Hôm nay,  

Độc Chiêu CSVN: Phân Loại Người Việt Hải Ngoại?

06/09/200700:00:00(Xem: 12485)

Sở trường của người cộng sản xưa nay vẫn là "chia để trị", một chính sách hết sức nham hiểm. Mục đích" Thứ nhứt là phân loại thành phần: ai theo đảng, ai lưng chừng, ai chống. Thứ hai, dùng thành phần trung kiên với đảng để theo dõi, lôi kéo thành phần lưng chừng trở về với đảng; đồng thời cô lập, khống chế thành phần chống đối, buộc thành phần nầy hoặc phải qui hàng, nếu không sẽ phải hứng chịu mọi biện pháp trừng trị, không ngóc đầu lên nỗi, đau khổ cho đến chết.

Biện pháp thực hiện" Trong thời chiến, CS áp dụng chính sách "tam cùng". Họ chia cán bộ, bộ đội thành từng tiểu tổ vào sống chung với các gia đình, để cùng ăn, cùng ở, cùng làm với dân. Bề ngoài nói là để đi sâu, đi sát, giúp đỡ nhân dân, nhưng thực chất là để theo dõi, điều tra, phân loại thành phần dân chúng, để có biện pháp phân biệt đối xử đúng mức theo từng đối tượng.  Sau chiến tranh, kể từ 1975, chính sách phân loại thành phần dân chúng vẫn giữ nguyên. Chỉ biện pháp thực hiện là có thay đổi cho thích hợp với hoàn cảnh mới, kín đáo hơn, ít trắng trợn hơn đôi chút.

Bây giờ họ không dùng "tam cùng" như trước. Họ áp dụng biện pháp mới: lý lịch ba đời. Bằng biện pháp lý lịch, công tác phân loại của CS có phần dễ dàng, chính xác hơn, bởi vì người dân tự kê khai quá khứ ba đời của chính mình. Cán bộ CS chỉ ngồi trong phòng việc, thong thả nghiên cứu, đánh giá, xếp loại...khỏi mất nhiều công sức. Cái chính sách lý lịch ấy, phối hợp ăn ý với chính sách hộ khẩu, giúp CS nắm chặt mọi người dân trong bàn tay sắt của họ, vẫn đang được áp dụng trong cả nước cho đến ngày nay, và chắc sẽ còn áp dụng dài dài cho đến...muôn đời con cháu mai sau, nếu như chế độ CS còn tồn tại.

Còn đối với khối ba triệu người Việt hải ngoại" Lẽ dĩ nhiên CS không thể, và cũng không có quyền, công khai đưa cán bộ xâm nhập các cộng đồng để làm công tác phân loại như vậy được. Không phân loại được thì làm sao "nắm", làm sao "quản lý"" Cho nên, có vẻ như các "đỉnh cao trí tuệ" ở Hà nội vừa tìm ra một sách lược mới, nhẹ nhàng, tinh vi, và hữu hiệu hơn nhiều. Tôi muốn nói tới cái chính sách "miễn thị thực nhập cảnh" dành cho "Việt kiều" ở nước ngoài mà Hà nội vừa công bố, áp dụng từ ngày 01-9-2007. Mấy tuần lễ vừa qua, trong các cộng đồng người Việt, người ta đã bàn tán rất nhiều về chuyện nầy rồi. Có người cho đó là một thứ "trái đắng" khó nuốt. Có người còn vạch rõ cho thấy đó chỉ là một "cái bẩy", một "hầm chông" ẩn dấu bên dưới tấm thảm đỏ hào nhoáng, êm ái, dành cho "Việt kiều" về nước. Ở đây tôi muốn nhìn sự việc dưới một góc độ khác. Đó là cái "độc chiêu" phân loại, phân hóa cộng đồng người Việt hải ngoại.     

Trước hết, bằng thủ thuật "miễn thị thực có điều kiện", phải chăng nhà cầm quyền CS đang muốn làm một cuộc "thăm dò ý kiến" trong các cộng đồng người Việt hải ngoại, để biết những ai có cảm tình, sẵn sàng hợp tác; những ai nhất định chống đối, không thỏa hiệp. Cuộc "thăm dò" với một câu hỏi đơn giản, và duy nhất, có thể hình dung được, như sau: "Bạn có ý muốn hợp tác với Đảng CS không"" Nếu trả lời CÓ, bạn hãy đến Lãnh sự quán VN để nộp đơn xin "Giấy Miễn thị thực nhập cảnh", theo các điều kiện và qui định của nhà nước CHXHCNVN. Nếu trả lời KHÔNG, bạn không cần làm gì cả.

Để hiểu rõ hơn nội dung, ý nghĩa cuộc "thăm dò" nầy, xin hãy nghe lời giải thích rất rành mạch của các viên chức cao cấp, có thẩm quyền của "đảng và nhà nước ta" sau đây:

Trên báo Nhân Dân ngày 29-8-2007, ông Nguyễn Phú Bình, Thứ Trưởng Bộ Ngoại Giao, Chủ nhiệm Ủy Ban về người Việt nam ở nước ngoài, tuyên bố: "Quyết định 135 của Thủ Tướng Chính phủ thể hiện sự ưu đãi của Nhà nước Việt nam với cộng đồng người Việt nam định cư ở nước ngoài. Việt nam là nước đi đầu trên thế giới thực hiện sự biệt đãi nầy." Phải chăng, khi chấp nhận nộp "Tờ khai xin miễn thị thực", bạn đã mặc nhiên chấp nhận sự "biệt đãi", ân huệ của nhà nước CSVN" Đã nhận ơn mưa mốc của người ta thì còn chống đối nổi gì, coi sao được"  Nếu còn chống, bạn sẽ bị thu hồi sự "biệt đãi" đó bất cứ lúc nào.

Trước đó, ngày 28-8-2007, trả lời cuộc phỏng vấn Báo Hà Nội Mới, ông Triệu Văn Thế, Đại tá Cục trưởng Cục Quản lý xuất nhập cảnh thuộc Bộ Công an, còn tuyên bố thẳng thừng hơn, không cần che đậy: "Chính sách đó dành cho những người gắn bó, có tình cảm với đất nước, dân tộc, không dành cho những phần tử đang có hoạt động chống phá Nhà nước Việt nam, suy tôn, treo cờ và mưu toan phục hồi chế độ phản cách mạng trước đây." Người viết đã hơn một lần phát biểu rằng cái ngôn ngữ của người CS cần phải được "thông dịch" cẩn thận mới hiểu được. Ở đây cũng vậy. Khi họ nói "gắn bó, có tình cảm với đất nước, dân tộc", bạn bắt buộc phải hiểu điều đó có nghĩa là "gắn bó, có tình cảm với đảng và nhà nước cộng sản". Bởi vì từ trước đến nay, đảng CS bao giờ cũng tự cho phép đồng hóa mình với đất nước, dân tộc, nhân dân... Cho nên, khi bạn nộp đơn và được chấp thuận cấp Giấy miễn thị thực nhập cảnh, bạn đã mặc nhiên được công nhận là thành phần "gắn bó, có tình cảm với đảng và nhà nước CSVN" rồi.

Nhưng gay go nhất vẫn là cái vế sau trong lời tuyên bố của ông Triệu Văn Thế, đã trích dẫn trên đây. Ông ta không ngần ngại nói thẳng: "(Chính sách đó)...không dành cho những phần tử đang có hoạt động chống phá Nhà nước Việt nam, suy tôn, treo cờ và mưu toan phục hồi chế độ phản cách mạng trước đây."  Có thể bạn chưa bao giờ có "hoạt động chống phá Nhà nước VN". Cũng có thể bạn chưa bao giờ "mưu toan phục hồi chế độ...(ám chỉ VNCH)"; nhưng còn cái khoản "suy tôn, treo cờ", dĩ nhiên là cờ vàng ba sọc đỏ, mấy ai dám bảo mình...vô tư" Cờ vàng là di sản, là căn cước của người Việt tị nạn CS trên toàn thế giới. Cho dù sau nầy đất nước có đổi thay, người dân trong nước có chấp nhận một lá cờ nào khác đi nữa, người Việt tị nạn vẫn mãi mãi tôn vinh, gìn giữ lá cờ vàng, bảo vệ cái di sản sau cùng đó cho con cháu muôn đời sau. Lẽ nào bạn nhẫn tâm hủy hoại một phần thiêng liêng cao quý nhất trong tâm hồn mình, chỉ để đổi lấy một tấm giấy miễn Visa rẻ rề như vậy.

Những tháng ngày sắp tới, chúng ta sẽ thấy trong các cộng đồng người Việt hải ngoại hình thành hai "thành phần" rõ rệt. Thành phần thứ nhất được miễn thị thực, tức những người chịu "gắn bó, có tình cảm" với đảng, nhà nước CS, chịu "bó thân về với triều đình", thôi "suy tôn, treo cờ (vàng)", thôi chống cộng. Thành phần thứ hai là những người dứt khoát không xin, hoặc xin mà không được chấp thuận, vì đã có thành tích chống cộng trong quá khứ, nhất quyết không thỏa hiệp, nhất quyết bảo vệ đến cùng chính nghĩa Tự do, Dân chủ, Nhân quyền, bảo vệ lá cờ vàng. Có thể trong giai đoạn đầu, thành phần trên (gắn bó, có tình cảm với đảng) sẽ rất ít, nhưng số ít "hạt nhân" nầy đã được gieo rãi rác trong tất cả cộng đồng người Việt hải ngoại.

Người CS, một mặt, sẽ đối xử tử tế, dễ dàng, ưu đãi với những ai về nước với giấy miễn thị thực; mặt khác, chúng sẽ gây khó khăn, theo dõi, hạch sách, đe dọa những ai về nước với Visa nhập cảnh (không xin giấy miễn). Những người nầy sẽ bị xếp vào thành phần chống đối cực đoan, có thể bị từ chối nhập cảnh, hoặc cho nhập nhưng theo dõi gắt gao, và khi cần, có thể bị bắt giam bất cứ lúc nào. Đó là bước thứ nhất.

Qua bước hai, chúng sẽ sử dụng các "hạt nhân" đã cấy trong các cộng đồng hải ngoại để tác động, lôi kéo những ai còn lưng chừng, còn e dè, chưa quyết định. Có thể, tới lúc nào đó, những người nầy đành phải ép bụng nhượng bộ, thay đổi thái độ để được đối xử dễ dàng hơn, vì họ có nhu cầu về nước thường xuyên, do làm ăn, hoặc có thân nhân ruột thịt còn kẹt lại... Người CS chắc hy vọng rằng, với thời gian, với chiến thuật "tằm ăn dâu", khối người Việt chống cộng sẽ dần dần teo lại, và cuối cùng sẽ tiêu vong...Chiến dịch nhuộm đỏ toàn thắng!

Rất mong những điều suy đoán trên đây, rốt cuộc, sẽ bị thực tế hoàn toàn phủ nhận vì vô căn cứ, sẽ trở nên đồ dỏm, bởi vì toàn thể các cộng đồng người Việt tị nạn hải ngoại sẽ trước sau như một, nhất tề đứng dậy, nói KHÔNG với mọi mưu đồ thâm độc, hóa giải mọi "độc chiêu" của CSVN. Chừng đó, kẻ viết bài nầy sẽ xin vui vẻ cúi đầu nhận lỗi trước độc giả, vì những suy đoán bậy bạ của mình hôm nay, và thề sẽ rửa tay gác... bút. Suốt đời không viết thêm một chữ về đảng CSVN nữa. Mong thay!

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chiều Thứ Sáu cuối cùng của Tháng Năm 2025, tỷ phú nhất thế giới Elon Musk, người đứng đầu Bộ Hiệu Quả Chính Phủ (DOGE) bước vào Phòng Bầu Dục. Musk đội nón kết đen có chữ MAGA, mặc áo thun đen có chữ “The Dogefather,” vest đen, đứng kế Tổng thống Trump – chỗ đứng quen thuộc của Musk từ khi Trump tái đắc cử. Hình truyền thông từ Phòng Bầu Dục đưa đi cho thấy, thỉnh thoảng, đôi mắt của Elon Musk nhắm nghiền với vết bầm trên mắt phải chưa tan, đầu lắc lư, lắc lư. Không biết là ông ta đang tận hưởng không khí phủ đầy vàng của Bạch Cung hay tâm hồn đang…phiêu diêu ở Sao Hỏa? Đó là ngày cuối cùng được cho là ngày làm việc của Musk trong Tòa Bạch Ốc, theo cách chính quyền Trump thông báo.
Dù cụm từ này mới phổ biến trong thế kỷ 21, DEI thực ra là một là chương mới trong hành trình dài kiến tạo một xã hội công bằng của nước Mỹ. Các giá trị mà DEI hướng tới đã từng được khẳng định trong các văn kiện lập quốc, và tiếp tục được củng cố thông qua những cột mốc quan trọng như Đạo Luật Dân Quyền năm 1964, các Chính Sách Nâng Đỡ Người Thiểu Số, cùng những phong trào đấu tranh vì công bằng sắc tộc, bình đẳng giới, quyền lợi người tàn tật, cựu quân nhân và di dân
Trong lịch sử cuộc chiến Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhân danh dân tộc để lãnh đạo toàn diện công cuộc đấu tranh giành độc lập và cuối cùng thống nhất đất nước vào năm 1975. Sau 50 năm, đất nước đang chuyển mình sang một kỷ nguyên mới và Đảng vẫn còn tiếp tục độc quyền quyết định vận mệnh cho dân tộc. Trong bối cảnh mới tất nhiên đất nước có nhiều triển vọng mới. Thực ra, từ lâu, đã có hai lập luận về vai trò của Đảng đã được thảo luận.
Ngày 18 Tháng Năm 2025, báo điện tử Tuổi Trẻ đưa tin ông Phạm Minh Chính (thủ tướng nước Việt Nam) hướng dẫn Bộ Nội vụ Việt Nam chuẩn bị phát động phong trào toàn dân thi đua làm giàu, đóng góp, xây dựng, bảo vệ đất nước. Phong trào thi đua này dựa trên nội dung trọng tâm, cốt lõi của nghị quyết 68 của Bộ Chính trị Việt Nam về phát triển kinh tế tư nhân và kế hoạch thực hiện nghị quyết này.
Ngày 1 tháng 5 năm 2025, Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump trong lúc ban hành sắc lệnh hành pháp thành lập Ủy Ban Tổng Thống Về Tự Do Tôn Giáo đã nói rằng, “Họ nói tách rời nhà thờ và nhà nước… Tôi nói, ‘Được rồi, hãy quên chuyện đó một lần đi’,” theo bản tin của Politico được đăng trên trang www.politico.com cho biết. Lời phát biểu của TT Trump đã mở ra sự tranh luận về sự tách biệt giữa nhà thờ và nhà nước mà vốn được Hiến Pháp Hoa Kỳ công nhận trong bối cảnh Tòa Bạch Ốc gia tăng sự nhiệt tình đối với Thiên Chúa Giáo, theo Politico. TT Trump ngày càng dựa vào đức tin Thiên Chúa Giáo qua việc thiết lập Văn Phòng Đức Tin Bạch Ốc tại phòng West Wing, mời các mục sư vào Phòng Bầu Dục và trong các cuộc họp Nội Các, và ban hành các sắc lệnh hành pháp để xóa bỏ “khuynh hướng chống Thiên Chúa Giáo” trong chính quyền. Mối quan hệ giữa tôn giáo và chính trị xưa nay vốn phức tạp.
Hermann Rorschach là một bác sĩ tâm thần và nhà phân tâm học. Ông nổi tiếng về phát minh ra một bài kiểm tra tâm lý qua những hình ảnh tạo ra ngẫu nhiên từ các vết mực (inkblot.) Một người được yêu cầu mô tả những gì họ nhìn thấy trong hình ảnh do những vết mực không rõ ràng kết thành. Bác sĩ Rorschach tin rằng những hình ảnh được tạo nên từ vết mực có thể bộc lộ đặc trưng bí mật trong hành vi lẫn tình cảm của con người. Bài trắc nghiệm khách quan này thường xuất hiện trong văn hóa đại chúng và thường được mô tả như một cách để tiết lộ những suy nghĩ, động cơ hoặc mong muốn vô thức của một người.
Quyền lực là khả năng khiến người khác làm những gì bạn muốn. Điều đó có thể được thực hiện bằng cách cưỡng ép ("gậy gộc"), thanh toán ("cà rốt") và thu hút ("mật ong"). Hai phương pháp đầu tiên là dạng quyền lực cứng, trong khi lực thu hút là quyền lực mềm. Quyền lực mềm phát triển từ văn hóa của một quốc gia, các giá trị chính trị và chính sách đối ngoại của nó. Trong ngắn hạn, quyền lực cứng thường vượt trội hơn quyền lực mềm. Nhưng về lâu dài, quyền lực mềm thường chiếm ưu thế. Joseph Stalin đã từng hỏi một cách chế giễu, "Đức Giáo hoàng có bao nhiêu sư đoàn?" Nhưng triều đại giáo hoàng vẫn tiếp tục cho đến ngày nay, trong khi Liên Xô của Stalin đã biến mất từ lâu.
Câu hỏi đó thằng nhỏ hỏi mỗi ngày mỗi ngày mỗi ngày, khi đói khát, khi bị đánh đập cấu nhéo, khi phơi trần ra dưới nắng mưa. Khi nó nằm trên mặt đường và kêu khóc khản giọng. Nó hỏi vào đám đông lướt qua nó, hỏi ai đó dừng chân cho nó (chính xác là cho những kẻ chăn dắt nó) chút tiền lẻ. Nó hỏi những kẻ bắt nó nằm lăn lóc kêu khóc trên đường để kiếm tiền, để nhởn nhơ ăn mòn tấm thân bé nhỏ non nớt của nó.
Một đứa trẻ chỉ nên có ba con búp bê, năm cây bút chì, giá trị chưa đến $20. Donald Trump có một phi cơ riêng sơn tên của ông ta trên đó. Với tư cách là tổng thống, hiện ông ta có hai chuyên cơ, Không Lực Một và một chiếc nhỏ hơn để phù hợp với những nơi có sân bay nhỏ, chưa kể chiếc trực thăng Marine One. Đó là ba chiếc phi cơ Trump sở hữu. Đó cũng là con số búp bê mà Trump đề nghị một đứa trẻ ở Mỹ nên có.
Mặc dù chỉ mới ba năm trôi qua kể từ khi bà Merkel rời nhiệm sở, nhưng thế giới đã thay đổi quá nhiều đến mức mà chức thủ tướng của bà đã được cảm thấy như nó thuộc về một thời đại khác. Cuốn hồi ký mới của bà cho thấy bà bình tâm với những quyết định đã đưa ra, bao gồm cả những quyết định bị phê phán nghiêm khắc nhất.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.