Hôm nay,  

Quan Niệm Về Bản Chất Dân Chủ

10/26/200700:00:00(View: 9240)
Dân Chủ: Quá Trình Đấu Tranh, không Phải Bản Năng tự nhiên

Trong thời gian gần đây, mạng điện tử BBC đã khơi mào về đề tài “dân chủ”. Ngày lập tức như được gãi đúng chỗ ngứa, chủ đề dân chủ đã được nhiều bạn trẻ VN tham gia và lan rộng ra các tầng lớp xã hội khác

Họ là những sinh viên đang học trong nước, những du sinh ở nước ngoài... mỗi người một vẻ, một góc nhìn, một quan điểm...Do từng điều kiện, từng hoàn cảnh va trình độ nhận thức khác nhau. Nhưng tựu trung họ là những người có tâm, quan tâm đến hiện tình đất nước và có tầm quan sát nhận biết chính trị xã hội ở từng mức độ nhất định.
Đồng thời với những gì thấy được qua cuộc tranh luân của những bạn trẻ thì đích thị đây chính là hình thức sinh hoạt dân chủ, một hình thức mà mọi người trên cơ sở bình đẳng ai cũng có quyền nêu nên quan điểm của mình, dù đó là những ý kiến khác biệt, trái chiều nhau.
Một bức tranh sinh động con thuyền dân chủ.

Cuộc tranh luận này theo nhận xét của một số người sẽ không đi về đâu khi chưa ngã ngũ bên nào đúng bên nào sai, sẽ không có vị trọng tài phân dịnh thắng thua, cho dù phe bênh dân chủ chiếm ưu thế hơn!

Những nhận xét như thế là phiến diện, dung hòa theo kiểu “dĩ hòa vi quí”, để minh họa cho nhận xét đó họ còn ví những quan điểm nó không khác gì như một món ăn, mỗi người một ý thích, người thích ăn cá, kẻ thích thịt vv...Cách ví như thế cũng không phù hợp với nội dung của nó, đề tài dân chủ nó không khác gì như một bức tranh được minh họa như một con thuyền, mà trong đó những thuyền viên mỗi người một ý, nhưng khi kiểm điểm lại thì đa số họ muốn con thuyền của chung mọi người, nên đi theo gần 200 con thuyền nhân loại đang đi theo hải trình dân chủ. Đó là con đường đúng đắn mà đa số các con thuyền đang đi, do chọn đúng dòng hải lưu thuận chiều gió, đang băng băng lướt tới,  hướng về cái đích là bến bờ hạnh phúc ấm no.

Thiểu số người còn lại thì lại khăng khăng cho rằng con thuyền đi theo lộ trình độc tài là đúng, họ nhất tâm bảo phải yên tâm tin tưởng vào bàn tay chèo lái của vị thuyền trưởng là đảng CSVN, con thuyền của chúng ta còn bé và yếu, nên không thể theo các con thuyền khác được, thậm chí có người con đưa ra một so sánh què quặt tới mức là lấy mấy con thuyền đang ở vị trí gần quanh mình và yếu kém nhất để so sánh, chứng minh cho lộ trình dân chủ chưa phải là ưu việt, mặc dù vị thuyền trưởng của họ đã không ít lần bị sai lầm, do đã đưa con thuyền đi chệch hướng, nhưng họ đều đại lượng, có lòng vị tha cho vị thuyền trưởng đó “lái thử”con thuyền đó, dò dẫm đưa con thuyền theo hải trình mà ngọn hải đăng “Max ảo”.

Từ bức tranh sinh động trên, ta có thể thấy việc phân định sai đúng phải được thực hiện, hoặc theo thiểu số, hoặc đa số, không thể lừng chừng loay hoay giữa dòng được, không thể có kiểu ông thích món này, bà thích món kia được.Trong đó bao gồm nhiều lý lẽ cãi chầy cãi cối, nhằm biện minh cho hướng đi tiêu cực của phe mình, phe cộng sản.
Chỉ cần lấy một ví dụ sinh động về xuất phát điểm của những con thuyền đó, đã cho ta thấy sự ì ạch bảo thủ chậm tiến của con thuyền VN đến nhường nào"
Một con thuyền tự hào nhổ neo ra khơi đã 4 ngàn năm lại đi thụt hậu hơn con thuyền Hoa Kỳ mới xuất phát hơn 200 năm hàng ngàn hải lý, khoảng cách còn thê thảm hơn nếu so sánh với con thuyền Singgapore mới xuất phát được 40 năm!

Bởi vậy hình thức sinh hoạt dân chủ cũng vậy, rõ ràng cùng một vấn đề nêu ra, nhưng có nhiều ý kiến khác, thì việc chấp ý kiến đa số làm quyết định cho việc phân định đúng sai, đưa con thuyền đi theo ý nguyện của đại đa số là phù hợp với tính dân chủ, trong đó thiểu số phải phục tùng ý nguyện của đa số.
Chính quyền chấp chính chỉ là người thuyền trưởng do các thuyền viên lựa chọn bầu ra, phải tuân theo hải trình do đa số lựa chọn, chứ không thế áp đặt bắt mọi người đi theo hướng có lợi cho một mình ông ta!

Ở đây, nếu thực hiện và phát huy tính dân chủ thì rõ ràng con thuyền VN phải tuân theo đa số tán thành là đi theo hải trình dân chủ mà gần 200 nước trên thế giới người ta đã và đang đi. Đó là bản chất dân chủ triệt để, còn như lập luận của một số người, rằng đúng sai chưa ngã ngũ, cần có 1 trọng tài, đó là lối suy diễn dân chủ nửa vời,  dân chủ mập mờ lẫn lộn.
Dân chủ có phải phát triển theo bản năng tự nhiên"
Một trong những quan điểm sai trái và có phần thụ động, rằng người ta cho rằng dân chủ là một quá trình phát triển theo bản năng tự nhiên.Nhưng người ta chỉ dựa trên cảm tính, lập luận vô căn cứ về điều đó.

Xét về thành tựu quá trình dân chủ hóa xã hội, thì loài người mới phát  hiện được quyền cơ bản của con người mới chỉ hơn 200 năm nay, kể từ khi các nhà lập quốc Hoa Kỳ nêu lên trong tuyên ngôn độc lập năm 1776 mà thôi. Như chúng ta đã biết việc thực hiện dân chủ hóa xã hội, được trích dẫn, được bắt nguồn từ những quyền cơ bản của con người, hay nói một cách ngắn gọn thì quyền dân chủ là con đẻ của quyền con người.

Trải qua hàng ngàn năm tiến hóa và phát triển, điều khác biệt giữa cuộc sống loài người và các loài khác ở hai ưu điểm cơ bản đó là lao động và tư duy.
Nhưng Lao động và tư duy lại bị chính loài người lạm dụng để bóc lột, tàn sát lẫn nhau mà không loài nào có được, bởi vậy con người là giống dã man nhất.

Trong đó người ta đã áp đặt chuẩn mực cuộc sống bằng những tư tưởng có lợi sự bóc lột cho giai cấp thống trị, dựa trên quan điểm qui luật thiên kiến, nhằm uốn nắn con người trong khuôn khổ và trật tự do “mệnh trời” sắp đặt cho mỗi số phận con người, để kẻ đó an phận do số mệnh sắp đặt.

Chúng ta thử đặt câu hỏi nếu như các nhà lập quốc Hoa Kỳ không phát hiện ra cái quyền của con người và họ không có điều kiện thực hiện caí quyền đó ở Mỹ, thì thử hỏi lịch sử nhân loại hiện nay đang đi về đâu" Xã hội loài người đang trong thời kỳ nào" Thật khó mà tưởng tượng được điều đó!

Ngay sau quá trình thực hiện và nhân rộng nền dân chủ đó ra toàn thế giới, nhân loại đã phải đấu tranh quyết liệt, không mệt mỏi với các thế lực bảo thủ, đen tối mới giành được quyền dân chủ.

Bởi vậy dân chủ quyết không thể tự dưng mà có, không thể theo bản năng sinh tồn được, mà lên hiểu dân chủ phải do quá trình đấu tranh mới giành được.

Con đuờng đi đến dân chủ có tính tất yếu là do xu thế của thời đại, do trào lưu của thời đại, do những tư tưởng tích cực đã tìm ra con đường đi đến ấm no hạnh phúc cho nhân loại mà có.
Do quá trình đấu tranh không ngừng nghỉ để đạt được như ngày hôm nay. Nếu không có sự đấu tranh đó, nhân lọai sẽ rơi thời kỳ đen tố do những thế lực thống trị áp đặt, chẳng hạn như thế lực phong kiến hay thế lực phát xít, thế lực cộng sản vv.. Do đó nó hoàn toàn không có yếu tố bản năng tự nhiên, mà chỉ có yếu tố tất yếu mà thôi. Ta cần phần biệt bản chất của
bản năng tự nhiên là có tính khách quan. Còn bản chất của tính tất yếu bao gồm cả yếu tố chủ quan.

Do những quan niệm mơ hồ lẫn lộn đó dẫn đến việc buông xuôi, không cần có sự tác động đến quá trình phát triển có tính tất yếu đó, có nghĩa là không cần phải đấu tranh, tự khắc một ngày nào đó dân chủ sẽ gõ cửa từng nhà, từng người một! Mời ông thực hiện quyền của ông! Phê phán bất tín nhiệm tôi hay ông tín nhịêm bầu chọn tôi lãnh đạo dẫn dắt tôi.... Điều đó mãi mãi không bao giờ xảy ra như nó đã từng diễn ra hàng ngàn năm nay, mà giai cấp thống trị đối xử với nhân dân rồi.


Những quan điểm dân chủ dựa trên sự ngụy biện méo mó!
Quá trình thực hiện dân chủ đấu tranh dân chủ của Hàn Quốc.

Như chúng ta đã biết mọi sự nhận xét đánh giá, phê bình một vấn đề nào đó đề trở lên khập khiễng, phiến diện hay áp đặt quan điểm chủ quan đều do tầm nhìn nhận trình độ nhận thức và nhất là vì quyền lợi mà tán đồng hay phản bác ý kiến của người khác mà ra, nếu không có sự đánh giá một cách công bằng khách quan.

Việc tranh luận trên BBC rồi lan truyền sang các mạng DC khác của giới sinh viên, ngày càng thu hút sự chú ý của mọi người.

Những quan điểm, những suy nghĩ và nhận thức của lớp trẻ đa phần là đang du học ở nước ngoài, buồn thay đáng ra họ! Những lớp người trẻ tuổi có điều kiện được mở tầm mắt, được tiếp cận với thế giới văn minh, nhất là các nước dân chủ phương tây, nơi đa số sinh viên đang du học, nhưng vì do động chạm đến quyền lợi, do lo sợ bị mất quyền lợi, đặc quyền do đa số con em quan chức mới có điều kiện đi du học, hoặc giả là cán bộ an ninh đã viết những bài tranh luận phản biện sực mùi ngụy biện, nhằm cố biện minh cho con đường chế độ độc tài đang đi.
Ngoài những bài viết của TG Lê Hoàn, nay lại có bài viết của TG Lê Việt Hưng, dùng hình ảnh so sánh các giá trị kinh tế và lấy cái mốc để so sánh là chế độ độc tài và chế độ dân chủ đa nguyên, bằng những con số, những tỉ lệ tăng trưởng, mức độ phát triển dựa trên các tiêu chí về sức mua, thu nhập bình quân đầu người vv..của Việt Nam so sánh với 1 số nước nghèo khổ nhất trong khu vực!!! Không biết TG Lê Việt Hưng có lòng tự trọng, có tầm nhìn xa hay không, có sự nghiên cứu kỹ lưỡng về mọi mặt, hay LVH chỉ nhìn phiến diện có tính “cả gói” tổng thể cho nền kinh tế của một đât nước.

Cứ xét theo cái cách so sánh của tác giả LVH, mọi người chắc sẽ tưởng tượng đời sống người dân hiện nay đang sung túc lắm, với cái sức mua 3000USD/ngu+o+`i như vậy thì có lẽ VN chẳng mấy chốc trở thành “rồng”!

Vậy xin hỏi tác giả LVH, nếu đời sống người dân khấm khá nên như vậy, tại sao VN  nhiều người lại phải ra nước ngoài lao động như vậy" Nhà nước xuất khẩu lao động, ngoài xã hội những đường dây đưa người chui cũng phát triển rầm rộ  không kém, các cô gái thôn quê khắp mọi miền đất nước lũ lượt rủ nhau đến các TT để người Hàn, người Đài tuyển chọn mua về làm nô lệ tình dục! Những người phụ nữ phải dứt bỏ ruộng nương gia đình để vựot biên sang TQ làm vợ người khác"

Tại sao các nước mà bạn đem ra so sánh không thấy công dân của họ phải lũ lượt rủ nhau ra nước ngoài kiếm sống. Chúng ta để ý sẽ thấy cách đây 5, 7 năm về trước người Philippinr đi lao động làm gia sư thuê, nay không thấy nêu vấn đề đó lên nữa, chẳng lẽ họ muốn về nước có thu nhập thấp hơn, còn người VN có thu nhập trong nước cao ngất ngưởng như vậy mà còn mò ra nước ngoài để đi làm đủ thứ nghề như vậy sao!

Khi so sánh người ta thường “trông lên” xem có bằng ai không! Nhưng tác giả LVH lại toàn nhìn xuống các quốc gia “ddặc biệt” để so sánh. Sao bạn không so sánh VN với Thái Lan, với Malaixia hay Singafo, những quốc gia ngang cơ với ta để biết được ai hay ai dở, lại đi so sánh với các quốc gia nhược tiểu! Indonexia chắc bạn cũng biết về một đất nước có tới 14 000 hòn đảo, với điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt nhất thế giới, họ luôn phải đối đầu với núi lửa động đất sóng thần vv...Qua một số thông tin nói họ tham nhũng hơn VN, làm tôi hoàì nghi và không thể tưởng tượng được mức độ họ tham nhũng tới đâu. Bởi ở VN người người tham nhũng, nhà nhà tham nhũng, thần thánh tham nhũng và ma quỉ cũng tham nhũng!!!vậy mà ở Inddo lại còn tham nhũng hơn thì không thể tưởng tượng được, có lẽ ở đó súc vật, cóc nhái cũng tham nhũng chăng, nếu như vậy thì họ xứng đáng hơn VN.

Còn nếu theo thang bậc của mấy ông minh bạch thế giới, thì có lẽ sự đánh giá của các ông chưa sát lắm, dù sao ở Indo theo chế độ dân chủ, họ dễ kiểm chứng, dễ thọc vào các cơ quan công quyền để điều tra lấy số liệu, còn ở VN thì xin phép ông! Hãy chờ đấy!

Băngladdét và Philíppin cũng vậy, do điều kiện địa lý quanh năm họ phải hứng chịu thiên tai bão lũ. Một đặc điểm dễ nhận thấy đa phần các nước chậm phát triển đều theo đạo hồi, một dòng đạo nổi tiếng hà khắc. Bởi vậy tuy mang tiếng là những nước dân chủ, nhưng họ lại bị kìm hãm phong tỏa bởi hàng rào tín ngưỡng tôn giáo sắc tộc. Chính tôn giáo tín ngưỡng đã kìm hãm sự phát triển kinh tế rất nhiều, đời sống của họ trọng về tâm linh tín ngưỡng hơn là kinh tế.

Còn nếu công tâm mà so sánh với thang bậc về lịch sử văn hóa và xã hội, thì VN phải so sánh với các nước Nhật Bản và Hàn Quốc mới đúng, bởi chúng ta có những đặc thù gần gũi họ hơn, trong khi đó Nhật Bản cũng là quốc gia nghèo tài nguyên nhất thế giới.

Nam Bắc Triều Tiên: bức tranh tương phản giữa hai chế độ

Có lẽ không có minh chứng, không có sự so sánh nào lại rõ nét hơn thế nếu ta so sánh giữa hai miền nam bắc Triều. Một Nam Hàn đã qua thời kỳ quá độ khủng hoảng chính trị của những năm 60 thế kỷ trước, khi đó Hàn Quốc đã trải qua một cuộc đại phẫu cho một nền dân chủ tiên tiến, một bên là thế lực đương quyền có tính cách của sự độc tài có tính toán chiến lược để ổn định tình hình trong hoàn cảnh chiến tranh, một bên là những LL dân chủ xã hội đã đấu tranh đòi phải thực hiện nền dân chủ. Chúng ta đã từng chứng kiến những cuộc biểu tình khổng lồ đòi thực hiện nền dân chủ của thanh niên sinh viên học sinh Hàn Quốc trong những năm 70-80 của thế kỷ trước. Chính những cuộc biểu tình này là hàn thử biểu chính trị để chính quyền  điều chỉnh đường lối cai trị sao cho phù hợp với lòng dân, đồng thời họ phải tìm cách vận động tuyên truyền cho nhân dân hiểu rằng, họ áp dụng chế độ độc tài theo kiểu thời chiến để đối phó với nạn cộng sản, đang nhăm nhe thôn tính đất nước mà thôi. Họ vì lợi ích dân tộc để giữ vững ổn địng chính trị, chứ không phải vì quyền lợi của một nhóm thiểu số.

Chính sự cọ sát mâu thuẫn để tìm đến sự dung hòa thỏa hiệp, đã tạo lên một xã hội Hàn Quốc ổn định và phát triển. Rõ ràng chính quyền Xơ-Un đã thuyết phục được nhân dân bằng những chứng minh thực tế, bằng sự trung thành đối với tổ quốc của họ. Đồng thời khi đã ổn định lòng dân, thì bước tiếp theo là quá trình thực hiện dân chủ để phát huy sức mạnh tổng hợp tòan dân. Người Hàn Quốc đã thành công do họ đã đi đúng hướng. Họ xứng đáng trở thành “Rồng”.

Còn phía bên kia là tận cùng của sự độc tài tàn bạo, một chế độ dưới thời trung cổ đã đưa nhân dân đến vực thẳm của sự hà khắc chuyên chế kìm kẹp và chà đạp, cướp đoạt cuộc sống con người đến độ tột cùng. Kim Châng Il đã biến đồng bào của ông ta thành một bầy súc vật. Biến đất nước Triều tiên thành nhà tù khổng lồ. Đó là thành tích vĩ đại của chủ nghĩa Cộng sản.

Chỉ cần chúng ta nhìn vào bức tranh tương phản đó, sẽ có giá trị gấp hàng triệu lời tố cáo bình xét lên án chế độ cộng sản, sẽ là hàng triệu cái tát vả vào những cái mồm cãi chày cãi cối về một chế độ xã hội chủ nghĩa tươi đẹp.

Chỉ cần nhìn vào bức tranh phản diện đó, những kẻ cố tình ngụy biện sẽ tự khắc “tắt điện”, nhằm bào chữa cho những âm mưu đen tối cho hành vi độc tài của chế độ độc tài chuyên chế là đảng cộng sản Việt Nam hiện nay.

Sài gòn 24/10/2007

Đảng DCND
http://ddcnd.org/main/

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Trong thế giới đấu tranh sinh tồn của loài vật, chuyện cá lớn nuốt cá bé là điều không thể tránh khỏi. Nhưng trong xã hội loài người ngày nay dù đã bước vào thiên niên kỷ thứ ba hơn hai thập niên và được mệnh danh là thời đại văn minh tiến bộ vượt bực vẫn không thiếu chuyện kẻ mạnh ăn hiếp người yếu trong mối quan hệ giữa người với người. Tình trạng mạnh hiếp yếu còn diễn ra khốc liệt hơn trong mối quan hệ ở cấp quốc gia: nước lớn bắt nạt hay xâm lăng nước nhỏ. Ở đây cũng xin giải thích một chút về cách dùng chữ nhược tiểu trong tiêu đề của bài viết này. Chữ nhược tiểu dùng trong bài này hoàn toàn không có ý nghĩa đánh giá tiêu cực về quốc gia được đề cập đến. Chữ nhược tiểu dùng trong bài này là để chỉ cho sự yếu kém về quân sự và kinh tế so với những nước mạnh về quân sự và kinh tế đi xâm lược. Sự yếu kém về quân sự và kinh tế không đồng nghĩa với sự yếu kém về quyết tâm và đồng lòng bảo vệ đất nước của quốc gia bị xâm lược. Ngược lại, cuộc chiến tại Ukraine hiện nay và Việt Nam
Trong lịch sử thế giới, Việt Nam là dân tộc đã trải qua một cuộc nội chiến với kết quả là bản án tử kết thúc chế độ tự do dân chủ miền Nam ngày 30/4/1975. Hơn ai hết, những người lính Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) năm xưa hiểu rõ cảm giác “bị lừa dối” hoặc “bị phản bội” từ bản Hiệp Định Paris do Henry Kissinger và Lê Đức Thọ thỏa thuận sau lưng chính quyền VNCH, với sự ủng hộ của Tổng Thống Richard Nixon lúc đó. Vì thế mà kể từ khi Putin phát động cuộc tấn công xâm lược Ukraine ba năm trước, người dân Việt Nam luôn tỏ rõ lập trường cùng với các lãnh đạo Châu Âu đứng về phía dân tộc và đất nước Ukraine, trừ chính quyền CSVN đã hai lần bỏ phiếu trắng nghị quyết của Liên Hiệp Quốc.
Điều gì thực sự xảy ra khi niềm tin nơi người đàn ông ở Tòa Bạch Ốc đang lung lay? Chúng ta sắp tìm ra câu trả lời rồi. “Ông ta không thể cho biết khi nào Canada sẽ tổ chức bầu cử. Chuyện gì thực sự đang diễn ra ở đó? Ông ta đang cố gắng duy trì quyền lực phải không?” Donald Trump đã viết trên mạng xã hội sau cuộc trò chuyện với Thủ tướng Justin Trudeau vào tuần trước.
Tưởng tượng một khu vườn xinh đẹp như vườn thượng uyển của vua chúa ngày trước với hoa lá muôn màu lung linh trong gió hiền và nắng ấm. Rồi bỗng dưng một cơn mưa đá đổ xuống. Cây, lá, cành, nụ… đủ sắc màu quằn quại dưới những cục đá thả xuống từ không gian. Tàn cơn mưa, những nụ, những hoa, những cánh lá xanh non tan nát. Những cục nước đá tan đi. Bạn không còn tìm ra dấu vết thủ phạm, bạn chỉ thấy những thứ bạn phải gánh chịu: ấy là những tổn thất bất ngờ. Ở một nơi mà vô số các sắc tộc sống chung với nhau như Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ, mỗi ngôn ngữ là một loài hoa đầy hương sắc trong khu vườn muôn sắc màu ấy. Nhưng rồi trong trận thiên tai, mỗi sắc lệnh của chính phủ là một hòn đá ném xuống, hoa lá cành tan nát theo nhau. Bạn không biết những cơn mưa đá còn bao lâu. Bạn cũng không thể nào đoán trước được những tổn thất chúng đổ xuống cho khu vườn yêu quý mà bạn dày công gầy dựng.
Elon Musk đang có một vị trí vô cùng quan trọng trong chính quyền mới của Trump. Là người đứng đầu Bộ Cải Tổ Chính phủ (Department of Government Efficiency – DOGE), Musk có quyền lực gần như vô hạn trong việc cắt giảm hoặc tái cơ cấu lại chính phủ liên bang theo ý mình. Nhưng không chỉ dừng lại ở đó, Musk còn có ảnh hưởng đến tổng thống trong nhiều vấn đề chiến lược quan trọng. Một trong những vấn đề nổi bật chính là TQ. Trong khi phần lớn nội các của Trump đang theo đuổi chính sách cứng rắn đối đầu với Bắc Kinh, Musk lại là một ngoại lệ rõ rệt. Là một chuyên gia về quan hệ Mỹ - Trung, Linggong Kong (nghiên cứu sinh của trường Auburn University) không hề ngạc nhiên trước những phát biểu ủng hộ Bắc Kinh của Musk trong suốt nhiều năm qua. Bởi lẽ, từ trước đến nay, ông luôn tìm cách mở rộng hoạt động kinh doanh tại TQ.
Một nữ nhà văn sống ở Pháp, bày tỏ trên Facebook của bà rằng: “Xin tiền, rất khổ! Zelenski không chỉ khẩu chiến với Trump mà cả... Biden. Hai tổng thống đã cãi nhau trong một cuộc điện đàm tháng 6/2022, khi Biden nói với Zelensky rằng ông vừa phê duyệt thêm $1 tỷ viện trợ quân sự cho Ukraine, Zelenski lập tức liệt kê tất cả các khoản viện trợ bổ sung mà ông ấy cần. Sự không biết điều này đã khiến Biden mất bình tĩnh, ông liền nhắc nhở Zelenski rằng người Mỹ đã rất hào phóng với ông ấy và đất nước Ukraine, rằng ông ấy nên thể hiện lòng biết ơn nhiều hơn.”
“Nếu tôi muốn nói chuyện với Âu Châu, tôi phải gọi cho ai?” Câu hỏi nổi tiếng này, được cho là của cựu Ngoại trưởng Hoa Kỳ Henry Kissinger, ám chỉ sự thiếu thống nhất của Âu Châu trong việc thể hiện một lập trường chung trên trường quốc tế. Dù đã trải qua nhiều thập niên hội nhập dưới mái nhà Liên Âu (EU), câu hỏi ai là đại diện cho Âu Châu – hoặc Âu Châu muốn trở thành gì trong tương lai – hiện nay có lẽ còn khó trả lời hơn bao giờ hết.
Bài phát biểu dài 1giờ 40 phút của Tổng thống Donald Trump trước Quốc hội đã nêu cao nhiều sáng kiến ​​của ông, từ việc trấn áp nhập cư đến thuế quan và chính sách năng lượng trong sáu tuần bắt đầu nhiệm kỳ của mình, nhưng nhiều bình luận của ông bao gồm thông tin sai lệch và gây hiểu lầm.
Khoa học gia người Mỹ da đen nổi tiếng vào đầu thế kỷ 20 George Washington Carver (1864-1943) đã từng nói rằng, “Giáo dục là chìa khóa mở cánh cửa vàng của tự do.” Đúng vậy! Chính vì vai trò quan trọng của giáo dục đối với tự do mà các nhà cách mạng Việt Nam vào đầu thế kỷ 20 như Phan Chu Trinh (1872-1926), Phan Bội Châu (1867-1940) đã tận lực vận động cho việc nâng cao dân trí để canh tân đất nước hầu có thể giải phóng dân tộc thoát khỏi ách nô lệ của thực dân Pháp. Đất nước Hoa Kỳ nhờ có tự do, dân chủ và dân trí cao mà trở thành đại cường quốc trên thế giới. Nền giáo dục của Mỹ đã trở thành kiểu mẫu được nhiều nước ngưỡng mộ, cho nên số lượng sinh viên ngoại quốc du học tại Mỹ là cao nhất trên toàn cầu, với 1,126,690 người vào năm 2024, theo https://opendoorsdata.org.
Tổng thống Donald Trump vẫn luôn có sở thích tự đặt biệt danh cho chính mình: từ “thiên tài vững chãi,” “Don Trung Thực,” và giờ thì lên hẳn ngôi “vua.” Nhưng lần này, danh xưng vua chúa mà ông tự phong đã khiến nhiều người phải giật mình suy nghĩ. Hôm thứ Tư tuần qua, Trump tuyên bố “đánh bại” kế hoạch thu phí giao thông của New York dành cho Manhattan để giảm kẹt xe. Ông hớn hở đăng trên Truth Social: “KẾ HOẠCH THU PHÍ GIAO THÔNG ĐI TOONG RỒI. Manhattan và toàn bộ New York đã ĐƯỢC CỨU. HOÀNG ĐẾ VẠN TUẾ!”
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.