Hôm nay,  

Đâu Là Tử Huyệt Của CSVN?

12/29/200700:00:00(View: 11070)

Hai thập niên của cuối thế kỷ 20 đã bắt đầu đánh dấu sự cáo chung của Chủ Nghĩa Cộng Sản. Nhân loại đã thắm thía và đau khổ vì chủ nghĩa cộng sản hay nói khác hơn là nạn nhân của chủ nghĩa cộng sản vô nhân đạo. Người dân các nước Cộng Sản ở Đông Âu và kể cả Liên Bang Xô Viết cũng đã quyết tâm đứng lên lật đổ chế độ Cộng Sản vì khao khát Tự Do và Nhân Quyền.

Trong một đoạn hồi ký của Ông Trần Quang Cơ đã thú nhận sự hoảng loạn và sợ hãi của CSVN trước sự suy sụp và cáo chung của Cộng Sản Liên Xô và các nước Cộng Sản Đông Âu. Cái điểm tựa duy nhất của CSVN là Liên Xô đã phá sản. Cũng nên nhắc lại là chính cái điểm tựa vào Liên Xô mà CSVN tin tưởng là vững chắc này nên CSVN đã xua quân xâm chiếm Campuchia và chống lại Trung Cộng.

Đây là nguyên văn trong hồi ký của Ông Trần Quang Cơ: “…Ngày 22.6.90, tại Bắc Kinh, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã thông báo cho Đại sứ các nước EEC (Khối thị trường chung châu Âu) về cuộc đàm phán Trung-Việt ở Hà Nội, và nhận xét là Việt Nam hết sức nóng lòng bình thường hoá quan hệ với Trung Quốc vì lo sợ sự suy yếu của Liên Xô và tình hình hỗn loạn ở Đông Âu. Nói là Việt Nam rất xảo trá …”

“…* Trung Quốc không đáp ứng các đề nghị của lãnh đạo ta, đồng thời họ lại đánh giá sai lầm là Việt Nam yếu, có nhiều khó khăn do tình hình bản thân Việt Nam và do tác động của tình hình Liên Xô, Đông Âu nên quá lo sợ bị đế quốc diễn biến hoà bình như đối với các nước Đông Âu, do đó Việt Nam rất cần Trung Quốc. Vì vậy họ đã lợi dụng lòng khát khao hợp tác với Trung Quốc của lãnh đạo ta để gây sức ép mạnh với ta trong đàm phán. Đồng thời, từ khi có cuộc gặp không chính thức với ta ở Bắc Kinh cho đến nay, Trung Quốc không ngừng đưa tin về các hoạt động của Trung Quốc ở Trường Sa và Hoàng Sa với lý do vừa gây sức ép với ta vừa làm cho Mỹ, ASEAN yên tâm là quan hệ giữa Trung Quốc và Việt Nam chẳng phải có sự ưu ái gì hơn mối quan hệ của Trung Quốc với các nước Đông Nam Á khác…”

Đảng CSVN đã nằm trong vị thế cô đơn sau khi Liên Xô sụp đổ, hoang mang lo sợ đến tột cùng. Điều lo sợ nhất của CSVN là bị sụp đổ và phá sản trước trào lưu Dân Chủ của nhân loại.  Đảng CSVN lo sợ sẽ bị người dân Việt Nam đứng lên lật đổ. Đây chính là nguyên nhân CSVN quay sang bám víu vào Trung Cộng để mong đuợc tồn tại. Ông Trần Quang Cơ viết như sau:

“…Những biến động lớn trong tình hình thế giới bên ngoài lúc này đã tác động mạnh mẽ tới suy nghĩ của lãnh đạo ta về phương hướng chiến lược đối ngoại. Cuộc khủng hoảng chính trị tại nhiều nước theo chế độ XHCN đã bùng nổ từ năm 1989 và đang có chiều hướng lan rộng ra. Tháng 6.89 xảy ra vụ Thiên An Môn ở Trung Quốc. Cũng trong năm 1989, chế độ XHCN ở các nước Đông Âu như CHDC Đức, Ba Lan, Rumani, Hung, Tiệp, Ba Lan đều đã sụp đổ. Đầu tháng 10.89, TBT Nguyễn Văn Linh đi dự kỷ niệm 40 năm Quốc khánh CHDC Đức, khi về đến Hà Nội thì bức tường Berlin đổ, Honecker bị lật. Lãnh tụ Rumani Ceaucescu, người mà khi ở Berlin anh Linh xem ra tâm đầu ý hợp trong việc bàn chuyện tâm huyết cữu vãn sự nghiệp XHCN thế giới đang lâm nguy, vừa chân ướt chân ráo về đến Bucarest thì bị truy bắt. Với “tư duy mới” của Gorbachov, tình hình Liên Xô ngày càng trở nên lộn xộn…”

“…Nói chung, từ sau Đại hội VII, tiến trình bình thường hoá quan hệ Việt Nam – Trung Quốc như cỗ máy đã được tra dầu đầy đủ, diễn biến trơn tru theo trình tự đã định. Ngày 5-10.11.91, sau khi Hiệp định về Campuchia được ký kết ở Pari, TBT Đỗ Mười và Thủ tướng Võ Văn Kiệt thăm chính thức CHND Trung Hoa để hoàn thành việc bình thường hoá mối quan hệ bị trục trặc lớn từ tháng 2.79. Nhưng trong khi lãnh đạo ta ôm kỳ vọng cùng Trung Quốc “bảo vệ CNXH chống đề quốc” thì họ đã xác định quan hệ với ta là “thân nhi bất cận, sơ nhi bất viễn, tranh nhi bất đầu” (thân nhưng không gần, sơ nhưng không xa, đấu tranh nhưng không đánh nhau). Trung Quốc nói thế song luôn luôn lấy thế nước lớn để lấn chiếm lãnh thổ lãnh hải ta, và hiểm độc nhất là không ngừng tác động vào nội bộ ta….”

Đảng CSVN đã không còn con đường chọn lựa là phải bám víu quyền lực bằng cách cầu luỵ, ôm chân Trung Cộng, hay nói một cách khác là lạy lục Trung Cộng xin được tha thứ, xin thần phục làm chư hầu.  Cho mãi đến ngày hôm nay, Trung Cộng bảo gì Việt Cộng vâng theo không dám cải lại. Trung Cộng làm điều gì thì Việt Cộng bắt chước rập khuôn. Do đó việc dâng đất và biển cho Trung Cộng  là một việc đương nhiên của Việt Cộng để làm vừa lòng và thỏa mãn mộng bá quyền của Trung Cộng. Nỗi lo sợ của CSVN là sẽ bị bỏ rơi nếu không làm vừa lòng quan thầy Trung Cộng. Lợi dụng vào thế bí và sự nhu nhược, luồn cúi để cầu vinh của CSVN, Trung Cộng lấn lướt để thao túng từ chính trị đến kinh tế, xâm nhập các huyết mạch kinh tế của Việt Cộng.

Những bằng chứng trên đã cho thấy thái độ và hành động phản quốc của CSVN trong sự kiện Trung Cộng xâm chiếm Hoàng Sa và Trưòng Sa. Đảng CSVN tuân theo lệnh của Trung Cộng là phải đàn áp sinh viên học sinh và đồng bào biểu tình chống Trung Cộng xâm lược. Ra lệnh bịt miệng trên 600 tờ báo và răn đe các phóng viên trong ngành truyền thông báo chí. Trói tay và bóp họng QDDVN không được lên tiếng hay có hành động quân sự. Xử dụng CA như những nô bộc ngu trung khống chế toàn xã hội Việt Nam như là một nhà tù khổng lồ. Đây chứng minh rõ ràng là CSVN buôn dân bán nước, đầu lụy Trung Cộng chỉ vì muốn cố bám víu quyền lực để tiếp tục cai trị nước Việt Nam, là hành động phản quốc, là tập đoàn mãi quốc cầu vinh.

Đảng CSVN sẽ phá sản, suy tàn và tuyệt lộ khi bị đẩy rời ra khỏi quỹ đạo của Trung Cộng. Đây chính là tử huyệt của CSVN. Nhận thức được điều này, xét lại khả năng của người dân cho thấy người Việt Nam trong và ngoài nước có điều kiện ắt có và đủ để thực hiện và theo đuổi cuộc đấu tranh chính nghĩa một cách ôn hoà và đầy tình tự dân tộc.

- Tiếp tục giữ vững tinh thần đấu tranh hiện nay. Biểu tình lan rộng khắp nơi trên thế giới, biểu tình ôn hoà, bền bỉ và kiên trì trước toà đại sứ hay toà lãnh sự của Trung Cộng (như đồng bào ở Nam California trong vụ Trần Trường). Vì tử huyệt của Trung Cộng là Olympic 2008. Biểu tình kéo dài vào ngày thưòng hay mỗi cuối tuần sẽ khiến các cơ quan truyền thông quốc tế chú ý và khai thác đề tài này triệt để. Trung Cộng sẽ rất bực tức và mất mặt với thế giới và lo lắng đến danh dự khi tổ chức Olympic 2008.

- Biểu tình trước toà đại sứ của Việt Cộng lên án hành vi bán nước của CSVN. Mục đích của những cuộc biểu tình này nhằm huy động tinh thần tổng lực của đồng bào ở hải ngoại.

- Các sinh viên học sinh và đồng bào ở trong nước tiếp tục biểu tình bằng nhiều hình thức khác nhau và lan rộng ra nhiều tinh thành khắp nước Việt Nam. Nếu Công An ngăn chặn các đường dẩn vào toà đại sứ Trung Cộng thì tập trung biểu tình ở nơi khác, thông báo cho các phóng viên ngoại quốc đang có mặt tại Việt Nam biết, để họ đến làm phóng sự. Chụp hình các cuộc biểu tình đưa lên mạng internet toàn cầu.

- Khi CSVN không thể ngăn cản được những cuộc biểu tinh của đồng bào trong và ngoài nước sẽ dẩn đến những xức mẻ về ngoại giao giữa Việt Cộng và Trung Cộng. Khi Trung Cộng lên cơn phẩn nộ thì có thể sẽ dứt núm sửa mà Việt Cộng đang cố bám víu núm sửa đó để tồn tại. Mất sự hậu thuẩn của Trung Cộng thì CSVN sẽ tứ bề thọ địch, tứ bề cô đơn, từ đó dẩn đến suy yếu và phá sản.

Muốn giữ gìn toàn vẹn lãnh thổ, đòi lại đất và biển mà CSVN đã bán cho Trung Cộng thì toàn dân Việt Nam phải thay đổi sinh mạng của đất nước Việt Nam, phải thay thế chế độ độc tài đảng trị CSVN bằng một chế độ Tự Do, Dân Chủ và Nhân Bản.  Chính vì lẽ đó toàn dân Việt Nam phải đoàn kết để cùng nhau đấu tranh và tha thiết kêu gọi QDDND hãy đúng về phía dân tộc Việt Nam để thay đổi vận mệnh của dân tộc Việt Nam.

Cầu nguyện hồn thiêng sông núi phù hộ cho cộng cuộc đấu tranh Tự Do dân Chủ cho Việt Nam được thành công.

Nguyễn Thanh Nam.

 28/12/2007

 * Hồi Ký, Trần Quang Cơ, nguyên Thứ Trưởng Ngoại Giao của Việt Cộng,  được bổ sung hoàn chỉnh 22/5/2003.

http://zdfree.free.fr/diendan/dossiers/HoikyTQC_00.html

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Chỉ còn vỏn vẹn chưa đầy ba tuần nữa là ngày bầu cử. Cho đến hôm nay, ai nói, cũng đã nói. Ai làm, cũng đã làm. Nói nhiều hay ít, và làm nhiều hay ít, cũng đã thể hiện rõ ràng. Trừ khi, như một cựu ký giả của tờ Sóng Thần trước năm 1975, hiện đang sinh sống ở Virginia, nói rằng: “Có thể họ không lên tiếng trước công chúng, nhưng ngày bầu cử, lá phiếu của họ dành cho đảng đối lập.” Vị cựu nhà báo này muốn nói đến cựu tổng thống Hoa Kỳ, George W Bush, vị tổng thống duy nhất thuộc đảng Cộng hoà còn tại thế.
Hoa Kỳ luôn được tôn vinh là một cường quốc tích cực tham gia trong mọi sinh hoạt chính trị quốc tế, nhưng lịch sử ngoại giao đã chứng minh ngược lại: Hoa Kỳ từng theo đuổi nguyên tắc bất can thiệp và cũng đã nhiều lần dao động giữa hai chủ thuyết quốc tế và cô lập. Trong việc thực thi chính sách đối ngoại trong thế kỷ XX, Hoa Kỳ mới thực sự trực tiếp định hình cho nền chính trị toàn cầu, lãnh đạo thế giới tự do và bảo vệ nền an ninh trật tự chung. Nhưng đối với châu Âu, qua thời gian, vì nhiều lý do khác nhau, càng ngày Hoa Kỳ càng tỏ ra muốn tránh xa mọi ràng buộc càng tốt.
Tiếng Việt không ít những thành ngữ (ví von) liên hệ đến đặc tính của nhiều con vật hiền lành và quen thuộc: ăn như heo, ăn như mèo, nhát như cáy, gáy như dế, khóc như ri, lủi như trạch, chạy như ngựa, bơi như rái, khỏe như voi, hỗn như gấu, chậm như rùa, lanh như tép, ranh như cáo, câm như hến …Dù có trải qua thêm hàng ngàn hay hàng triệu năm tiến hóa, và thích nghi để sinh tồn chăng nữa – có lẽ – sóc vẫn cứ nhanh, sên vẫn cứ yếu, cú vẫn cứ hôi, lươn vẫn cứ trơn, đỉa vẫn cứ giai, thỏ vẫn cứ hiền, cá vẫn cứ tanh, chim vẫn cứ bay, cua vẫn cứ ngang (thôi) nhưng hến thì chưa chắc đã câm đâu nha.
Khi thiên tai đổ xuống, thảm họa xảy ra, và con người với khả năng chống đỡ có giới hạn, thì những gì nhân loại có thể làm là cứu nhau. Ngược lại với nguyên tắc tưởng chừng như bất di bất dịch của một thời đại mà con người luôn hướng đến hòa bình và lương thiện, lại là các thuyết âm mưu tạo ra để lan truyền thù ghét và mất niềm tin vào chính quyền đương nhiệm. Đại dịch Covid-19 vĩnh viễn là sự thật của lịch sử Mỹ, trong triều đại của Donald Trump. Tòa Bạch Ốc của Trump lúc ấy, qua lời mô tả của những nhân viên trong ngày dọn dẹp văn phòng làm việc để bắt đầu bước vào giai đoạn “work from home” là “ngôi nhà ma.” Giữa lúc số người chết tăng theo từng giây trên khắp thế giới thì Trump vẫn điên cuồng xoay chuyển “tứ phương tám hướng” để kéo người dân quay về một góc khác của đại dịch, theo ý của Trump: “Covid không nguy hiểm.”
Mặc dù các bác sĩ tâm thần có bổn phận bảo mật các thông tin sức khỏe tâm thần do bệnh nhân tiết lộ, nhưng hầu hết các tiểu bang tại Hoa Kỳ đều có luật bắt buộc hoặc cho phép bác sĩ tâm thần tiết lộ thông tin bí mật khi bệnh nhân có triển vọng gây tổn hại cho cộng đồng...
Trong tuần lễ cuối cùng của chiến dịch tranh cử tổng thống vào năm 1980 giữa Tổng Thống Đảng Jimmy Carter (Dân Chủ) và ứng cử viên Ronald Reagan (Cộng Hòa), hai ứng cử viên đã có một cuộc tranh luận duy nhất vào ngày 28 tháng 10. Trong cuộc tranh luận, Reagan đã nêu ra một trong những câu hỏi quan trọng nhất trong mọi thời đại: “Hôm nay quý vị có khá hơn bốn năm trước hay không?” Câu trả lời của Carter là “KHÔNG." Cùng với một số lý do không kém quan trọng khác, số phiếu của ông đã giảm xuống vào những ngày quan trọng cuối cùng của chiến dịch tranh cử. Reagan đã giành được số phiếu phổ thông lớn và chiến thắng trong cuộc bầu cử.
Nobel là một giải thưởng cao qúy nhưng đó không phải là tất cả hay tối thượng mà, xét cho cùng, mục tiêu của nền văn học quốc gia hay bất cứ lĩnh vực nào khác đâu nhất thiết là hướng tới giải Nobel? Mahatma Gandhi đã năm lần bị bác giải Nobel Hoà Bình nhưng so với một Henry Kissinger hí hửng ôm nửa cái giải ấy vào năm 1973, ai đáng ngưỡng mộ hơn ai? Tuyên ngôn Nobel Văn Chương 1938 vinh danh nhà văn Mỹ Pearl Buck về những tác phẩm “diễn tả xác thực đời sống của nông dân Trung Hoa” nhưng, so với Lỗ Tấn cùng thời, nhà văn không chỉ diễn tả xác thực đời sống mà cả tâm não của người Trung Hoa, ai để lại dư âm lâu dài hơn ai?
Nếu mũ cối là biểu tượng của thực dân Tây phương vào thế kỷ 18 thì, bây giờ, “năng lượng tích cực”, như là diễn ngôn của thực dân Đại Hán với những dấu ấn đậm nét của tân hoàng đế Tập Cận Bình, đã trở nên gắn bó với người Việt, từ diễn ngôn của thể chế cho đến giọng điệu ngôn tình của những đôi lứa bỡ ngỡ trước ngưỡng cửa hôn nhân.
AI là trí tuệ nhân tạo. AI là một kho kiến thức nhiều vô cùng vô tận, đã siêu xuất chứa đựng nhiều thư viện nhân loại hơn bất kỳ dữ liệu tri thức nào, và cứ mỗi ngày AI lại mang thêm nhiều công năng hữu dụng, mà một người đời thường không thể nào có nổi kho tri thức đó. Trong khi đó, Thầy Tuệ Sỹ là một nhà sư phi thường của dân tộc, với những tri kiến và hồn thơ (như dường) phong phú hơn bất kỳ nhà sư nào đã từng có của dân tộc Việt. Câu hỏi là, AI có thể biểu hiện như một Tuệ Sỹ hay không? Chúng ta có thể gặp lại một phong cách độc đáo của Tuệ Sỹ trong AI hay không? Thử nghiệm sau đây cho thấy AI không thể sáng tác được những câu đối cực kỳ thơ mộng như Thầy Tuệ Sỹ. Để thanh minh trước, người viết không phải là khoa học gia để có thể hiểu được vận hành của AI. Người viết bản thân cũng không phải học giả về kho tàng Kinh Phật để có thể đo lường sự uyên áo của Thầy Tuệ Sỹ.
Israel và Iran đã âm thầm chống nhau trong một thời gian dài. Nhưng nhiều diễn biến sôi động liên tục xảy ra gần đây làm cho xung đột giữa hai nước leo thang và chiến tranh có nguy cơ bùng nổ và lan rộng ra toàn khu vực. Điển hình là vào tháng 4 năm nay, Iran công khai tấn công bằng tên lửa vào lãnh thổ Israel. Đầu tháng 10, Israel đã tấn công bằng bộ binh ở miền nam Lebanon. Trước đó, trong cuộc không kích vào trụ sở dân quân Hezbollah ở Beirut, Israel đã tiêu diệt thủ lĩnh Hezbollah là Hassan Nasrallah và nhiều nhân vật quan trọng khác.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.