Hôm nay,  

Tiếng Hát Cho Tự Do

09/10/200800:00:00(Xem: 8315)

<"xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" /> 

 Đôi uyên ương PVH và Nam Dao của thập niên 70 tại Paris. Và Phan Văn Hưng với ca khúc về dân tộc.

 

Việt Hải

 

"Việt Nam bao năm chìm trong bóng đêm dầy

 

Vẫn kiên cường nuôi chí phục hưng

 

Việt Nam vươn lên từ những tấm thân gầy

 

Nguyện xây đắp thương yêu tràn đầy

 

Người hỡi đứng lên giành quyền sống làm người

 

Dù máu xương đọa đầy vẫn tiền tới

 

Ngày đã đến cho trang sử mới ra đời

 

Tiếng non sông giục mời..."

 

(Bài Việt Nam Vinh Quang, thơ Nam Dao, nhạc Phan Văn Hưng)

 

Phan Văn Hưng ca cho cả một dân tộc Việt Nam trong khát vọng tự do, người dân hiền hòa bị chế độ Cộng Sản thống trị miền Bắc từ năm 1954 và toàn lãnh thổ vào năm định mệnh 1975. Lời thơ bài hùng ca này do hiền thê của anh viết. Nhà văn Nam Dao đã viết lên hàng trăm bài văn biên khảo chính trị, những bài tham luận về những cái xấu xa của chính sách độc đoán của nhà cầm quyền Cộng Sản. Một đất nước Việt Nam vinh quang về nguồn gốc lịch sử tạo nước và giữ nước của tiền nhân. Thế mà ngày hôm nay đất đai, lãnh hải bị nhà cầm quyền đem dâng nộp cho ngoại bang để được yên thân hiếp đáp và cai trị tiếp nhân dân trong hà khắc, bốc lột, từ bốc lột sức lao động của người dân đền bốc lột đất đai, nhà cửa, ruộng vườn, những nguyên nhân gây ra nạn dân oan khiếu kiện.

 

Phan Văn Hưng sáng tác từ nguồn thơ của người bạn đời đồng chia sẻ những lý tưởng sống trong đời với anh, những tiếng lòng nhân bản nhưng bất khuất:

 

"Việt Nam oai linh nghìn thu sáng danh ngời

 

Đất Tiên Rồng nuôi chí hùng anh

 

Việt Nam dang tay thành tâm khắp nhân loại

 

Cùng thế giới đi xây tình dài

 

Việt Nam thắp cao ngọn đuốc ấm cho đời

 

Bằng trái tim vun trồng thời đại mới

 

Hồn sông núi vang trong mạch sống giống nòi

 

Bước đi trong miệt mài...."

 

Tôi nghe link nhạc “Việt Nam Vinh Quang”:

 

http://www.youtube.com/watch"v=cQcYbRaCGYw

 

Đây chính là bài hát làm kiêu hãnh Viêt Nam trong tôi, tiếng gọi tình thương quê hương và tình yêu đất nước dâng cao dạt dào. Tôi yêu lời ca của bài quốc ca Việt Nam Tự Do của chúng ta và bài hùng ca "Việt Nam, Việt Nam", nhưng rồi khi nghĩ đến những tác giả của nó tâm tư dâng lên nỗi cay đắng, muộn phiền.

 

Nhạc Phan Văn Hưng được xem như loại nhạc hưng ca, hay loại nhạc du ca, phần nhiều những tác phẩm anh sáng tác nói lên nỗi ngậm ngùi cơ cực của quê hương, anh đem những chuyện thực trong đời sống viết thành ca khúc, những chuyện vô lý của xã hội Cộng Sản vào lời ca tiếng hát như loài chim quốc sống xa quê hương, quốc nhớ nhà dâng lên tiếng hót cô liêu trong sầu bi, mang những lời ca như tiếng khóc thổn thức, những tình tự đầy trắc trở trên quê hương thống khổ.

 

Đôi nét về tiểu sử Phan Văn Hưng, anh sinh năm 1950 tại Hà Nội. Năm 1954 theo gia đình di cư vào Nam. Sau khi đậu tú tài II anh được học bổng sang Pháp du học năm 1969 và tốt nghiệp về Kỹ Sư Cơ Khí và Hầm Mỏ. Bảy năm sau khi mất miền Nam, gia đình anh quyết định rời Pháp để sang định cư tại Úc, Phan Văn Hưng đã sinh hoạt với Tổng Hội Sinh Viên Việt Nam tại Paris với Trần Văn Bá. Trong suốt 10 năm sinh sống ở Pháp, ngoài những sáng tác và trình diễn âm nhạc, anh còn là sáng lập viên của tổ chức văn học "Văn Đoàn Lam Sơn" và của tờ báo "Nhân Bản", một tờ báo Việt ngữ mang lập trường quốc gia dân tộc nhân bản tại Âu Châu.

 

Như Phan Văn Hưng tâm sự anh chịu ảnh hưởng nhiều nhạc sĩ ngoại quốc khi học nhạc và guitar, tôi nghe bài hát "Sinh Ra Làm Người Việt Nam" mang âm hưởng nhạc của Cat Stevens. Tôi gần gủi với tiếng hát ngân dài của anh quyện vào âm vang tiếng nhạc pop rock ngày xưa. Nhưng tiếng ngân dài trong bài ca này nói lên nỗi xót xa của tuổi trẻ Việt Nam quê tôi sao quá gian truân. Không gian ngõ tối không nước không đèn. Vòng tay âu yếm của mẹ hiền Việt Nam trong sầu thương, với đôi tay khẳng khiu, đôi tay thật buồn. Mẹ ơi, vòng tay âu yếm  đôi tay thật buồn... Em sinh ra em làm người Việt Nam, và sinh trong cuộc lầm than. Sinh ra trong đời bấp bênh gian truân vô vọng mmm mmm... Tiếng hát của Phan Văn Hưng cất lên như tiếng khóc cho một dân tộc trong lầm than, anh khóc thay cho Mẹ Việt Nam, anh hát cho hàng trăm ngàn em bé thơ ngây hay tuổi trẻ Việt Nam bị mua bán thân xác hay sức lao động của các em từ Cam Bốt, Trung Quốc, Đài Loan đến Hàn Quốc.

 

Nhạc Phan Văn Hưng là tiếng lòng chia sẻ kiếp sống thống khổ của người dân tôi. Hình như bờ mi các em đang khóc từ nơi chân trời xa xăm, tiếng ngân dài của Phan Văn Hưng nơi cuối bài cho một cảm nhận bi thương để tim tôi ray rứt, lạc loài, và để mắt tôi bỗng cay nhạt nhòa...

 

 "Em sinh ra em làm người Việt Nam

 

Trong gian ngõ tối không nước không đèn

 

Vòng tay âu yếm của mẹ sầu thương

 

Đôi tay khẳng khiu, đôi tay thật buồn

 

Vòng tay âu yếm (mẹ ơi) đôi tay thật buồn

 

Em sinh ra em ở chợ Nghệ An

 

Em buông thuốc trắng ai hay bên đường

 

Đời trong xó rãnh đã quên tình thương

 

Đôi mắt già nua, đôi mắt lạnh lùng

 

Cặp mắt thờ ơ, (người ơi) đâm nhói vào hồn

 

Đ.K.

 

Em sinh ra em làm người Việt Nam

 

Và sinh trong cuộc lầm than

 

Sinh ra trong đời bấp bênh gian truân vô vọng

 

mmm mmm ...

 

Em sinh ra em học tập siêng năng

 

Nhưng hai tay trắng buông xuôi phận hèn

 

Làm sao em biết tương lai nào hơn

 

Đôi tay thừa dư, đôi tay bần cùng

 

Làm sao em biết (người ơi) đôi tay tuổi hờn.

 

Em sinh ra em nhập cuộc vui chơi

 

Mong quên đi nỗi trái ngang trong đời

 

Cuồng quay trong giấc vui say tàn hơi

 

Con tim thờ ơ, con tim hững hờ

 

Cuồng quay trong giấc (người ơi) con tim lạc loài

 

Em sinh ra em là một bông hoa

 

Đôi môi tươi thắm cho ai dày vò

 

Mình thân em đứng giữa chợ đường xa

 

Đôi môi hằn khô, đôi môi vật vờ

 

Chiều lộng trong gió (người ơi) đôi môi bụi mờ

 

Em sinh ra nơi cửa khẩu Lạng Sơn

 

Hai vai lam lũ vác muôn dặm trường

 

Màn đêm muỗi vắt trên ngọn mù sương

 

Đôi vai lạnh căm, đôi vai nhục nhằn

 

Màn đêm muỗi vắt (người ơi) đôi vai nhục nhằn... "

 

 (Sinh Ra làm người Việt Nam):

 

http://vietnamlibrary.informe.com/sinh-ra-lnom-ng-i-vi-t-nam-phan-v-an-h-ng-dt215.html

 

Tôi nghe Phan Văn Hưng nói về anh hùng Trần Văn Bá như sau: "Anh Trần Văn Bá là một người lãnh đạo không giống như ý nghĩa thông thường. Khi nói đến lãnh đạo, người ta hay nghĩ đến một người hùng biện, phất cờ xông pha, chỉ tay, vạch đường lối. Anh Bá không như thế. Sự kiên quyết thì anh có thừa, nhưng luôn luôn được bộc lộ ra ngoài bằng những lời lẽ ôn tồn, thân thiện. Lòng can đảm anh cũng chẳng thiếu, nhưng không bao giờ thấy anh hô hào kêu gọi bất cứ ai đi theo anh. Anh có một viễn kiến chính trị rất sâu sắc, nhưng hiếm khi nào thấy anh tranh luận. Ảnh hưởng của anh trong đám sinh viên tụi tôi nhẹ nhàng nhưng rất sâu. Ngay cả thời tôi làm báo cho anh, anh cũng chỉ đôi ba lần gợi ý về những điều cần nói, còn tất cả để mặc cho tôi lo liệu. Chỉ đến khi anh ra đi thì anh em sinh viên tụi tôi mới thấy thiếu anh...

 

Tôi không biết có phải là sự ngẫu nhiên hay không, nhưng tôi cũng muốn nhạc của mình như thế. Tôi không muốn dùng nhạc để hô hào, mà chỉ muốn lay chuyển nội tâm của người nghe. Lòng kiên quyết có khi cần nằm ẩn đằng sau những nốt nhạc mềm mại. Chuyện hô hào, thúc giục thì có lẽ nên để cho mỗi người tự làm lấy, vì một khi cái tâm phụng sự được nuôi lớn thì người đó sẽ tự mình tìm thấy cách thực hiện hay nhất trong hoàn cảnh riêng của mình."

 

Đến năm 1982, đôi bạn đời Phan Văn Hưng và Nam Dao sang định cư tại Úc châu và vẫn tiếp tục sáng tác, thực hiện những bài hát đạt được sự mến mộ nồng nhiệt từ quần chúng. Đan cử ví dụ như: "Việt Nam Vinh Quang", "Ai Về Xứ Việt", "Bài Ca Tuổi Trẻ", "Sinh Ra Là Người Việt Nam", "Đứa Bé Việt Nam và Viên Sỏi", "Bạn Bè Của Tôi", "Hai Mươi Năm", "Trái Tim Tôi Là Bến", "Nếu Em Nghe Bài Hát Này",  "Có Phải Em Là Em Bé", "Bài Ca Cho Em Bé Thảo", "Giọt Nước Mắt Của Mẹ", "Bài Ca Cho Bé Hải", "Thằng Bé Tát Dầu”,...

 

Tôi còn nhớ năm 1995, ký giả Kiều Mỹ Duyên giới thiệu tôi dĩa CD "Hai Mươi Năm" của anh Phan Văn Hưng, CD có bài hát "Thằng Bé Tát Dầu”, chị Duyên kể rằng lần đầu nghe bài hát chị xúc động đến rơi lệ. Câu chuyện nói lên nỗi oan khiên hai đứa bé ăn cắp dầu ở Xưởng tàu Ba Son.

 

Năm 1980 Phan Văn Hưng phổ thành bài hát "Thằng Bé Tát Dầu" từ thơ Nam Dao, ý nói lên hoàn cảnh cơ cực, bần cùng của người dân nghèo. Trong một ngục tù vĩ đại được Cộng Sản tạo ra, trẻ em phải đi ăn cắp dầu từ xưởng Ba Son mưu sinh cho gia đình, để rồi hai bé trai thơ ngây phải đền mạng do việc ăn cắp dầu. Đứa bé anh ở tuổi mười ba, đã bị gục ngã dưới làn đạn AK của Công Sản. Đứa bé em khóc ngất khi ôm xác anh mình đã chết:

 

"Tôi muốn hát cho thằng bé tát dầu

 

Chết nơi cầu cạnh xưởng Ba Son

 

Tuổi mười ba da trần xạm nắng

 

Vớt cặn dầu về đổi lấy miếng cơm

 

Hai đứa bé bơi xuồng đến gầm cầu

 

Đứa quơ dầm miệng giục em ơi

 

Phải làm nhanh coi chừng họ thấy

 

Tát lẹ vào dầu đổ ướt chiếc khoang

 

Ôi quá nhiều dầu sao quá nhiều

 

Chắc phen này hẳn được cơm no!

 

Ngày chợ đến sẽ mua sữa một lần

 

Cho thằng Cu nếm thử nghe em

 

Mơ chưa dứt, trên cầu chúng thấy rồi

 

Mắt lạnh lùng nạp khẩu AK!...

 

Tràng đạn bắn chết em quá vội vàng

 

Buông dầm rơi ngỡ ngàng trên khoang...

 

Máu em trào nhuộm cả hai vai

 

Thằng nhỏ ôm anh mình bật khóc

 

Lớp cặn dầu này đổi lấy xác anh !

 

Bé tát dầu, thằng bé tát dầu!

 

Chết nơi cầu cạnh xưởng Ba Son..."

 

Đứa Bé Vượt Biên

 

Hình như Phan Văn Hưng quan tâm đến tuổi thơ, trong số khá nhiều bài ca của anh đề cập về tuổi trẻ, hoặc tuổi thơ. Chẳng hạn như "Có Phải Em Là Em Bé", "Bài Ca Cho Em Bé Thảo", "Bài Ca Cho Bé Hải", và bài hát bi thương phổ thơ Trần Trung Đạo, "Đứa Bé Việt Nam và Viên Sỏi", em bé 5, 6 tuổi theo gia đình vượt biên, cả gia đình đều tử nạn trên biển, phép nhiệm màu cứu vớt em sống. Mỗi chiều trong trại tị nạn tạm cư Palawan, em thường ra biển nhặt những viên sỏi trong cô đơn.

 

“Bé thơ ơi cuộc đời em viên sỏi

 

Khóc một lần nước mắt chảy thiên thu

 

- Viên kẹo tròn này để dành cho Mẹ

 

Viên kẹo vuông này để lại cho Ba

 

Viên kẹo nhỏ này để qua cho chị

 

Viên kẹo lớn này để lại cho em

 

Còn viên kẹo thật to này ...là phần Bé đấy

 

Bên bờ biển Palawan

 

Có một em bé gái

 

Tuổi mới chừng lên sáu lên năm

 

Đang ngồi đếm từng viên sỏi nhỏ

 

Và nói chuyện môt. mình

 

Như nói với xa xăm …

 

Chiếc ghe nhỏ vớt vào đây mấy bữa

 

Trên ghe sót lại chỉ dăm người

 

Lạ lùng thay một em bé mồ côi

 

Đã sống sót sau sáu tuần trên biển

 

Họ kể lại em từ đâu không biết

 

Cha mẹ em đã chết đói trên tàu

 

Chị của em hải tặc bắt đi đâu

 

Sóng cuốn mất người em trai một tuổi

 

Kẻ sống sót trong sáu tuần trôi nổi

 

Đã cắt thịt mình lấy máu thắm môi em

 

Ôi những giọt máu Việt Nam

 

Linh diệu vô cùng

 

Nuôi sống em

 

Một người con gái Việt

 

Mai em lớn dù phương nào cách biệt

 

Nhớ đừng bao giờ đổi máu Việt Nam

 

Máu thương yêu đã chảy bốn ngàn năm

 

Và sẽ chảy cho muôn đời còn lại

 

- Viên kẹo tròn này để dành cho Mẹ

 

Viên kẹo vuông này để lại cho Ba

 

Viên kẹo nhỏ này để qua cho chị

 

Viên kẹo lớn này để lại cho em

 

Còn viên kẹo thật to này ... là phần Bé đấy

 

…Bé thơ ơi cuộc đời em viên sỏi

 

Khóc một lần nước mắt chảy thiên thu.”

 

(thơ Trần Trung Đạo, nhạc Phan Văn Hưng)

 

Một bài ca khác liên quan đến thời gian phong trào vượt biên lên cao. Bài hát "Trái Tim Tôi Là Bến", nhạc Phan Văn Hưng, phổ thơ Bắc Phong. Khi nghe Phan Văn Hưng hát tôi có cảm tưởng như anh cất lên lời nguyện cầu từ con tim, từ làn da thớ thịt, bằng máu xương cầu xin cho sự bình an, nhạc anh dìu những cánh buồm rách nát trong cơn giông bão tố đến bến bờ Tình Thương của con người.

 

"Buồm của anh rách nát

 

Bởi bao đợt sóng nhồi

 

Thì xin anh hãy vá

 

Bằng những miếng da tôi

 

Ngòi của anh đã gãy

 

Hãy mài trên xương tôi

 

Chấm máu tôi mà viết

 

Về lương tâm con người

 

Đ.K.:

 

Dù đêm trăng không lên

 

Nhưng mắt trẻ là sao

 

Trái tim tôi là bến

 

Xin anh cứ bơi vào

 

Đàn của anh đã vỡ

 

Hãy dạo trên thân tôi

 

Lấy tiếng tôi mà hát

 

Về đau thương con người"

 

Trái Tim Tôi Là Bến (Phan Văn Hưng - Bắc Phong) : http://www.nhaccuatui.com/nghe"M=-FTtM11i0U

 

Phan Văn Hưng tâm sự về nhạc anh thực hiện kết hợp cùng với người bạn đời Nam Dao. Anh chị không chú trọng vào lời cầu kỳ, hoa mỹ. Ngược lại, anh chị chỉ dùng lời nhạc bình dị, mộc mạc. Tôi nghĩ đó là điểm thành công của họ, vì nhạc như vậy sẽ dễ nhập tâm và đi vào lòng người.

 

Phan Văn Hưng và Nam Dao là những chiến sĩ đấu tranh trên mặt trận văn hóa. Đôi uyên ương này dùng khả năng thiên khiếu của mình vào mục tiêu phụng sự cho quê hương và dân tộc.

 

“Tôi sẽ hát những bài hát đầu tay của Nam Dao và tôi, những bài hát mộc mạc không tham vọng, nhưng cũng là những bài hát đã đánh dấu cuộc đời chúng tôi cũng như của các bạn của tôi. Thời đó chúng tôi đã khóc cho quê hương, cho đồng bào mình, thì ngày hôm nay tiếng khóc đó vẫn chưa dứt. Ngày hôm nay chúng tôi vẫn viết ca khúc, có thể kỹ thuật làm nhạc đã già dặn hơn, đề tài cũng có thể đã thay đổi theo những biến đổi của đất nước, nhưng trong tiếng uất nghẹn chưa nguôi đó, tôi vẫn cảm thấy lòng mình rực lửa vì con đường dân tộc mình đi nhất định sẽ có ngày rực sáng.” (Lời Phan văn Hưng)

 

"Bài Ca Tuổi Trẻ" là tác phẩm nối kết tuổi trẻ Việt Nam khắp nơi hãy ý thức vai trò đấu tranh cho tự do cho quê hương lầm than, thiếu vắng tự do:

 

"Từ khắp những phương trời

 

Và muôn lối đi trong đời

 

Gặp nhau trong tâm hồn Việt Nam sáng ngời

 

Mồ hôi trên cánh đồng

 

Mẹ ru trên núi sông

 

Tình quê hương ta ôm ấm trong lòng

 

Chúng ta là bước người xông pha,

 

Chúng ta là những lớp phù sa

 

Chúng ta là ngọn đuốc bừng to

 

Chúng ta là TỰ DO !!!

 

Bạn hỡi ... ơ....ơi !

 

Hành trang ta đem trong ta,

 

Một khối óc, một tấm lòng, một giấc mơ"

 

Bài Ca Tuổi Trẻ:

 

http://www.nhaccuatui.com/nghe"M=he9THiCcma

 

Anh vẽ lên bức tranh quê hương bằng máu đỏ như sự cương quyết của dân tộc đứng thẳng chống chọi với bạo lực. Anh mang tiếng lòng của loài chim quốc bay đi đó đây hát cho tự do, cho yêu thương và cho tình người qua 121 bài ca.

 

Nhạc anh nhìn qua lăng kính nhân bản là những nét chấm phá tô điểm cho bao câu chuyện thương tâm khiến người nghe dễ xúc động. Tiếng ca ai oán ngân dài thanh âm rung vút cao, dù những lời cầu bình an cho thuyền tị nạn, hay nỗi khao khát tự do nhân quyền hoặc tôn vinh đất nước Việt Nam như bài ca tôi vốn yêu thích:

 

"Việt Nam oai linh nghìn thu sáng danh ngời

 

Đất Tiên Rồng nuôi chí hùng anh

 

Việt Nam dang tay thành tâm khắp nhân loại

 

Cùng thế giới đi xây tình dài

 

Việt Nam thắp cao ngọn đuốc ấm cho đời

 

Bằng trái tim vun trồng thời đại mới

 

Hồn sông núi vang trong mạch sống giống nòi

 

Bước đi trong miệt mài...."

 

Việt Nam Vinh Quang, thơ Nam Dao, nhạc Phan Văn Hưng:

 

http://www.youtube.com/watch"v=cQcYbRaCGYw

 

Việt Hải

 

Lời nhắn

 

Xin thông báo Buổi trình diển âm nhạc Phan Văn Hưng tại Nam Cali.

 

Hội Trường Nhật Báo Viễn Đông, 14891 Moran Street, Westminster, CA 92683.

 

Vào Chủ Nhật, ngày 12 tháng 10, từ 2PM tới 5PM. Vào Cửa Tự Do. Trân trọng kính mời tất cả quý đồng hương.

 

Liên lạc:

 

1/ Thanh Thủy (616) 230-4143,

 

2/ Bích Ngọc (714) 726-6267,

 

3/ Kiều Mỹ Duyên (714) 636-2993.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Cận Tết năm Thìn, Marianne Brown (Guardian Weekly) có bài “Vietnam’s parents want a dragon son.” Trời! Tưởng gì, chớ cả Tầu lẫn Ta ai mà không muốn có con trai tuổi Rồng. Nhâm Thìn, tất nhiên, lại càng bảnh dữ nữa. Nam nhâm nữ quí thì sang mà lị. Theo tuviso.com: “Tuổi Nhâm Thìn có nhiều hy vọng tốt đẹp về vấn đề tình duyên và tương lai về cuộc sống, có phần tốt đẹp về tình cảm và tài lộc, vào trung vận và hậu vận thì được nhiều tốt đẹp về hạnh phúc, công danh có phần lên cao.”
Một quan điểm lạc quan đang dấy lên trong hàng ngũ Lãnh đạo đảng CSVN khi bước vào năm 2024, nhưng thực tế tiềm ẩn những khó khăn chưa lường trước được...
Nếu Donald Trump giành lại được Nhà Trắng vào tháng 11, năm nay có thể đánh dấu một bước ngoặt đối với quyền lực của Mỹ. Cuối cùng, nỗi sợ hãi về tình trạng suy tàn đã khiến cho người Mỹ bận tâm kể từ thời thuộc địa sẽ được biện minh. Hầu hết người Mỹ tin rằng, Hoa Kỳ trong tình trạng suy tàn, Donald Trump tuyên bố rằng ông có thể “Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại”. Nhưng tiền đề của Trump đơn giản là sai, và các biện pháp trị liệu được ông đề xuất đặt ra mối đe dọa lớn nhất đối với nước Mỹ.
Đảng CSVN hay nói “Trí thức là “nguyên khí của quốc gia”, làm hưng thịnh đất nước, rạng rỡ dân tộc*; “Trí thức là vốn liếng quý báu của Dân tộc”; hay “Thanh niên là rường cột của nước nhà” , nhưng tại sao nhiều người vẫn ngại đứng vào hàng ngũ đảng? Lý do vì đảng chỉ muốn gom Trí thức và Thanh niên “vào chung một rọ để nắm tóc”...
Tây Bắc hay Tây Nguyên thì cũng chừng đó vấn đề thôi: đất đai, tôn giáo, chủng tộc… Cả ba đều bị nhũng nhiễu, lũng đoạn tới cùng, và bị áp chế dã man tàn bạo. Ở đâu giới quan chức cũng đều được dung dưỡng, bao che để tiếp tục lộng quyền (thay vì xét sử) nên bi kịch của Tây Nguyên (nói riêng) và Cao Nguyên (nói chung) e sẽ còn dài, nếu chế độ toàn trị hiện hành vẫn còn tồn tại...
Bữa rồi, nhà thơ Inra Sara tâm sự: “Non 30 năm sống đất Sài Gòn, tôi gặp vô số người được cho là thành công, thuộc nhiều ngành nghề, đủ lứa tuổi, thành phần. Lạ, nhìn sâu vào mắt họ, cứ ẩn hiện sự bất an, lo âu.” “Bất an” có lẽ không chỉ là tâm trạng của người Sài Gòn mà dường như là tâm cảm chung của toàn dân Việt – không phân biệt chủng tộc, giới tính hay giai cấp nào ráo trọi – nhất là những kẻ sắp từ giã cõi trần. Di Cảo của Chế Lan Viên và di bút (Đi Tìm Cái Tôi Đã Mất) của Nguyễn Khải, theo nhận xét của nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn, chỉ là những tác phẩm “cốt để xếp hàng cả hai cửa. Cửa cũ, các ông chẳng bao giờ từ. Còn nếu tình hình khác đi, có sự đánh giá khác đi, các ông đã có sẵn cục gạch của mình ở bên cửa mới (bạn đọc có sống ở Hà Nội thời bao cấp hẳn nhớ tâm trạng mỗi lần đi xếp hàng và không sao quên được những cục gạch mà có lần nào đó mình đã sử dụng).”
Tập Cận Bình tin rằng lịch sử đang dịch chuyển theo hướng có lợi cho mình. Trong chuyến thăm Vladimir Putin tại Matxcơva vào tháng 3 năm ngoái, nhà lãnh đạo Trung Quốc nói với Tổng thống Nga rằng “Ngay lúc này, chúng ta đang chứng kiến một sự thay đổi chưa từng thấy trong 100 năm qua, và chúng ta đang cùng nhau thúc đẩy sự thay đổi ấy.”
Sau 20 năm chiêu dụ Kiều bào về giúp nước không thành công, đảng CSVN lại tung ta Dự án “Phát huy nguồn lực của người Việt Nam ở nước ngoài phục vụ phát triển đất nước trong tình hình mới” vào dịp Tết Nguyên Đán Giáp Thìn 2024. Đây là lần thứ tư, từ khi có Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 26 tháng 3 năm 2004, một Quyết định nhằm mưu tìm đầu tư, hợp tác khoa học, kỹ thuật và tổ chức các Hội, Đoàn người Việt ở nước ngoài, đặt dưới quyền lãnh đạo của đảng CSVN được tung ra...
Khi số lượng di dân vượt biên bất hợp pháp qua biên giới Hoa Kỳ-Mexico tăng cao kỷ lục, câu hỏi quan trọng được đặt ra là: Làm thế nào mà Hoa Kỳ lại rơi vào tình trạng này, và Hoa Kỳ có thể học hỏi những gì từ cách các quốc gia khác ứng phó với các vấn đề an ninh biên giới và nhập cư. Chào đón công dân nước ngoài đến với đất nước của mình là một việc khá quan trọng để giúp cải thiện tăng trưởng kinh tế, tiến bộ khoa học, nguồn cung ứng lao động và đa dạng văn hóa. Nhưng những di dân vào và ở lại Hoa Kỳ mà không có thị thực hoặc giấy tờ hợp lệ có thể gây ra nhiều vấn đề – cho chính bản thân họ và cho cả chính quyền địa phương bởi tình trạng quá tải không thể kịp thời giải quyết các trường hợp xin tị nạn tại tòa án nhập cư, hoặc cung cấp nơi ở tạm thời và các nhu cầu cơ bản khác. Mà tình trạng này hiện đang xảy ra ở rất nhiều nơi ở Hoa Kỳ.
Trên vai những pho tượng trắng trong vườn Lục Xâm Bảo, lá vàng đã bắt đầu rơi lất phất. Mùa Thu Paris thật lãng mạn. Henry Kissinger đi dạo quanh một hồ nhỏ ở ngoại ô gần Rambouillet. Nơi đây từng cặp tình nhân đang nắm tay nhau bên những cành cây la đà bóng hồ. Ông thấy lòng mình nao nao (melancholic) vì sắp tới phiên họp quan trọng nhất với ông Lê Đức Thọ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.