái đất hoạt động hơi giống như gương kính trong nhà kính, giữ nhiệt của mặt trời và ngăn nó trở lại không gian, gây ra hiện tượng nóng lên cho toàn cầu. Nhiều loại khí nhà kính này xuất hiện một cách tự nhiên, nhưng các hoạt động của con người đang làm tăng nồng độ của một số loại khí này trong khí quyển, cụ thể là: Cacbon dioxit (CO2), khí mê-tan, nitơ oxit, khí florua
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.