Hôm nay,  

Đừng Nhìn Đối Lập Là Kẻ Thù Đừng Lấy Đàn Áp Làm Giải Pháp

4/9/200700:00:00(View: 9181)

Nhìn vào thái độ đối phó của nhà cầm quyền đối với lực lượng đối lập, người ta có thể đánh giá được chính tình của nước đó ra sao. Nhìn vào sự đối kháng giữa các tổ chức chính trị đối lập với thế lực cầm quyền, người ta có thể nhận định được rõ ràng mức độ ổn định chính trị của xã hội đó thế nào.

Từ căn bản đó, rõ ràng là Việt Nam chưa có được một nền chính trị thật sự ổn định, và cái gọi là “ổn định chính trị” hiện nay ở Việt Nam là một sự ổn định giả tạo, hoàn toàn khác với sự ổn định bình thường của những nước có nền dân chủ tiền tiến.

Sự ổn định chính trị là một yếu tố cần thiết để đất nước vươn lên. Đó là một nhu cầu không ai có thể phủ nhận được. Tuy nhiên, sự ổn định phải được đặt trên nền tảng nhân quyền và dân chủ thực sự, chứ không thể là hậu quả của chính sách đàn áp triệt để các lực lượng đối lập. Kể từ ngày chiến tranh bom đạn chấm dứt đến nay, nhân dân ta đã chiến đấu không ngừng nghỉ với hậu quả chiến tranh, hận thù và lạc hậu. Thời gian đã cuốn trôi đi những điều xấu xí của quá khứ để mở ra cơ hội cho hiện tại và tương lai của đất nước. Từ mấy mươi năm qua, cả nước ta đã tận dụng mọi hoàn cảnh thuận lợi mới để bước qua vũng lầy của quá khứ, sẵn sàng dẹp bỏ mọi dị biệt ở hiện tại để cùng hướng đến một tương lai chung.

Tuy nhiên, vì bảo thủ và ích kỷ, một số thành phần trong hàng ngũ lãnh đạo hiện nay đã đi ngược lại tinh thần hoà đồng của đại đa số nhân dân, cố tình gây thêm mâu thuẫn giữa dân tộc. Cụ thể là họ đã không chịu lắng nghe các ý kiến thật sự vì nước vì dân, kể cả từ những người trong đảng. Thái độ độc đoán đó đã làm cản trở bước tiến của đất nước, làm tiêu hao năng lực quốc gia và làm thiệt hại nặng nề cho quyền lợi của nhân dân.

Đất nước ta cần có những sự đổi mới thực sự và rốt ráo. Sự đổi mới đó không thể chỉ là các chính sách đối nội nửa vời mà phải là những cải cách mạnh dạn toàn diện.

Cải cách đầu tiên là với tư thế cầm quyền hiện nay, đảng CSVN phải bày tỏ thiện chí hoà bình và xây dựng bằng cách chấp nhận đối thoại với các tổ chức đối lập ôn hoà, để tìm kiếm một giải pháp chính trị thích hợp và khả thi cho đất nước, thay vì trù dập họ.

Cải cách kế tiếp là nhà nước Việt Nam phải thực sự tôn trọng hai quyền tự do căn bản là lập hội và ngôn luận; để làm nền tảng cho một xã hội dân chủ đa đảng, với một chính quyền dân chủ bởi dân, do dân và vì dân mà tám mươi triệu người hằng mong đợi.

Mơ ước đó không quá lớn với sức lực của dân tộc ta, và hoàn toàn không nguy hiểm cho xã hội ta. Mơ ước đó có thể trở thành hiện thực hay không là do chúng ta có đồng lòng giải quyết các vấn đề của đất nước trong tinh thần bao dung và xây dựng hay không.

Mặt khác, các vấn đề bế tắc của Việt Nam vẫn đang tuỳ thuộc không ít vào thái độ cụ thể của những người lãnh đạo đảng CSVN.  Nếu thực tâm vì tổ quốc thì những người cầm quyền hiện nay đừng tiếp tục nhìn những người đối lập là kẻ thù và đừng lấy đàn áp làm giải pháp để ổn định chính trị đất nước một cách vá víu!

Ngược lại, họ phải chịu trách nhiệm trước lịch sử về những mất mát, thiệt hại mà tổ quốc và nhân dân Việt Nam đang phải gánh chịu./.

www.dvdvn.org

(Trích Tập san Hoa-Mai #12)

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Khi Sài Gòn thất thủ, cha của Bình Lý hòa cùng dòng người đi vào “đêm chôn dầu vượt biển.” để lại quê nhà người vợ và hai đứa con trai còn nhỏ. Sau gần 10 năm, cha và mẹ của anh đoàn tụ ở nước Mỹ. Bình chào đời trên xứ sở tự do, mang trên mình căn cứ người Mỹ gốc Việt thế hệ thứ hai. Đúng 50 năm của biến cố 30 Tháng Tư (1975 – 2025), chính anh và những người bạn trẻ khác trong nhóm Viet Place Collective, đã tranh đấu suốt hai năm để thuyết phục giới chức vùng DMV chuẩn thuận cho tên đường Saigon Blvd – Đại Lộ Sài Gòn hiện diện trên một đoạn đường Wilson Blvd thuộc Falls Church.
Mới đây một người bạn online gởi đến một video clip và bản chụp mấy trang trong cuốn Kỷ niệm sân khấu của MC Nguyễn Ngọc Ngạn, hỏi ý kiến tôi về cách ông này kiến giải thành ngữ “Phận con gái mười hai bến nước”. Trong clip -- cắt từ một sản phẩm Paris by Night -- ông Ngạn cho biết trong chương trình trước MC Nguyễn Cao Kỳ Duyên hỏi ông ý nghĩa của thành ngữ “Phận con gái mười hai bến nước” và lúc đó ông “đoán” ra hai điều: về vần, từ “gái” liền vần với “mười hai” và, về nghĩa, “số 12 trùng với 12 tuổi Tý, Sửu, Dần, Mẹo, Thìn, Tỵ, Ngọ, Thân, Dậu, Tuất, Hợi.”
Ngay sau khi nhậm chức, tân Tổng thống Trump đã ký khoảng 100 sắc lệnh hành pháp để giải quyết nhiều vần đề cấp bách cho đất nước. Nhìn chung trong toàn cảnh, có nhiều nhận định tỏ ra dè dặt hơn khi cho rằng, một số sắc lệnh này có hiệu lực pháp lý tức thời, một số khác có lẽ chỉ là một màn trình diễn làm thoả lòng mong đợi của đa số cử tri và một số khác còn cần nhiều thời gian hơn nữa để cho các toà án tái thẩm nội dung. Tại sao các giải pháp này không hữu hiệu như Trump tuyên hứa với toàn dân? Sau đây là ba trường hợp điển hình để biện minh tại sao một kỷ nguyên hoàng kim chưa được khởi đầu...
Nhà nước CSVN đã có một cái nhìn bi quan về tình hình chống tham nhũng, lãng phí và tiêu cực khi bước vào năm 2025, một năm trước Đại hội đảng kỳ XIV để bầu Ban Chấp hành Trung ương nhiệm kỳ 2026-2030...
Thời Hoàng Kim (Golden Age) – khẩu hiệu mới của chính quyền Trump – hiện ra rõ nhất trong buổi lễ nhậm chức không như mong đợi của Trump và những cử tri ủng hộ. Ngồi ở hàng ghế đầu, vị trí xưa nay vốn thuộc về gia đình tổng thống, các cựu tổng thống, và những vị khách danh dự khác, là những tỷ phú giàu nhất thế giới. CEO Meta Mark Zuckerberg và vợ; CEO Amazon Jeff Bezos và hôn thê Lauren Sánchez, CEO Google Sundar Pichai và Elon Musk, người giàu nhất thế giới đã dựng “bệ phóng Space X” đưa Trump trở lại Tòa Bạch Ốc, đã soán chỗ của các tổng thống tiền nhiệm. Điều này đối lập hẳn với những phát ngôn tranh cử khi Trump luôn xem mình là một tổng thống đứng cùng tầng lớp trung lưu và lao động.
Nếu chúng ta, trong thị trường giải trí, từng một thời ướt át “tân cổ giao duyên” thì bây giờ người Mỹ, trong “thị trường chính trị”, như là biến thể mới nhất của nền chính trị quốc gia, đang khô khốc với sát khí “chăn lái giao duyên”. Nước Mỹ của thế kỷ 21, xem ra, đang đối mặt với nguy cơ tụt lùi về thế kỷ 19 của chủ nghĩa tư bản hoang dã và chủ nghĩa thực dân.
Ngày 20 tháng 1 năm 2025, lịch sử Hoa Kỳ lật qua một trang sử mới. Qua một thủ tục chuyển quyền hiến định, tổng thống đắc cử Donald Trump tuyên thệ nhậm chức Tổng thống thứ 47 và sẽ thay đổi một số chính sách cơ bản cho nhiệm kỳ sắp tới...
Đó là cuốn sổ thông hành vừa đóng con dấu bất tử cho nước Mỹ đi vào một kỷ nguyên vô pháp, siêu thực, bất chấp hiến pháp – kỷ nguyên của một tội phạm lên ngôi vua, sẵn sàng để đưa nước Mỹ quay ngược về thời đại bành trướng bờ cõi bằng quân đội và vũ lực. Tất cả bốn vụ án hình sự, dân sự của Donald Trump mở ra bằng những khẩu đại bác và kết thúc bằng những viên pháo xì hơi. Tất cả cơ quan luật pháp truy tố Trump với hàng loạt tội chứng, bằng chứng, đều bất lực, trong khi cơ quan duy nhất là Bộ Tư Pháp có quyền kết tội Trump thì đã không bao giờ thực hiện đúng cán cân công lý.
Ở trong giai đoạn nước Mỹ chia rẽ cùng cực như hiện nay, việc chuyển giao quyền lực tổng thống vào ngày 20/01/2025 hứa hẹn sẽ có nhiều thay đổi mang tính đối nghịch. Khi chính phủ chuyển sang nhiệm kỳ mới dưới sự lãnh đạo mới của tổng thống đắc cử Donald Trump, bối cảnh quản lý công nghệ thông tin tại Hoa Kỳ cũng sẽ đối mặt với nhiều sự thay đổi.
Cuộc bầu cử tổng thống Belarus năm 2020 bị ảnh hưởng bởi gian lận bầu cử tràn lan, cùng lúc với sự trấn áp dữ dội phe đối lập và đàn áp tàn bạo những người biểu tình phản đối kết quả. Tuyên bố chiến thắng với 80% số phiếu bầu của nhà độc tài Alexander Lukashenko đã gây tranh cãi và bị lên án rộng rãi, với Liên minh Âu châu và một số các quốc gia khác từ chối công nhận kết quả. Alexander Lukashenko đã nắm quyền từ năm 1994. Kể từ đó, tổ chức nhân quyền Belarus Viasna đã báo cáo hơn 50.000 người đã bị bắt vì lý do chính trị. Không có khả năng có thay đổi trong cuộc bầu cử sắp tới, dự kiến diễn ra vào ngày 26/01/2025. Theo hãng thông tấn nhà nước Belta vào tháng 11, Lukashenko đã cảnh báo có thể cắt hoàn toàn quyền truy cập internet trong cuộc tranh cử tổng thống năm 2025 nếu nổ ra các cuộc biểu tình tương tự như năm 2020 .
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.