Hôm nay,  

Hãy Đừng Dùng Gươm!

19/09/200800:00:00(Xem: 7322)
Sau 5 tháng chuẩn bị cho việc dàn dựng một vụ án giả tạo, toà án cộng sản ở Sài Gòn tuần vừa qua đã đem vụ "Điếu Cầy" ra xử, và sau đó, bản án tiền chế 30 tháng tù giam về tội gọi là "trốn thuế" đã được ban ra trong sự chủ động của các quan toà cộng sản. Cộng thêm số thời gian phải trải qua sau lớp song sắt, anh Nguyễn Văn Hải còn phải "đền bù" cho nhà nước một số tiền là 900 triệu đồng.

Bản án không làm cho nhiều người ngạc nhiên, bởi vì từ dư luận quốc nội cho đến quốc tế, ai cũng biết rằng nhà nước CSVN đã ngụy tạo việc "trốn thuế" để trấn áp anh Hải, được biết nhiều hơn dưới biệt hiệu "Điếu Cầy", vì anh đã tích cực chống đối việc Trung cộng thôn tính Hoàng Sà và Trường Sa.

Người ta nhớ lại vào cuối năm 2007, sau khi Trung cộng ban hành nghị định thiết lập đơn vị hành chánh Tam Sa bao gồm 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, dư luận trong và ngoài nước đã nổ ra một làn sóng chống đối mạnh mẽ. Trong nước, thanh niên sinh viên đã tổ chức biểu tình trước các toà đại sứ và lãnh sự Trung cộng tại Hà Nội và Sài Gòn. Ngoài nước, toà đại diện của Trung cộng tại những thành phố có đông người Việt cư ngụ đều bị bao vây. Trong số những nhà dân chủ trong nước đứng lên hô to khẩu hiệu "Hoàng Sa Trường Sa", có anh Điếu Cầy hiên ngang ở hàng đầu. Người ta sẽ không bao giờ quên hình ảnh 7 chiến sĩ áo đen hiên ngang đứng trước toà nhà quốc hội cũ của VNCH tại trung tâm Sài Gòn một ngày giữa tháng giêng 2008 để giăng biểu ngữ xác định chủ quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo thân yêu này, với anh Điếu Cầy là người đứng giữa, đứng thẳng và nhìn thẳng...

Những ngày sau đó, anh và một số bạn hữu luôn luôn tích cực đánh động dư luận về 2 quần đảo bị chiếm đoạt này. Và khi ngọn đuốc ô nhục Thế Vận Bắc Kinh sắp sửa chạy ngang Sài Gòn vào cuối tháng 4, để triệt hạ làn sóng chống đối của những người yêu nước, công an đã bắt giữ Điếu Cầy vào ngày 19-4, và sau đó truy tố anh về tội danh gọi là "trốn thuế".

Việc dàn dựng những sự việc dối trá là thủ đoạn thông thường của CSVN nhằm đàn áp những người đối kháng. Những chi tiết của việc gán ghép trắng trợn này đã bị dư luận trong và ngoài nước phơi bầy ra ánh sáng. Nó lộ liễu đến nỗi ở trong nước, ngoại trừ những tờ báo quốc doanh, không một trang báo mạng (blogs) nào lại tin vào việc anh Hải trốn thuế. Một sinh viên ở Hà Nội viết trên blog của mình: "Được cha mẹ nuôi học 15 hay 16 năm nay, dù ngu đến đâu chúng tôi cũng hiểu rằng chất phi lý, phi pháp và bất chính đã len vào vụ án". Một bài viết khác kết luận bằng câu: "Nhà nước có thể giữ chân Điếu Cầy trong vòng 30 tháng, nhưng nhà nước không thể triệt hạ được lòng yêu nước của người dân. Sẽ có nhiều người khác thay thế Điếu Cày".

Việc đàn áp người dân bằng thủ đoạn gian trá không phải là sáng kiến mới của CSVN. Họ đã xử dụng thủ đoạn này trong suốt quá trình hiện diện của họ gần một thế kỷ nay. Nhưng tất cả những gì mà nhà nước đang làm chứng tỏ họ đang trong cơn hoảng loạn. Việc kết án Điếu Cầy cũng như bắt giữ một loạt những nhà dân chủ vào tuần qua, trong khi mọi người đang đồng loạt đòi hỏi phải hủy bỏ, phủ nhận công hàm dâng Hoàng, Trường Sa của Phạm Văn Đồng đúng 50 năm trước, chỉ làm rõ thêm điều mà dư luận vẫn hằng cáo buộc về việc CSVN dâng đất bán biển cho bá quyền Trung cộng. Đúng như vậy, trước dư luận căm phẫn về việc nhượng đất, nhượng biển, làm mất đảo về tay Trung cộng, CSVN vẫn thường lên tiếng chống chế. Tuy nhiên, việc làm của họ lại hoàn toàn đi ngược lại, qua việc trấn áp thô bạo những tiếng nói bảo vệ lãnh thổ, mà trường hợp Điếu Cầy là thí dụ mới nhất. Trong trường hợp khai thác dầu khí ở biển Đông, Việt Cộng cũng chỉ cho phát ngôn viên Lê Dũng nói đến hai chữ "chủ quyền" sau khi Hoa Kỳ đã mớm lời, khiến người ta ngờ rằng Hà Nội đã bị Hoa Thịnh Đốn buộc phải cất tiếng nói để bảo vệ quyền lợi của công ty Exxon, chứ không phải bảo vệ quyền lợi của dân tộc Việt Nam. Về điều này, thông điệp mới nhất của đại lão hoà thượng Thích Quảng Độ đã nói rõ như sau: "Nếu không dựa vào sức mạnh toàn dân làm nòng cốt để giữ nước mà cứ nay chạy theo nước này mai chạy theo nước khác cầu viện để bảo vệ quyền bính riêng tư của một nhóm người, thì hậu quả sẽ là mất nước và biến mình thành công cụ tay sai cho ngoại nhân mà thôi".

Chiến dịch đàn áp những tiếng nói bảo vệ Hoàng Sa Trường Sa vẫn chưa thể hiện hết bản chất độc tài của chế độ. Hiện nhà nước còn đang tung một lực lượng công an hùng hậu để đàn áp giáo dân Thái Hà.

Tại Hà Nội, có 2 điểm nóng về việc nhà nước chiếm đất nhà thờ, đã âm ỉ từ mấy chục năm nay, đó là tại toà Khâm Xứ và tại giáo xứ Thái Hà. Vụ cầu nguyện đòi toà Khâm Xứ đã lên đến cao điểm vào dịp Giáng Sinh 2007, và bây giờ đến phiên nhà thờ Thái Hà. Để đòi lại khu đất bị nhà nước chiếm dụng, giáo dân Thái Hà đã tụ tập vào giữa tháng 8 để cầu nguyện trong vòng ôn hoà. Nhưng những đòi hỏi chính đáng của họ đã không được quan tâm giải quyết theo luật pháp và lẽ phải, mà đối phó lại những tiếng kinh cầu nguyện, là bạo lực và thủ đoạn.

Bạo lực là những đợt truy quét, bắt giữ và tra vấn những giáo dân tham gia cầu nguyện. Nhiều giáo dân đã bị bắt giữ, có người đang bị truy nã, nhưng không ai sờn lòng. Đức giám mục Thái Bình an nhiên: "Chào các bạn, tôi sẽ đi tù". Trước đó, Đức Tổng giám mục Hà Nội Ngô Quang Kiệt đã khẳng định: "Nếu có ai vì cầu nguyện mà phải đi tù, thì tôi sẵn sàng đi tù thay cho họ!. Nhiều giáo dân, linh mục tình nguyện làm vị thánh tử đạo thứ 118. Nhiều người đã bị đánh đổ máu, đã bị xịt hơi cay. Nhưng sóng sau vẫn cao hơn sóng trước. Dùi cui điện không đánh đổ được niềm tin của người dân!.Thủ đoạn là những bài báo xuyên tạc, bôi nhọ trên các báo, đài quốc doanh. Quy kết tội hình sự, hủ hoá, phản động, quá khích... không từ một thủ đoạn nào. Cho phóng viên làm phóng sự giả tạo, nhà nước còn dựng lên giáo dân giả, linh mục giả, chế tạo văn bản giả để mong lôi lẽ phải về phiá mình. Rất tiếc, lẽ phải không phải là thứ để có thể bị nhà nước cưỡng bức đi theo mình, nên chính nghĩa vẫn lưu lại linh địa Đức Bà cùng với giáo dân. Ngày đêm vẫn có những lớp người dồn dập theo nhau đến để dâng lên Chúa Cứu Thế lời cầu nguyện từ trái tim của mình. Lời lẽ xuyên tạc của nhà nước không át được tiếng kinh cầu nguyện!.

Đàn áp, giam cầm không phải là thủ đoạn mới của CSVN. Tuy nhiên, chính thái độ kiên cường của những người bị đàn áp mới làm cho chế độ độc tài phải kinh ngạc. Thái độ hiên ngang đi vào nhà tù nhỏ để dân tộc Việt Nam thoát ra khỏi nhà tù lớn chính là sự khởi đầu cho con đường sáng của người dân Việt. Những chế độ độc tài cộng sản tại Đông Âu trước cơn giẫy chết đều đã từng xử dụng bạo lực thô bạo để đàn áp người dân của họ. Họ đã từng giam cầm biết bao nhiêu người, nhưng chế độ càng đàn áp thì phong trào đấu tranh càng phát triển. Hành động đàn áp của họ chỉ như một thứ men làm gia tăng cường độ tranh đấu, để sau cùng, tất cả những chế độ độc tài này đều đã theo nhau đi vào nghĩa địa của lịch sử. Người tù chính trị Vaclav Havel đã chấp nhận trải qua nhiều năm tháng trong ngục tù cộng sản, nhưng chế độ này cũng không thể khuất phục được ông. Khi ông bước chân ra khỏi nhà tù, cũng là lúc chế độ cộng sản Tiệp đi vào quá khứ. Những nhà đấu tranh dân chủ cho Việt Nam không mong mỏi điều gì hơn là được làm công dân của một nước Việt Nam tự do, trong đó nhân quyền được đề cao, pháp luật được tôn trọng, và lẽ phải không bị cường quyền chiếm đoạt. Với quyết tâm mạnh mẽ của người dân, những thủ đoạn đàn áp của CSVN sẽ không bao giờ mang lại kết quả như họ mong muốn. Ngược lại, họ cần suy nghĩ đến lời cảnh báo của Giám Mục địa phận Thái Bình Nguyễn Văn Sang: "Những ai dùng gươm sẽ chết vì gươm".

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trong buổi phỏng vấn ngày 31 tháng 10 năm 2024 với bình luận gia cánh hữu Tucker Carlson, Tổng thống Donald Trump khẳng định rằng dưới thời Joe Biden, Hoa Kỳ đã mắc sai lầm nghiêm trọng khi vô tình đẩy Nga và TQ lại gần nhau. Theo Trump, một trong những ưu tiên hàng đầu khi ông quay trở lại Tòa Bạch Ốc sẽ là phá vỡ liên minh này. Khi đó, Trump tự tin tuyên bố: “Tôi sẽ phải tách họ ra, và tôi tin mình sẽ làm được.” Và ngay từ những ngày đầu của nhiệm kỳ thứ hai, Trump đã tỏ rõ mong muốn đàm phán với Nga nhằm nhanh chóng kết thúc chiến tranh ở Ukraine. Một cách giải thích cho chính sách này là: Trump đang làm đúng những gì từng nói trong cuộc trò chuyện với Carlson. Việc rút Hoa Kỳ khỏi cuộc xung đột tại Âu Châu và khôi phục quan hệ với Moscow, kể cả khi phải bỏ rơi Ukraine, là một phần trong chiến lược tập trung đối phó với TQ.
Cuộc đua vào Tòa án Tối cao Wisconsin rất quan trọng vì nó ảnh hưởng lớn đến các vấn đề pháp lý và chính sách trong tiểu bang. Wisconsin là một bang chiến địa quan trọng trong các cuộc bầu cử tổng thống Mỹ. Tòa tối cao tiểu bang có thể đóng vai trò lớn trong các tranh chấp liên quan đến luật bầu cử, quyền tiếp cận lá phiếu và các thách thức đối với kết quả bầu cử. Cuối cùng, sự lo lắng có cơ sở của người dân cuối cùng đã được hóa giải. Số tiền “đầu tư” $20 triệu của Musk đã không thắng được sự lựa chọn của Wisconsin.
Lịch sử là sự lập lại, nhìn ngược về thời gian: Sau khi Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Quốc vào năm 211 (trước Công Nguyên) Ông đã nghe lời vị Tể Tướng Lý Tư đốt tất cả các ghi chép của Sử Gia không thuộc nước Tần, kể cả Kinh Thi. Bất cứ ai thảo luận về Kinh Thi và Kinh Thư sẽ bị xử tử. Trong Sử Ký của Tư Mã Thiên, vụ đốt sách chôn Nho được gọi là “Phần thư khanh nho”, bao gồm việc đốt sách và chôn sống hơn 460 học giả. (1) Năm 1958, Mao Trạch Đông đã liên hệ bản thân ông với Tần Thuỷ Hoàng. Khi ông ta chôn sống 460 học giả ông nói trong một bài phát biểu với các đồng chí của mình: “Các bạn (những nhà trí thức) căm ghét chúng tôi, coi chúng tôi là những Tần Thuỷ Hoàng. Các bạn nhầm rồi. Chúng tôi thậm chí còn vượt Tần Thuỷ Hoàng một trăm lần”.(2) Năm 1975 khi CS miền Bắc, chiếm Việt Nam Cộng Hòa, phong trào đốt sách cũng xảy ra ngay tại miền Nam, Việt Nam. Hàng trăm cuốn sách được người Cộng Hòa mang đi giấu hay mang ra nước ngoài và hàng ngàn cuốn sách bị đố
Hai tháng đã trôi qua. Trên những diễn đàn mạng xã hội và cả trong những cuộc đối thoại đời thường, rất nhiều người thổ lộ về một thói quen vừa xuất hiện: đếm xem còn bao nhiêu ngày nữa kết thúc nhiệm kỳ bốn năm của chính quyền hiện tại. “Đếm thời gian trôi” vốn không phải là một thói quen tích cực trong đời sống. Nó phản chiếu tâm trạng chán nản, buông xuôi, thậm chí là sợ hãi. Hàng loạt câu hỏi “Chúng ta phải làm gì?”; “Rồi chuyện gì nữa?”; “Chúng ta đang sống ở thời đại nào?”… Trong đó, câu hỏi lớn nhất, và biểu lộ sự phẫn nộ của người dân nhất, đó là: “Đảng Dân Chủ đang làm gì?”
Người tị nạn đã không còn được chào đón tại Hoa Kỳ kể từ ngày đầu tiên trong nhiệm kỳ thứ hai của Tổng thống Donald Trump. Ngay trong ngày nhậm chức 20 tháng 1 năm 2025, ông đã ký một sắc lệnh hành pháp đình chỉ Chương trình Tiếp nhận Người tị nạn của Hoa Kỳ (U.S. Refugee Admissions Program, USRAP) trong vòng 90 ngày. Dù vào tháng 2 năm 2025, tòa án liên bang đã ra phán quyết yêu cầu khôi phục chương trình tái định cư người tị nạn, chính quyền Trump vẫn khẳng định rằng không thể thực hiện điều đó ngay lập tức, do hệ thống tiếp nhận người tị nạn đã bị giải thể gần như toàn bộ.
Trong bài diễn văn dài 90 phút trước Quốc hội Hoa Kỳ, Donald Trump nhắc lại tham vọng “giành lấy” Greenland “bằng cách này hay cách khác.” Trump tuyên bố rằng Greenland có ý nghĩa “sống còn đối với an ninh quốc gia” của Hoa Kỳ. Dù nhấn mạnh rằng chính phủ của mình “hoàn toàn ủng hộ quyền tự quyết của Greenland,” ông vẫn không quên mời gọi “nếu các bạn đổi ý, chúng tôi sẵn sàng chào đón các bạn gia nhập Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ.”
Khi Ukraine từ bỏ kho vũ khí nguyên tử và tham gia Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT Nuclear Nonproliferation Treaty) với tư cách là một quốc gia phi hạt nhân vào năm 1994, họ đã thi hành một phần của Bản ghi nhớ Budapest (Budapest Memorandum), gồm một số các đảm bảo an ninh bởi Nga, Hoa Kỳ và Vương quốc Anh. Những đảm bảo này nhằm bảo vệ chủ quyền của Kyiv, và biên giới của họ sẽ được tôn trọng. Nhưng khi Nga sáp nhập Crimea vào năm 2014 và tiến hành cuộc xâm lược toàn diện vào năm 2022, những cam kết đó đã chứng tỏ là vô nghĩa. Ukraine thấy mình đơn độc, sự sống còn phụ thuộc vào thiện chí của phương Tây và nằm trong tay một kẻ thù được trang bị bằng chính những vũ khí mà Kyiv đã giao nộp. Những tác động này không dừng tại Ukraine mà lan rộng. Trên toàn cầu, các chính phủ đang đánh giá lại ý nghĩa thực sự của các bảo đảm an ninh.
Trong thế giới đấu tranh sinh tồn của loài vật, chuyện cá lớn nuốt cá bé là điều không thể tránh khỏi. Nhưng trong xã hội loài người ngày nay dù đã bước vào thiên niên kỷ thứ ba hơn hai thập niên và được mệnh danh là thời đại văn minh tiến bộ vượt bực vẫn không thiếu chuyện kẻ mạnh ăn hiếp người yếu trong mối quan hệ giữa người với người. Tình trạng mạnh hiếp yếu còn diễn ra khốc liệt hơn trong mối quan hệ ở cấp quốc gia: nước lớn bắt nạt hay xâm lăng nước nhỏ. Ở đây cũng xin giải thích một chút về cách dùng chữ nhược tiểu trong tiêu đề của bài viết này. Chữ nhược tiểu dùng trong bài này hoàn toàn không có ý nghĩa đánh giá tiêu cực về quốc gia được đề cập đến. Chữ nhược tiểu dùng trong bài này là để chỉ cho sự yếu kém về quân sự và kinh tế so với những nước mạnh về quân sự và kinh tế đi xâm lược. Sự yếu kém về quân sự và kinh tế không đồng nghĩa với sự yếu kém về quyết tâm và đồng lòng bảo vệ đất nước của quốc gia bị xâm lược. Ngược lại, cuộc chiến tại Ukraine hiện nay và Việt Nam
Trong lịch sử thế giới, Việt Nam là dân tộc đã trải qua một cuộc nội chiến với kết quả là bản án tử kết thúc chế độ tự do dân chủ miền Nam ngày 30/4/1975. Hơn ai hết, những người lính Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) năm xưa hiểu rõ cảm giác “bị lừa dối” hoặc “bị phản bội” từ bản Hiệp Định Paris do Henry Kissinger và Lê Đức Thọ thỏa thuận sau lưng chính quyền VNCH, với sự ủng hộ của Tổng Thống Richard Nixon lúc đó. Vì thế mà kể từ khi Putin phát động cuộc tấn công xâm lược Ukraine ba năm trước, người dân Việt Nam luôn tỏ rõ lập trường cùng với các lãnh đạo Châu Âu đứng về phía dân tộc và đất nước Ukraine, trừ chính quyền CSVN đã hai lần bỏ phiếu trắng nghị quyết của Liên Hiệp Quốc.
Điều gì thực sự xảy ra khi niềm tin nơi người đàn ông ở Tòa Bạch Ốc đang lung lay? Chúng ta sắp tìm ra câu trả lời rồi. “Ông ta không thể cho biết khi nào Canada sẽ tổ chức bầu cử. Chuyện gì thực sự đang diễn ra ở đó? Ông ta đang cố gắng duy trì quyền lực phải không?” Donald Trump đã viết trên mạng xã hội sau cuộc trò chuyện với Thủ tướng Justin Trudeau vào tuần trước.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.