Hôm nay,  

VN: Đánh To Thua Lớn, Làm Ít Tiêu Nhiều--Báo Cáo Của Nguyễn Tấn Dũng Rời Rạc Hơn Cơm Nguội

26/10/200700:00:00(Xem: 9077)

Hoa Thịnh Đốn.- Nhà nước Cộng sản Việt Nam vừa chứng minh họ càng cố đánh to, càng thua lớn và  càng làm  ít càng tiêu nhiều.

Thực trạng này đã được Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng báo cáo trước kỳ họp II của Quốc hội ngày 22-10 (07) vừa qua.

Dũng nói: «Năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm và của cả nền kinh tế tuy đã có bước tiến bộ nhưng vẫn còn thấp; hiệu quả đầu tư còn kém, chi phí sản xuất còn cao; sản xuất và cung ứng điện chưa đáp ứng kịp yêu cầu phát triển; công nghiệp gia công vẫn chiếm tỷ trọng lớn, công nghiệp phụ trợ chưa có tiến bộ rõ nét. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch còn chậm.»

Bốn chữ «gia công» và «phụ trợ» đủ để nói về sự yếu kém của nền kinh tế Việt Nam sau 20 được gọi là «đổi mới» nhưng vẫn ương ngạnh không «đổi màu». Gia công là «làm thuê» cho người nước ngoài và thiếu «công nghiệp phụ trợ» là thứ gì cũng phải đi mua như trang bị máy móc, đồ phụ tùng nên mức vốn chi ra  để sản xuất thì nhiều mà tiền lời thu vào  ít.

Dũng nói: «Xuất khẩu tuy vượt kế hoạch đề ra nhưng mức tăng thấp hơn năm 2006, kim ngạch nhập khẩu tăng cao hơn so với năm 2006, nhập siêu ước bằng 18,8% tổng kim ngạch xuất khẩu. Kim ngạch nhập khẩu tăng chủ yếu do tăng nhập khẩu máy móc, thiết bị và vật tư nguyên liệu; mặt khác, giá thế giới tăng cao cũng góp phần làm tăng kim ngạch nhập khẩu (khoảng 16%). Về chủ quan, chúng ta cũng chưa chủ động thực hiện các hàng rào kỹ thuật để bảo vệ hợp lý sản xuất trong nước và giảm nhập siêu.»

Đã thế, ngân sách quốc gia  lại không quân bình, năm nào cũng làm ít tiêu nhiều, đấy là chưa kể mức thiếu hụt còn do tệ nạn tham nhũng, lãng phí và cố tình làm sai kế họach của cán bộ để chia chác.

Dũng báo cáo: «Một số cân đối vĩ mô chưa thật vững chắc. Bội chi ngân sách nhà nước tuy vẫn trong giới hạn cho phép, nhưng tỷ lệ này còn khá cao và đã kéo dài trong nhiều năm, chưa có chiều hướng cải thiện. Tình trạng trốn thuế, lậu thuế, chi tiêu ngân sách sai quy định chưa được ngăn chặn có hiệu quả. Một số khoản chi chưa bố trí đủ nguồn như: bù lỗ kinh doanh dầu  và cấp vốn điều lệ cho một số tổ chức tài chính nhà nước phải chuyển sang ngân sách các năm sau. Công tác phân tích, dự báo và giám sát hoạt động của thị trường tài chính chưa đáp ứng kịp yêu cầu phát triển nhanh và bền vững của nền kinh tế thị trường.»

Chuyện «chi tiêu ngân sách sai quy định » cũng là chuyện riêng giữa nhà nước và cán bộ, đảng viên nhưng đến khi thiếu hụt lại đổ hết lên đầu dân.

Nhưng ai  có thể  «trốn thuế» và «lậu thuế»" Công ty Nhà nước, Liên doanh với Nước ngoài hay Tư nhân"

Dù ai chăng nữa thì cũng phải có các «bàn tay Phù thủy» của những cán bộ, đảng viên  ngành thanh tra, kiểm tra tham nhũng tiếp tay thì kẻ gian mới có thể luơn lẹo để trốn thuế và lậu thuế. Người dân khố rách áo ôm có dăm ba bó rau, con cá  đem ra chợ hay nhiều lắm được  làm chủ một cửa hàng tép riu thì thu  nhập là bao mà trốn thuế nên cứ phải è cổ ra đóng không thiêu một  xu.

CHUYỆN LỚN – NÓI QUA LOA

Khi nói đến  những tệ nạn xã hội, Dũng chỉ hời hợt lướt qua, nhất là trong các lĩnh vực nghiện hút, bệnh Aids, nạn mãi dâm, y tế công cộng, nạn thất nhiệp và thất học của hàng triệu thanh niên, thiếu nữ  và trẻ em trong cả nước, nhất là ở những vùng hải đảo, vùng cao và vùng xa.

Dũng báo cáo: “Nhiều vấn đề xã hội bức xúc khắc phục còn chậm. Công tác đào tạo nhân lực chưa đáp ứng kịp nhu cầu của xã hội cả về số lượng và chất lượng; chưa tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ trong đào tạo nghề cho người lao động, nhất là trong thanh niên. Công tác quản lý vệ sinh, an toàn thực phẩm, quản lý văcxin, sinh phẩm, chất thải bệnh viện... còn nhiều yếu kém. Chưa tạo được nguồn vốn để đầu tư nhiều hơn cho ngành y tế, cho các bệnh viện tuyến huyện để chăm sóc sức khoẻ của đồng bào sống ở nông thôn và giảm áp lực quá tải đối với các bệnh viện tuyến trên. Chưa chủ động làm tốt công tác vận động sinh đẻ có kế hoạch trong năm "Con lợn vàng" nên có thể không hoàn thành kế hoạch giảm tỷ lệ sinh.»

Việt Nam đã áp dụng chính sách 1 con cho mỗi gia đình từ chục năm nay, nhưng vẫn không kiểm soát được số gia đình muốn có 2 con trở  lên nên dân số từ khoảng ngót 50 triệu năm 1975 nay tăng lên 83 triệu.

Vì thế Dũng nhìn nhận nhiều dân còn đói: «Đời sống của một bộ phận nông dân, đặc biệt là đồng bào ở vùng núi cao, vùng sâu, vùng biên giới, hải đảo còn rất nhiều khó khăn; tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số cao gấp 4 lần tỷ lệ hộ nghèo chung của cả nước. Mức vay vốn tín dụng ưu đãi của Nhà nước còn thấp và thời gian vay còn ngắn, cùng với nhiều hạn chế yếu kém khác nên người nghèo chưa thoát nghèo một cách bền vững.»

Nhưng «một bộ phận» là bao nhiêu" Hàng nghìn, hàng trăm nghìn  hay hàng triệu" Nhưng tại sao có tình trạnh nhiều làng dân đã bỏ đi xa làm thuê gần hết vì nhà nước không có việc cho dân làm hay dân không sống nổi ở quê nghèo"

Cũng thế, số đồng bào dân tộc thiểu số thiếu ăn cao gấp 4 lần hộ nghèo chung cả nước là mấy triệu người" Tổng số dân thiểu số ở Tây Nguyên có  khỏang 5 triệu người, dân Hmong ở miền Bắc Việt Nam ào lối  300 ngàn người. Ngoài ra còn có các dân tộc Tày, Thái, Nùng vv...

Nhà nước Việt Nam từng kheo số người nghèo mỗi năm mỗi gỉam còn khoàng 11 %, nhưng  tại sao số chênh lệch giầu-nghèo giữa thành phố và miền quê có nơi lên đến 1 chống  90.

Đến chuyện tai nạn lưu thông, một trong những nỗi khổ tâm của người dân từ hàng chục năm nay mà Dũng cũng chi nói như  chuyện “qua cầu gió bay”. Dũng bảo: “Tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông đã gây thiệt hại lớn về người, tài sản, làm hạn chế sự phát triển và đang là vấn đề bức xúc của toàn xã hội. Chính phủ đã thảo luận đánh giá thực trạng tình hình, nguyên nhân và đã ra Nghị quyết chuyên đề với nhiều giải pháp cơ bản và cấp bách để kiềm chế và đẩy lùi tai nạn giao thông. Các ngành, các địa phương, các cơ quan chức năng đã và đang tích cực triển khai thực hiện nhưng chưa có nhiều chuyển biến.

Báo cáo chính thức của nhà nước Việt Nam đã cho biết: «11 tháng đầu năm 2006, cả nước có gần 11.500 người chết, 10.200 người bị thương do 13.250 vụ tai nạn giao thông. So với cùng kỳ năm 2005 tăng 47 vụ, người chết tăng gần 1.000..”
Riêng thành phố Hà Nội cho biết số thương vong vì  tai nạn trong 3 tháng đầu năm 2007: “Trong 3 tháng qua, thành phố có 103 người chết vì tai nạn giao thông, tăng 6% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, có hơn 10 người chết khi đi bộ.”

Như vậy là chính phủ đã  bất lực trước vấn đế sống còn của người dân hàng ngày . Các biện pháp ngăn chặn nạn ùn tắc giao thông, kiểm soát xe chở qúa tải, chạy nhanh qúa tốc độ, vi phạm luật giao thông không hiệu qủa một phần cũng do nạn tham nhũng của  cảnh sát giao thông không triệt để thi hành luật. Vì vậy số  tai nạn và số người chết và bị thương  tiếp tục tăng theo lũy tiến năm sau cao hơn năm trước.

DÂN OAN-KHIẾU KIỆN

Về các vụ dân oan khiếu kiện, Dũng đã  báo cáo như phóng viên báo chí tường thuật sự việc không có trách nhiệm giải quyết. Dũng nói: «Những vướng mắc, yếu kém trong quyết định thu hồi đất, đền bù, tái định cư không những đã làm chậm trễ, mất cơ hội của các nhà đầu tư mà còn làm cho đời sống một bộ phận dân cư trong diện thu hồi đất gặp nhiều khó khăn và là nguyên nhân chính trong nhiều vụ khiếu kiện kéo dài.»

Nhưng chuyện kéo dài khiếu kiện của dân là do cán bộ trách nhiệm cố tình không chịu giải quyết đòi hỏi của dân theo lẽ công bằng, đúng luật đền bù mà có nơi đã ăn bớt hay ăn hớt của dân.

Trong một Báo cáo, Ban Thanh tra Chính phủ đã nói với Ban Thương vụ Quốc hội ngày 16/10 (07): «Số lượng vụ khiếu kiện đông người năm 2007 tăng so với 2006. Tính đến tháng 9/2007, có tới 44 tỉnh thành phố (trên tổng số 64 của cả nước) xảy ra khiếu kiện đông người.”

“Trong năm 2007, các cơ quan TƯ và địa phương đã tiếp hơn hai trăm ngàn lượt người đến khiếu nại tố cáo. Trong đó, riêng trụ sở tiếp dân của TƯ ở Hà Nội và TP.HCM đã tiếp hơn 17 ngàn lượt người.”

“Các địa phương có nhiều lượt người khiếu nại tố cáo là Hà Nội, hơn 22 ngàn người, Thanh Hóa hơn 8 ngàn người, An Giang, Đồng Nai hơn 7 ngàn người. Quảng Ninh, Hải Phòng, Bắc Ninh là những địa phương có nhiều đoàn khiếu kiện tập thể.” 


“Đã có hơn 49 ngàn vụ việc được giải quyết trong năm 2007. Các tỉnh Thanh Hóa, Kiên Giang, Thái Bình, Vĩnh Phúc là những địa phương có tỷ lệ xử lý cao. Thái Nguyên, Cà Mau, Sơn La, Quảng Ngãi, Hòa Bình là những đơn vị có tỷ lệ giải quyết thấp.”

Khiếu nại tố cáo về đất đai chiếm tỷ lệ cao, xoay quanh các vấn đề khiếu nại bồi thường giải phóng mặt bằng, khiếu nại giải quyết tranh chấp đất đai... Đơn thư tố cáo cũng chủ yếu tập trung vào đội ngũ cán bộ địa phương vi phạm quản lý về đất đai.

Nguyên nhân của tình trạng gia tăng khiếu nại, tố cáo là do một số địa phương, cơ quan còn né tránh, lúng túng và chưa tổ chức tốt việc tiếp dân. Việc tiếp nhận và giải quyết khiếu nại tố cáo của công dân cũng chưa được xử lý kịp thời. Thậm chí, nhiều vụ việc mặc dù có ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng hoặc bộ, ngành TƯ nhưng địa phương chưa làm dứt điểm.”

Lạ chưa, địa phương không làm theo lệnh Thủ tướng, Bộ trưởng và của các Cơ quan Trung ương đảng thì chỉ có ở Nhà nước Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam mới có nạn “trên bảo dưới không nghe” mà không làm gì được nhau!

CHỐNG  ĐỂ NUÔI NHAU

Về công tác phòng, chống tham nhũng và chống lãng phí, Dũng cũng chỉ nói cho “qua phà”: “Công tác phòng chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí đã có những kết quả bước đầu nhưng vẫn còn nghiêm trọng. Nhiều cơ quan, đơn vị và người đứng đầu chưa coi đây là nhiệm vụ công tác trọng tâm, thường xuyên của cơ quan, đơn vị mình; chưa tập trung chỉ đạo và chưa có kế hoạch hành động thiết thực cụ thể. Hầu hết các vụ việc tham nhũng là do các cơ quan chức năng và nhân dân phát hiện. Tiến độ điều tra, xử lý một số vụ án tham nhũng vẫn còn chậm.»

Nói như Dũng thì ai cũng có thể nói được, không cần phải làm đến Thủ tướng vì  nếu nói chỉ để cho xong chuyện  thì thà đứng nói còn hơn.

Hãy đọc Bảo  Minh  viết trong báo Sài Gòn Giải Phóng: “Ngày 18-10, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đã thảo luận các báo cáo của Chính phủ về công tác phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Nhiều ý kiến cho rằng, việc thực hiện Luật Phòng chống tham nhũng và Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí bước đầu đã đem lại chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vấn đề cần tiếp tục giải quyết, đặc biệt là trách nhiệm người đứng đầu...”

“Ông Vũ Tiến Chiến, Chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng Trung ương nhận xét, tự phát hiện tham nhũng vẫn là khâu yếu: “DDi nhiều nơi, nơi nào cũng nói chống tham nhũng, nhưng hỏi trong cơ quan anh có tham nhũng không, thì không trả lời được!”. Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Lê Tiến Hào cho biết, kể từ khi nghị định quy định xử lý trách nhiệm của người đứng đầu khi để xảy ra tham nhũng có hiệu lực, đến nay mới có 2 cán bộ chỉ huy của Bộ Công an, 3 lãnh đạo tỉnh An Giang bị xử lý do để xảy ra tham nhũng trong phạm vi quản lý.”

“Việc các cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm tự phát hiện hành vi tham nhũng còn rất hạn chế. Hầu hết các vụ việc được phát hiện từ khiếu nại, tố cáo của công dân, từ báo chí, các đoàn thể quần chúng, hoặc do nội bộ những kẻ tham nhũng có mâu thuẫn để lộ ra” – Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của QH - bà Lê Thị Thu Ba nhận định trong báo cáo thẩm tra…”

“ …Bên cạnh đó, cơ quan thanh tra phát hiện rất nhiều vụ tham nhũng, nhưng người đứng đầu chỉ bị xử lý hành chính hoặc cho thôi việc. Điều này khiến người dân không đồng tình, không khơi dậy được phong trào đấu tranh phòng chống tham nhũng.”

“…Trong khi đó, Phó Chủ tịch QH Nguyễn Đức Kiên cũng cho rằng, việc vận dụng các hình thức xử lý còn nể nang, chưa đủ sức răn đe. “Còn nhiều người chỉ bị xử lý phê bình hay khiển trách, mà bây giờ hình thức xử lý hành chính này đã trở nên quá bình thường”.

«...Theo báo cáo của Chính phủ, trong 8 vụ án tham nhũng trọng điểm, nổi cộm được Thủ tướng chỉ đạo xử lý, đến nay đã xét xử xong 3 vụ: vụ đất đai Đồ Sơn; vụ Mai Văn Dâu; vụ Mạc Kim Tôn. Riêng vụ PMU18 đã xét xử xong phần đánh bạc và hối lộ. Trưởng ban Dân nguyện của QH - ông Trần Thế Vượng cho rằng, việc xử lý các vụ tham nhũng như vậy là rất chậm: “Thủ tướng chỉ đạo phải xử lý 8 vụ án nghiêm trọng, nổi cộm từ cuối năm 2006, nhưng đến nay là cuối năm 2007 rồi mà vẫn chưa xong”. Phó Chủ tịch QH Nguyễn Đức Kiên nói một cách hình ảnh: “Nhiều vụ án trọng điểm vừa qua đã “rung chuông”, nhưng chưa “ddộng” gì cả.”

Trong khi đó, báo Nhân Dân, cơ quan ngôn luận chính thức của Trung ươg Đảng ngày 18-10 (07) còn nhìn nhận: “Kê khai tài sản của cán bộ, công chức còn có những vướng mắc, khó khăn trong tổ chức thực hiện… Việc chỉ đạo, điều hành, phân công trách nhiệm và phối hợp hoạt động phòng, chống tham nhũng tại một số bộ, ngành, địa phương còn lúng túng. Việc xử lý các vụ án trọng điểm mà dư luận quan tâm vẫn chưa đáp ứng yêu cầu của Chính phủ.”

Báo trong nước còn đưa tin: “Thanh tra Chính phủ cho biết, từ 1-10-2006 đến nay (tính theo kỳ báo cáo về phòng chống tham nhũng với Quốc hội), cả nước đã phát hiện, khởi tố 406 vụ án với 826 bị can về các hành vi tham nhũng. Tổng trị giá thiệt hại do tham nhũng gây ra, theo kết quả điều tra ban đầu là 286 tỷ đồng. Hiện các cơ quan tố tụng mới thu hồi được 70 tỷ đồng.”

“Trong số các vụ án khởi tố, tội tham ô chiếm tới 56,1%. Vụ Bùi Tiến Dũng, nguyên Tổng giám đốc PMU18, cơ quan điều tra xác định tham ô hết hơn 3 tỷ đồng tại dự án cầu Bãi Cháy; vụ thủ quỹ Bưu điện tỉnh Bạc Liêu tham ô 15,3 tỷ đồng; một số cán bộ Văn phòng Thị ủy Vĩnh Long tham ô 2,8 tỷ đồng. Vụ Đề án 112, các đối tượng cũng tham ô nhiều tỷ đồng.”

“Trong khi đó, số vụ việc sai phạm về kinh tế (trong đó có tham nhũng) do hệ thống thanh tra phát hiện lớn hơn nhiều. Trong thời gian trên, ngành thanh tra phát hiện sai phạm 2.870 tỷ đồng, 1,24 triệu USD và 880 ha đất. Cơ quan thanh tra đã kiến nghị thu hồi 1.200 tỷ đồng và 880 ha đất, xử lý kỷ luật 1.464 cán bộ sai phạm; chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra xử lý 52 vụ với 89 đối tượng.”

Tại Hội nghị Toàn quốc công tác kiểm tra của cấp ủy về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong hai ngày 16 và 17/4 (2007) tại Hà Nội, Đinh Tiến Dũng, Thứ trưởng Bộ Xây dựng báo cáo: “Tình trạng thất thoát, lãng phí trong đầu tư xây dựng cơ bản còn lớn, phổ biến là do sai phạm từ khâu khảo sát, thiết kế, lập dự toán cho đến công tác đấu thầu xây dựng, nghiệm thu, thanh quyết toán khống khối lượng, sai đơn giá vật tư, v.v. Trong các sai phạm nêu trên, có thể nói sai phạm từ chủ trương đầu tư, hay quyết định đầu tư làm cho thất thoát, lãng phí trong xây dựng cơ bản là rất lớn (chiếm đến 70% số thất thoát trong đầu tư xây dựng cơ bản). Có nhà máy trong quá trình xây dựng thì không thấy lãng phí, nhưng khi xây xong mới thấy lãng phí vì hoạt động không hết công suất, thậm chí là chỗ nào hở không hoạt động do thiếu nguyên liệu, hoặc thị trường tiêu thụ sản phẩm không đáng kể. Có chợ làm xong không có người đến họp, bỏ đấy, mới thấy sự lãng phí không nhỏ. Những sai phạm từ chủ trương đầu tư thường khó kiểm tra, thanh tra và sau khi kiểm tra kết luận cũng khó xử  lý... Rồi chất lượng công trình yếu kém, nợ đọng xây dựng cơ bản đang là những vấn đề bức xúc trong lĩnh vực này.”
Phạm Thanh Vận, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Cần Thơ nói: “Chúng tôi có cảm nhận là cứ tiến hành kiểm tra ở đâu, nơi nào cũng có sai phạm, không nhiều thì ít. Như vậy lãng phí diễn ra ở các cấp, các ngành, các địa phương, các lĩnh vực với cấp độ khác nhau. Quá trình tổ chức thực hiện có nhiều sơ hở để người thực hiện trục lợi.”

Thế mới biết chế độ Cộng sản Việt Nam bây giờ đã mục nát, tê liệt đến độ nào. Chỗ nào trong bộ máy, từ Trung ương xuống các Thôn làng, đều có những kẻ sẵn sàng đục khoét của dân và đâu đâu  cũng có cán bộ, đảng viên vây bè, kết cánh bao che cho nhau để không phải đền tội trước pháp luật.

Một đảng duy nhất cầm quyền mà  những kẻ đáng lý ra phải là “ddầy tớ nhân dân” thì lại  chỉ biết  tham nhũng, lãng phí của dân, coi nhân dân như những con ong để hút mật tồn tại thì đảng này có còn xứng đáng đại diện  cho dân cho nước"

Vậy mà hễ có dịp là lãnh đạo lại nhặng nhị lên hô hóan “ddấu tranh làm thất bại âm mưu của các thế lực thù địch lợi dụng các vấn đề về tự do tôn giáo, dân chủ, nhân quyền... để gây mất ổn định chính trị - xã hội”, như Nguyễn Tấn Dũng vừa nói trước Quốc Hội ngày 22/10 (2007).

(10/07)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Rồi vào ngày 12/12/2023, tức chỉ sau ba tháng, Việt Nam lại long trọng tiếp đón Chủ Tịch Tập Cận Bình và nói rằng hợp tác và hữu nghị với Trung Quốc là lựa chọn chiến lược của Việt Nam...
Chỉ ba tháng sau khi Việt Nam nâng cấp quan hệ với Mỹ lên cấp cao nhất trong hệ thống phân cấp ngoại giao trong chuyến thăm của Tổng thống Biden, người ta thấy Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc đã trở thành nhà lãnh đạo thế giới mới nhất tăng cường quan hệ với Việt Nam với chuyến thăm Hà Nội trong tuần này...
Chuyến thăm Việt Nam hai ngày của Tổng Bí thư Đảng, Chủ tịch nước Cộng sản Trung Quốc, Tập Cận Bình đã để lại nhiều hệ lụy cho nhân dân Việt Nam hơn bao giờ hết. Bằng chứng này được thể hiện trong Tuyên bố chung ngày 13/12/2023 theo đó họ Tập thay quan điểm “cộng đồng chung vận mệnh” bằng “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai” cho hai nước...
Sự ra đi của nhà tư tưởng và thực hành xuất sắc về chính sách đối ngoại của Mỹ đánh dấu một kỷ nguyên kết thúc. Trong suốt sự nghiệp lâu dài và có ảnh hưởng phi thường của mình, Henry Kissinger đã xây dựng một di sản mà người Mỹ sẽ khôn ngoan chú ý trong kỷ nguyên mới của nền chính trị cường quốc và sự xáo trộn trong toàn cầu. Thật khó để tưởng tượng rằng thế giới mà không có Henry Kissinger, không chỉ đơn giản vì ông sống đến 100 tuổi, mà vì ông chiếm một vị trí có ảnh hưởng và đôi khi chế ngự trong chính sách đối ngoại và quan hệ quốc tế của Mỹ trong hơn nửa thế kỷ.
“Tham nhũng kinh tế” ở Việt Nam đã trở thành “quốc nạn”, nhưng “tham nhũng quyền lực” do chính đảng viên gây ra để thu tóm quyền cai trị mới khiến Đảng lo sợ. Đó là nội dung đang được phổ biến học tập để đề phòng và bảo vệ chế độ do Ban Nội chính Trung ương công bố...
“Trong năm 2023 còn nhiều vấn đề đáng lo ngại, gây bất an cho xã hội. Các tội phạm trên các lĩnh vực tiếp tục gia tăng toàn quốc xảy ra 48.100 vụ phạm tội và trật tự xã hội tăng 18%.”
Việt Nam đang thương lượng mua chiến đấu cơ F-16 của Mỹ để tăng cường bảo vệ an ninh trước đe dọa ngày một lên cao của Trung Quốc ở Biển Đông. Tin này được truyền miệng ở Hoa Thịnh Đốn, tiếp theo sau chuyến thăm Việt Nam 2 ngày 10-11 tháng 9/2023 của Tổng thống Joe Biden. Tuy nhiên, các viên chức thẩm quyền của đôi bên không tiết lộ số lượng F-16 mà Việt Nam có thể mua với giá 30 triệu dollars một chiếc...
Số năm tháng tôi nằm trong tù chắc ít hơn thời gian mà nhà thơ Nguyễn Chí Thiện ngồi trong nhà mét (W.C) và có lẽ cũng chỉ bằng thời gian ngủ trưa của nhà văn Vũ Thư Hiên, ở trại Bất Bạt, Sơn Tây. Bởi vậy, sau khi đọc tác phẩm Hỏa Lò và Đêm Giữa Ban Ngày của hai ông (rồi đọc thêm Chuyện Kể Năm 2000 của Bùi Ngọc Tấn, Thung Lũng Tử Thần của Vũ Ánh, và Trại Kiên Giam của Nguyễn Chí Thiệp) thì tôi tự hứa là không bao giờ viết lách gì vể chuyện nhà tù, trại tù hay người tù nào cả.
Càng gần đến Đại hội đảng toàn quốc khóa XIV (2026-2031), đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) càng ra sức kiên định 4 nguyên tắc được coi là “có ý nghĩa sống còn đối với chế độ.”
Trời mưa thì buồn. Trời nắng thì vui. Mưa nhiều quá gây lụt lội, trở thành thảm cảnh. Nắng quá độ gây khô hạn, cháy mùa màng, gây đói khổ. Gọi là thiên tai. Có nghĩa thảm họa do trời gây ra. Hoặc chữ “thiên” đại diện cho thiên nhiên. Nhưng gần đây, vấn nạn khí hậu biến đổi, gây ra nhiều “thiên tai” có thể gọi lại là “thiên nhân tai,” vì con người góp phần lớn tạo ra khốn khổ cho nhau. “Thiên nhân tai,” nghe lạ mà có đúng không? Nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu là hiệu ứng nhà kính. Một số loại khí trong bầu khí quyển bao quanh trái đất hoạt động hơi giống như gương kính trong nhà kính, giữ nhiệt của mặt trời và ngăn nó trở lại không gian, gây ra hiện tượng nóng lên cho toàn cầu. Nhiều loại khí nhà kính này xuất hiện một cách tự nhiên, nhưng các hoạt động của con người đang làm tăng nồng độ của một số loại khí này trong khí quyển, cụ thể là: Cacbon dioxit (CO2), khí mê-tan, nitơ oxit, khí florua
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.