Hôm nay,  

Việt Tân: Biểu Tình Là Mô Hình Lý Tưởng Để Bứt Xiềng CS

7/21/200700:00:00(View: 9253)

Ngày 20 tháng 7 năm 2007
BẢN LÊN TIẾNG của VIỆT NAM CANH TÂN CÁCH MẠNG ĐẢNG
Về Cuộc Biểu Tình Khiếu Kiện Tại Sài Gòn

Bất kể lý do đòi lại ruộng đất rất chính đáng của bà con dân oan và bất chấp thái độ đấu tranh kỷ luật, bất bạo động, và hợp pháp của đoàn người biểu tình trước văn phòng Quốc Hội 2 trên đường Hoàng Văn Thụ, Sài Gòn suốt từ ngày 22/6/2007, nhà cầm quyền CSVN vẫn đưa hàng ngàn công an đến giải tán cuộc biểu tình vào đêm ngày 18/7/2007.

Như mọi hành vi xâm phạm nhân quyền khác của chế độ, nhà cầm quyền CSVN biết rõ việc làm của họ sai trái và sẽ bị thế giới lên án. Chính vì vậy mà công an được lệnh chờ đến đêm tối và tắt mọi hệ thống điện thoại trong vùng trước khi ra tay. Thậm chí, số công an vào xô đẩy, lôi kéo đồng bào cũng được lệnh cởi trần để có thể chối tội nếu các hình ảnh đàn áp lọt ra ngoài.

Nhưng cố gắng che đậy của chế độ hoàn toàn thất bại. Ngay khi sự việc đang xảy ra, tin tức đã lọt ra đến cộng đồng người Việt hải ngoại; chỉ vài giờ sau, sự việc đã được giới truyền thông quốc tế loan tải; và không đầy 24 giờ sau, các tổ chức nhân quyền quốc tế và chính giới lần lượt lên án hành động đàn áp của Nhà Nước CSVN.

Nỗ lực đấu tranh của tập thể dân oan tại Sài Gòn trong những ngày qua thật đáng cảm phục và là một bước mở đường quan trọng trên nhiều mặt:

- Đây là cuộc biểu tình phản đối công khai kéo dài 27 ngày đêm với số người liên tục gia tăng, với đủ mọi thành phần nam nữ, già trẻ. Vào những ngày cuối, số đồng bào biểu tình đã lên đến gần 2000 người.

- Đây là cuộc biểu tình phối hợp đồng bào từ 18 tỉnh thành và 6 quận huyện đổ về. Đây cũng là cuộc biểu tình nối liền quốc nội với cộng đồng người Việt trên toàn thế giới, và từ đó nối liền với sự theo dõi của công luận và chính giới quốc tế.
- Đây là cuộc biểu tình với ý chí quyết liệt, thể hiện qua số lượng biểu ngữ, nội dung các biểu ngữ, sự cương quyết không khuất phục trước những hành động đe dọa, cũng như từ khước những hứa hẹn giải quyết riêng lẻ.

- Đây là cuộc biểu tình của những người vừa là đồng bào ruột thịt vừa cùng là nạn nhân của chế độ. Hình ảnh chia cơm, nhường nước, xẻ bạt che mưa nắng, bảo vệ nhau trước sự hung hãn của công an,... đã làm rung động lòng người Việt khắp nơi.
- Đây là cuộc biểu tình duy trì được tinh thần kỷ luật và phương hướng đấu tranh bất bạo động từ đầu đến cuối, cụ thể qua cách sử dụng ngôn từ để thu phục cảm tình của công luận, việc chọn đối tượng cụ thể để phản đối, và quan trọng hơn cả, cương quyết từ chối tuân lệnh công an đến giờ chót nhưng không bạo động, không cung cấp lý cớ cho chế độ biện minh những trò bạo hành của họ.

Với những kết quả đó, cuộc biểu tình 27 ngày qua tại Sài Gòn không chỉ là một thành công lớn mà còn là một cuộc biểu tình mẫu mực cho tương lai, đưa đến cho người Việt khắp nơi niềm hy vọng và tin tưởng trên con đường Đấu Tranh Bất Bạo Động, khởi đi từ lãnh vực Dân Sinh Dân Quyền để từng bước tháo gỡ xiềng xích độc tài và tiến dần đến mục tiêu giành lại quyền làm chủ đất nước của dân tộc.

Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng chân thành bày tỏ lòng ngưỡng phục đối với quí cụ và quí bà con đã chấp nhận cảnh màn trời chiếu đất, thiếu ăn, thiếu uống, thiếu mọi điều kiện vệ sinh, và liên tục bị xách nhiễu suốt 27 ngày đêm ròng rã để đòi công lý cho mình và cho những nạn nhân khác trên cả nước.

Với hiện tượng Nhà Nước Trung Ương CSVN một lần nữa phủi tay, đuổi ép dân oan về địa phương chờ giải quyết như tình trạng đã kéo dài suốt 2 thập niên qua, chúng ta có thể khẳng định cốt lõi vấn đề chiếm ruộng cướp đất vẫn còn nguyên, và việc các nạn nhân phản đối, khiếu kiện sẽ tiếp tục. Sự khác biệt là với cơ hội đào luyện vừa qua, đồng bào tại nhiều tỉnh nay có thể tổ chức đồng loạt các cuộc biểu tình khiếu kiện theo cách thức tương tự tại địa phương của mình.

Và điều dễ thấy là khi các vụ kiện không được giải quyết tại địa phương thì việc tập trung tại Sài Gòn và Hà Nội sẽ lại diễn ra, và cứ mồi lần như vậy số người sẽ đông hơn, số ngày sẽ dài hơn, và tinh thần bà con khiếu kiện sẽ cao hơn.

Mọi đảng viên Việt Tân nguyện sát cánh cùng đồng bào trong suốt tiến trình đấu tranh đòi công lý này. Và trong tinh thần cùng chia xẻ "tấm bạt che mưa nắng" với bà con, chúng tôi kính đề nghị mọi người Việt chúng ta ở khắp nơi:

- Tiếp tục quan tâm đến các diễn tiến trong những ngày tới, đặc biệt là số phận những đồng bào còn bị giam giữ tại các đồn công an Sài Gòn và các tỉnh, cũng như theo dõi các trường hợp "bắt nguội".

- Tiếp tục giúp đỡ các bà con đã tham gia biểu tình có phương tiện trở về quê quán, chữa các thương tích, nếu có, do xô xát với công an, và chuẩn bị phương tiện cho bước đấu tranh kế tiếp.

- Tiếp tay vận động áp lực quốc tế để buộc chế độ phải trả giá đắt cho mỗi hành động bạo hành của họ đối với tập thể dân oan trong những bước đấu tranh kế tiếp.

Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Tiếp tục loạt bài của tác giả Đào Văn về chính trị-lịch sử Nam Việt Nam giai đoạn 1954-1975.
“Nếu quyền con người được đảng và nhà nước bảo vệ thì tại sao lại có khoảng 270 người đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền và chống bất công xã hội lại đang phải ngồi tù vì đã can đảm chống lại chính sách cai trị hà khắc và độc tài của đảng CSVN?” Tác giả Phạm Trần tự hỏi như vậy, và ông cho chúng ta câu trả lời với bài chính luận sắc bén dưới đây. Kính mời bạn đọc theo dõi.
Tương lai nước Mỹ, qua bài nhận định thời cuộc của tác giả Phạm Trần. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Hiện nay, sau vài tuần từ ngày phát hiện nó ở Nam Phi, chúng ta biết rằng Omicron có khả năng lây lan hơn các biến thể trước nhiều và có khả năng nhiễm bịnh cho những người từng bị bịnh Covid hay từng tiếp xúc với virus (previous exposure to corona virus) hay từng được chích ngừa.
Sách lược hai mặt đối đầu với hai đại cường Nga-Hoa của Mỹ ngày nay không khác sách lược thời Tam Quốc khi Quan Vân Trường vâng lời Gia Cát Lượng trấn giữ Kinh Châu. Đó là nhận định của tác giả Đào Văn Bình qua bài phân tích và bình luận thời cuộc thế giới dưới đây. Kính mới bạn đọc theo dõi.
Sau 35 năm Đổi mới (1986-2021), đảng Cộng Sản Việt Nam (CSVN) đã thất bại trong hai công tác: “Xây dựng, chỉnh đốn đảng” và “Bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng là chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh”. Theo tác giả Phạm Trần thì nguyên do cho sự thất bại ấy chính là đảng Cộng Sản Việt Nam, bởi vì “… dù chuyện lớn hay nhỏ ở Việt Nam đều do đảng đề xướng và thi hành, nên thất bại hay thành công cũng là trách nhiệm của cán bộ, đảng viên. Nhưng nếu cứ thất bại mãi như công tác Xây dựng, Chỉnh đốn đảng đã chứng minh, hay chống tham nhũng mà quan tham mỗi ngày một nhiều thêm thì có phải cái gốc sinh ra những con người tha hóa không phải từ đảng thì ai vào đây?” Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Một bài khảo luận đặc sắc của tác giả Đỗ Kim Thêm về khái niệm Tự do - Dân chủ. Tác giả quy chiếu tiến trình phát triển của nền dân chủ tại các xã hội Tây phương như Anh, Mỹ từ thời Trung đại và nhìn vào thực tế đất nước Việt Nam ở thời hiện đại để nhận ra một thực trạng não lòng, và đành kết luận: “Cuối cùng, kết luận ở đây là bao lâu mà Hiến pháp mãi còn là bản sao Nghị quyết của Đảng và quyền tự do là một tặng phẩm của chính quyền, thì ánh sáng văn minh của thế kỷ XXI còn mờ mịt và bất hạnh này còn kéo dài”. Việt Báo hân hạnh giới thiệu.
Tư tưởng Phật là thăng hoa, vượt lên thân phận cay đắng, nghiệt ngã của kiếp người và hành động của Phật là cứu độ, hòa bình và thân ái. Trong Phật có Nho nhưng trong Nho không có Phật. Trong Phật có Lão nhưng trong Lão không có Phật. Dù nói Tam Giáo Đồng Quy nhưng Phật siêu việt lên trên giống như đỉnh ngọn tháp.
Tôi mới chỉ có dịp được biết thêm về Trương Tửu qua những bài tiểu luận viết với công tâm của vài vị thức giả thôi (Thụy Khuê, Lê Hoài Nguyên, Đỗ Ngọc Thạch, Lại Nguyên Ân…) nhưng cũng đã có được một hình ảnh về một Trương Tửu khác. “Ai kiềm chế được quá khứ, kẻ đó kiểm soát được tương lai. Ai kiểm soát được hiện tại, kẻ đó kiềm chế được quá khứ. Who controls the past, controls the future; who controls the present, controls the past.” Khi viết dòng chữ trên, trong tác phẩm Nineteen Eighty Four, vào năm 1948, George Orwell đã có thể hình dung ra được tất cả những thủ đoạn ma mãnh (của những chế độ toàn trị) trong việc ngụy tạo lịch sử. Điều mà George Orwell không ngờ tới là kỹ thuật truyền thông tân tiến ngày nay đã đưa nhân loại bước vào Thời Đại Thông Tin. Ở thời đại này, mọi cố gắng đánh tráo dĩ vãng đều trở thành vô vọng, và chỉ tạo ra được những trò hề lố bịch mà thôi.
Nhân sự việc Hoa Kỳ không mời Việt Nam tham gia Hội nghị Thượng đỉnh về Dân chủ tuần lễ vừa qua, tác giả Điệp Mỹ Linh đã có một bài chính luận đầy phẫn nộ về nhà nước và đảng Cộng sản Việt Nam. Kính mời bạn đọc theo dõi.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.