Hôm nay,  

Công Thức Cải Tổ Các Định Chế Quốc Tế

22/07/200800:00:00(Xem: 6465)
(Đó là đề tài của bài báo “What a way to run the world” trên tuần báo The Economist số ngày 5 -11/7/2008 tôi phóng dịch sau. Trần Bình Nam)

*

Có nhiều định chế quốc tế được thành lập ra để phục vụ cộng đồng thế giới trong một điều kiện nào đó. Và hiện trạng là nhiều định chế đã hết nhiệm vụ hoặc không còn khả năng giải quyết công việc thế giới nữa các quốc gia hội viên vẫn họp hành mà không ý thức được rằng họp để làm gì. Đó là chuyện đang xẩy ra hằng ngày trên thế giới hôm nay. Thí dụ đập vào mắt là khối G8 (1).

Ngày 7/7/08 vừa qua khối G8 gồm quốc trưởng bảy nước kỹ nghệ hàng đầu Mỹ, Anh, Pháp, Nhật, Canada, Đức và Ý cộng với Liên bang Nga họp thường niên tại Nhật Bản “nói là” để giải quyết vấn nạn kinh tế thế giới nhất là chuyện vật giá trên thị trường thế giới đang leo thang phi mã.

Nhưng giá cả do giá dầu mỏ tăng. Saudi Arabia là nước sản xuất dầu mỏ nhiều nhất thế giới và do đó có khả năng thay đổi giá dầu lại không được đại diện trong G8. G8 bàn chuyện đồng mỹ kim mất giá thì dù có tìm ra giải pháp cũng không làm gì được vì vắng mắt Trung quốc là nước mua nhiều trái phiếu của Mỹ nhất (2). G8 bàn chuyện trừng phạt tổng thống Robert Mugabee của Zimbabwe (Phi châu) vì tội khủng bố dân bóp chết dân chủ trong khi không có một nước Phi châu nào có chân trong G8. Bàn chuyện chống việc sản xuất khí cacbonic, bàn chuyện chống bệnh AID, bàn chuyện chống lạm phát trong khi các nước đang phát triển (như Trung quốc và Ấn độ) nắm chìa khóa của các vấn nạn trên đều không có mặt.

Nói tóm lại các quốc trưởng khối G8 họp bàn chuyện trên trời dưới đất mà họ không có khả năng giải quyết. G8 đã lỗi thời.

Ngoài G8, Hội đồng Bảo an là một trường hợp điển hình khác. Hội đồng Bảo an ra lệnh cho Iran ngưng tinh chế uranium (một tiến trình dẫn tới việc sản xuất vũ khí nguyên tử), một cái lệnh Iran xem như không có và Hội đồng Bảo an  cũng chẳng có phép gì buộc Iran thi hành. Đa số các nước trên thế giới ký thỏa ước “không phổ biến hiểu biết về vũ khí nguyên tử - Non Proliferation Treaty” nhưng hiện nay nước nào không thi hành cũng mặc. Quỹ Tiền tệ Quốc tế -IMF từng là người lính chửa lửa trong các cuộc khủng hoảng tài chánh trước đây, nay hình như cũng bó tay ngồi nhìn trước cuộc khủng hoảng tín dụng (credit crunch) trước mắt. Vòng đàm phám Doha hiện nay của Tổ chức Mậu dịch Quốc tế (WTO) hình như cũng dậm chân tại chỗ vì tình trạng đồng sàng dị mộng. Ngoại trừ một tổ chức quốc tế là Ngân hàng Giải quyết Tranh chấp Quốc tế (Bank for International Settlements) còn tỏ ra hữu hiệu, các tổ chức quốc tế khác hầu như bất lực trước tình trạng kinh tế thế giới hiện nay. Bức tranh trên cho thấy đã đến lúc cần sửa đổi cơ chế các tổ chức quốc tế hiện hữu để duy trì hòa bình và đương đầu với các vấn nạn kinh tế tài chánh trên thế giới. 

Nhu cầu trước mắt ai cũng thấy, nhưng vì quyền lợi riêng các quốc gia có tiếng nói mạnh và có thế để thay đổi thường thấy có lý do để trì hoãn sự thay đổi . Trước đây lý do thường nại ra là vì chiến tranh lạnh. Sau khi Liên bang Xô viết sụp đổ lý do thường dùng là siêu cường còn lại là Hoa Kỳ sẽ giải quyết chuyện thế giới đại sự nếu có gì trục trặc.

Nhưng từ khi chiến tranh lạnh chấm dứt, Hoa Kỳ trở thành siêu cường duy nhất còn lại, thế giới trở nên nhiễu nhương hơn (về an ninh cũng như kinh tế tài chánh) và nhu cầu duyệt lại các cơ cấu quốc tế trở nên thúc bách hơn. Hai nhân vật của hai quốc gia chủ yếu là thủ tướng Anh Gordon Brown và Bộ trưởng Tài chánh Hoa Kỳ Hank Paulson đã ngỏ tỏ ý cần thay đổi cách điều hành nền tài chánh quốc tế trước khi quá muộn.

Nhưng thay đổi như thế nào" Một số nhân vật muốn tổ chức lại từ đầu. Thượng nghị sĩ John McCain, đương kim ứng viên tổng thống của đảng Cộng hòa đề nghị thành lập một Liên Minh các Quốc gia Dân chủ (League of Democracies), trong khi các nước Á châu muốn thành lập những tổ chức riêng cho Á châu, và cũng có ý kiến thành lập một Liên hiệp Á châu (Asian Union) theo mô thức Liên hiệp Âu châu (European Union – EU). Nhiều nhà nghiên cứu và phê phán các định chế quốc tế, nhất là ở Hoa Kỳ muốn thực hiện một quá trình đãi lọc, có nghĩa cơ chế nào không thích hợp thì loại bỏ, và duy trì cơ cấu nào còn hữu ích. Trong hướng đó và trước sự tăng trưởng kinh tế của các nước vốn nghèo, Ngân hàng Thế giới – World Bank rõ ràng là không còn hữu ích, và Hội đồng Bảo an (với 5 nước Nga, Mỹ, Anh, Pháp & Trung quốc là ủy viên thường trực có quyền phủ quyết mọi quyết của đa số) có lẽ cũng đã lỗi thời.

Tuy nhiên cân nhắc giữa cải tổ và xóa bỏ làm lại, việc xóa bỏ có lẽ không ổn Tại sao" Cứ lấy thí dụ nếu hủy bỏ và chưa có cơ cấu thay thế những định chế như Hội đồng Bảo an và Ngân hàng Thế giới thì ai là người lo cho 100.000 binh sĩ đang làm công tác giữ gìn hòa bình trên thế giới, và cơ cấu nào giúp cho các quốc gia nghèo đang bị khủng hoảng tài chánh mà chưa tìm ra nguồn tài trợ. Vì vậy thực tế trước mắt là cần cải tiến các cơ sở quốc tế làm cho nó làm việc hữu hiệu hơn chứ không dẹp bỏ.

Sự phát triển kinh tế hiện nay đã thay đổi trật tự của thế giới. Các nền kinh tế đang lên đóng góp hơn một nửa sự tăng trưởng toàn cầu. Hai nước phát triển mạnh nhất là Trung quốc và Ấn Độ cần có tiếng nói có trọng lượng hơn trong các định chế chính trị và tài chánh quốc tế. Ấn Độ muốn và cần có chân thường trực trong Hội đồng Bảo an, và Trung quốc cần thấy cái phiếu của mình trong các quyết định của Quỹ Tiền tệ Quốc tế có giá trị hơn cái phiếu của các nước nhỏ.

Tuy nhiên các định chế quốc tế dù được cải tổ cũng có những giới hạn tự nhiên của nó: Thứ nhất cơ cấu tốt không có nghĩa sẽ giải quyết được mọi vấn nạn thế giới. Như mở rộng khối G8 không có nghĩa sẽ giải quyết được nạn lạm phát; và lập ra một cơ cấu quốc tế lo về thực phẩm không có nghĩa sẽ không còn nạn đói trên thế giới. Thứ hai, dù chọn lựa khéo léo bao nhiêu để thay đổi thành phần trong các định chế quốc tế cũng vẫn còn những nước cảm thấy mình bị bỏ rơi. Sau cùng, mọi thay đổi đều phải dựa vào những cơ cấu hiện có, không giống như năm 1945 thế giới bắt đầu thành lập các định chế quốc tế từ một trang giấy trắng vì mọi định chế cũ đều đã sụp đổ.

Hãy nói về khối G8. Nhiều người chủ trương rằng chỉ nên giữ trong khối những đại cường kinh tế như Hoa Kỳ, Liên hiệp Âu châu, Trung quốc và Nhật Bản và bỏ ra ngoài các nước kinh tế làng nhàng như Đức, Anh, Pháp, Ý, Nga, Canada. Nhưng thủ tướng Nga Vladimir Putin và thủ tướng Ý Silvio Berlusconi chắc chắn không chịu vì uy tín của chiếc ghế. Vì vậy công thức khả dĩ là nới rộng thành phần tham dự. Nếu thêm 4 ghế thành G12 thì có thể mời Ấn Độ, Brazil, Trung quốc và Tây Ban Nha.

Hội đồng Bảo an thì sao" Cải tổ Hội đồng Bảo an còn khó hơn G8. Nếu lúc này thành lập một Hội đồng Bảo an chắc không ai cho Pháp và Anh làm hội viên thường trực (vì quá yếu), nhưng hai nước này sẽ không ngần ngại dùng phiếu phủ quyết đang có để chống lại mọi chương trình tái tổ chức gạt mình ra ngoài. Bốn nước thích hợp nhất như Ấn Độ, Brazil, Đức và Nhật cần được mời vào Hội đồng Bảo an thì bị các nước sát nách ganh tị. Pakistan ganh với Ấn, Argentina ganh với Brazil, Ý ganh với Đức, và Trung quốc nhất định chống tư cách hội viên thường trực Hội đồng Bảo an của Nhật. Để giải quyết xung khắc này có đề nghị thêm vào khối ủy viên thường trực bảy nước gồm 4 nước Ấn Độ, Brazil, Đức và Nhật, 2 nước trong khối Hồi giáo và 1 nước ở Phi châu nhưng không có quyền phủ quyết.

Hoa Kỳ hiện chưa có thái độ dứt khoát sẽ ủng hộ giải pháp nào, nhưng nguyên tắc mở rộng Hội đồng Bảo an có thể làm cho cộng đồng thế giới dễ chấp nhận sự cải tổ, và cái lợi là Hội đồng Bảo an có thể có những quyết định cứng rắn như tổ chức một đội quân đặc nhiệm can thiệp vào cuộc diệt chủng tại Darfur chẳng hạn.

Hai định chế tài chánh quốc tế do hội nghị Bretton Woods (3) thành lập năm 1944  là IMF và WB tương đối dễ cải tổ nhất vì các nước nhỏ ít có tiếng nói và cũng ít quan tâm đến hai định chế này (muốn có tiếng nói mạnh phải đóng nhiều tiền). Cái khó là xác định lại nhiệm vụ. WB là ngân hàng giúp các nước nghèo và là cơ cấu giúp phát triển những công trình có ích lợi chung cho thế giới chẳng hạn như các chương trình kiểm soát độ nóng của khí quyễn. IMF không còn cần thiết như khi nó mới được thành lập vì nhiệm vụ nguyên thủy là kiểm soát sự thay đổi tỉ số hối đoái so với đồng mỹ kim; thứ hai là trợ giúp bất cứ quốc gia nào tạm thời gặp khó khăn tài chánh. Hiện nay một phần đồng mỹ kim không còn là đồng tiền mạnh nhất thế giới (bên cạnh đồng Euro của Âu châu, đồng Yen của Nhật, đồng Nhân dân tệ của Trung quốc), phần khác do sự trao đổi mậu dịch quá nhanh chóng nên IMF không có khả năng điều chỉnh kịp thời giá hối đoái giữa các đồng tiền trên thế giới. Công việc điều chỉnh hối đoái trở thành một vấn đề của mỗi nước để điều hành nền kinh tế của mình. Nhiệm vụ của IMF còn chăng là nhiệm vụ cố vấn.

Ý kiến thành lập Liên minh các Quốc gia Dân chủ của ông John McCain theo mô thức NATO (một nhóm nhỏ đặc trưng trong cộng đồng quốc tế) là một sáng kiến hay. Nhưng định nghĩa thế nào là một quốc gia dân chủ không phải đơn giản. Mã Lai Á là một quốc gia dân chủ hay không" Liên bang Nga và Iran thì sao" Liên minh các Quốc gia Dân chủ có thay thế Liên hiệp quốc được không" Hẵn nhiên là không.

Đứng trước nhu cầu cải tổ cấp thiết các định chế quốc tế, các quốc gia giàu mạnh – nhất là Hoa Kỳ - có một sự lựa chọn. Nếu cố bám lấy quyền hành riêng, Ấn Độ và Trung quốc sẽ không chơi và không ngần ngại lập hội riêng để bảo vệ quyền lợi của mình. Và sự cải tổ chẳng đi đến đâu.

Cho nên cái ý niệm cốt lõi của sự cải tổ các định chế quốc tế là định chế nào cũng cần có tính đại diện đầy đủ mọi khuynh hướng và thế lực trong cộng đồng thế giới, chia sẽ quyền hành với nhau để cùng chung sức giải quyết một cách hài hòa các vấn nạn trên thế giới.

Trần Bình Nam

July 21, 2008

binhnam@sbcglobal.net

www.tranbinhnam.com

(1) Phân biệt giữa G-7 & G8. G-7 là hội nghị các bộ trưởng tài chánh của bảy nước kỹ nghệ được chính thức thành hình năm 1976 gồm Pháp, Đức, Ý, Nhật, Anh, Hoa Kỳ và Canada. Hội nghị này họp khi cần thiết do đó có thể họp nhiều lần trong một năm, và có khi đại diện bởi các thứ trưởng. G8 là hội nghị hằng năm gồm bảy quốc trưởng của bảy quốc gia nói trên, thêm người lãnh đạo Liên bang Nga.

(2) Trung quốc bán hay giữ trái phiếu của Hoa Kỳ một cách quy mô có thể làm thay đổi giá hối đoái của đồng mỹ kim.

(3) Bretton Woods, một thành phố thuộc bang New Hampshire, Hoa Kỳ nơi đại diện của 44 quốc gia đồng minh họp năm 1944 để giải quyết tình trạng kinh tế tài chánh thế giới đang bị bế tắc do cuộc khủng hỏang tài chánh năm 1929 và do trận thế giới đại chiến 2. Hội nghị Bretton Woods quyết định thay bản vị vàng bằng bản vị mỹ kim.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
Cộng sản Việt Nam khoe có tự do tôn giáo ở Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ và Thế giới nói “rất hạn chế”, tùy nơi và từng trường hợp. Tình trạng này đã giữ nguyên như thế trong những báo cáo trước đây của cả đôi bên. Nhưng tại sao Hoa Kỳ vẫn liệt Việt Nam vào danh sách phải “theo dõi đặc biệt”...
Đến giữa tháng 3 năm nay, hầu hết chúng ta đều thấy rõ, Donald Trump sẽ là ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng Hòa và Joe Biden là ứng cử viên tổng thống của Democrat. Ngoại trừ vấn đề đột ngột về sức khỏe hoặc tử vong, có lẽ sẽ không có thay đổi ngôi vị của hai ứng cử viên này. Hai lão ông suýt soát tuổi đời, cả hai bộ não đang đà thối hóa, cả hai khả năng quyết định đều đáng nghi ngờ. Hoa Kỳ nổi tiếng là đất nước của những người trẻ, đang phải chọn lựa một trong hai lão ông làm người lãnh đạo, chẳng phải là điều thiếu phù hợp hay sao? Trong lẽ bình thường để bù đắp sức nặng của tuổi tác, con đường đua tranh vào Tòa Bạch Ốc, cần phải có hai vị ứng cử viên phó tổng thống trẻ tuổi, được đa số ủng hộ, vì cơ hội khá lớn phải thay thế tổng thống trong nhiệm kỳ có thể xảy ra. Hơn nữa, sẽ là ứng cử viên tổng thống sau khi lão ông hết thời hạn bốn năm. Vị trí và vai trò của nhân vật phó này sẽ vô cùng quan trọng trong lần tranh cử 2024.
Không phải “học” mà là bắt, là tóm đầu, là tống cổ vào nhà giam: khi cân bằng quyền lực ở Hà Nội xáo trộn với tiền chấn rung chuyển tận Amsterdam thì cái khẩu hiệu quen thuộc của Vladimir Lenin ngày nào cũng phải được cập nhật. Không còn “Học, học nữa, học mãi” mà, táo tợn hơn, hệ thống quyền lực đang giỡn mặt Lenin: “Bắt, bắt nữa, bắt mãi”.
Câu chuyện kể từ xa xưa, rất xa xưa, là từ thời đức Phật còn tại thế: Có một người Bà La Môn rất giầu có và rất quyền thế, ông thích đi săn bắn thú vật trong rừng hay chim muông trên trời. Một hôm đó, ông bắn được một con thiên nga to đẹp đang bay vi vút trong bầu trời cao xanh bát ngát thăm thẳm trên kia. Con thiên nga vô cùng đẹp bị trúng đạn, rơi xuống đất, đau đớn giẫy và chết. Ông liền chạy tới lượm thành quả của ông và xách xác con thiên nga lộng lẫy về cho gia nhân làm thịt, làm một bữa nhậu, có lẽ.
Dù đã từ trần từ lâu, Võ Văn Kiệt vẫn được người đời nhắc đến do một câu nói khá cận nhân tình: “Nhiều sự kiện khi nhắc lại, có hàng triệu người vui mà cũng có hàng triệu người buồn”. Tôi vốn tính hiếu chiến (và hiếu thắng) nên lại tâm đắc với ông T.T này bởi một câu nói khác: “Chúng tôi tự hào đã đánh thắng ba đế quốc to”. Dù chỉ ngắn gọn thế thôi nhưng cũng đủ cho người nghe hiểu rằng Việt Nam là một cường quốc, chứ “không phải dạng vừa” đâu đấy!
Lý do ông Thưởng, ngôi sao sáng mới 54 tuổi bị thanh trừng không được công khai. Tuy nhiên, theo báo cáo của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương và các cơ quan chức năng, thì ông Võ Văn Thưởng “đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm...
Cứ theo như lời của giáo sư Nguyễn Văn Lục thì T.T. Thích Trí Quang là tác giả của câu nói (“Cộng Sản nó giết mình hôm nay, mai nó mang vòng hoa đến phúng điếu!”) thượng dẫn. Tôi nghe mà bán tin bán nghi vì nếu sự thực đúng y như vậy thì hoa hòe ở Việt Nam phải trồng bao nhiêu mới đủ, hả Trời?
Đảng CSVN tự khoe là “ niềm tin hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc“của nhân dân, nhưng sau 94 năm có mặt trên đất nước, thực tế đã chứng minh đảng đã cướp mất tự do của dân tộc, và là lực cản của tiến bộ...
Khi Kim Dung gặp Ian Fleming cả hai đều hớn hở, tay bắt mặt mừng và hể hả mà rằng: “Chúng ta đã chia nhau độc giả của toàn thể thế giới”. Câu nói nghe tuy có hơi cường điệu (và hợm hĩnh) nhưng sự hỉ hả của họ không phải là không có lý do. Số lượng sách in và số tiền tác quyền hậu hĩ của hai ông, chắc chắn, vượt rất xa rất nhiều những cây viết lừng lẫy cùng thời. Ian Fleming đã qua đời vào năm 1964 nhưng James Bond vẫn sống mãi trong… sự nghiệp của giới làm phim và trong… lòng quần chúng. Tương tự, nhân vật trong chuyện kiếm hiệp của Kim Dung sẽ tiếp tục là những “chiếc bóng đậm màu” trong tâm tư của vô số con người, nhất là người Việt.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.